You are on page 1of 9

2.

Nội dung dạy học chính tả phương ngữ CT 2018 (CT- SGK):
2.1. ND dạy học PN nói chung:
Tóm tắt ND DẠY HỌC - LIÊN QUAN CHÍNH TẢ (CT NGỮ VĂN 2018 tiểu
học)
- Lớp 1:
+ Hình thức chính tả: nhìn - viết và nghe - viết.
+ Quy tắc chính tả phân biệt: c và k, g và gh, ng và ngh.
+ Quy tắc viết hoa: viết hoa chữ cái đầu câu, viết hoa tên riêng.
+ Tập viết dấu: dấu thanh, dấu chấm hỏi.
+ Tập trình bày một bài chính tả ngắn.
- Lớp 2:
+ Hình thức chính tả: nhìn - viết và nghe - viết.
+ Viết hoa chữ đầu câu, tên người, tên địa danh Việt Nam.
+ Rèn thói quen sửa lỗi chính tả và trình bày bài chính tả đúng quy định.
+ Chính tả phương ngữ.
- Lớp 3:
+ Hình thức chính tả: nghe - viết và nhớ - viết.
+ Viết hoa tên người, viết đúng tên địa lí Việt Nam và một số tên nhân vật, tên
địa lí nước ngoài đã học; viết đúng những từ dễ viết sai do đặc điểm phát âm địa
phương.
+ Rèn thói quen sửa lỗi chính tả và trình bày bài chính tả đúng quy định.
+ Chính tả phương ngữ.
- Lớp 4:
+ Hình thức chính tả: nghe - viết và nhớ - viết.
+ Viết đúng tên riêng của cơ quan, tổ chức.
+ Chính tả phương ngữ.
- Lớp 5:
+ Hình thức chính tả: nghe - viết và nhớ - viết.
+ Viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài.
+ Một số trường hợp viết hoa danh từ chung để thể hiện sự tôn trọng đặc biệt.
+ Chính tả phương ngữ.
Tóm tắt ND liên quan đến chính tả trong SGK (đi từ CT vào SGK lớp 2):
 VIẾT (BÀI 4 TIẾT): Nội dung tập viết được bố trí trong suốt 2 học kì gồm
luyện viết chữ hoa và viết câu ứng dụng.
 Luyện viết chữ hoa:
- HS quan sát GV viết mẫu và nêu quy trình viết chữ hoa.
- HS viết chữ hoa và bảng con và vở.
 Luyện viết câu ứng dụng:
- HS tìm hiểu nghĩa câu ứng dụng.
- HS nghe GV nhắc lại quy tắc viết.
- HS viết chữ có chữ cái viết hoa và câu ứng dụng.
 VIẾT (BÀI 6 TIẾT): HS được luyện tập tập chính tả (nhìn - viết, nghe - viết),
làm BT chính tả để tránh lỗi chính tả thường gặp do đặc điểm ngữ âm hoặc do
đặc điểm của chữ quốc ngữ.
● Nhìn - viết, nghe - viết
- HS đọc đoạn thơ/ văn và trả lời câu hỏi về nội dung của đoạn thơ/văn.
- HS đánh vần một số tiếng/ từ khó đọc, dễ viết sai do ảnh hưởng của phương ngữ.
- HS nhìn viết hoặc nghe GV đọc từng cụm từ ngữ của từng dòng thơ/ câu văn và
viết.
- HS nghe GV đọc lại toàn bài và tự đánh giá.
● Luyện tập chính tả có quy tắc
- HS xác định yêu cầu BT.
- HS nhắc lại quy tắc.
- HS thực hiện BT.
● Luyện tập chính tả ngữ nghĩa/ phương ngữ
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS quan sát tranh gợi ý đính kèm từng BT (nếu có) và thực hiện BT.
- HS đọc lại bài/ câu/ đoạn đã điền và soát lỗi.
 VIẾT ĐOẠN VĂN:
● Phân tích mẫu:
- HS xác định yêu cầu BT, đọc bài mẫu và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét cách trình bày bài mẫu.
● Nói, viết 4-5 câu theo mẫu:
- HS xác định yêu cầu và viết 4-5 câu theo yêu cầu đề tài.

* Đánh giá nội dung chính tả:


- Các bài tập chính tả chủ yếu ở kĩ năng viết và với thời lượng là 3 tiết trên tổng số 10
tiết trong tuần.
- Các bài tập đều được thiết kế với các từ ngữ và hình ảnh (nếu có) liên quan đến chủ
đề một cách rõ ràng, tính ứng dụng cao, được sắp xếp theo mối trình tự có logic.
Ngoài ra các bài tập được thiết kế lồng thêm hoạt động nói và nghe giúp HS khai thác
và phát triển ngôn ngữ.
* Đánh giá nội dung chính tả phương ngữ Nam:
- Các bài tập chính tả phương ngữ được phân bố ở bài 6 tiết và là một phần nhỏ sau
chính tả nhìn viết, nghe viết. Các bài tập chính tả phương ngữ Nam được thiết kế bằng
khung xanh.
- Các lỗi sai (Phương ngữ Nam) được thiết kế trong các dạng bài tập: en/eng, dấu
hỏi/ngã, d/v, g/r, uôn/uông, ât/âc, ao/ au, an/ang, at/ac, ăt/ăc, uôc/uôt, ui/uôi, ong/ông,
in/inh, oăn/oăng, ich/it, im/iêm, iên/iêng, ươn/ ương, oan/oang, iêc/iêt (-n/-ng,
hỏi/ngã, d/v, -t/-c, ui/uôi, im/iêm, -n/-nh)

2.2. Các dạng bài tập dạy học chính tả trong sách giáo khoa (Sách Tiếng Việt lớp
2, bộ sách Chân trời sáng tạo):
2.2.1. Liệt kê các dạng BT được thiết kế trong SGK và nêu ví dụ:
Điền âm, vần và dấu thanh cho trước phù hợp vào dấu sao (dạng điền
khuyết)

- Điền chữ thích hợp: ng-ngh, ch-tr, g-gh, c-k, d-r-gi, l-n, s-x,…

VD1: Chọn d hoặc chữ v thích hợp với mỗi :

Chỉ ẫn ẫy tay ỗ dành

VD2: Chọn ch hoặc chữ tr thích hợp với mỗi :


Những ưa đồng đầy nắng
Âu nằm nhai bóng râm
Tre bần thần nhớ gió
ớt về đầu tiếng im
Theo Nguyễn Công Dương

- Điền vần thích hợp : iu-ưu,ao-au, ay-ây, an-ang, en-eng, eo-oeo, êu-uê ui-uôi,
im-iêm, ươn-ương, ong-ông, iu-iêu, in-inh…

VD3: Chọn vần ao hoặc vần au thích hợp vào mỗi.

Đi đâu cũng phải có nh


Một trái một phải không b giờ rời.
Cả hai đều mến yêu người
Theo chân đi khắp b chân xa gần
(Là cái gì)
Theo Phạm Văn Thanh
VD4: Chọn vần êu hoặc uê thích hợp vào mỗi :
Cái l áo th . hoa hoa h tập đi đ

- Điền dấu thanh phù hợp.


VD5: Chọn dấu hỏi hoặc dấu ngã phù hợp:
Chia se ngâm nghi săn sàng cam động

Tìm từ trong ngoặc cho trước chứa tiếng có âm, vần dễ lẫn lộn.
( ay-ây, ac-at, au-âu, ong-ông, iêu-ươu, oan-oang, d-r, d-gi, ch-tr, g-gh, s-x,….)
- Chọn từ trong ngoặc phù hợp
VD1: chọn tiếng trong ngoặc đơn phù hợp với mỗi :
(bảy, bẩy): đòn thứ
(bấc, bất): gió . ngờ
(sau, sâu): Mấy chú chim nhỏ đang bắt ở vườn rau phía trường.
(du, ru): lịch . ngủ
Nhìn hình ảnh để đưa ra tiếng bắt đầu bằng chữ cái hoặc có vần thích
hợp:
Giải câu đố
VD1: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng có vần oa hoặc vần oa:

Như chiếc kèn nhỏ


Có màu trắng tinh
Có nhuỵ xinh xinh
Hương thơm ngan ngát.
(Là hoa gì?)
Hoa gì màu đỏ
Cánh mượt như nhung
Chú gà thoáng trông
Tưởng mào mình đấy?
(Là hoa gì?)
VD2: Giải các câu đố sau, biết rằng lời giải đố chứa tiếng bắt đầu bằng chữ g
hoặc chữ gh:

Bốn chân mà chỉ ở nhà


Khi nào khách đến kéo ra mời ngồi.
(là cái gì?)
Lấp la lấp lánh
Treo ở trên tường
Trước khi đến trường
Bé soi chải tóc.
(Là cái gì?)

Tự phát hiện và chữa lỗi chính tả:


VD1: chọn những bông hoa có từ ngữ viết đúng:

khuy áo khuỷu tay


suy nghĩ

ngã khịu nguy nga

VD2: Chọn những hình tròn có từ ngữ viết sai và cho biết cách chữa:

dành dụm quý giá giang sơn

yêu dấu dàn khoan


2.2.2. Đánh giá các dạng BT phương ngữ:
Đánh giá chung:
Các dạng BT phần chính tả được thiết kế trong SGK theo chương trình 2018
nhìn chung đa dạng, được minh họa với nhiều hình ảnh và màu sắc phong phú đẹp
mắt. Các dạng có độ phù hợp và phân hóa hợp lí với trình độ các em HS lớp 2. Các
dạng bài tập chính tả Âm - vần có số lượng phong phú và được thể hiện băng nhiều
hình thức đa dạng. Nhờ sự đa dạng, phong phú đó, hệ thống bài tập chính tả âm - vần
đã góp phần rèn luyện cho học sinh các kĩ năng chính tả, đặc biệt là kĩ năng viết đúng
chính tả trong những trường hợp khó hoặc dễ lẫn. Sự phong phú về hìnhthức bài tập
giúp cho học sinh thực hành một cách thoải mái, không cảmthấy chán hay, mỏi mệt.
Thông qua hệ thống bài tập thích hợp, các kĩ năng chính tả ở học sinh được hình thành
một cách tự nhiên và bền vững màkhông cần đến những kiến thức phức tạp.
Đánh giá cụ thể từng dạng bài tập:
Đối với dạng BT điền khuyết:
Đây là dạng bài tập với đa dạng kiểu thiết kế nhất trong các dạng BT: có thể là cho
điền vào từ ngữ cho trước, điền vào câu đố giải đố;…
Ở dạng này, BT được thiết kế ngắn gọn (mỗi bài có 3 câu). Chính tả Phương ngữ
Nam chủ yếu tập trung vào các chữ (s-x, ch-tr, d-v, g-r,… ); vần ( ao-au,…); dấu
thanh (hỏi, ngã). Ở mức độ đơn giản, dạng điền khuyết vần, chữ hoặc dấu thanh
vào cụm từ phù hợp với trình độ của HS, không quá khó HS nhận biết và đưa ra
đáp án đúng Ở mức cao hơn, dạng điền khuyết vào câu đố dài tương đối phù hợp
với các em HS, mang tính phân hóa, đòi hỏi HS vừa chọn đúng vầm, đúng chữ vừa
dụa vào vốn ngôn ngữ để đưa ra đáp án câu đố chính xác. Tuy nhiên dạng giải câu
đố này góp phần kích thích tính tò mò ở trẻ giúp HS có tinh thần chủ động, thoải
mái hơn trong quá trình tiếp thu kiến thức.
- Đối với dạng BT cho hình ảnh, tìm từ có tiếng chứa vần, chữ được cho, sau
đó gọi tên sự vật có trong hình

Dạng này tuy không đa dạng nhưng phù hợp với HS vì lớp 2 với vốn từ còn hạn
chế, dễ bị thu hút bởi hình ảnh trực quang sinh động nên HS dựa vào hình ảnh và
đưa ra vần phù hợp sẽ giúp HS dễ nhớ và không sai chính tả khi viết.

- Đối với dạng lựa chọn giữa hai tiếng cho sẵn trong ngoặc
Đây là dạng BT vừa sức với HS và đa dạng trong thiết kế, vừa có thể sử dụng cho
chọn giữa âm, vần dễ lẫn lộn, vừa có thể sử dụng cho thiết kế BT sửa lỗi dấu thanh
dễ lẫn lộn.
- Đối với dạng tìm (liệt kê) từ ngữ chỉ sự vật, công việc,…

Đây là dạng BT phân hóa, HS có kiến thức chắc về chính tả, có vốn từ nhiều có thể
tìm được nhiều từ hơn và đúng hơn HS còn lại.

 Hết 

You might also like