You are on page 1of 57

Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 03

CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
BÀI 1: D d Đ đ (tiết 1-2, sách học sinh, trang 30-31)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Trao đổi với bạn về sự vật, hoạt động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số
từ khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi chợ (đi chợ, chị và em, đu đủ, mua
kính, kẹo, chuối, khế, lê, hoa hồng, hoa lan,…). Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn
về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa d, đ(dừa, dưa, dâu;
đu đủ, đậu đũa,…).
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của d, đ; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh
vần đồng thanh lớn các tiếng dế, đỗ.Viết được các chữ d, đvà các tiếng, từ có d, đ(dế,
đỗ).Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa
của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được
học có nội dung liên quan với nội dung bài học. Nói về cái đàn, áo đầm, con diều; hát bài
“Dung dăng dung dẻ” qua các hoạt động mở rộng.
- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm; năng lực tự
học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện phẩm chất trung
thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ các chữ cái d, đ; một số tranh ảnh minh hoạ kèm thẻ từ (con dế,
hạt đỗ (đậu) đỏ, con dê, hạt dẻ,…); tranh chủ đề.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động
* Mục tiêu: Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt
động được tên chủ đề gợi ra, sử dụng được một số từ
khoá sẽ xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi
chợ. Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về
các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh
có tên gọi chứa d, đ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai nhanh – Ai đúng”.
Quản trò yêu cầu các bạn học sinh kể tên, đọc, viết - Học sinh mở sách học sinh trang 30.
một số từ có tiếng chứa ơˌ ô, ~, v, e, ê.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng

1
trang của bài học.
- Giáo viên cho học sinh nhận diện và đọc chữ mà - Học sinh nghe giáo viên giới thiệu tên chủ
học sinh đã học:ơ, e. đề và quan sát chữ ghi tên chủ đề.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi với bạn về sự
- Học sinh trao đổi với bạn về sự vật, hoạt
vật, hoạt động được tên chủ đềvà tranh chủ đề gợi ra.
động được tên chủ đề và tranh chủ đề gợi
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khoá sẽ
ra.
xuất hiện trong các bài học thuộc chủ đề Đi chợ.
- Học sinh nêu được một số từ khoá sẽ xuất
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi hiện trong các bài học thuộc chủ đề như:đi
động, nói từ ngữ có tiếng chứa âm d, đ. chợ, dưa, dâu, đậu, chuối, bí, hoa, kẹo, kính,
khế…
- Giáo viên giải thích “đỗ” còn gọi là “đậu”.
- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau
ngữ có tiếng chứa d, đ như: dưa hấu, dâu,
giữa các tiếng đã tìm được (có chứa d, đ).
dừa, dế; đu đủ, đậu đũa, đỗ đỏ.
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. tiếng đã tìm được có chứa d, đ. Từ đó, học
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học. sinh phát hiện ra d, đ.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu
bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
2. Khám phá
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa
âm và chữ của d, đ; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần
đồng thanh lớn các tiếng dế, đỗ.Viết được các chữ d,
đvà các tiếng, từ có d, đ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ d:
- Giáo viên gắn thẻ chữ d lên bảng.
- Học sinh quan sát chữ din thường, in hoa.
- Giáo viên giới thiệu chữ d.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ d.
- Học sinh đọc chữ d.
a.2. Nhận diện âm chữ đ:
Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ d.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữd:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng dế lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng dế.
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng
dế.

2
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô - Học sinh phân tích tiếng dế(gồm âm d và
hình tiếng dế. âm ê và thanh sắc).
- Giáo viên yêu cầu học sinh thử ghép thêm một số - Học sinh đánh vần: dờ-ê-dê-sắc-dế.
tiếng khác có chứa âm d.
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếngcó âm chữđ:
- Học sinh ghép: dưa hấu, dâu, dừa, dế; …
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng đỗ lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng đỗ.

- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng


- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô
đỗ.
hình tiếng đỗ.
- Học sinh phân tích tiếng đỗ(gồm âm đ, âm
- Giáo viên yêu cầu học sinh thử ghép thêm một số
ôvà thanh ngã).
tiếng khác có chứa âm đ.
- Học sinh đánh vần: đờ-ô-đô-ngã-đỗ.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa dế:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ dế.
- Học sinh ghép: đu đủ, đậu đũa, đỗ đỏ; …
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa dế.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa dế.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa đỗ:
Tiến hành tương tự như từ khóa dế. - Học sinh quan sát từ dế, phát hiện âm
dtrong tiếng khoá dế.
- Học sinh đánh vần: dờ-ê-dê-sắc-dế.
- Học sinh đọc trơn: dế.

Nghỉ giữa tiết

d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con chữ d, dế, đ, đỗ:
- Viết chữ d:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ d.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và
phân tích cấu tạo nét chữ của chữ d.
- Học sinh viết chữ dvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của
bạn; sửa lỗi nếu có.

3
- Viết chữ dế:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ dế(chữ
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ bơ.
dđứng trước, chữ êđứng sau, dấu ghi thanh sắc trên chữ
ê). - Học sinh viết chữ dếvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
bạn; sửa lỗi nếu có.
- Viết chữ đ, đỗ:
Tương tự như viết chữ d, dế.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ d, dế, đ, đỗ vào
vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ HSCHT. - Học sinh viết chữ d, dế, đ, đỗ.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng
đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Thực hành
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa
các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu
nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa
các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ - Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng
có tiếng chứa âm chữ d, đ theo chiều kim đồng hồ. chứa âm chữ d, đ(dê, dẻ, bờ đê).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ mở
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn
rộng có tiếng chứa d, đ.
các từ mở rộng có tiếng chứa d, đ.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ
mở rộng:dê, dẻ, bờ đê.
mở rộng.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ
trước lớp.
ngữ dêhoặc dẻ, bờ đê.
- Học sinh tìm thêm chữ d, đ bằng việc quan
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ d,
sát môi trường chữ viết xung quanh.
đbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: da, dép; đầu, đồng
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có
hồ, đi, đo, ...
tiếng chứa âm d, đ.

4
b. Đánh vần và đọc câu ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng: Cô có đỗ đỏ. - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên nhắc học sinh hình thức chữ C in hoa. - Học sinh quan sát và đọc lại chữ hoa C.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm - Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học
chữ mới học có trong bài đọc. có trong bài đọc: Cô, có.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ - Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc
khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của - Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu ứng
câu ứng dụng: “Ai có đỗ đỏ?”, “Đỗ đỏ của ai?”. dụng.
Nghỉ giữa tiết
4. Vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh biết nói về cái đàn, áo đầm,
con diều; hát bài “Dung dăng dung dẻ”.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh: cái - Học sinh quan sát tranh và phát hiện được
đàn, áo đầm, con diều. nội dung tranh: cái đàn, áo đầm, con diều.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động
mở rộng: nói về cái đàn, áo đầm, con diều.
- Học sinh tham gia trò chơi trong nhóm, 1
- Giáo viên tổ chức trò chơi hỏi - đáp “Mua gì? - Bán
bạn hỏi “Mua gì Bán gì?” và bạn khác trả
gì?”.
lời.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài “Dung dăng
- Học sinh hát: Dung dăng dung dẻ/ Dắt trẻ
dung dẻ”.
đi chơi/ Đội mũ lên đầu/ Đi chậm đi mau/
Đến gặp ông trời/ Xin vài hạt dẻ/ Đem về
cho bé/ Dung dăng dung dẻ/…
5. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ - Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có d, đ.
có d, đ.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự
học.

5
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Đạo đức tuần 03
QUAN TÂM, CHĂM SÓC NGƯỜI THÂN TRONG GIA ĐÌNH
BÀI 2: QUAN TÂM, CHĂM SÓC ÔNG BÀ, CHA MẸ (tiết 1, sách học sinh, trang 10-11)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ (lễ phép,
vâng lời, hiếu thảo); nhận biết được sự cần thiết của quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Thực hiện được những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà,
cha mẹ trong gia đình em.
- Năng lực chú trọng: Nêu được một số biểu hiện của vâng lời, lễ phép, hiếu thảo
với ông bà, cha mẹ; biết vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ; phân biệt được
thái độ, hành vi quan tâm, chăm sóc/không quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
- Phẩm chất: Nhân ái, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Đạo đức; các tranh trong sách học sinh (phóng to); Cháu yêu
bà của Xuân Giao.
2. Học sinh: Sách học sinh, Vở bài tập Đạo đức lớp 1, Kể chuyện Đạo đức lớp 1;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu:Kích hoạt vốn kiến thức, kĩ năng đã có của học
sinh, tạo tâm thế, hứng thú để chuẩn bị bước vào bài học,
tiếp nhận kiến thức và kĩ năng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng hát bài “Cháu yêu bà” - Học sinh cùng hát.
và dẫn dắt học sinh vào bài học “Quan tâm, chăm sóc ông
bà, cha mẹ”.
2. Hoạt động khám phá:
2.1. Hoạt động 1. Xem hình và trả lời câu hỏi
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số biểu hiện của
quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh xem hình và trả lời câu hỏi. - Học sinhxem hình và trả lời các câu
- Giáo viên động viên, khích lệ những ý đúng trong các câu hỏi:Hình 1: Minh lễ phép, khoanh tay
trả lời của học sinh để từ đó dẫn dắt học sinh tiếp cận nội chào mẹ.Hình 2: Mai lễ phép vâng lời
dung chính của bài học: Trong gia đình, các em phải biết ông.Hình 3: Lan đỡ tay giúp ông đi
quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. đứng.Hình 4: Hai bạn tặng hoa và quà
cho mẹ nhân ngày Quốc tế Phụ nữ
8/3.
6
2.2. Hoạt động 2. Thảo luận:
* Mục tiêu: Giúp học sinh thực hiện những lời nói, việc làm
thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ trong gia
đình em.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm, trực
quan, vấn đáp - gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Bạn Thảo có vâng lời bố và lễ phép với bà không?
- Học sinh trả lời:Hình 1: Bố đưa điện
- Giáo viên hướng dẫn học sinh liên kết nội dung 2 hình và thoại cho Thảo và nói Thảo hỏi thăm
chú ý đến bóng nói ở từng hình để xác định câu trả lời. bà ngoại.Hình 2: Thảo nói chuyện với
bà ngoại nhưng bóng nói cho thấy lời
nói của Thảo chưa lễ phép.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo
- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời thêm các câu hỏi
viên.
như: Khi bố đưa điện thoại và nói Thảo hỏi thăm bà, Thảo
có vâng lời bố không?Khi nói chuyện với bà, lời nói của
Thảo có lễ phép không? Vì sao? Nếu em là Thảo, trong tình
huống này, em sẽ nói với bà như thế nào?, v.v.
b) Các bạn đã thể hiện sự hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ
qua những lời nói, việc làm nào?
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận về
việc làm của các bạn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc ông
bà, cha mẹ trong một hình hoặc cho cả lớp phát biểu, thảo
luận về từng việc làm thể hiện trong mỗi hình. - Các nhóm thảo luận, trả lời:Hình 1:
- Sau khi học sinh đã thảo luận về từng việc làm, giáo viên Nhớ và muốn về quê thăm ông
bước đầu có thể đưa ra ý khái quát: Trong gia đình, các em có bà.Hình 2: Nhớ và đang vẽ tranh tặng
thể làm được nhiều việc phù hợp, vừa sức để quan tâm, chăm bố.Hình 3: Địu ngô giúp mẹ.Hình 4:
sóc ông bà, cha mẹ. Gắp thức ăn cho bà.
- Học sinh lắng nghe.
2.3. Hoạt động 3. Chia sẻ :
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết đồng tình với thái độ, hành
vi quan tâm, chăm sóc; không đồng tình với thái độ, hành vi
chưa quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, thuyết trình.
* Cách tiến hành:
a) Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào? Vì
sao?
- Sau khi quan sát tranh, học sinh
- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ ý kiến của mình về đồng tình với việc làm ở các hình 1 và
các hình. 4, không đồng tình với việc làm ở các
hình 2 và 3.
-Hình 1: phải đi bên cạnh ông bà; phải
biết ông bà đã lớn tuổi nên đi chậm…;
Hình 2: phải có thái độ lễ phép với bố;

7
không được nhìn bố với vẻ thách thức,
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận thêm về tình bực tức.
huống ở hình 2 và 3 bằng cách nêu các câu hỏi như:Vì sao - Học sinh trình bày: đưa kính cho ông
em không đồng tình với việc làm của bạn?Em sẽ khuyên đọc báo; đỡ bà lên, xuống cầu thang;
bạn thế nào trong tình huống này?Em sẽ làm gì trong các hỏi thăm khi bố, mẹ đi làm về, v.v.
tình huống đó?, v.v.
b) Kể thêm một số việc làm thể hiện sự hiếu thảo, lễ phép,
vâng lời ông bà, cha mẹ.
- Giáo viên gợi ý, động viên, khuyến khích để học sinh, chủ
yếu xuất phát từ thực tế của gia đình mình, nêu thêm những
biểu hiện phong phú, đa dạng, gần gũi khác.
c) Vì sao phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ?
- Giáo viên gợi ý: vì ông bà đã già; vì bố mẹ đi làm nuôi gia
đình; vì ông bà, cha mẹ dạy bảo em nên người, v.v.
- Giáo viên chốt: Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ chính
là biểu hiện cơ bản của truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ
nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây” của dân tộc Việt
Nam.

8
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 03
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
BÀI 2: I i K k (tiết 3-4, sách học sinh, trang 32-33)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
được vẽ trong tranh có tên gọi chứa i, k(quả bí, bột mì, dì, đi chợ; cái kính, kẹo, kéo, kìm,
kê,…).
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của i, k; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh
vần đồng thanh lớn các tiếng bi, kệ.Viết được các chữ i, kvà các tiếng, từ có i, k(bi,
kệ).Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa
của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được
học có nội dung liên quan với nội dung bài học.Hát được bài đồng dao, nói về bút chì,
bánh mì, kéo.
- Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện
phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ i, k (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh
hoạ kèm theo thẻ từ (bút chì, bánh mì, kéo); tranh chủ đề.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao
đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được
vẽ trong tranh có tên gọi chứa i, k.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhómđôi.
* Cách tiến hành: - Học sinh mở sách học sinh trang 32.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tập thể bài
“Dung dăng dung dẻ”.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên
yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ d, đ; nói câu có từ
d, đ, hoặc câu có tiếng chứa âm d, đ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng
trang của bài học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi - Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ
ngữ có tiếng chứa i, k như: đi chợ, dì, kéo,

9
động, nói từ ngữ có tiếng chứa i, k. kìm, kính/ kiếng, kẹo, kê; bí đỏ, bí xanh/ bí
đao, củ mì,...
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các
tiếng đã tìm được có chứa i, k. Từ đó, học
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau sinh phát hiện ra i, k.
giữa các tiếng đã tìm được (có chứa i, k).
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu
bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
2.Khám phá:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa
âm và chữ của i, k; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần
đồng thanh lớn các tiếng bi, kệ.Viết được các chữ i,
kvà các tiếng, từ có i, k(bi, kệ).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ i:
- Giáo viên gắn thẻ chữ i lên bảng.
- Học sinh quan sát chữ iin thường, in hoa.
- Giáo viên giới thiệu chữ i.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ i.
- Học sinh đọc chữ i.
a.2. Nhận diện âm chữk:
Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ i.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ i:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng cô lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng bí.
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng
bí.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô
- Học sinh phân tích tiếng bí(gồm âm b, âm
hình tiếng bí.
i và thanh sắc).
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ k:
- Học sinh đánh vần: bờ-i-bi-sắc-bí.
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng kệ lên bảng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng kệ.

- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng

10
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô kệ.
hình tiếng kệ.
- Học sinh phân tích tiếng kệ(gồm âm k, âm
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa: ê và thanh nặng).
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khóa bí:
- Học sinh đánh vần: ca-ê-kê-nặng-kệ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ bí.
(Hoặc: cờ-ê-kê-nặng-kệ).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa bí.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa bí.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khóa kệ:
Tiến hành tương tự như từ khóa bí.
- Học sinh quan sát từ bíphát hiện từ khóa
bí và âm i trong từ khóabí.
- Học sinh đánh vần: bờ-i-bi-sắc-bí.
- Học sinh đọc trơn từ khóabí.

Nghỉ giữa tiết


d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con chữ i, bí, k, kệ:
- Viết chữ i:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ i.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và
phân tích cấu tạo nét chữ của chữ i.
- Học sinh viết chữ ivào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của
bạn; sửa lỗi nếu có.
- Viết chữ bí:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ bí(chữ
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ bí.
bđứng trước, chữ iđứng sau, dấu ghi thanh sắc trên chữ
i). - Học sinh viết chữ bívào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
- Viết chữ k, kệ:
bạn; sửa lỗi nếu có.
Tiến hành tương tự như viết chữ i, bí.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ i, bí, k, kệ vào
vở Tập viết.
- Học sinh viết chữ i, bí, k, kệ.
- Giáo viên giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng

11
đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa
các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu
nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản. Nói được
câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội
dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa
các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ - Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng
có tiếng chứa âm chữ i, k. chứa âm chữ i, k (dì, kê, bi ve, ví da).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: dì,
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn
kê, bi ve, ví da.
các từ mở rộng có tiếng chứa i, k.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ
mở rộng: dì, kê, bi ve, ví da.
mở rộng.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ
trước lớp.
ngữ dìhoặc kê, bi ve, ví da.
- Học sinh tìm thêm chữ i, k bằng việc quan
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ i,
sát môi trường chữ viết xung quanh.
kbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: li, ti vi, kéo, kèn,…
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có
tiếng chứa âm i, k.
b. Đánh vần và đọc câu ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu câu ứng dụng: Dì có bí đỏ. - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm - Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học
chữ mới học có trong bài đọc. có trong bài đọc: Dì, bí.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ - Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc
khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. thành tiếng câu ứng dụng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của - Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu ứng
câu ứng dụng:Ai có bí đỏ?Dì có gì? dụng: Dì có bí đỏ.

12
Nghỉ giữa tiết
4. Vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh hát được bài đồng dao, nói về
bút chì, bánh mì, kéo.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh: bút - Học sinh quan sát tranh.
chì, bánh mì, kéo.
- Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo
viênvà phát hiện được nội dung tranh: bút
chì, bánh mì, kéo.

- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động


mở rộng: nói về cái đàn, áo đầm, con diều.

- Giáo viên tổ chức trò chơi “Cái gì đây?”.


- Học sinh tham gia trò chơi trong nhóm, 1
bạn hỏi “Cái gì đây?” và bạn khác trả lời.
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài đồng dao. - Học sinh hát: Kì đà đi chợ đường xa/ Vừa
ra đến cổng gặp bà kì nhông/…
5. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có i, - Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có i, k.
k.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự
học.
-Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (bài l, h).

13
Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toán tiết 1 - tuần 03
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
XẾP HÌNH (sách học sinh, trang 20-21)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Gọi đúng tên và màu sắc các hình trong bộ thực hành toán.
- Dùng các hình trong bộ xếp hình (8 hình: 1 hình vuông và 7 hình tam giác) để
lắp ghép, xếp thành các hình mới.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, mô hình hoá toán học, giao tiếp
toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; mô hình
mẫu có dạng khối hộp chữ nhật (3 hình) và khối lập phương (3 hình) (có màu sắc, chất liệu và
độ lớn khác nhau); ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; 5 khối
lập phương, 5 khối hộp chữ nhật, 2 hộp (sữa, bánh, kẹo,…) có dạng khối hộp chữ nhật và khối
lập phương, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
Giáo viên yêu cầu học sinhlấy bộ xếp hình rồi sắp - Học sinhthực hiện theo yêu cầu của giáo
xếp các hình theo hình dạng (cá nhân, cho thi đua viên.
giữa các tổ).
2.Khám phá:
* Mục tiêu: Giúp học sinh gọi đúng tên và màu sắc
các hình trong bộ thực hành toán; dùng các hình
trong bộ xếp hình (8 hình: 1 hình vuông và 7 hình
tam giác) để lắp ghép, xếp thành các hình mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh nhận biết số lượng - Học sinh nêu: 8 hình gồm 1 hình vuông và
hình trong bộ xếp hình. 7 hình tam giác.
- Giáo viên hướng dẫnhọc sinh gọi tên hình.

14
- Học sinh gọi tên hình: tam giác đỏ, tam
giác cam, vuông lam (xanh dương),...

Nghỉ giữa tiết


3. Thực hành :
Giáo viên lưu ý học sinh, bài 1 chỉ được dùng hình
vuông và 2 tam giác nhỏ.
a. Bài 1: Dùng 1 hình vuông và 2 hình
a. Bài 1.Dùng 1 hình vuông và 2 hình tam giác để
tam giác để xếp các hình sau:
xếp các hình sau:
Bài 1a) (nhóm 4)
Bài 1a) (nhóm 4)
- Học sinh thảo luận, phân việc: mỗi bạn
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận, phân
xếp 1 hình, khi đã xếp xong, mô tả hai hình
việc: mỗi bạn xếp 1 hình, khi đã xếp xong, khuyến
đầu.
khích các em mô tả hai hình đầu.
Ví dụ: Hình chữ nhật được ghép bởi 2 hình
vuông, trong đó 1 hình vuông được ghép
bởi 2 tam giác.Hình tam giác lớn được ghép
từ 1 hình vuông và 2 tam giác nhỏ.
Bài 1b) (nhóm 6)
Bài 1: b) (nhóm 6)
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận biết, các hình
- Học sinh phân việc: mỗi bạn xếp 1 hình.
phải xếp giống như hình chữ nhật và hình tam giác
ở bài 1.
- Giáo viên nhắc các bạn cùng nhóm giúp đỡ nhau.
- Sau khi ghép hình, học sinh phân loại hình
Sau khi ghép hình, học sinh phân loại hình theo
theo hình dạng: nhóm hình chữ nhật - nhóm
hình dạng: nhóm hình chữ nhật – nhóm hình tam
hình tam giác.
giác.
- Học sinh chú ý lắng nghe, vận dụng.
- Giáo viên lưu ý học sinh, các hình chữ nhật giống
nhau, các hình tam giác cũng vậy. Chúng chỉ khác
nhau về vị trí.
Bài 2: (nhóm đôi)
b. Bài 2. Xếp nhà và thiên nga:
- 1 học sinh xếp nhà, 1 học sinh xếp thiên
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân công,1 bạn
nga.Khi đã xếp xong, học sinh tưởng tượng
xếp nhà, 1 bạn xếp thiên nga.Khi đã xếp xong,
và mô tả. Ví dụ: Đầu, đuôi thiên nga đều là
khuyến khích các em tưởng tượng và mô tả.
hình tam giác,…
Tích hợp: Tự nhiên và Xã hội.
Giáo viên cho học sinh xem hình thiên nga và giải
thích: Thiên nga là một loài chim đẹp có “bà con”
với ngỗng nhưng đẹp hơn ngỗng. - Học sinh làm việc.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm việc theo kĩ
thuật “các mảnh ghép”.
- Giáo viên khuyến khích học sinh về nhà xếp nhiều
hình theo mẫu, có thể sáng tạo xếp theo ý mình.
3. Vận dụng:

15
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viênyêu cầuhọc sinhgọi đúng tên và màu sắc - Học sinhthực hiện.
các hình trong bộ thực hành toán.

16
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 1 - tuần 03
GIA ĐÌNH
BÀI 3: NHÀ Ở CỦA EM (tiết 1, sách học sinh, trang 16-17)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nêu được địa chỉ gia đình đang ở, đặc điểm ngôi nhà/căn hộ nơi gia đình đang ở,
các phòng trong ngôi nhà/căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở; nêu được sự cần
thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
-Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình; tham gia các công
việc gia đình vừa sức với bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; các tranh trong bài 3 sách học sinh (phóng
to), một số mảnh bìa ngôi nhà đã cắt rời; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; ảnh chụp hoặc tranh vẽ ngôi nhà của mình;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi để học sinh nói
lên tình cảm của bản thân đối với ngôi nhà của mình, từ
đó dẫn dắt vào bài mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chơi trò “Ai nhanh - Học sinh chia thành nhóm 4 và tham gia
tay”. trò chơi.
- Giáo viên nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học.
2. Khám phá:
2.1. Hoạt động 1. Đặc điểm ngôi nhà và các phòng
trong nhà:
* Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đặc điểm của ngôi
nhà và các phòng trong nhà.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm
thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giới thiệu tranh, dẫn dắt học sinh: Bạn An - Học sinh quan sát các tranh và trả lời câu
đang giới thiệu về ngôi nhà của mình. hỏi “Nhà của An ở đâu? Trong nhà An có
những phòng nào?”.

17
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ câu trả lời - Học sinh chia sẻ câu trả lời trước lớp:
Địa chỉ nhà của bạn An là số 18 đường Tô
trước lớp.
Hiệu. Nhà An nằm ngay mặt tiền của
đường, xung quanh có nhiều nhà cao tầng.
Nhà của bạn An có hai tầng, bao gồm:
phòng khách, phòng bếp, hai phòng ngủ
và nhà vệ sinh.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.

- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận.
2.2. Hoạt động 2. Đặc điểm xung quanh nhà ở :
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu một số đặc điểm xung
quanh các ngôi nhà ở vùng thôn quê và miền núi.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, gợi mở.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các tranh 1, 2, - Học sinh tạo thành các nhóm đôi, quan
thảo luận về yêu cầu “Nêu đặc điểm xung quanh của sát các tranh và thảo luận.
những ngôi nhà dưới đây.”.
- Học sinh chia sẻ ý kiến trước lớp: Xung
- Giáo viên tổ chức cho học sinh chia sẻ ý kiến trước quanh nhà ở thôn quê có nhiều cây cối, có
lớp. đống rơm, hồ sen, có lũy tre xanh mát, có
đồng ruộng xanh rì, xa xa có những ngọn
núi. Quang cảnh thật đẹp và thanh bình.
Nhà ở miền núi: xung quanh có nhiều
ngọn núi, có những thảm cỏ và cây xanh
- Giáo viên khai thác thêm cho học sinh biết những đặc
bát ngát.
điểm khác nhau giữa nhà ở thành thị, nhà ở nông thôn
và nhà ở miền núi. - Học sinh trao đổi và nhận xét.
- Giáo viên và học sinh cùng trao đổi, nhận xét và rút ra
kết luận: Mỗi nhà có đặc điểm xung quanh khác nhau.
3. Thực hành:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được địa chỉ nơi ở của
gia đình, đặc điểm ngôi nhà, các phòng trong nhà và
một số đặc điểm xung quanh nơi ở.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: vấn đáp, gợi mở.
* Cách tiến hành:
a) Bước 1: Nói địa chỉ nhà.
- Giáo viên nêu câu hỏi: Em có biết địa chỉ của nhà
- Học sinh thi đua nói địa chỉ nhà ở của
mình không? và tổ chức cho học sinh thi đua nói địa chỉ
mình.
nhà ở của mình.

18
b) Bước 2: Kể về ngôi nhà của mình.
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo nhóm đôi về
ngôi nhà của mình theo một số câu hỏi gợi ý: Nhà của
bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn có những gì?... - Học sinh chia sẻ theo nhóm đôi về ngôi
nhà của mình theo một số câu hỏi gợi ý:
- Giáo viên kết hợp giáo dục học sinh yêu quý ngôi nhà
Nhà của bạn ở đâu? Xung quanh nhà bạn
của mình.
có những gì?... Học sinh chuẩn bị sẵn hình
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết luận. ảnh ngôi nhà và các phòng để kể.
- Học sinh lắng nghe, cùng nhận xét với
giáo viên và rút ra kết luận: Nhà là nơi em
ở.
3. Vận dụng:
- Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bức tranh về nơi ở - Học sinh về nhà
của gia đình mình, tranh mô tả rõ các phòng trong ngôi
thực hiện theo
nhà và đặc điểm xung quanh nơi ở.
hướng dẫn của giáo viên.

19
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 tuần 03
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
BÀI 3: L l H h (tiết 5-6, sách học sinh, trang 34-35)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Quan sát tranh khởi động, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái
được vẽ trong tranh có tên gọi chứa l, h(thanh long, lê, lựu, lan, huệ, hoa hồng, hẹ, cá he,
cá hố,…).
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của l, h; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh
vần đồng thanh lớn các tiếng lá, hẹ.Viết được các chữ l, hvà các tiếng, từ có l, h(lá,
hẹ).Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu nghĩa
của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được
học có nội dung liên quan với nội dung bài học.Nói, hát tạo ra các âm thanh có l, h.
- Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện
phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ l, h (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh minh
hoạ kèm theo thẻ từ (thanh long, lê, lựu, lan, huệ, hoa hồng, hẹ, cá he, cá hố,…); tranh
chủ đề.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao
đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được
vẽ trong tranh có tên gọi chứa l, h.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát tập thể bài đồng
dao “Kì đà đi chợ đường xa …”. - Học sinh mở sách học sinh trang 34.
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Nhanh như chớp”. Giáo
viên yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ hoặc câu có
tiếng chứa âm i, k.

20
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng
trang của bài học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi - Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ
động, nói từ ngữ có tiếng chứa l, h. ngữ có tiếng chứa l, h như: thanh long, lê,
lựu, lan, huệ, hoa hồng, …
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau
tiếng đã tìm được có chứa l, h. Từ đó, học
giữa các tiếng đã tìm được (có chứa l, h).
sinh phát hiện ra l, h.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng. bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
2. Khám phá:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa
âm và chữ của v; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh vần
đồng thanh lớn tiếng vở.Viết được chữ v, số 8và
tiếng, từ có v(vở).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm chữ l:
- Giáo viên gắn thẻ chữ l lên bảng.
- Học sinh quan sát chữ lin thường, in hoa.
- Giáo viên giới thiệu chữ l.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ l. - Học sinh đọc chữ l.
a.2. Nhận diện âm chữ h:
Tiến hành tương tự như nhận diện âm chữ l.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ l:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng lá lên bảng. - Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng
lá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng lá.
- Học sinh phân tích tiếng lá(gồm âm l, âm
avà thanh sắc).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô
- Học sinh đánh vần: lờ-a-la-sắc-lá.

21
hình tiếng lá.
b.2. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ h:
Tiến hành tương tự như âm chữ l.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoá lá:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ lá.
- Học sinh quan sát từ lá phát hiện từ khóa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa lá. lá và âm l trong từ khóalá.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa lá. - Học sinh đánh vần: lờ-a-la-sắc-lá.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoá hẹ: - Học sinh đọc trơn từ khóalá.
Tiến hành tương tự như từ khóa lá.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con chữ l, lá, h, hẹ:
- Viết chữ l:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ l.
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và
phân tích cấu tạo nét chữ của chữ l.
- Học sinh viết chữ lvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của
bạn; sửa lỗi nếu có.
- Viết chữ lá:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ lá(chữ
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ lá.
lđứng trước, chữ ađứng sau, dấu ghi thanh sắc trên
chữ a). - Học sinh viết chữ lávào bảng con.
- Viết chữ h, hẹ:
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
Tiến hành tương tự như viết l, lá.
bạn; sửa lỗi nếu có.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ l, lá, h, hẹ vào
vở Tập viết. - Học sinh viết chữ l, lá, h, hẹ.
- Giáo viên giúp đỡ HSCHT. - Học sinh nhận xét bài viết của mình và
bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng
đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.

TIẾT 2

22
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa
các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu
nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản. Nói được
câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội
dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa
các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ - Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng
có tiếng chứa l, h. chứa l, h(lọ, lê, hồ, le le).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: lọ,
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn
lê, hồ, le le.
các từ mở rộng có tiếng chứa l, h.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ
mở rộng:lọ, lê, hồ, le le.
mở rộng.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ
trước lớp.
ngữ lọhoặc lê, hồ, le le.
- Học sinh tìm thêm chữ l, h bằng việc quan
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ l,
sát môi trường chữ viết xung quanh.
hbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
- Học sinh nêu, ví dụ: lu, làng, hoa, hàng,…
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có
tiếng chứa âm l, h.
b. Đánh vần và đọc câu ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu: Dì có hẹ và lê. - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm - Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học
chữ mới học có trong bài đọc. có trong câu ứng dụng: hẹ, lê.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ - Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc
khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. thành tiếng câu ứng dụng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của - Học sinh trả lờivà hiểu được nghĩa của
câu ứng dụng:Dì có gì? Hẹ và lê của ai? câu ứng dụng: Dì có hẹ và lê.

Nghỉ giữa tiết

23
4. Vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh biết nói/ hát, tạo ra các âm
thanh có l, h.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. - Học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên đặt câu hỏi để gợi ý nội dung tranh. - Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo
viênvà phát hiện được nội dung tranh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở
rộng: nói/ hát, tạo ra các âm thanh có l, h.
- Học sinh nói, hát trong nhóm, trước lớp
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nói, hát trong nhóm, (kết hợp động tác múa): la là lá la, ha hà há
trước lớp. ha/ li lì lí li; hi hì hí hi/ lơ lờ lớ lơ; hơ hờ hớ
hơ,…
5. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có l, - Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có l, h.
h.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự
học.

Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (bài ch,
kh).

24
Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toán tiết 2 - tuần 03
LÀM QUEN VỚI MỘT SỐ HÌNH
THỰC HÀNH VÀ TRẢI NGHIỆM: VUI TRUNG THU (sách học sinh, trang 22)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Ôn kiến thức về định hướng không gian; gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học.
-Thực hành các hoạt động liên quan đến định hướng không gian. Thực hành nhận
dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã học.
- Năng lực chú trọng: Mô hình hoá toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; lồng đèn
hình khối, đầu lân, các thẻ có vẽ các hình giao cho các nhóm (trong mục 2) để ôn hình khối và
hình phẳng; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì, bảng con; lồng
đèn, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đưa từng lồng đèn, yêu cầu học sinh mô - Học sinh mô tả hình dạng của lồng đèn.
tả hình dạng của lồng đèn.
- Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “mặt” của lồng đèn.
Ví dụ: Giáo viên đưa lồng đèn màu xanh lá cây. - Học sinh mô tả: lồng đèn màu xanh lá cây
hình khối lập phương có các mặt là hình
vuông.
- Giáo viên đưa lồng đèn xếp màu đỏ. - Học sinh mô tả: lồng đèn có 2 mặt là hình
tròn.
- Giáo viên thực hiện tương tự với lồng đèn màu - Học sinh mô tả tương tự với lồng đèn màu
hồng và ngôi sao. hồng và ngôi sao.
2. Thực hành::
* Mục tiêu:Giúp học sinh thực hành các hoạt động
liên quan đến định hướng không gian. Thực hành
nhận dạng và gọi tên các hình khối, hình phẳng đã
học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

25
* Cách tiến hành:
2.1. Ôn tập vị trí: trước - sau, ở giữa:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Cô bảo”. - Học sinh nghe giáo viên hướng dẫn luật
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: nêu yêu cầu tổ chơi.
nào, học sinh tổ đó thực hiện. Ví dụ:
+ Giáo viên: Cô bảo, cô bảo! + Học sinh: Bảo gì? Bảo gì?
+ Giáo viên: Cô bảo bạn A đứng trước, bạn C đứng + Học sinh đứng theo vị trí.
sau, bạn B đứng giữa.
- Tiếp theo, giáo viên yêu cầu các bạn trong tổ làm
+ Học sinh làm theo hiệu lệnh: “Bên trái,
theo hiệu lệnh: “Bên trái, quay”, “Bên phải, quay”.
quay”, “Bên phải, quay”.
- Tổ làm nhanh và đúng được cả lớp nhận xét, hoan
- Lần lượt các tổ còn lại thực hiện.
nghênh.
- Giáo viên tiếp tục nêu yêu cầu cho học sinh thực
hiện nhiều lần rồi sơ kết tính điểm thi đua cho tổ. - Học sinh thực hiện nhiều lần rồi sơ kết
tính điểm thi đua cho tổ

Nghỉ giữa tiết


2.2. Ôn các hình khối và hình phẳng đã học:
- Cả lớp chơi thi đua theo tổ, tổ nào thực
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Ai tinh mắt thế?”. hiện nhanh và đúng thì thắng cuộc.
Có thể cho cả lớp chơi thi đua theo tổ. \ - Mỗi tổ cử 1 học sinh bốc thăm thẻ yêu cầu
- Giáo viên hướng dẫn luật chơi: cho mỗi tổ cử 1 rồi cả tổ thảo luận để chọn đèn và chọn ra 3
bạn bốc thăm thẻ yêu cầu rồi cả tổ thảo luận để bạn thực hiện yêu cầu của thẻ.
chọn đèn và chọn ra 3 bạn thực hiện yêu cầu của - Tổ nào thảo luận xong trước được thực
thẻ. hiện trước.
- Ví dụ: Tổ 2 nhận được thẻ vẽ hình: - Học sinh thực hiện trò chơi.
(nghĩa là 1 bạn cầm đèn có hình tam giác, 1 bạn
cầm đèn có hình tròn, 1 bạn cầm đèn có hình
vuông). Sau khi thảo luận, các em chọn ra 3 bạn để
thực hiện yêu cầu. Sau khi chọn đèn xong, 3 bạn - Cả lớp nhận xét, hoan nghênh.
xếp hàng trước lớp. Tổ trưởng nói yêu cầu tổ nhận
được.
- Giáo viên yêu cầu cả lớp nhận xét, hoan nghênh.
2.3. Vui chơi “Rước đèn”:
- Lớp trưởng đội đầu lân đi trước, học sinh
- Giáo viên hướng dẫn cách di chuyển rước đèn. các tổ cầm đèn và di chuyển theo lớp
trưởng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đi theo thứ tự: đầu - Học sinh đi theo thứ tự: đầu lân - tổ 1 - tổ
lân - tổ 1 - tổ 2 - …. di chuyển xung quanh lớp học 2 -tổ 3 - …. di chuyển xung quanh lớp học
hoặc ra hành lang hay ngoài sân trường. hoặc ra hành lang hay ngoài sân trường.
- Giáo viên cho học sinh rước đèn, vừa đi vừa hát - Học sinh rước đèn, vừa đi vừa hát bài
bài “Rước đèn tháng tám”. Em nào không cầm “Rước đèn tháng tám”. Bạn nào không cầm
đènthì vừa đi vừa hát và vỗ tay theo bài hát. đènthì vừa đi vừa hát và vỗ tay theo bài hát.
3. Vận dụng:

26
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viênyêu cầuhọc sinhnêu các hoạt động liên - Học sinh thực hiện.
quan đến định hướng không gian, gọi tên các hình
khối, hình phẳng đã học.

27
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 Tuần 03
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
BÀI 4: ch kh (tiết 7-8, sách học sinh, trang 36-37)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Quan sát tranh, trao đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ
trong tranh có tên gọi chứa ch, kh (khung ảnh, khăn, chổi, chậu, thú nhồi bông, chim,
chó, khỉ, chanh, chuối, khế,…).
- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của ch, kh; nhận diện cấu tạo tiếng,
đánh vần đồng thanh lớn các tiếng chợ, khế. Viết được các chữ ch, khvà các tiếng, từ có
ch, kh(chợ, khế).Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng
và hiểu nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản. Nói được câu có từ ngữ chứa tiếng có
âm chữ được học có nội dung liên quan với nội dung bài học. Nói câu có cuộn chỉ, cái
chổi, khuôn bánh.
- Năng lực: Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.
- Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết; rèn luyện
phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ chữ ch, kh (in thường, in hoa, viết thường); một số tranh ảnh
minh hoạ kèm theo thẻ từ (khung ảnh, khăn, chổi, chậu, thú nhồi bông, chim, chó, khỉ,
chanh, chuối, khế,…); tranh chủ đề.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TIẾT 1
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Khởi động:
* Mục tiêu: Học sinh quan sát tranh khởi động, trao
đổi với bạn về các sự vật, hoạt động, trạng thái được
vẽ trong tranh có tên gọi chứa ch, kh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Truyền điện”. Giáo viên - Học sinh mở sách học sinh trang 36.
yêu cầu học sinh nói, viết, đọc chữ hoặc câu có tiếng
chứa âm l, h.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng
trang của bài học.

28
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh khởi - Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ
động, nói từ ngữ có tiếng chứa ch, kh. ngữ có tiếng chứa ch, khnhư: khung ảnh,
khăn, chổi, chậu, thú nhồi bông: chim, chó,
khỉ, chanh, chuối, khế, …
- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm điểm giống nhau tiếng đã tìm được có chứa ch, kh. Từ đó,
giữa các tiếng đã tìm được (có chứa ch, kh). học sinh phát hiện ra ch, kh.
- Học sinh lắng nghe giáo viên giới thiệu
bài, mục tiêu và quan sát chữ ghi tên bài.
- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết bảng.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
2. khám phá:
* Mục tiêu: Học sinh nhận diện sự tương hợp giữa
âm và chữ của ch, kh; nhận diện cấu tạo tiếng, đánh
vần đồng thanh lớn các tiếng chợ, khế. Viết được các
chữ ch, khvà các tiếng, từ có ch, kh(chợ, khế).
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Nhận diện âm chữ mới:
a.1. Nhận diện âm và chữ ch:
- Giáo viên gắn thẻ chữ ch lên bảng.
- Học sinh quan sát chữ ch.
- Giáo viên giới thiệu chữ ch.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc chữ ch. - Học sinh đọc chữ ch.
a.2. Nhận diện âm và chữ kh:
Tiến hành tương tự như với âm và chữ ch.
b. Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng:
b.1.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ ch:
- Giáo viên gắn mô hình đánh vần tiếng chợ lên
- Học sinh quan sát mô hình đánh vần tiếng
bảng.
chợ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích tiếng chợ.
- Học sinh phân tích tiếng chợ (gồm âm ch,
âm ơvà thanh nặng).
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần theo mô - Học sinh đánh vần: chờ-ơ-chơ-nặng-chợ.
hình tiếng chợ.
b.2.Nhận diện và đánh vần mô hình tiếng có âm chữ kh:

29
Tiến hành tương tự như với âm chữ ch.
c. Đánh vần tiếng khóa, đọc trơn từ khóa:
c.1. Đánh vần và đọc trơn từ khoáchợ:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh từ
chợ.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần tiếng khóa chợ. - Học sinh quan sát từ chợ phát hiện từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc trơn từ khóa khóa chợ và âm ch trong tiếngchợ.
chợ. - Học sinh đánh vần: chờ-ơ-chơ-nặng-chợ.
c.2. Đánh vần và đọc trơn từ khoákhế: - Học sinh đọc trơn từ khóachợ.
Thực hiện tương tự như từ khóa chợ.
Nghỉ giữa tiết
d. Tập viết:
d.1. Viết vào bảng con chữ ch, chợ, kh, khế:
- Viết chữ ch:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo nét chữ của chữ
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết và
ch.
phân tích cấu tạo nét chữ của chữ ch.
- Học sinh viết chữ chvào bảng con.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình, của
bạn; sửa lỗi nếu có.
- Viết chữ chợ:
Giáo viên viết và phân tích cấu tạo của chữ chợ(chữ
- Học sinh quan sát cách giáo viên viết chữ
chđứng trước, chữ ơđứng sau, dấu ghi thanh
chợ.
nặngdưới chữ ơ).
- Học sinh viết chữ chợvào bảng con.
- Viết chữ kh, khế:
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
Tiến hành tương tự như viết chữ ch và chữ chợ.
bạn; sửa lỗi nếu có.
d.2. Viết vào vở tập viết:
- Giáo viên yêu cầu học sinh viết chữ ch, chợ, kh,
khế vào vở Tập viết.
- Giáo viên giúp đỡ HSCHT.
- Học sinh viết chữ ch, chợ, kh, khế.
- Học sinh nhận xét bài viết của mình và
bạn; sửa lỗi nếu có, tự chọn biểu tượng
đánh giá phù hợp với kết quả bài của mình.
TIẾT 2

30
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Luyện tập thực hành:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa
các từ mở rộng; đọc được câu ứng dụng và hiểu
nghĩa của câu ứng dụng mức độ đơn giản.Nói được
câu có từ ngữ chứa tiếng có âm chữ được học có nội
dung liên quan với nội dung bài học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Đánh vần, đọc trơn các từ mở rộng, hiểu nghĩa
các từ mở rộng:
- Giáo viên treo các tranh, hướng dẫn học sinh tìm từ - Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng
có tiếng chứa ch, kh. chứa ch, kh(chả, kho, khô, chà là).
- Học sinhđánh vần và đọc trơn các từ: chả,
- Giáo viênhướng dẫn học sinh đánh vần và đọc trơn
kho, khô, chà là.
các từ mở rộng có tiếng chứa ch, kh.
- Học sinh thảo luận, tìm nghĩa của các từ
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm nghĩa của các từ
mở rộng:chả, kho, khô, chà là.
mở rộng.
- Học sinh nói trong nhóm, vài học sinh nói
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói câu có chứa từ
trước lớp.
ngữ chảhoặc kho, khô, chà là.
- Học sinh tìm thêm chữ ch, kh bằng việc
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm chữ ch,
quan sát môi trường chữ viết xung quanh.
khbằng việc quan sát môi trường chữ viết xung
quanh. - Học sinh nêu, ví dụ: chuối, khoai,…

- Giáo viên hướng dẫn học sinh nêu một số từ ngữ có


tiếng chứa ch, kh.
b. Đánh vần và đọc câu ứng dụng:
- Giáo viên đọc mẫu: Bà cho bé khế và chà là. - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm tiếng chứa âm - Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học
chữ mới học có trong bài đọc. có trong bài đọc: khế, chà.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần một số từ - Học sinh đánh vần một số từ khó và đọc
khó và đọc thành tiếng câu ứng dụng. thành tiếng câu ứng dụng.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nghĩa của - Học sinh tìm hiểu nghĩa của câu ứng
câu ứng dụng:Bà cho ai khế và chà là?Bà cho bé gì? dụng: Bà cho bé khế và chà là.

31
Nghỉ giữa tiết
4. Vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh biết nói về câu có cuộn chỉ, cái
chổi, khuôn bánh.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh. - Học sinh quan sát tranh.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói nội dung tranh. - Học sinh phát hiện được nội dung tranh:
cuộn chỉ, cái chổi, khuôn bánh.
- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động
- Giáo viên yêu cầu học sinhxác định yêu cầu của
mở rộng: nói câu có cuộn chỉ, cái chổi,
hoạt động mở rộng.
khuôn bánh.
- Học sinh nói về cuộn chỉ, cái chổi, khuôn
- Giáo viên tổ chức cho học sinh nóitrong nhóm, bánh, …
trước lớp dưới dạng hỏi đáp theo các nội dung như:
cái gì, thế nào, làm gì?

5. Hoạt động nối tiếp:


- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ có v.
- Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có ch, kh.
- Học sinh nắm lại nội dung bài ở giờ tự
học.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (Thực
hành)

32
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 Tuần 03
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
THỰC HÀNH (tiết 9 – Ngoài sách học sinh)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Ôn kiến thức về các âm chữ chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh.
- Kể đúng, đọc đúng các âm chữ chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh. Nhận diện đúng âm, vần
được học trong tiếng, từ. Đánh vần đúng các tiếng có d, đ, i, k, l, h, ch, kh; đọc thành
tiếng bài đọc; đọc hiểu mức đơn giản. Bước đầu nhận diện được quy tắc chính tả c/ k.
- Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết (chữ); rèn
luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Một số thẻ từ, câu; bảng phụ ghi các từ ngữ, câu cần thực hành.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, vở Bài tập Tiếng Việt tập 1; viết chì,
bảng con, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội
dung bài đọc:
* Mục tiêu: Học sinh kể đúng, đọc đúng các âm chữ
chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh. Nhận diện đúng âm, vần được
học trong tiếng, từ. Đánh vần đúng các tiếng có d, đ, i,
k, l, h, ch, kh; đọc thành tiếng bài đọc; đọc hiểu mức
đơn giản.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Con cá, con kiến ăn
gì?”. Giáo viên dùng hình vẽ con cá, ghép với các
chiếc lá có các chữ ô, o, a; hình vẽ con kiến, ghép với
các chiếc lá có các chữ i, ê, e.; học sinh tham gia trò
chơi “Nhóm nào cho cá và kiến ăn nhanh nhất?”.
a. Luyện tập đánh vần, đọc trơn từ ngữ:
- Giáo viên đọc các câu: Dì và bé đi chợ. Chợ có hẹ, - Học sinh lắng nghe giáo viên đọc.
khế, lê.
- Học sinh tìm các tiếng có âm chữ mới
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm các tiếng có âm chữ học: Dì, đi, chợ, hẹ, khế, lê.

33
mới học có trong câu Dì và bé đi chợ. Chợ có hẹ, khế, - Học sinh đánh vần các tiếng Dì, đi, chợ,
lê. hẹ, khế, lê.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần các tiếng đó - Học sinh đọc trơn tiếng, từ chứa vần mới
theo các mức độ phát triển kĩ năng đánh vần. được học trong tuần.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn tiếng, từ chứa
- Học sinh lắng nghe giáo viên đọc mẫu.
vần mới được học trong tuần.
b. Luyện tập đọc câu/ đoạn/ văn bản:
- Giáo viên đọc mẫu các câu: Dì và bé đi chợ. Chợ có
- Học sinh đọc thành tiếng câu: Dì và bé đi
hẹ, khế, lê.
chợ. Chợ có hẹ, khế, lê.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thành tiếng câu,
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
đoạn: Dì và bé đi chợ. Chợ có hẹ, khế, lê.
- Học sinh hiểu được nghĩa của câuDì và bé
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của câu Dì
đi chợ. Chợ có hẹ, khế, lê.
và bé đi chợ. Chợ có hẹ, khế, lê. bằng các câu hỏi gợi
mở:
+ Bé đi chợ với ai?
+ Chợ ở đâu? - Học sinh thực hiện bài tập nối vế câu.
+ Nêu tên hai loại trái cây được bài đọc nhắc đến? - Học sinh nhận xét, đánh giá bài làm của
mình, của bạn.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập nối vế câu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá bài
làm của mình, của bạn.
Nghỉ giữa tiết

2. Luyện tập thực hành các âm chữ mới:


* Mục tiêu: Học sinh thực hiện được các bài tập
trong vở bài tập; phân biệt được c/ k.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các kí hiệu - Học sinh quan sát các kí hiệu dùng trong
dùng trong vở bài tập. vở bài tập: kí hiệu nối, chọn, điền…
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện bài tập: Nối - Học sinh thực hiện bài tập trong vở bài
sơ đồ, nối chữ, chọn từ đúng, điền phụ âm đầu,… tập.
trong vở bài tập.
- Giáo viên dùng hình vẽ để hướng dẫn học sinh phân
biệt c/ k: trước i, ê, e, các con viết chữ k. - Học sinh quan sát hình vẽ kèm theo và
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá bài làm bài tập phân biệt c/ k.

34
làm của mình, của bạn. - Học sinh nhận xét, đánh giá bài làm của
mình, của bạn; tự chọn biểu tượng đánh giá
phù hợp với kết quả.
3. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện lại tiếng, từ - Học sinh nhận diện lại tiếng, từ có âm chữ
có âm chữ đã học. mà học sinh thường mắc lỗi khi đọc viết.

Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh chuẩn bị cho bài mới (Bài Ôn
tập và kể chuyện).

35
Kế hoạch dạy học lớp 1 môn Toán tiết 3 - tuần 03
CÁC SỐ ĐẾN 10
CÁC SỐ 1, 2, 3 (sách học sinh, trang 24-25)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nắm được kiến thức về các số trong phạm vi 3.
- Đếm, lập số, đọc, viết các số trong phạm vi 3. Làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số.Nhận biết được thứ tự dãy số từ 1 đến 3.Làm quen với tách số và nói
được cấu tạo của số trong phạm vi 3.
- Năng lực chú trọng: Tư duy và lập luận toán học, giao tiếp toán học.
- Phẩm chất: Nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Toán lớp 1; bộ thiết bị dạy toán; bảng phụ, bảng nhóm; 3 khối
lập phương. 2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bộ thiết bị học toán; viết chì,…; 3
khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động :
* Mục tiêu: Tạo không khí lớp học vui tươi, sinh
động kết hợp kiểm tra kiến thức cũ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên cho học sinh hát: “Thi nhau đi bộ” (hát - Học sinh hát: “Thi nhau đi bộ”.
đến “3 cây số mỏi chân rồi” thì dừng lại).
- Học sinh đếm từ 1 đến 3.
- Giáo viên cho cả lớp đếm từ 1 đến 3.
2. Khám phá:
* Mục tiêu:Giúp học sinh đếm, lập số, đọc, viết các
số trong phạm vi 3.Làm quen với việc sử dụng ngón
tay để đếm và lập số.Nhận biết được thứ tự dãy số
từ 1 đến 3.Làm quen với tách số và nói được cấu
tạo của số trong phạm vi 3.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.

36
* Cách tiến hành:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đếm, lập số từ 1
đến 3 theo mẫu.
- Học sinh (nhóm đôi) đếm, lập số từ 1 đến
Ví dụ: 3 theo mẫu.

Một, hai, ba Một, hai, ba

Có ba miếng dưa Có ba chấm tròn


- Giáo viên: Có ba miếng dưa, có ba chấm tròn, ta
có số ba, hướng dẫn học sinh viết số 3 vào bảng
con. - Học sinh viết số 3 vào bảng con.
- Giáo viên khuyến khích nhiều nhóm nói trước lớp. …
- Giáo viên giới thiệu chữ số: Để viết các số: một, - Nhiều nhóm nói trước lớp.
hai, ba ta dùng các chữ số 1, 2, 3. - Học sinh đọc số.
- Giáo viên đọc số.
- Học sinh viết bảng con.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc xuôi, đọc - Học sinh đọc xuôi, đọc ngược dãy số vừa
ngược dãy số vừa viết. viết.

Nghỉ giữa tiết

3.. Thực hành Đếm - Lập số - Đọc số - Viết số:


- Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng ngón tay để - Học sinh sử dụng ngón tay để đếm, lập số.
đếm, lập số.
- Giáo viên vỗ tay lần lượt từ 1 tới 3 cái. - Học sinh bật ngón tay lần lượt từ 1 tới 3 ngón

37
vừa đưa ngón tay vừa đếm: một, hai,…
- Giáo viên vỗ tay lần lượt từ 3 tới 1 cái. - Học sinh đưa ngón tay lần lượt từ 3 tới 1 ngón
vừa đưa ngón tay vừa đếm: ba, hai, một.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành Đếm - Lập số - Học sinh (nhóm 4) thực hành Đếm - Lập số -
- Đọc số - Viết số. Đọc số - Viết số: Bạn điều khiển vỗ tay 2 cái:Hai
bạn trong nhóm đưa ngón tay, bạn còn lại viết
số ra bảng con.
- Lưu ý, vai trò điều khiển có thể là viết số, đưa
ngón tay, bạn điều khiển được thay thế luân
phiên.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hực hành.

- Học sinh thực hành.


4. Vâ:

- Giáo viên nói tách trên đồ vật rồi khái quát hoá
bằng ngôn ngữ.
- Học sinh làm theo.
+ Tách 2: Giáo viên làm mẫu, làm rõ hai thao tác:
Tách – Nói.
- Mỗi học sinh để 3 khối lập phương trên
+ Tách 3: Giáo viên ra hiệu lệnh.
bàn. Học sinh tách 3 khối lập phương thành
hai phần bất kì, học sinh nói các kết quả
tách (cấu tạo của 3).

- Học sinh nói:2 gồm 1 và 1; 3 gồm 2 và 1;


- Giáo viên hướng dẫn học sinh nói thành thạo cấu
3 gồm 1 và 2.
tạo của 2 và 3.
4. Vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức
trọng tâm mới học.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: ôn tập, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viênyêu cầuhọc sinhtìm các đồ vật xung - Học sinh tìm các đồ vật xung quanh em có
quanh em có số lượng từ 1 đến 3. số lượng từ 1 đến 3.
5. Vui học:
* Mục tiêu: Giúp học sinh làm quen cách xác định
“toạ độ” trong bảng vuông 3 × 3.

38
* Phương pháp, hình thức tổ chức: trò chơi.
* Cách tiến hành:
Tích hợp: thức ăn yêu thích của mỗi con vật.

- Giáo viên dùng hình thức vui: “Cô hỏi” để học - Học sinh làm quen cách xác định “toạ độ”
sinh trả lời về thức ăn yêu thích của mèo, voi, thỏ trong bảng vuông 3 × 3.
được giấu trong hộp.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngón trỏ trái
- Học sinh (nhóm đôi) tiếp tục với các con
đặt vào hình các con vật, ngón trỏ phải đặt vào hình
vật còn lại rồi thông báo kết quả.
thức ăn yêu thích của con vật đó. Sau đó, kéo
rêngón tay trái từ trái sang phải, ngón tay phải từ
trên xuống dưới, sao cho 2 ngón tay gặp nhau tại 1
ô hình, rồi gọi tên hình có trong ô đó.Ví dụ: tay trái
chỉ mèo, tay phải chỉ cá. Kéo rê 2 ngón tay, sao cho
chúng gặp nhau tại ô khối lập phương màu xanh, rồi
học sinh đọc tên “Khối lập phương màu xanh”.

6. Đất nước em:

* Mục tiêu:Giới thiệu, mở rộng kiến thức cho học


sinh về Chùa Một Cột ở Hà Nội.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Vấn đáp, trực
quan, đàm thoại.
* Cách tiến hành:
- Chùa Một Cột, giáo viên hỏi:Chùa Một Cột ở đâu? - Học sinh trả lời: Thủ đô Hà Nội.
- Học sinh trả lời: chỉ có 1 cái cột.
Tại sao lại có tên như thế?
- Giáo viên giúp học sinh tìm vị trí Hà Nội trên bản
đồ (sách học sinh trang 157).

7. Hoạt động nối tiếp:

- Giáo viên yêu cầu học sinhkể tên các bộ phận trên - Học sinhkể tên các bộ phận trên khuôn
khuôn mặt em và cho biết bộ phận có mấy cái? Ví mặt em và cho biết bộ phận có mấy cái? Ví

39
dụ: 2 mắt, 1 miệng,…Kể 3 điều tốt bạn làm cho em, dụ: 2 mắt, 1 miệng,…Kể 3 điều tốt bạn làm
3 việc em giúp cha mẹ. cho em, 3 việc em giúp cha mẹ.

40
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 Tuần 03
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
BÀI 5: Ôn tập (tiết 10-11, sách học sinh, trang 38-39)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Củng cố được các âm chữd, đ, i, k, l, h, ch, kh.
- Kể đúng, đọc đúng các âm chữ chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh; nhận diện các âm chữ
đó trong bài đọc. Sử dụng được các âm chữ đã học trong tuần để tạo tiếng mới.Đánh vần
các từ ngữ chứa âm chữ trong tuần và đọc bài đọc.Thực hiện đúng các bài tập chính
tả.Viết đúng cụm từ ứng dụng đi chợ.
- Năng lực: Phát triển năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm;
phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo qua việc thực hiện các bài tập.
- Phẩm chất: Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết (chữ); rèn
luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung kiểm tra, đánh giá.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Thẻ các chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh.Một số tranh ảnh, mô hình hoặc vật
dùng minh hoạ kèm theo thẻ từ.Bảng phụ dùng ghi các nội dung cần rèn đọc.
2. Học sinh: Sách học sinh, vở Tập viết, viết chì, bảng con, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ôn tập các âm chữ được học trong tuần:
* Mục tiêu: Học sinh kể đúng, đọc đúng các âm chữ
chữ d, đ, i, k, l, h, ch, kh; nhận diện các âm chữ đó
trong bài đọc. Sử dụng được các âm chữ đã học trong
tuần để tạo tiếng mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi “Nào, mình cùng chơi!”.
Quản tròyêu cầu các bạnđọc, viết âm chữ được học ở
bài 4; đọc từ, câu ứng dụng ở bài 4. - Học sinh mở sách học sinh trang 38.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh mở sách, tìm đúng
trang của bài học.
- Giáo viên giới thiệu bài Ôn tập và viết bảng. - Học sinh lắng nghe.
- Giáo viên nêu mục tiêu của bài học.
- Học sinh lắng nghe mục tiêu của bài học.

41
- Giáo viên tổ chức dưới dạng trò chơi học tập, dán - Học sinh cả lớp tham gia trò chơi, lần lượt
thẻ từ trên bảngyêu cầu học sinh đọc các âm chữvừa mỗi em đọc: d, đ, i, k, l, h, ch, kh.
học trong tuần.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm một số từ ngữ có - Học sinh tìm một số từ ngữ có tiếng chứa
tiếng chứa d, đ, i, k, l, h, ch, khvừa học trong tuần và d, đ, i, k, l, h, ch, khvừa học trong tuần và
đặt câu với những tiếng đó. đặt câu với những tiếng đó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nói câu có từ ngữ có - Học sinh nói câu có từ ngữ có tiếng chứa
tiếng chứa âm chữ vừa được học trong tuần. âm chữ vừa được học trong tuần.

- Giáo viên gắn bảng ghép các âm d-a-da, d-o-do, d- - Học sinh quan sát bảng ghép các âm d, đ,
ô-dô, d-e-de, d-ê-dê, d-i-di,… và yêu cầu học sinh i, k, l, h, ch, khvà đánh vần các chữ được
đánh vần các chữ được ghép. ghép: d-a-da, d-o-do, d-ô-dô, d-e-de, d-ê-
dê, d-i-di,…;

- Học sinh quan sát bảng ghép chữ và


- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát bảng ghép chữ
thanh, đánh vần các chữ được ghép: la-
và thanh, đánh vần các chữ được ghép.
huyền-là, la-sắc-lá, la-nặng-lạ, la-hỏi-lả;
la-ngã-lã;….
- Học sinh quan sát giáo viên để hiểu nghĩa
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa các tiếng
các tiếng vừa đọc.
vừa đọc bằng hình ảnh hoặc bằng động tác hoặc bằng
cách đặt trong cụm từ/câu.
- Học sinh nói câu có từ ngữ có tiếng chứa
- Giáo viên yêu cầu học sinh nói câu có từ ngữ có
âm chữ được ôn tập.
tiếng chứa âm chữ được ôn tập.
Nghỉ giữa tiết

2. Luyện tập đánh vần, đọc trơn, tìm hiểu nội


dung bài đọc:
* Mục tiêu: Học sinh đánh vần các từ ngữ chứa âm
chữ trong tuần và đọc bài đọc.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên đọc mẫu bài đọc: Đi chợ. - Học sinh nghe giáo viên đọc mẫu.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các tiếng có âm - Học sinh tìm các tiếng có âm chữ mới
chữ mới được học trong tuần, đánh vần các tiếng đó. được học trong tuần, đánh vần các tiếng đó.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trơn tiếng/ từ chứa - Học sinhđọc trơn tiếng/ từ chứa âm chữ
âm chữ mới được học trong tuần. mới được học trong tuần

42
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thành tiếng bài đọc. - Học sinh nhìn bảng phụ, đọc thành tiếng
bài đọc.

- Học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi của
- Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung bài
giáo viên, qua đó, hiểu được nội dung bài
đọc bằng các câu hỏi gợi ý:
đọc.
+ Chợ ở đâu?
+ Chợ có những gì?
TIẾT 2

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
3. Tập viết và chính tả:
* Mục tiêu: Học sinh thực hiện đúng các bài tập chính
tả; viết đúng cụm từ ứng dụng đi chợ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thực hành.
* Cách tiến hành:
a. Viết cụm từ ứng dụng:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh vần, đọc trơn - Học sinhđánh vần, đọc trơn cụm từ ứng
cụm từ ứng dụng đi chợ. dụng đi chợ.

- Giáo viên treo tranh, yêu cầu học sinhnhìn tranh - Học sinh nhìn tranh minh họa và đọc lại
minh họa và đọc lại danh sách âm chữ đã học. danh sách âm chữ đã học.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận diện từ có chứa - Học sinh nhận diện từ có chứa âm chữ
âm chữ được học trong tuần i, đ, ch. được học trong tuần i, đ, ch.

- Giáo viên viết mẫu và phân tích hình thức chữ viết - Học sinh quan sát cách giáo viên viết.
của từng từđi, chợ.

- Giáo viên yêu cầu học sinh viết cụm từ ứng dụng
- Học sinh viết cụm từ ứng dụng vào vở.
“đi chợ” vào vở.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét bài viết của
mình và bạn; sửa lỗi nếu có. - Học sinh nhận xét bài viết của mình và
bạn; sửa lỗi nếu có.
b. Bài tập chính tả:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện bài tập - Học sinh thực hiện bài tập chính tả vào vở
chính tả vào vở bài tập. bài tập.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tự kiểm tra bài làm,

43
tự đánh giá, sửa lỗi nếu mắc lỗi. - Học sinh kiểm tra bài làm, tự đánh giá bài
của mình (theo hướng dẫn của giáo viên),
sửa lỗi nếu mắc lỗi.

- Học sinh chọn biểu tượng đánh giá phù


hợp với kết quả bài làm của mình.

Nghỉ giữa tiết


3. Vận dụng:
* Mục tiêu: Học sinh mở rộng vốn từ và phát triển lời
nói về chủ đềĐi chợ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm, trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên gợi ý, hướng dẫn học sinh nói về những - Học sinh nghe giáo viên gợi ý.
hình ảnh, hoạt động của chợ.

- Giáo viên tổ chức trò chơi “Cái gì đây?” nhằm giúp


- Học sinh cử quản trò, quản trò thực hiện:
học sinh nhận diện lại tiếng, từ có c (k), đ, i, ch,
khliên quan đến chủ đề đi chợ. + Đưa lần lượt các tranh thuộc chủ đề “đi
chợ” và yêu cầu các bạn nhìn tranh để nói
(nối tiếp nhau).

+ Học sinh nhìn tranh gợi ý và nói (nối tiếp


nhau) về chủ đề: “đi chợ”.

- Giáo viên tổ chức cho học sinh hát bài đồng dao. - Học sinh hát: Đi chợ về chợ/ Chợ kế bờ
kè/ Mua cá mua kê/ Mua lê mua khế/ Mua
ghế mua kệ/ Mua quả mua rau/ Đi mau về
mau/ La cà xin chớ/ Đi chợ về chợ…
4. Hoạt động nối tiếp :
- Giáo viên yêu cầu học sinh phân biệt c/ k; tiếng có d,
- Học sinh chú ý phân biệt c/ k; tiếng có d,
ch, kh.
ch, kh.

- Học sinh nắm lại nội dung đọc, viết ở giờ


tự học.

Giáo viên dặn học sinh. - Học sinh chuẩn bị cho tiết học sau (kể
chuyện Chị và bé đi chợ).

44
45
Kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt lớp 1 Tuần 03
CHỦ ĐỀ 3: ĐI CHỢ
KỂ CHUYỆN (tiết 12 – sách học sinh trang 39)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nắm được truyện “Chị và bé”.
- Biết phán đoán nội dung câu chuyện dựa vào tên truyện Chị và bé đi chợ và tranh
minh hoạ. Kể từng đoạn của câu chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới tranh.
Trả lời được câu hỏi về nội dung câu chuyện, liên hệ bài học trong câu chuyện với bản
thân.
- Năng lực: Biết sử dụng âm lượng, ánh mắt, giọng nói phù hợp với từng đoạn của câu
chuyện.
- Phẩm chất: Bồi dưỡng phẩm chất biết tin yêu và biết noi theo những tấm gương
trung thực, những hành động đẹp.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Tranh minh hoạ truyện phóng to; nội dung câu chuyện và câu hỏi.
2. Học sinh: Sách học sinh, tìm hiểu trước về câu chuyện sẽ học, …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Luyện tập nghe và nói:
* Mục tiêu: Học sinh đọc trơn và biết phán đoán nội
dung câu chuyện dựa vào tên truyện Chị và bé đi
chợvà tranh minh hoạ.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Đàm thoại, trực
quan, vấn đáp; thảo luận nhóm đôi.
* Cách tiến hành:
Giáo viên gọi vài học sinh thực hiện các yêu cầu:
- Nhắc lại cách kể chuyện đã học trong tuần trước (ví
dụ: sử dụng âm lượng, đánh giá nhân vật bằng hình
ảnh);
- Tên câu chuyện đã học ở tuần trước là gì?
- Câu chuyện kể về những ai?
- Em thích nhân vật/ tình tiết nào nhất? Vì sao?
- Giáo viên treo tranh minh họa truyện “Chị và bé đi - Học sinh quan sát tranh.
chợ”.
- Học sinh đánh vần và đọc trơn tên truyện
- Giáo viên yêu cầu học sinh đánh vần và đọc trơn Chị và bé đi chợ.
tên truyện Chị và bé đi chợ.
- Học sinh thảo luận cặp đôi với bạn cùng

46
- Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào tranh minh hoạ, trả lời các câu hỏi và bàn về nội dung câu
phán đoán và trao đổi với bạn về nội dung câu chuyện.
chuyện theo các câu hỏi gợi ý: Tranh vẽ có những ai?
Ai xuất hiện nhiều nhất? Câu chuyện diễn ra ở những
chỗ nào? Có những chuyện gì xảy ra với nhân vật
Bé?
- Học sinh nghe giáo viên giới thiệu bài mới
- Giáo viên dùng tên truyện và tranh minh hoạ để và mục tiêu bài học.
giới thiệu bài mới.
Nghỉ giữa tiết
2. Luyện tập nghe kể chuyện và kể chuyện:
* Mục tiêu: Học sinh kể được từng đoạn của câu
chuyện dựa vào tranh minh hoạ và câu gợi ý dưới
tranh; trả lời câu hỏi về nội dung bài học và liên hệ
bài học trong câu chuyện với bản thân.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Kể chuyện nhóm, cá
nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên treo tranh và kể mẫu lần 1 toàn bộ câu - Học sinh nghe kể đồng thời quan sát
chuyện. tranh..
- Giáo viên yêu cầu học sinh liên hệ nội dung câu - Học sinh tự liên hệ nội dung câu chuyện
chuyện với những phán đoán lúc trước của mình. với những phán đoán lúc trước của mình.
- Giáo viên kể mẫu lần 2 từng đoạn câu chuyện. - Học sinh nghe kể lần hai theo từng đoạn
và quan sát tranh minh hoạ theo đúng trật tự
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh minh hoạ
diễn biến của câu chuyện.
theo đúng trật tự diễn biến của câu chuyện.
- Học sinh quan sát và ghi nhớ nội dung
- Giáo viên sử dụng câu chủ đề đoạn dưới mỗi bức tranh
từng đoạn truyện;
để giúp học sinh ghi nhớ nội dung từng đoạn truyện.
- Học sinh trả lời các câu hỏi và phỏng đoán
- Giáo viên sử dụng các câu hỏi kích thích phỏng
nội dung từng đoạn truyện.
đoán:
+ Điều gì xảy ra với hai chị em?
- Học sinh kể từng đoạn của câu chuyện
+ Chị em bé có thật thà, trung thực không?
trong nhóm nhỏ.
- Giáo viên yêu cầu học sinh kể từng đoạn của câu
- Các nhóm học sinh kể tiếp nối theo diễn
chuyện trong nhóm nhỏ (âm lượng đủ nghe trong
biến câu chuyện trước lớp.
nhóm).
- Học sinh tự chú ý về tư thế, ánh mắt, cử
- Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh kể tiếp nối theo diễn
chỉ, gương mặt khi ngồi nghe bạn kể.
biến câu chuyện trước lớp (với âm lượng kể trước cả
- Học sinh trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo
lớp).
viên để nhận xét, đánh giá về các nhân vật

47
- Giáo viên nhắc học sinh tư thế, ánh mắt, cử chỉ, và nội dung câu chuyện.
gương mặt khi ngồi nghe bạn kể.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét, đánh giá về
các nhân vật và nội dung câu chuyện theo gợi ý: Câu
chuyện kể về điều gì?Em thích nhân vật nào nhất? Vì
sao? Em thích chi tiết (tình tiết) nào nhất? Vì sao?
3. Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại tên truyện Chị - Học sinh nhắc lại tên truyện Chị và bé đi chợ,
và bé đi chợ, số lượng các nhân vật, nhân vật yêu số lượng các nhân vật, nhân vật yêu thích.
thích.
Giáo viên dặn học sinh.
- Học sinh đọc, kể lại truyện cho người thân
cùng nghe; chuẩn bị chủ đề Kì nghỉ.

48
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Tự nhiên và Xã hội tiết 2 - tuần 03
GIA ĐÌNH
BÀI 3: NHÀ Ở CỦA EM (tiết 2, sách học sinh, trang 18-19)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Nêu được địa chỉ gia đình đang ở, đặc điểm ngôi nhà/căn hộ nơi gia đình đang ở,
các phòng trong ngôi nhà/căn hộ và một số đặc điểm xung quanh nơi ở; nêu được sự cần
thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
- Làm được một số việc phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Năng lực chú trọng: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và
hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Phẩm chất: Hình thành tình cảm yêu quý, trân trọng gia đình; tham gia các công
việc gia đình vừa sức với bản thân.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Sách Tự nhiên và Xã hội; các tranh trong bài 3 sách học sinh (phóng
to), một số mảnh bìa ngôi nhà đã cắt rời; ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; ảnh chụp hoặc tranh vẽ ngôi nhà của mình;

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Tạo hứng thú và gợi nhớ lại nội dung học
của tiết học trước.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên bật nhạc cho học sinh nghe bài “Nhà của - Học sinh nghe nhạc và thực hiện yêu cầu
tôi”, yêu cầu học sinh nêu nhanh địa chỉ nhà mình đang của giáo viên.
ở.
- Giáo viên dẫn dắt vào tiết 2 của bài học.
2. Khám phá:
2.1. Hoạt động 1. Sự cần thiết phải sắp xếp đồ dùng
cá nhân gọn gàng
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được sự cần thiết phải
sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm
thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời - Học sinh quan sát tranh và trả lời: Bạn An
câu hỏi “Chuyện gì xảy ra với bạn An? Vì sao?”. đang tìm quyển sách Toán nhưng không tìm
được và hỏi mẹ. Vì phòng An rất bừa bộn

49
nên không thể tìm thấy.
- Giáo viên hỏi học sinh “Nếu là bạn của An, em sẽ - Học sinh trình bày trước lớp.
khuyên An như thế nào?” và tổ chức cho học sinh
- Học sinh nhận thức được sự cần thiết phải
trình bày trước lớp.
sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng: Để có
- Giáo viên hướng dẫn học sinh nhận thức được sự thể dễ dàng sử dụng các đồ dùng khi cần
cần thiết phải sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng. mà không phải mất thời gian tìm kiếm,
phòng tránh được một số bệnh.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết
luận: Em cần sắp xếp đồ dùng cá nhân gọn gàng, ngăn
nắp.
3. Thực hành
* Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được một số việc làm
phù hợp để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm
thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm 4 học sinh, yêu - Mỗi nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi
cầu mỗi nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi “Kể “Kể những việc An đã làm dưới đây. Việc
những việc An đã làm dưới đây. Việc làm đó có tác làm đó có tác dụng gì?”.
dụng gì?”.
- Giáo viên tổ chức cho các nhóm trình bày trước
- Các nhóm trình bày trước lớp: Bạn An
lớp.
dọn dẹp đồ chơi, sắp xếp đồ dùng học tập
- Giáo viên khai thác cho học sinh biết thêm lợi ích gọn gàng, dọn dẹp phòng ngủ. Những việc
của việc giữ nhà ở sạch sẽ. làm đó giúp giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
- Học sinh nhận xét và rút ra kết luận.
- Giáo viên và học sinh cùng nhận xét và rút ra kết
luận: Dọn dẹp các đồ dùng trong nhà sẽ giúp nhà ở
gọn gàng, ngăn nắp.
4.vận dụng:
* Mục tiêu: Giúp học sinh kể được những việc đã
làm để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trực quan, Đàm
thoại, gợi mở - vấn đáp, thảo luận nhóm.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia sẻ theo nhóm đôi - Học sinh chia sẻ theo nhóm đôi và chia sẻ
“Để giữ nhà ở gọn gàng, ngăn nắp, em sẽ làm gì?” và câu trả lời trước lớp.
tổ chức cho một số học sinh chia sẻ câu trả lời trước
- Học sinh rút ra kết luận: Nhà sạch thì mát.
lớp.
Bát sạch ngon cơm (Tục ngữ).
50
- Giáo viên nhận xét và tuyên dương học sinh. - Học sinh tập đọc các từ khoá của bài:
“Nhà ở - Gọn gàng - Ngăn nắp”.
5. Hoạt động tiếp nối sau bài học:
- Giáo viên khuyến khích, động viên học sinh làm - Học sinh về nhà thực hiện theo yêu cầu
những việc phù hợp với khả năng để giữ nhà ở gọn của giáo viên.
gàng, ngăn nắp. Quan sát các đồ dùng trong nhà để
chuẩn bị cho bài học sau.

51
Kế hoạch bài dạy lớp 1 môn Hoạt động trải nghiệm - Tuần 3
Sinh hoạt theo chủ đề
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN (4 TIẾT)
TIẾT 3: BỨC CHÂN DUNG ĐÁNG YÊU CỦA EM

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Về năng lực:
- Giúp học sinh qua những kinh nghiệm cụ thể, quan sát, đặt câu hỏi, kiểm tra,…
thảo luận để thu thập thông tin về những điều/đối tượng học sinh cần tìm hiểu.
- Giúp học sinh tập thực hành điều mình vừa khám phá, qua đó học sinh làm rõ để
nắm vững và làm tốt hơn điều cần thực hiện.
- Giúp học sinh biết thể hiện sự tôn trọng, yêu thương mình và bạn bè bằng một số
lời nói, hành động cụ thể.
- Giúp học sinh bước đầu biết tự đánh giá hoạt động của bản thân.
- Thể hiện sự thân thiện khi làm việc với các bạn.
- Biết tham gia dọn dẹp ngăn nắp sau khi làm.
2. Về phẩm chất:
- Tự tin và yêu quý bản thân hơn khi biết mình là một chủ thể có những đặc điểm
riêng biệt, khác với các bạn.
- Biết tôn trọng và yêu thương bạn bè.
- Nâng cao trách nhiệm qua việc thu dọn, giữ sạch sẽ nơi thực hành.
- Trung thực trong tự đánh giá bản thân, đánh giá bạn bè.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Ảnh chụp chân dung của giáo viên; giấy A4, giấy màu, bìa cứng,
keo dán, kéo, bút màu, dây len màu, dây bố, kim kẹp, kim bấm; giấy có in sẵn họa tiết để
làm đường diềm, ...
2. Học sinh: Sách học sinh, vở bài tập; bút chì, màu vẽ (bút chì màu, bút sáp màu,
bút màu dạ, màu nước,…), giấy báo cũ, bìa, giấy màu, keo dán, kéo; ảnh chân dung của
học sinh; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:

52
* Mục tiêu: giúp thu hút sự quan tâm của học sinh
vào bài học, khai thác những điều em đã học, đã biết
trước đây, giới thiệu bài mới và tạo hứng khởi cho
học sinh đối với nội dung mới.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Trò chơi.
*Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi đố “1 phút 3 điều”:
+ Giáo viên treo hai bức chân dung lên bảng lớp. - Học sinh quan sát hai bức chân dung và
+ Giáo viên yêu cầu nhóm học sinh quan sát hai bức trong 1 phút mỗi nhóm cần kể ra được ít
chân dung và trong 1 phút mỗi nhóm cần kể ra được nhất ba nét khác nhau của người bạn trong
ít nhất ba nét khác nhau của người bạn trong hai bức hai bức chân dung (về mái tóc, hình dáng
chân dung… Tiếp theo là 1 phút nêu được ba điều bên ngoài, trang phục, sở thích, …); nêu
giống (hay khác nhau) về khung của hai bức chân được ba điều giống (hoặc khác nhau) về
dung (vật liệu, hình dáng, màu sắc,…). khung của hai bức chân dung.
- Sau đó, giáo viên giới thiệu cho học sinh biết hôm - Học sinh lắng nghe.
nay em sẽ được làm bức chân dung của em….
2. Hoạt động khám phá:
* Mục tiêu:Giúp học sinh qua những kinh nghiệm cụ
thể, quan sát, đặt câu hỏi, kiểm tra,… thảo luận để
thu thập thông tin về những điều/đối tượng học sinh
cần tìm hiểu.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thảo luận nhóm,
đàm thoại, vấn đáp.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên giúp học sinh đi vào khám phá về bức - Học sinh lắng nghe và trả lời các câu hỏi
chân dung em sẽ làm cho chính em qua các câu hỏi gợi ý của giáo viên.
gợi ý:
+ Bức chân dung có những gì?
+ Em cần chuẩn bị những gì?
- Giáo viên lưu ý học sinh nên chọn những nguyên - Học sinh tự chọn và quyết định: suy nghĩ
vật liệu sẵn có như lá cây khô, lá dừa, que tre, giấy và chọn màu sắc, kiểu đường viền.
bìa các-ton, giấy tạp chí đã qua sử dụng, …
- Giáo viên hỏi thêm để gợi ý học sinh về hình dạng
của khung, ví dụ: Em muốn khung có hình dạng như - Học sinh trả lời: hình vuông (hình chữ
thế nào? nhật).
- Giáo viên đặt câu hỏi và mời học sinh chọn, ví dụ:
“Em cần thực hiện những điều gì khi làm bức chân

53
dung?” nhằm giúp học sinh ý thức về những điều tốt - Học sinh trả lời: giữ trật tự, dọn dẹp ngăn
cần thực hiện khi làm bức chân dung. nắp, tập trung làm việc, cố gắng vượt khó,
tôn trọng đồ dùng/sản phẩm của bạn,…
3. Hoạt động luyện tập:
* Mục tiêu: Giúp học sinh tập thực hành điều mình
vừa khám phá, qua đó học sinh làm rõ để nắm vững
và làm tốt hơn điều cần thực hiện.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, sáng tạo cá nhân.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành dán, vẽ - Học sinh thực hành dán, vẽ hình của
hình của mình cùng sở thích và khả năng của học mình.
sinh.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh trang trí khung
hình bằng giấy khác màu, đường diềm, dây len màu, - Học sinh thực hành trang trí khung hình.
dây bố, vẽ màu, cắt răng cưa, … rồi dán lên bìa cứng
cho khung hình thêm đẹp.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh làm các loại
khung khác nhau: que kem, dây dù,…
- Sau khi thực hành xong, giáo viên yêu cầu học sinh
- Học sinh thực hành làm khung ảnh.
dọn dẹp vệ sinh chỗ ngồi, cất đồ dùng đúng vị trí.

- Học sinh dọn dẹp vệ sinh chỗ ngồi, cất đồ


dùng đúng vị trí.
4. Hoạt động vận dụng:
* Mục tiêu: nhằm thử nghiệm, vận dụng vào thực tế;
hoặc tìm hiểu sâu hơn, tiếp cận vấn đề mở rộng hơn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành, trực
quan, nhóm.
* Cách tiến hành:
a. Triển lãm “Bức chân dung của em”:
- Giáo viên dùng dây bố, dây ni-lon, kẹp phơi đồ,
- Học sinh treo bức chân dung của nhóm
kim kẹp, … căng quanh lớp để học sinh treo bức
mình trong khu vực trưng bày.
chân dung của nhóm mình.
b. Em học được ở bạn điều gì?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đi quanh khu vực

54
trưng bày các bức chân dung để quan sát cách làm
của các bạn, từ đó học hỏi cách làm hay, đẹp, khéo
- Học sinh quan sát và nhận xét, đánh giá
léo.
bức chân dung của bạn về: khung tranh,
- Sau đó, giáo viên có thể đặt câu hỏi như: Ngắm
đường viền, mẩu giấy màu, hình vẽ, …
nhìn bức chân dung của bạn, em học được ở bạn điều
gì? - Học sinh chia sẻ trong nhóm.
- Giáo viên nêu một vài nhận xét riêng để gợi ý cho
học sinh, nhận xét này nên theo tinh thần của nếp
nghĩ phát triển. Ví dụ: Riêng cô (thầy) học được ở
bạn… (sự cố gắng và cẩn thận khi làm khung viền,
…).
- Giáo viên khen ngợi, động viên một số bạn đã cố
gắng hoàn thành sản phẩm; những bạn có sản phẩm
đẹp, những điểm đặc biệt của sản phẩm ấy, … giúp
học sinh rút ra được những điều hay để học tập bạn.

5. Đánh giá :
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự đánh giá mình và đánh
giá bạn.
* Phương pháp, hình thức tổ chức: Thực hành.
* Cách tiến hành:
Giáo viênđánh giá học sinh và hướng dẫn học sinh tự Học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn
đánh giá mình, đánh giá bạn qua phiếu: qua phiếu đánh giá.

55
Sinh hoạt lớp
CHỦ ĐỀ 1: EM VÀ NHỮNG NGƯỜI BẠN
TIẾT 3: CÙNG BẠN XÂY DỰNG LỚP HỌC ĐÁNG YÊU

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


- Giúp học sinh tiếp tục xây dựng, bổ sung Nội quy của lớp.
- Xây dựng bầu không khí thân thiện, vui tươi, hợp tác, yêu thương trong lớp.
- Tổ chức lớp học: Giải quyết các tình huống có thể gây cản trở cho các hoạt động
của lớp; thống nhất (bổ sung thêm) các quy tắc ứng xử, nội quy làm việc, … cần thiết cho
lớp.
- Kiến tạo động lực học tập, niềm hứng khởi trong học tập, động viên tinh thần
học sinh: đánh giá, khích lệ thành quả đạt được của cá nhân, nhóm, lớp.
- Rèn luyện một số kĩ năng cần thiết cho học sinh trong học tập và đời sống.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên: Bản tóm tắt nội dung tổng kết lớp; danh sách sinh nhật của tuần (nếu
có); ...
2. Học sinh: Bản tự nhận xét, đánh giá của cá nhân, nhóm, lớp; …
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Hoạt động khởi động:
* Mục tiêu: Giúp tạo hưng phấn cho học sinh.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên tổ chức trò chơi đố vui “1 phút 3 điều”: - Học sinh quan sát hai bức chân dung và
- Giáo viên treo hai bức chân dung lên bảng lớp. trong 1 phút mỗi nhóm cần kể ra được ít
nhất ba nét khác nhau (giống nhau) của
người bạn trong hai bức chân dung.
2. Đánh giá tình hình của lớp:
* Mục tiêu: Giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá tình
hình của lớp trong tuần qua.
* Cách tiến hành:

- Giáo viên yêu cầu lớp trưởng (chủ tịch Hội đồng tự - Lớp trưởng yêu cầu từng tổ trưởng
quản) lên điều khiển. nhận xét, đánh giá và báo cáo kết quả
học tập, sinh hoạt của tổ trong tuần qua.
- Lớp trưởng yêu cầu các lớp phó lên
nhận xét, đánh giá tình hình học tập, lao
động, kỉ luật, phong trào, … của lớp
mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng nhận xét chung kết quả học
- Giáo viên khen ngợi, động viên những việc làm tốt,

56
gương tốt mà lớp đã thực hiện, đồng thời nhắc nhở, rút tập, rèn kuyện của lớp.
kinh nghiệm đối với những bạn chưa làm tốt.
- Học sinh hưởng ứng.
3. Giải pháp cho tình hình thực tế:
* Mục tiêu: Giúp học sinh nhận ra các hành vi chưa
đúng trong tuần qua và đề ra biện pháp khắc phục.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên sử dụng bộ 4 câu hỏi để giúp học sinh nhận
ra các hành vi chưa đúng trong tuần qua và đề ra biện
pháp khắc phục:
+ Em mong muốn lớp của mình là lớp học như thế nào? - Học sinh tiếp tục thảo luận, cho ý kiến
bổ sung và viết thành Nội quy của lớp.
Học sinh thảo luận để đặt tên cho lớp.
+ Tuần qua, mỗi em (nhóm, lớp) đã làm gì?
- Học sinh tự nhìn nhận những việc đã
qua, đánh giá những điểm mạnh, điểm
yếu của bản thân, bạn bè, nhóm, lớp.
+ Những gì em đã làm có giúp em đạt được mong muốn - Học sinh thảo luận, suy nghĩ và trả lời.
như trên không?
- Học sinh thảo luận, cùng đề ra hành
+ Em cần làm gì để có được lớp học như em mong
động và cam kết.
muốn?
4. Thông tin quan trọng:
* Mục tiêu:Giáo viên thông báo, nhắc nhở những điều
cần thiết, giúp học sinh chuẩn bị cho tuần sau.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên thông báo nhắc nhở những việc làm cần - Học sinh lắng nghe, thực hiện.
chuẩn bị cho tuần sau: về học tập, phong trào Đội,
5. Hoạt động kết nối :
* Mục tiêu: Giúp rèn luyện các kĩ năng, phẩm chất cần
thiết cho học sinh: làm việc nhóm, hợp tác.
* Cách tiến hành:
- Giáo viên yêu cầu học sinh chia nhóm và phân công - Mỗi nhóm trang trí 1 phần nội dung
nhiệm vụ. bảng Nội quy: tô màu, cắt giấy, dán, vẽ,

- Học sinh thu dọn sạch sẽ, gọn gàng sau
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm vệ sinh lớp học.
khi làm xong.

57

You might also like