You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT 2

Câu 1: Vận dụng nguyên tắc chung dạy học Tiếng Việt trong dạy Tập viết. Những
điểm chú ý. Cho ví dụ.
Nguyên tắc dạy học Tập viết là sự cụ thể hóa của các nguyên tắc dạy học tiếng
Việt cho phù hợp với đặc thù của phân môn. Có thể kể tới 3 nguyên tắc dạy học tập viết
là phát triển lời nói, phát triển tư duy và tính đến đặc điểm của học sinh. Do có đặc điểm
riêng về nhiệm vụ và nội dung nên cần tuân theo nguyên tắc thứ 4 là nguyên tắc thực
hành.
- Nguyên tắc phát triển lời nói theo yêu cầu, trong quá trình dạy học Tập viết, giáo
viên cần chú ý tới mục đích giao tiếp của việc dạy tiếng và của phân môn, cần tạo các
tình huống để học sinh thực hành một cách hiệu quả. Để học sinh hiểu đầy đủ những điều
mình viết, nên đặt các đơn vị chữ cần tập viết vào hoạt động hành chức, giải nghĩa từ,
giải thích nội dung bài viết ứng dụng.
VD: Khi dạy Tập viết Ôn chữ hoa A, GV giúp HS hiểu “Anh” là gì và giải nghĩa câu
“Anh em thuận hòa.”
- Nguyên tắc phát triển tư duy, GV cần chú ý rèn luyện cho HS các thao tá, phẩm
chất tư duy trong giờ tập viết, phải làm cho HS thông hiểu ý nghĩa của các từ ngữ hay
câu, bài tập viết, tạo tình huống để các em tập viết thường xuyên và hiệu quả. Việc gợi ý
để HS phân tích, nhận xét chữ viết, so sánh tìm điểm tương đồng, khác biệt giữa các chữ
giữ vai trò quan trọng.
- Nguyên tắc tính đến đặc điểm của học sinh, GV phải tìm hiểu đặc điểm tâm sinh
lí lứa tuổi, đặc điểm trình độ ngôn ngữ của HS. Những hiểu biết này là căn cứ để GV lựa
chọn từ ngữ cần giải nghĩa, lựa chọn hình thức tổ chức dạy học tập viết phù hợp. Chẳng
hạn, khi quan sát chữ viết, học sinh TH thường nhìn nhận hình dáng của chữ mà ít chú ý
tới quy trình viết. Vì vậy, nhiều em viết không đúng quy trình do không xác định đúng vị
trí, chiều hướng của các nét chữ, không viết liền mạch các nét hoặc các chữ cái, điều này
ảnh hưởng không tốt đến tốc độ và tính thẩm mĩ của chữ viết. Cần phải năm được đặc
điểm này để hướng dẫn các em không chỉ quan sát hình dáng, kích thước của chữ cái mà
phải quan sát cả quy trình viết, kĩ thuật liên kết nét chữ, liên kết chữ cái, xác định điểm
đặt bút, dừng bút để từ đó biết viết chữ đúng kĩ thuật. Bên cạnh đó, phải biết tổ chức giờ
học một cách nhẹ nhàng, thay đổi hình thức hoạt động, cho HS nghỉ giải lao ngắn, hay
kết hợp học với chơi hợp lí tạo sự thoải mái. Mặt khác, cần tính đến trình độ Tiếng Việt
của HS khi các em tập viết. Cần phân loại HS thành các nhóm theo trình độ hiểu biết về
Tiếng Việt nói chung, về chữ viết nói riêng để giao nhiệm vụ cho vừa sức.
- Nguyên tắc thực hành yêu cầu phải coi việc dạy tập viết như là dạy một kĩ năng,
phải tạo điều kiện cho HS tri giác một cách chính xác các sản phẩm chữ viết và quy trình
viết chữ, kiên trì lặp đi, lặp lại các thao tác tập viết để rèn kĩ năng một cách hiệu quả.
Trong quá trình tập viết HS thường gặp một số khó khăn, GV cần phát hiện kịp thời để có
biện pháp tháo gỡ nhằm nâng cao hiệu quả học tập.
Hình thành kĩ năng viết chữ cho HS thường trải qua 2 giai đoạn:
+ GĐ1: Hình thành và xây dựng biểu tượng về chữ viết, giúp các em hiểu và ghi nhớ
hình dáng, kích thước, quy trình viết.
+ GĐ2: Giai đoạn củng cố, hoàn thiện biểu tượng về viết chữ cái, thông qua hình thức
luyện tập viết chữ.
* Những điểm cần lưu ý:
- Chú ý tới cơ sở vật chất để đảm bảo giờ Tập viết diễn ra thuận lợi, hiệu quả.
- GV hướng dẫn, nhắc nhở HS tư thế ngồi viết, cách cầm bút, cách trình bày.
- Phát triển cho HS 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Giúp HS hiểu được ý nghĩa, câu ứng
dụng có trong bài.
- GV lưu ý, sử dụng các biện pháp để phát triển tư duy cho HS trong giờ tập viết chính là
thông qua các thao tác tư duy ( so sánh, phân tích, tổng hợp,..)
- Cần phải quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lí của HS để tiến hành giờ học 1 cách nhẹ
nhàng, thay đổi hình thức giờ học sinh động, kích thích học tập của HS
- Dành nhiều thời gian cho HS luyện tập viết chữ
- Sử dụng các phương tiện trực quan giúp HS nhận biết về chữ viết và luyện tập hiệu quả
hơn
- GV cần phải sử dụng phương pháp luyện theo mẫu 1 cách thường xuyên, chính xác.
Câu 2: Quan sát trong dạy Tập viết tiến hành như thế nào? Cho ví dụ minh họa.
* Quy trình quan sát trong dạy Tập viết:
- Bước 1: Xác định tọa độ chữ ( đơn vị chữ, chiều cao, độ rộng)
- Bước 2: Xác định số lượng nét chữ
- Bước 3: Xác định quy trình viết chữ ( điểm đặt bút, điểm dừng bút)
Ví dụ minh họa: Dạy Tập viết chữ C
- Bước 1: Xác định toạ độ chữ: Cao 2,5 đơn vị, rộng 2 đơn vị
- Bước 2: Xác định số lượng nét chữ: Gồm 1 nét viết được tạo nên bởi 2 nét cơ bản: cong
dưới và cong trái nối liền nhau, tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ
- Bước 3: Xác định quy trình viết chữ
+ Từ điểm đặt bút ở giao điểm đường kẻ ngang 6 và đường kẻ dọc 3 vòng xuống đến 2,5
ô vuông rồi vòng lên gặp đường kẻ ngang 6 và tiếp tục lượn xuống giống nét cong trái
đến sát đường kẻ ngang 1, tiếp tục vòng lên đến kẻ ngang 3 và lượn xuống.
+ Điểm kết thúc nằm trên đường kẻ ngang 2 và khoảng giữa 2 đường kẻ dọc 3 và 4.

Câu 3. Đặc điểm của chữ viết tiếng Việt và việc dạy chính tả ở trường Tiểu học.
Các chữ cái viết thường, dấu thanh, chữ cái viết hoa và chữ số trong bảng mẫu chữ
kèm theo có những đặc điểm cơ bản như  sau:
1. Mẫu chữ cái viết thường.
- Các chữ cái: b, g, h, k, l, y được viết với chiều cao 2,5 đơn vị; Tức bằng 2 lần rưỡi
chiều cao chữ cái ghi nguyên âm.
- Chữ cái: t được viết với chiều cao 1,5 đơn vị.
- Các chữ cái: r,s được viết với chiều cao1,25 đơn vị.
- Chữ cái: d, đ, p, q được viết với chiều cao 2 đơn vị.
- Các chữ cái còn lại: o, ô, ơ, a, ă, â, e, ê, i, u, ư, c, n, m, v, x được viết với chiều cao 1
đơn vị.
- Các dấu thanh được viết trong phạm vi 1 ô vuông có cạnh là 0,5 đơn vị.
2. Mẫu chữ cái viết hoa.
Chiều cao của các chữ cái viết hoa là 2,5 đơn vị; riêng 2 chữ cái viết hoa Y, G được
viết với chiều cao 4 đơn vị.
3. Mẫu chữ số
Chiều cao của các chữ số là 2 đơn vị.
4. Một số quy định về dạy và học viết chữ.
1. Trong trường tiểu học, học sinh học viết chữ thường, chữ số và chữ viết hoa theo
kiểu chữ viết đứng, nét đều là chủ yếu. Ở những nơi có điều kiện thuận lợi, giáo viên có
thể dạy hoặc giới thiệu thêm cách viết chữ viết thường, chữ viết hoa theo kiểu chữ
viết nghiêng, nét thanh nét đậm.
2. Việc dạy chữ viết hoa được tiến hành theo một quá trình từ nhận diện, tập tô,
tập viết nét cơ bản đến viết từng chữ cái. Từ viết đúng đến viết thành thạo, viết đẹp.
Nội dung dạy và học viết chữ theo bảng mẫu chữ do Bộ đã ban hành được quy định
trong văn bản Phân phối chương trình môn Tiếng Việt và Hướng dẫn chuyên môn của Vụ
Tiểu học, bắt đầu từ lớp 1 năm học 2002-2003.

Câu 4. Tại sao nói chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm và chính tả ngữ nghĩa.
Cho VD.
Tiếng Việt là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập – âm tiết tính. Trong hệ thống các
đơn vị ngữ âm tiếng Việt, âm tiết có vị trí quan trọng. Bởi vì âm tiết biểu hiện những đặc
điểm của tiếng Việt về mặt ngôn ngữ, mặt khác, âm tiết là đơn vị cơ bản trên bình diện
biểu hiện của hệ thống các đơn vị ngữ pháp và hệ thống các đơn vị từ vựng – ngữ nghĩa.
Âm tiết tiếng Việt có thể trực tiếp mang nghĩa và có kích thước giới hạn trùng với
kích thước giới hạn của các đơn vị từ vựng và ngữ pháp như: hình vị (tiếng), từ, câu.
Cấu trúc âm tiết tiếng Việt chặt chẽ thường gồm âm vị có vị trí cố định kết hợp theo
một trật tự không thay đổi, tách rời nhau cho dù âm tiết đó có cấu trúc là một hình vị hay
một từ. Việc thể hiện mỗi âm tiết (mỗi tiếng) được ghi thành một chữ tuy có khó khăn
vềviệc nhận diện cấu tạo từ nhưng lại là điểm thuận lợi cho việc dạy học chính tả. Cấu
trúc của âm tiết và cấu trúc của chữ tương ứng nhau. Âm tiết có cấu trúc gồm 5 bộ phận
(âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối, thanh điệu) thì cấu trúc chữ viết cũng biểu thị 5
phần (chữ ghi âm, chữ ghi âm đệm, chữ ghi âm chính, chữ ghi âm cuối và chữ ghi thanh
điệu)
Từ những đặc điểm trên, có thể dễ dàng nhận thấy chính tả tiếng Việt về cơ bản là
chính tả âm tiết (chính tả ngữ âm học). Đối với tiếng Việt, giữa cách đọc và cách viết
thống nhất nhau. Vì thế, trong giờ chính tả, học sinh sẽ xác định được cách viết đúng
chính tả bằng việc tiếp nhận đúng chính xác âm thanh của lời nói. Cơ chế của cách viết
đúng là lập được mối quan hệ giữa âm và chữ viết. Do vậy, giữa đọc và viết tuy có quy
trình hoạt động trái ngược nhau nhưng lại có mối quan hệ mất thiết với nhau. Cho nên,
nếu tập đọc là sự chuyển hóa văn bản viết thành âm thanh thì chính tả lại chuyển hóa văn
bản dưới dạng âm thanh thành văn bản viết. Vì vậy, nếu tập đọc có cơ sở chuẩn mực là
chính âm thì chính tả lại có cơ sở chuẩn mực chính tự (chính tự là sự biểu hiện của quy
tắc chính tả và một đơn vị từ).
Tuy nhiên trong thực tế, biểu hiện giữa đọc và viết khá đa dạng, phong phú. Chính tả
tiếng Việt thực tế không dựa hoàn toàn vào cách phát âm thực tế của một số phương ngữ
nhất định nào, giữa các phương ngữ cách phát âm có sự sai lệch so với chính âm. Vì vậy,
muốn viết đúng chính tả, việc nắm nghĩa của từ rất quan trọng. Hiểu nghĩa của từ trong
chuỗi lời nói là cơ sở để viết đúng chính tả, đây là một trong những đặc trưng quan trọng
về phương diện ngôn ngữ của chính tả Tiếng Việt. Trong SGK tiếng Việt tiểu học, dạng
bài tập điền vào chỗ trống hay dạng bài điền cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn…
là dạng bài tập cần chú ý đến việc xem xét nghĩa của từ cần điền trong hệ thống cá từ
đứng trước và sau nó để lựa chọn điền đúng.
VD1: Điền vào chỗ trống n hay l?
Hoa …ựu …ở đầy một vườn đỏ …ắng
…ũ bướm vàng ….ơ đãng ….ướt bay qua.
VD2: Chọn cách viết đúng từ đã cho trong ngoặc đơn:
Rạp đang chiếu phim thì một bà đứng dậy len qua hàng ghế ra ngoài. Lát (sau/xau),
bà trở lại và hỏi ông ngồi đầu hàng ghế (rằng/rằn)
Từ những căn cứ trên, có thể thấy, chính tả tiếng Việt là chính tả ngữ âm học (chính
tả âm tiết) và chính tả ngữ nghĩa học.
Câu 5: Phân tích nguyên tắc cơ bản trong dạy học chính tả. Cho ví dụ minh họa
a. Nguyên tắc dạy chính tả theo khu vực nghĩa là nội dung giảng dạy về chính tả phải
sát với phương ngữ. Nói cách khác, phải xuất phát từ tình hình thực tế mắc lỗi chính
tả của học sinh ở từng khu vực, từng miền để hình thành nội dung giảng dạy.
- Như ta đã biết cách phát âm địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến chính tả nên khi
dạy cần xác định được trọng điểm chính tả cần dạy cho học sinh ở từng khu vực, từng
địa phương.
Ví dụ: ở khu vực Bắc Bộ hay bị nhầm lẫn âm s/x, l/n; khu vực miền Trung và Nam
bộ hay nhầm lẫn thanh hỏi, thanh ngã.
b. Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức:
- Trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải sử dụng phối hợp hai phương pháp này
một cách hợp lý nhằm đạt tới một hiệu quả dạy học cao.
- Trong dạy học học nhà trường, việc sử dụng phương pháp có ý thức vẫn được coi là
chủ yếu. Phương pháp không có ý thức cần được khai tác, sử dụng hợp lí các lớp đầu
bậc tiểu học, gắn liền với những kiểu bài như tập viết, tập chép… Các kiểu bài này
nhằm giúp HS nhanh chóng làm quen với các hình thức của các con chữ tự dạng,
hình thức chữ viết của các từ. Phương pháp không có ý thức còn phát huy tác dụng
khi GV hướng dẫn HS ghi nhớ các hiện tượng chính tả có tính chất võ đoán, không
gắn với một quy luật, quy tắc nào.
Ví dụ: phân biệt ch/tr, gi/d/r, l/n
- Trong nhà trường, GV cần sử dụng tối đa phương pháp có ý thức. GV phải biết vận
dụng những kiến thức về ngữ âm học TV vào phân loại lỗi chính tả, phát hiện đặc
điểm của từng loại lỗi, xây dựng các quy tắc, mẹo chính tả giúp học sinh ghi nhớ
cách viết một cách khái quát có hệ thống.
Ví dụ: Khi đứng trước các nguyên âm i, iê, e, ê thì âm c viết là k, âm gờ viết là
gh,âm ngờ viết là ngh
- Nguyên tắc kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không có ý thức được coi là
nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy chính tả cho học sinh.
c. Nguyên tắc phối hợp giữa phương pháp tích cực với phương pháp tiêu cực xây dựng
cái đúng, loại bỏ cái sai.
- Bên cạnh phương pháp tích cực cung cấp cho học sinh các quy tắc chính tả, hướng
dẫn học sinh thực hành luyện tập nhằm hình thành các kĩ năng, kĩ xảo chính tả, cần
phối hợp áp dụng phương pháp tiêu cực tức là đua ra những trường hợp viết sai chính
tả, hướng dẫn HS các phát hiện và sửa chữa rồi từ đó hướng học sinh đi đến cái đúng.
- Phương pháp tiêu cực giúp học sinh phát tiển óc phân tích, phán đoán đồng thời kiểm
tra, củng cố được kiến thức về chính tả của học sinh.
Ví dụ: Gạch dưới các từ viết sai chính tả
Con sâu xâu sắc suất sắc xinh xắn

Câu 6: Xây dựng bài tập chính tả âm/ vần cho đối tượng học sinh lớp 3 theo phương
ngữ Bắc Trung Bộ
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt s/x, ăn/ăng, ao/oao, an/ang
* Bài tập:
a. Bài tập 1: Chọn những tiếng trong ngoặc để ghép với mỗi tiếng sau:
(xét, sét): ……..hỏi; xem……..; nhận……..; gỉ …….; sấm……..; đất ……..
(xào, sào):…….nấu; ………xáo; …….ruộng; cây……..
(xinh, sinh): ………đẹp; tươi………; …….đẻ; ……….sống
b.(gắn, gắng): …….bó; hàn………; ………..sức; cố………….
(nặn, nặng):………tượng; bóp……….; ……….nhọc; việc………..
(khăn, khăng): ………..áo; đội……….; …………khít; chơi………..
b. Bài tập 2: Điền vào chỗ trống
a. ao hay oao?
Ngọt ng…….; mèo kêu ng……ng………; ng…..ngán
b. an hay ang?
Th…..vãn; thuốc th………; mỏ th……; cầu th……..
* Đáp án:
a. Bài tập 1: Chọn những tiếng trong ngoặc để ghép với mỗi tiếng sau:
(xét, sét): xét hỏi; xem xét ; nhận xét ; gỉ sét ; sấm sét.; đất sét
(xào, sào):xào nấu; xào xáo; sào ruộng; cây sào
(xinh, sinh): xinh đẹp; tươi xinh ; sinh đẻ; sinh sống
b.(gắn, gắng):gắn bó; hàn gắn ; gắng sức; cố gắng
(nặn, nặng):nặn tượng; bóp nặn .; nặng nhọc; việc nặng
(khăn, khăng): khăn áo; đội khăn ; khăng khít; chơi khăng
b. Bài tập 2: Điền vào chỗ trống
a. ao hay oao?
Ngọt ngào ; mèo kêu ngoao ngoao; ngao ngán
b. an hay ang?
Than vãn; thuốc thang ; mỏ than ; cầu thang

Câu 7: Xây dựng bài tập chính tả âm/vần cho học sinh lớp 3 theo phương ngữ Nam
Bộ và Nam Trung Bộ
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt các vần mà HS hay nhầm lẫn với nhau: in/inh, ay/ây,
ăc/ăt,t/c, ươn / ương, n/ng
Bài tập theo phương ngữ Nam Trung Bộ
1. Khoanh trong vào chữ cái đứng trước từ viết sai:
A. kính yêu Tinh tức Xin lỗi
B. Điền kinh Vinh quang Thông tinh
C. Gẫy chân Gẩy đàn Vẩy cá
D. Phương bắt chắc chắn cáu gắt
E. Lũ lục b, Hoa cúc Thể dục
* Đáp án:
A. tinh tức
B. thông tinh
C. gẫy chân
D.phương bắt
E. lũ lục
Bài tập theo phương ngữ Nam Bộ
2.Điền vào chỗ trống
Mục tiêu
A, ươn/ương
Bay l............... ; b..........chải
Bốn ph............
B, iêt/iêc
Đi biền b.............; thấy tiêng t...........
Xanh biêng b.............
C, n/ng
Bả......đen ; mà.....hình
Nồng nà.......... ; vuông vă...........
* Đáp án:
A, ươn/ương
Bay lượn ; bươn chải
Bốn phương
B, iêt/iêc
Đi biền biệt; thấy tiêng tiếc
Xanh biêng biếc
C, n/ng
Bảng đen ; màn hình
Nồng nàn ; vuông vắn

Câu 8: Xây dựng bài tập chính tả âm/ vần cho đối tượng học sinh lớp 4 theo phương
ngữ Bắc Trung Bộ
* Mục tiêu: Giúp HS phân biệt được những tiếng có thanh ngã hoặc thanh hỏi
Chọn từ đúng trong ngoặc để hoàn chỉnh những câu sau:
A, Vào......( nhứng, những nhựng) ngày ..............( lệ, lể, lễ) Tết nhân dân ta thường tổ
chức nhiều trò chơi dân gian.
B, Trong Hội thi, chúng em được gặp............(gỡ, gở, gợ), giao lưu với học sinh các
trường kết............(nghía, nghịa,nghĩa).
C, Lúc còn nhỏ Linh rất hay ............(nhõng nhẽo, nhỏng nhẻo, nhọng nhẹo) nên .............(
những, nhửng, nhựng) người lớn rất là cưng chiều Linh.
D, Sạch........(sẹ, sẽ) là mẹ sức ...........(khõe, khỏe)
*Đáp án:
A. những, lễ.
B.gỡ, nghĩa
C.nhõng nhẽo, những
D. sẽ, khỏe.
Câu 9.Xây dựng bài tập chính tả âm/ vần cho đối tượng học sinh lớp 4 theo phương
ngữ Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Bài 1.Tìm 3 tiếng không viết với dấu thanh theo mẫu
a. Không viết với dấu hỏi : VD: đua ( không có đủa)
b. Không viết với dấu ngã: VD: anh ( không có ãnh).
Bài 2.Tìmtừthíchhợptrongngoặcđơnđểđiềnvàochỗchấm:
a. Một … diệtxetăng.
b. Có … đấutranh.
c. … nhậnkhuyếtđiểm
( dũngkhí, dũngsĩ, dũngcảm)
Bài 3.a. Tìm 3 từ láybắtđầubằngtiếngcóthanhhỏi:
VD: Nghỉngơi.
b. Tìm 3 từláybắtđầubằngtiếngcóthanhngã:
VD: Nghĩngợi

Câu 10.Phân tích cơ sở khoa học của đọc thành tiếng. Cho VD
Chính âm:là các chuẩn mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã
hội. Trọng âm là độ vang và độ mạnh khi phát ra âm tiết (tiếng). Chính âm là các chuẩn
mực phát âm của một ngôn ngữ có giá trị và hiệu lực về mặt xã hội.
Trọngâm:làđộvangvàđộmạnhkhiphátraâmtiết (tiếng). Dựavàosựphátâmmộttiếngmạnh
hay yếu, kéodài hay khôngkéodài, đườngnétthanhđiệurõ hay khôngrõ, người ta chia
cáctiếngtrongchuỗilờinóithànhtiếngcótrọngâm (làtiếngcótrọngâmmạnh)
vàkhôngcótrọngâm (tiếngcótrọngâmyếu). Trọngâmmạnhrơivàocáctừtruyềnđạtthông tin
mớihoặccótầmquantrọngtrongcâu.Trọngâmyếuđivớinhữngtừkhôngcóhoặccóítthông tin
mới.
Ngữđiệulàsựthayđổigiọngnói, giọngđọc, làsựlêncao hay hạthấpgiọngnói, giọngđọc
(theonghĩahẹp). Ngữđiệulàsựthốngnhấtcủamộttổhợpcácphươngtiệnsiêuđoạn
(siêuâmđoạntính) cóquanhệtươngtáclẫnnhauđượcsửdụng ở bìnhdiệncâunhưcaođộ
(độcaothấpcủaâmthanh), cườngđộ (độlớn, nhỏ, mạnh, yếucủaâmthanh), tốcđộ
(độnhanhchậm, ngắtnghỉ), trườngđộ (độdàingắncủaâmthanh) vàâmsắc (theonghĩarộng).

Câu 11. Tại sao nói kể chuyện là hình thức nói đặc biệt?
Kể chuyện là hình thức nói đặc biệt vì:
- Kể chuyện là hình thức thông tin nhanh gọn, truyền cảm bằng ngôn ngữ.
- Là hoạt động vận dụng tổng hợp sự hiểu biết về đời sống, về xã hội, về con người
để đưa vào trong câu chuyện làm cho người khác cảm thấy câu chuyện hấp dẫn.
- Thông qua hoạt động kê chuyện, học sinh rèn luyện tổng hợp các kĩ năng tiếng việt
như nghe, đọc, nói, đặc biệt là kĩ năng nói. (Nói ở đây khác với nói thông thường ở
chỗ: Học sinh phải nói có ngữ điệu và có đầu có cuối, học sinh phải biết cách mở
đầu và kết thúc câu chuyện cho thật hay)
- Khi kể chuyện (đối với dạng kể chuyện theo tranh) học sinh đang tái sinh một tác
phẩm ở dạng lời nói. (Nói kể chuyện khác với nói thông thường ở chỗ: phải nói có
chủ đề thể hiện một nội dung nhất định)
- Kể chuyện chứa định và tiềm ẩn nhiều yếu tố sáng tạo mang màu sắc cá nhân của
người kể.
- Truyện là một tác phẩm văn học kể chuyện, người nói có khả năng tác động mạnh
với người nghe trong việc bồi dưỡng tâm hồn và nhân cách, giúp người nghe cảm
nhận được cái hay, cái đẹp ở ngôn từ văn chương.

Câu 12. Có mấy dạng bài kể chuyện trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học?
Mục tiêu của từng dạng bài.
Có 3 dạng bài kể chuyện:
- Dạng kể chuyện theo tranh:
Mục tiêu:
+ Phát triển kĩ năng lắng nghe và ghi nhớ cho học sinh.
+ Phát triển kĩ năng quan sát tranh và phát hiện chi tiết quan trọng.
+ Giúp học sinh xây dựng, hệ thống hóa chi tiết tạo thành một bài mới hoàn chỉnh,
câu chuyện có đầu có đuôi.
+ Phát triển vốn từ, sử dụng một cách tổng hợp hiểu biết về đời sống xã hội, con
người.
Sự khác nhau giữa các lớp:
+ Lớp 1: Sau khi nghe thầy cô kể: Học sinh nắm được nội dung chính của câu
chuyện dựa vào trí nhớ để kể lại từng đoạn của câu chuyện.
+ Lớp 2, 3:
Yêu cầu cao hơn
(1) Độc thoại: Học sinh kể bằng lời có thêm 1- 2 chi tiết sáng tạo (từng đoạn/ cả
bài)
(2) Hội thoại: Dừng lại câu chuyện theo vai, bước đầu sử dụng yếu tố phi ngôn
ngữ.
+ Lớp 4, 5: Kĩ năng kể chuyện được củng cố hơn so với lớp dưới nên yêu cầu cao
hơn: cần phải trao đổi ý nghĩa của câu chuyện hoặc thử đặt tên khác cho câu
chuyện. Các câu chuyện có dung lượng dài hơn: học sinh kể được từng đoạn
chuyện đến kể toàn chuyện.
- Dạng đã nghe đã đọc:
Mục đích:
+ Phát triển kĩ năng nghe và ghi nhớ các chi tiết, sự kiện.
+ Giúp học sinh phát triển được kĩ năng đọc, bồi dưỡng tình yêu đọc sách, lòng
ham đọc sách để lựa chọn các câu chuyện phù hợp.
- Dạng chứng kiến hoặc tham gia:
Mục đích:
+ Rèn kĩ năng quan sát, ghi nhớ, sắp xếp hệ thống hóa chi tiết.
+ Tiền đề tạo kĩ năng ghi chép.
+ Rèn luyện cho học sinh tính trung thực.
+ Dạng bài góp phần trợ giúp to lớn cho các em trong phân môn TLV.
Câu 13: Nêuquytrìnhdạyhọckểchuyệnnghekểlớp 4. Cho VD + tìmlỗichínhtả => NN do
phươngnghĩađịaphương, cáchkhắcphụcluyệntậpđọcđúng, viếtđúng
Trảlời :
1. Dạybàinghe – kểlạicâuchuyệnvừanghetrênlớp
a,Kiểmtrabàicũ: HS
kểlạicâuchuyệnđãhọctrongtiếtKểchuyệntrướcđóvàtrảlờimộtsốcâuhỏivềnội dung
câuchuyện.
b, Dạybàimới
-Giới thiệu bài: GV giới thiệu câu chuyện sắp kể bằng lời hoặc bằng lời kết hợp với
băng hình hoặc các đồ dùng dạyhọc khác để định hướng sự chú ý của HS
vàobàimớivàtạohứngthúcho HS.
- HS nghekểchuyện:
+ GV kểlần 1, HS nghe.
+ GV kểlần 2, vừakểvừachỉvàotranh, HS nghekếthợpnhìnhình minh họa.
- HS tậpkểchuyện
+ Kểtừngđoạntiếpnốinhautrongnhóm.
+ Kểtoànbộcâuchuyệntrongnhóm.
+ Kểtoànbộcâuchuyệntrướclớp.
- HS tìmhiểunội dung, ý nghĩacâuchuyện.
+ Nóivềnhânvậtchính.
+ Nóivề ý nghĩacâuchuyện.
- Củngcố, dặndò.
2. Dạybàikểchuyệnđãnghe, đãđọc; đãchứngkiếnhoặcthamgia
a,Kiểmtrabàicũ: HS
kểlạicâuchuyệnđãkểtrongtiếthọctrướcđóvàtrảlờimộtsốcâuhỏivềnội dung câuchuyện.
b, Dạybàimới
- Giớithiệubài: GV nêuyêucầukểchuyệncủatiếthọc.
- HS tìmnhữngvídụphùhợpvớiyêucầucủatiếthọc (theogợi ý trong SGK).
- HS tậpkểchuyện.
+ Kểtrongnhóm.
+ Kểtrướclớp.
- HS traođổivớinhauvềnội dung, ý nghĩacâuchuyện.
+ Nóivềnhânvậtchính.
+ Nóivề ý nghĩacâuchuyện
- Củngcốdặndò.
Môn: Tập đọc KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Tuần: 5 - Tiết: 15 Thứ… ngày … tháng 10 năm 2020

CUỘC HỌP CỦA CHỮ VIẾT

I. MỤC TIÊU:Sau bài học, học sinh:


1. Kiến thức:
- Đọc thành tiếng: chú ý các từ ngữ, chú lính, lấm tấm, lắc đầu, từ này. Ngắt hơi đúng sau
các dấu câu.
- Đọc đúng các kiểu câu. Đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời các nhân vật.
- Hiểu nội dung bài. Hiểu cách tổ chức cuộc họp
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc đúng, đọc diễn cảm.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức rèn đọc.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- GV: Bảng nhóm, tranh minh họa.
- HS: SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
PHƯƠNG PHÁP, HÌNH THỨC TỔ CHỨC
NỘI DUNG CÁC ĐD
TG CÁC HĐ DẠY HỌC TƯƠNG ỨNG
HĐ DẠY HỌC DH
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
5’ 1. Ổn định tổ chức - Cho H/s kể chuyện Người - 2 H/s nối tiếp kể,
2. Khởi động lính dũng cảm. mỗi H/s kể 2 đoạn.
3. Bài mới.
1’ 3.1. Giới thiệu bài: - Truyện vui Cuộc họp của - Nghe giới thiệu. PM
chữ viết sẽ cho các em biết
dấu chấm nói riêng, các dấu
câu nói chung đóng vai trò
quan trọng như thế nào. Đặc
biệt truyện còn giúp các em
biết cách tổ chức một cuộc
họp.
11’ 3.2. Luyện đọc:
a. Đọc mẫu. - GV đọc mẫu toàn bài. - H/s nghe.
b. Hướng dẫn H/s
luyện đọc, kết hợp
giải nghĩa từ
- Đọc từng câu. - Cho H/s đọc từng câu và - Mỗi H/s đọc 1 câu BP
phát âm từ khó (đọc 2 lượt)
- Đọc từng đoạn và - Chia bài thành 4 đoạn. - H/s luyện đọc:
giải nghĩa từ khó. - Cho đọc đoạn 1. Hướng Chú lính bước ...
dẫn đọc đoạn văn đặt sai chú//
dấu chấm của Hoàng. Đội... chân.//Đi...
hôi.//
- Đoạn 2 luyện đọc câu. - H/s đọc giọng ngạc
Thế nghĩa là gì nhỉ? nhiên.
- Đoạn 3 luyện đọc câu:
Ẩu thế nhỉ? - Đọc giọng chê bai
- Đọc từng đoạn - Cho đọc nhóm - H/s đọc nhóm 4
trong nhóm
- Cho đọc đồng - Cho 4 nhóm đọc - 4 nhóm tiếp nối đọc
thanh 4 đoạn
10’ 3.3. Hướng dẫn tìm - Cho H/s đọc đoạn 1 - 1 H/s đọc
hiểu bài. Các chữ cái và dấu câu họp - Giúp đỡ bạn Hoàng.
bàn việc gì? Bạn không biết chấm
câu.
- Cho H/s đọc đoạn 2, 3, 4 - Giao cho anh dấu
Cuộc họp đề ra cách gì để chấm yêu cầu Hoàng
giúp đỡ Hoàng. đọc lại câu văn mỗi
khi định chấm câu.
- Cho H/s đọc câu hỏi 3.
Chia lớp thành các nhóm - H/s thảo luận, làm
phát bảng nhóm đã ghi trình bài, dán bài lên bảng.
tự cuộc họp
- GV nhận xét - Các bạn nhận xét.
10’ 3.4. Luyện đọc lại. - Cho 3 nhóm H/s đọc phân - 3 nhóm đọc
vai (người dẫn chuyện, bác
chữ A, đám đông, Dấu
chấm)
- Cho bình chọn nhóm đọc - H/s bình chọn
hay.

3’ 4. Củng cố - Nhấn mạnh vai trò của


5. Dặn dò: dấu chấm câu.
- Dặn nhớ trình tự cuộc họp
thông thường và chuẩn bị
bài sau: Bài tập làm văn.

IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG


Giáo án Tiếng việt lớp 4
Tập đọc
CON SẺ

Ngày dạy: Thứ ........., ngày ..... tháng ..... năm 201...

I.Mục đích, yêu cầu :

1. Kiến thức: HS biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài phù hợp với nội dung; bước
đầu biết nhấn giọng từ ngữ gợi tả, gợi cảm.

- Hiểu nội dung: Ca ngợi hành động dũng cảm, xả thân cứu sẻ con của sẻ già. (HS
trả lời được các câu hỏi trong SGK).

2. Kĩ năng: Hiểu từ ngữ: tuồng như, khản đặc, náu, bối rối, kính cẩn,...

3. Thái độ: Giáo dục HS luôn yêu thương người mẹ.

II. Chuẩn bị: Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc .

III. Hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Kiểm tra bài cũ :

- HS đọc bài Dù sao trái đất vẫn quay và - HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
trả lời câu hỏi SGK

- Nhận xét - ghi điểm từng HS.

2. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu - Quan sát và lắng nghe.
bài:

* Luyện đọc:

- Gọi HS đọc cả bài.

- GV phân đoạn

Đoạn 1: Từ đầu ….tổ xuống


- 1 HS đọc thành tiếng.
Đoạn 2-3: Tiếp đến ... xuống đất (sẻ già
đối đầu với chó săn) - HS lắng nghe

Đoạn 4-5: đoạn còn lại (sự ngương mộ của


tác giả trước sẻ già)

- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của


bài (3 lượt HS đọc). GV sửa lỗi phát âm,
ngắt giọng cho từng HS)

- Cho HS luyện đọc nhóm đôi

- GV đọc mẫu

* Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, 2, trao đổi và trả


lời câu hỏi.

+ Trên đường đi con chó thấy gì? Nó định


làm gì?

+ Việc gì đột ngột xảy ra khiến con chó


dừng lại và lùi? + Trên đường đi, con chó đánh hơi thấy
một con sẻ non vừa rơi từ trên tổ xuống.

+ Hình ảnh con sẻ mẹ lao từ trên cây Nó chậm rãi tiến lại gần sẻ non
xuống đất để cứu con được miêu tả như + Đột nhiên một con sẻ già từ trên cây lao
thế nào? xuống đất cứu con. Dáng vẻ của sẻ rất
hung dữ khiến con chó dừng lại và lùi vì
cảm thấy trước mặt nó có một sức mạnh
làm nó phải ngần ngại.

+ Con sẻ già lao xuống như hòn đá rơi


trước mõm con chó; lông dựng ngược,
miệng rít lên tuyệt vọng và thảm thiết,
nhảy hai, ba bước về cái mõm há rộng
đầy răng của con chó; lao đến cứu con,
lấy thân mình phủ kín sẻ con,… .

- Ý nghĩa của câu chuyện? * Sẻ già đối đầu với chó săn

+ Em hiểu một sức mạnh vô hình trong + Đó là sức mạnh tình mẹ con, một tình
câu Nhưng một sức mạnh vô hình vẫn cảm tự nhiên.
cuốn nó xuống đất là sức mạnh gì ?

+ Vì sao tác giả bày tỏ lòng kính phục đối + Vì hành động của con sẻ nhỏ bé dũng
với con sẻ nhỏ bé ? cảm đối đầu với con chó săn hung dữ để
cứu con là một hành động đáng trân
trọng, khiến con người phải cảm phục.

* Sự ngương mộ của tác giả trước sẻ


già
- HS nêu ý chính của bài .
+ Ca ngợi hành động dũng cảm, xả
thân cứu sẻ con của sẻ già .
* Đọc diễn cảm:
- HS đọc thành tiếng.
- Treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện
đọc.
- HS luyện đọc theo cặp.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- 3-5 HS thi đọc diễn cảm.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn
văn.

- Nhận xét về giọng đọc và cho điểm HS

- Nhận xét và cho điểm học sinh.

3. Củng cố – dặn dò:

- Nhận xét tiết học, nêu ý nghĩa của bài

- Dặn HS về nhà học bài, kể lại cho người - HS cả lớp.


thân câu chuyện trên.

You might also like