You are on page 1of 7

Phạm vi kiến thức và kỹ năng xử lí các dạng bài

I. Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…

1. Phạm vi kiến thức (Xem tài liệu)

Kiểu bài này bao quát một phạm vi kiến thức rất rộng. Ngữ liệu dùng để hỏi thường là một
câu văn khoảng 2-3 dòng bàn về bất kì một vấn đề nào đó của đời sống xã hội hoạc nhận định về
đặc điểm của một giai đoạn, một tác giả, tác phẩm văn học. Ngữ liệu có thể được lấy từ một bài
báo bất kì hoạc từ một cuốn sách nào đó mà trên thực tế thí sinh hoàn toàn không có khả năng bao
quát. Cũng chính vì đặc điểm này nên đối với dạng bài xác định lỗi SAI thí sinh không nên bận
tâm nhiều về phạm vi kiến thức hoạc mất thời gian phán đoán ngữ liệu mà nên tập trung vào việc
rèn kỹ năng xử lí câu hỏi.

2. Kỹ năng làm bài

Khi đối mặt với nhóm bài này học sinh thường rơi vào 2 trường hợp:

Một là, nhận ra ngay đáp án sai bằng trực cảm ngôn ngữ (nhờ vào vốn từ ngữ phong phú
của mình và những ấn tượng về từ ngữ mà trí nhớ còn lưu lại trong quá trình giao tiếp thực tế hàng
ngày)

Hai là, không có khả năng nhận ra ngay đáp án mà cần phải có sự phân tích, đánh giá.

Với dạng thứ nhất lỗi sai thường rơi vào ngữ nghĩa, phong cách. Mặc dù dễ nhận ra bằng
trực cảm nhưng học sinh vẫn cần phải thận trọng phân tích lại để đảm bảo trực cảm của mình
không sai.

Với dạng thứ hai, vì không thể nhận ra bằng trực cảm mà phải phân tích nên học sinh cần
có phương pháp phân tích hợp lí để tránh mất thời gian và đi đến được kết quả đáng tin cậy.

Ở đây, chúng tôi đề xuất phương pháp làm dạng bài này như sau:

- Bước 1: Đọc kĩ nội dung và nắm chủ đề của ngữ liệu. Song song với việc đọc ngữ liệu là
việc nhìn 4 đáp án để có sự định hướng khi đọc. Vì độ dài của ngữ liệu chỉ khoảng 2-3 dòng (1-2
câu văn) nên việc nắm bắt nội dung, chủ đề không khó. Đọc xong một lượt nếu không thể nhận ra
bằng trực cảm ngôn ngữ thì chúng ta chuyển sang bước 2

- Bước 2: Phân tích mối quan hệ logic giữa các từ ngữ trong câu và giữa các vế với nhau
để nhìn ra điểm bất hợp lí, thiếu logic, từ đó có cơ sở phán đoán và lựa chọn đáp án đúng nhất.

Chúng ta lấy ví dụ về câu số 7 trong đề thi minh họa:

Xác định một từ/cụm từ SAI về ngữ pháp, ngữ nghĩa, lô-gích, phong cách…
Kể từ đó, cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm trong nỗi kinh hoàng của ma túy gây ra,
không người nào dám bén mảng ra ngoài đường sau 10 giờ đêm.

Chọn 1 câu trả lời đúng

A: bén mảng B: kể từ đó

C: của D: lúc nào

Nếu bước 1 – đọc ngữ liệu và nhìn 4 đáp án mà chúng ta vẫn chưa nhận ra từ sai thì chúng
ta sang bước 2 – phân tích mỗi quan hệ logic giữa 2 vế “cả con hẻm 84 này lúc nào cũng chìm
trong nỗi kinh hoàng” (kết quả) và “ma túy gây ra” (nguyên nhân). Vậy quan hệ từ đứng ở giữa
phải là chỉ nguyên nhân – kết quả: “Do” chứ không phải là “Của”. Chúng ta chọn đáp án C.

II. Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu…

1. Phạm vi kiến thức (Xem tài liệu)

Tương tự như kiểu bài Xác định từ/cụm từ SAI…phạm vi kiến thức dùng cho kiểu bài này
cũng bao gồm kiến thức bên ngoài đời sống xã hội và kiến thức trong sách giáo khoa Ngữ Văn bậc
Trung học phổ thông. Ngữ liệu dùng để yêu cầu học sinh hoàn thiện (điền từ vào chỗ trống) thường
là một câu văn khoảng 2- 3 dòng đã bị lược bỏ 1 từ hoạc cụm từ ở 2 vị trí khác nhau nhằm yêu cầu
học sinh chọn đáp án để hoàn thiện. Mặc dù phạm vi kiến thức rộng, nhưng với kiểu bài này học
sinh vẫn có thể có phương án chuẩn bị trước về kiến thức đối với những ngữ liệu có liên quan đến
các thuật ngữ, khái niệm trong các bài khái quát văn học, để tránh rơi vào trạng thái bị động hoàn
toàn.

b. Kỹ năng làm bài

Như đã phân tích ở trên, dạng bài chọn/từ cụm từ đièn vào chỗ trống thường để trống những
từ/cụm từ có tính chất khái quát như những khái niệm, thuật ngữ. Trên thực tế kiểu bài này thương
có 2 mức độ:

- Mức độ 1 (mức độ dễ) là điền 1 từ hoạc 1 cụm từ vào chỗ trống

- Mức độ 2 (mức độ khó, phức tạp) là điền 1 “cặp” từ hoạc 1 “cặp” cụm từ vào chỗ trống
ở 2 vị trí cách xa nhau trong câu.
- Để làm hiệu quả kiểu bài này chúng ta áp dụng các bước sau:

+ Bước 1 (dành cho cả 2 kiểu bài): Chúng ta đọc nội dung ngữ liệu để nắm bắt sơ bộ nội
dung, chủ đề của câu văn, đoạn văn

+ Bước 2 (dành cho kiểu bài số 2): Trước tiên ta lần lượt ghép 1 vế của các cặp từ vào chỗ
trống để loại trừ bớt đáp án. Sau khi đã loại trừ được 1 hoạc 2 đáp án thì chúng ta tiếp tục ghép từ
ở vế còn lại để xem xét tính logic, đúng đắn của chúng. Nếu sau khi ghép cả 1 từ/cụm từ mà chúng
ta thấy nội dung ngữ liệu thống nhất, logic thì ta mới đi đến quyết định cuối cùng…

Lấy ví dụ về bài số 9 trong đề mình họa:

Chọn từ/cụm từ thích hợp nhất để điền vào chỗ trống trong câu dưới đây:

Một …………………… của những người nuôi ong, nhà bảo tồn và những người ủng hộ an
toàn thực phẩm đã kiện chính phủ Mỹ về việc giới chức nước này ……………………… người dân
sử dụng những loại thuốc trừ sâu có thể gây hại cho ong.

Chọn 1 câu trả lời đúng

A: đoàn thể – thuận tình cho B: liên minh – cho phép (XYZ)

C: tập hợp – cấm D: liên quân – cáo buộc

Bước 1: Ta đọc nội dung ngữ liệu để nắm được các thông tin như: “những người nuôi
ong”… “kiện chính phủ”… “thuốc trừ sâu gây hại cho ong”…

Bước 2: Ta ghép những từ ở hàng thứ nhất vào lần lượt theo thứ tự: đoàn thể - liên minh –
tập hợp – liên quân. Để chọn đúng từ điền vào chỗ trống ta phải căn cứ vào cụm từ đứng sau là
“những người nuôi ong” (thuộc lĩnh vực kinh tế) để lựa chọn từ có mối liên hệ. Với căn cứ như
vậy ta sẽ nhận ra 3 từ: “đoàn thể” (liên quan đến chính trị - xã hội); “tập hợp” (chủ yếu liên quan
đến số liệu, tính toán) và “liên quân” (liên quan đến quân sự) là không thích hợp. Và như thế là
đồng nghĩa với việc ta đã loại được ba cặp từ ở các đáp án: A, C, D. Đáp án còn lại là A. Để chắc
chắn hơn về đáp án của mình, chúng ta chuyển sang bước 3.

Bước 3: Lắp ghép nốt từ còn lại trong cặp từ đã chọn. Với ví dụ trên đây ta sẽ lắp từ “cho
phép” vào dấu ba chấm tiếp theo để xem đoạn văn đã thực sự logic chưa. Trong trường hợp này ta
thấy đoạn văn hoàn toàn logic nghĩa là ta có thể yên tâm về đáp án của mình. Tuy nhiên, có trường
hợp sau khi đã loại trừ hết ở bước 2, sang bước 3 việc lắp ghép từ còn lại không cho kết quả như
ý muốn. Lúc đó, bắt buộc chúng ta phải khảo sát lại.
III. Chọn một đối tượng (từ; tác giả; tác phẩm…) KHÔNG cùng nhóm với các đối tượng còn
lại.

1. Phạm vi kiến thức

`Kiến thức phục vụ cho việc giải quyết kiểu bài này tuy rộng nhưng có tính cụ thể
hơn hai kiểu bài nói trên vì câu hỏi ở kiểu bài này thường không có ngữ liệu để phân tích
hay hoàn thiện (tức là không có câu văn dài 2-3 dòng) mà chỉ có câu lệnh và các đáp án
để chọn. Để làm tốt kiểu bài này học sinh phải nắm chắc kiến thức về từ (cấu tạo; ngữ
nghĩa; ngữ dụng…) và các kiến thức văn học (khái niệm, thuật ngữ văn học; tiểu sử và sự
nghiệp của tác giả; đặc điểm khái quát của tác phẩm…)

2. Kỹ năng làm bài

Như chúng tôi đã nói ở phần trên. Dạng bài chọn đối tượng không cùng nhóm có thể chia
ra một số đối tượng như sau:

- Chọn từ KHÔNG cùng nhóm về NGHĨA và CẤU TẠO…

- Chọn tác giả KHÔNG cùng giai đoạn…

- Chọn tác phẩm KHÔNG cùng thể loại/chủ đề…

Ứng với mỗi dạng bài cụ thể như trên chúng tôi sẽ đề xuất một số phương pháp và kĩ năng
nhất định.

* Chọn từ KHÔNG cùng nhóm về NGHĨA

- Chọn từ không cùng nhóm về NGHĨA: Để phân biệt một từ không cùng nhóm với các từ
khác về nghĩa thì bắt buộc chúng ta phải hiểu được ý nghĩa từ vựng của các từ, nắm chắc nét nghĩa
mà từ biểu đạt, từ đó có sự so sánh đối chiếu để tìm ra từ không cùng nhóm:

Ví dụ: Chọn một từ mà nghĩa của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Chọn 1 câu trả lời đúng

A: Nhỏ nhen B: Nhỏ mọn

C: Nhỏ nhặt D: Nhỏ nhẹ

Phân tích: Trong 4 từ trên đều có một nét nghĩa chung là “nhỏ” nhưng 3 từ: nhỏ nhen, nhỏ
nhặt, nhỏ mọn dùng để chỉ tính cách, còn nhỏ nhẹ dùng chỉ cách nói năng, mức độ của lời nói.
Như vậy chúng ta chọn đáp án D là không cùng nhóm về nghĩa với các từ còn lại.
- Chọn từ không cùng nhóm về CẤU TẠO: Để phân biệt một từ không cùng nhóm với các
từ khác xét về mặt cấu tạo thì chúng ta phải đưa ra một số tiêu chí phân biệt từ về về cấu tạo như
sau:

+ Phân biệt từ đơn (đa âm) với từ ghép

+ Phân biệt từ ghép với từ láy

+ Phân biệt từ láy phụ âm với láy vần và láy toàn phần

+ Phân biệt từ ghép tổng hợp với ghép phân loại…

Ví dụ: Chọn một từ mà cấu tạo của nó KHÔNG cùng nhóm với các từ còn lại.

Chọn 1 câu trả lời đúng

a. long lanh b. bền bỉ

c. đón đưa d. say sưa

Phân tích: Chúng ta chọn đáp án C với lí do đón đưa là từ ghép: cả đón và đưa đều có
nghĩa và chúng kết hợp theo phương thức hợp nghĩa.

* Chọn tác giả KHÔNG cùng giai đoạn…

- Dạng bài này chủ yếu tập trung phân biệt tác giả ở hai giai đoạn lớn, đó là: tác giả văn
học trung đại và tác giả văn học hiện đại. Bên cạnh đó câu hỏi còn có thể yêu cầu chúng ta phân
biệt các tác giả thuộc các giai đoạn nhỏ trong văn học hiện đại: giai đoạn 1930 – 1945/ giai đoạn
1945 – 1954/ giai đoạn 1956 -1975…

Ví dụ: Nhà văn nào KHÔNG PHẢI là tác giả của thời kì văn học trung đại Việt Nam?

Chọn 1 câu trả lời đúng

A: Nguyễn Du B: Nguyễn Bỉnh Khiêm

C: Nguyễn Bính D: Hồ Xuân Hương

Kĩ năng: Đây là dạng bài thuộc mức độ dễ. Tuy nhiên vẫn có những học sinh gặp khó khăn
vì chưa biết thời điểm nào đánh dấu sự phân chia văn học trung đại và hiện đại. Vì vậy để làm tốt
dạng bài này trước hết chúng ta biết văn học trung đại được tính từ thế kỉ X – hết thế XIX, văn học
hiện đại được tính từ đầu thế kỉ XX đến nay. Dấu mốc tương đối để phân định là năm 1900. Trong
chương trình Ngữ văn THPT, các tác giả văn học trung đại chúng ta được học ở lớp 10 và một
phần lớp 11, các tác giả văn học hiện đại được học một phần ở lớp 11 và toàn bộ lớp 12, dấu hiệu
để phân biệt chính là các bài khái quát về giai đoạn văn học.
* Chọn tác phẩm không cùng đề THỂ LOẠI/ĐỀ TÀI…

Để làm tốt dạng bài chọn tác phẩm không cùng THỂ LOẠI/ĐỀ TÀI…với các tác phẩm
còn lại, yêu cầu đầu tiên đối với học sinh là phải nắm vững hệ thống kiến thức khái quát liên quan
đến mỗi từng tác phẩm được giảng dạy chính khóa trong chương trình Ngữ văn THPT đặt biệt là
văn học Việt Nam hiện đại như: tiểu sử tác giả; thể loại tác phẩm; đề tài , chủ đề; hoàn cảnh sáng
tác; giá trị nội dung và nghệ thuật nổi bật…

Ví dụ: Tác phẩm nào KHÔNG cùng thể loại với các tác phẩm còn lại?

Chọn 1 câu trả lời đúng

A: Rừng xà nu B: Người lái đò Sông Đà

C: Vợ chồng A Phủ D: Vợ nhặt

Muốn kiến thức được hệ thống một các ngắn gọn, khoa học, dễ học, dễ nhớ, học sinh chỉ
cần lập một bảng thống kê với các nội dung cụ thể như sau:

Tên tác Tác giả Hoàn cảnh Thể loại Đề tài Giá trị nổi bật
phẩm
sáng tác Chủ đề Nội dung Nghệ
thuật

Đất nước Nguyễn 1971 Thơ Đất nước Tư tưởng Chất liệu
Khoa Điềm (trường ca) Đất Nước dân gian
của nhân
dân

Việt Bắc Tố Hữu 1954 Thơ Cuộc chia Ngợi ca Tính dân
tay giữa nghĩa tình tộc
đồng bào cách mạng
Chất liệu
VB và cán
dân gian
bộ CM

Có mấy điểm cần lưu ý đối với kiểu bài này như sau:

- Một là, có những văn bản chỉ là trích đoạn (chẳng hạn “Hạnh phúc một tang gia” là trích
đoạn của tiểu thuyết “Số đỏ” hay “Đất nước” là trích đoạn của trường ca “Mặt đường khát
vọng”…nên đôi khi chúng ta hay nhầm lẫn về thể loại khi chỉ chú ý đến quy mô/dung lượng văn
bản.

- Hai là, đề bài không chỉ yêu cầu phân biệt những thể loại quen thuộc: truyện/tiểu
thuyết/kí/thơ…mà còn yêu cầu phân biệt văn chính luận với văn nghệ thuật hoạc văn nhật dụng…

You might also like