You are on page 1of 7

TÀI LIỆU ĐỌC TUẦN 6

b) Câu hỏi trắc nghiệm


Câu hỏi trắc nghiệm có ưu thế đối với việc đo lường, đánh giá kiến thức
trong quá trình học hay khi kết thúc một môn học theo các mức nhận thức: nhận
biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao.
I. Loại câu nhiều lựa chọn
Cấu trúc của loại câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn
Câu hỏi nhiều lựa chọn là loại câu trắc nghiệm khách quan thông dụng
nhất, gồm phần dẫn và phần lựa chọn/các phương án chọn. Phần dẫn có thể có
nhiều hơn một câu.
- Phần dẫn có chức năng đặt câu hỏi, đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện, đặt
ra tình huống hay vấn đề cho HS giải quyết. Phần dẫn là một câu hỏi hay một
mệnh đề chưa hoàn chỉnh tạo cơ sở cho sự lựa chọn.
- Phần lựa chọn gồm 3 - 5 phương án trả lời. HS sẽ chọn một phương án trả
lời đúng, phù hợp nhất hoặc không có liên quan gì nhất trong số các phương án
cho trước. Lựa chọn này thể hiện năng lực nhận thức của HS. Những phương án
còn lại là phương án nhiễu, đó là những phương án có vẻ hợp lí đối với câu hỏi
hoặc vấn đề được nêu ra trong phần dẫn nhưng không chính xác.
Ví dụ:
Việt Nam gia nhập tổ chức ASEAN vào năm nào ?
A. Năm 1975
B. Năm 1979
C. Năm 1986
D. Năm 1995
Trong câu hỏi trên: Đáp án đúng là D. Các phương án còn lại là phương án
nhiễu.
Phương án A: Năm thống nhất đất nước
Phương án B: Chiến tranh biên giới Việt – Trung.
Phương án C: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản
Việt Nam
Các kiểu câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu lựa chọn câu trả lời đúng: trong phần lựa
chọn, chỉ có duy nhất một phương án đúng.
- Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu lựa chọn câu trả lời phù hợp nhất: trong
phần lựa chọn, có thể có nhiều hơn một phương án phù hợp, tuy nhiên sẽ có một
phương án là đúng nhất.
- Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu lựa chọn các phương án trả lời đúng: trong
phần lựa chọn, có nhiều hơn một phương án đúng, HS được yêu cầu tìm ra tất
cả phương án đúng.
- Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu lựa chọn phương án để hoàn thành câu: phần
dẫn đưa ra một câu không hoàn chỉnh; phần khuyết có thể nằm trong hoặc nằm
cuối của câu này. Câu hỏi của phần dẫn yêu cầu HS lựa chọn một phương án
phù hợp để hoàn thành câu.
- Câu hỏi trắc nghiệm có cấu trúc phủ định (theo cấu trúc phủ định): trong
phần dẫn chứa một từ mang ý nghĩa phủ định như KHÔNG, NGOẠI TRỪ…
- Câu hỏi trắc nghiệm kết hợp các phương án: vấn đề được nêu trong phần
dẫn là một số mệnh đề (nên là 3 – 6 mệnh đề). Các mệnh đề có thể là các bước
thực hiện của một quy trình hoặc có thể là các sự kiện/hiện tượng diễn ra theo
một trình tự thời gian xác định. Câu hỏi của phần dẫn đòi hỏi HS phải chỉ ra
được trình tự đúng của các bước hay sự kiện/hiện tượng đó. Do vậy, phần lựa
chọn có mỗi phương án lựa chọn là một trật tự sắp xếp các mệnh đề đã cho, tất
nhiên chỉ có một phương án có trật tự sắp xếp đúng.
Một số nguyên tắc khi biên soạn câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
- Phần dẫn cần bao gồm một câu hoặc một số câu truyền đạt một ý hoàn
chỉnh, để HS đọc hết phần dẫn đã có thể nắm được sơ bộ câu hỏi đang kiểm tra
vấn đề gì; đồng thời các phương án lựa chọn cần ngắn gọn. Nguyên tắc này
cũng giúp tiết kiệm diện tích giấy để trình bày câu hỏi trên đề kiểm tra, đồng
thời tiết kiệm thời gian đọc câu hỏi của thí sinh.
- Mỗi câu hỏi nên thiết kế có 3 đến 5 phương án lựa chọn. Các câu hỏi trong
cùng một đề kiểm tra nên thống nhất về số lượng phương án lựa chọn để thuận
tiện trong chấm điểm. Trường hợp trong cùng một đề kiểm tra có nhiều câu trắc
nghiệm nhiều lựa chọn và số lượng các phương án không thống nhất thì cần sắp
xếp thành các nhóm các câu có cùng số lượng phương án.
- Câu hỏi cũng như các phương án lựa chọn cần tránh dấu hiệu kích thích
HS đoán mò đáp án. Ví dụ như sau:
* Phương án đúng được diễn đạt dài hơn những phương án còn lại.
* Phương án đúng được mô tả chi tiết và đầy đủ, khiến cho HS dễ dàng
nhận ra nhờ tính chính xác của phương án.
*Tạo ra một số dấu hiệu chỉ định lộ liễu phương án đúng: (1) Nếu một
phương án lựa chọn chứa từ khóa được nhắc lại từ phần dẫn thì nhiều khả năng
đó là phương án đúng; (2) Một phương án có tính phổ biến, quen thuộc hơn
những phương án còn lại sẽ là đáp án; (3) Các phương án được sắp xếp theo
một trật tự logic (ví dụ: nếu là các con số thì sắp xếp từ bé đến lớn), đặt phương
án đầu tiên hoặc phương án cuối cùng là đáp án; (4) Các phương án đầu tiên và
cuối cùng mang tính cực đoan, đáp án chỉ có thể là các phương án ở giữa; (5)
Các phương án đều mang ý nghĩa cụ thể, chỉ có một phương án mang ý nghĩa
khái quát thì nhiều khả năng phương án khái quát nhất sẽ là đáp án; (6) Nếu có
hai phương án mang ý nghĩa tương tự nhau hoặc đối lập nhau thì một trong hai
phương án này sẽ là đáp án. (7) Nếu câu hỏi có phương án cuối cùng kiểu “tất
cả các phương án trên đều đúng/sai” thì có thể đáp án sẽ rơi vào phương án này.
(8) Việc sử dụng ngôn từ ngây ngô, dễ dãi, không phù hợp văn cảnh có thể là
dấu hiệu của phương án nhiễu. (9) Nếu chỉ có một phương án khi ghép với phần
dẫn tạo nên một chỉnh thể ngữ pháp thì đây chính là đáp án.
- Phương án nhiễu không nên “sai” một cách quá lộ liễu mà cần có sự liên
hệ logic nhất định tới chủ đề và được diễn đạt sao cho có vẻ đúng (có vẻ hợp
lý). Lý tưởng nhất, các phương án nhiễu nên được xây dựng dựa trên lỗi sai của
HS, chẳng hạn các con số biểu thị kết quả của những cách tư duy sai (không
phải là những con số được lấy ngẫu nhiên).
- Cần rất thận trọng khi sử dụng câu có phương án lựa chọn kiểu “tất cả các
phương án trên đều đúng/sai”. Trong câu trắc nghiệm lựa chọn phương án đúng
nhất, việc sử dụng lựa chọn “tất cả các phương án trên đều sai” cần tuyệt đối
tránh. Trong một đề thi cũng không nên xuất hiện quá nhiều câu hỏi có lựa chọn
kiểu này.
- Hạn chế sử dụng câu phủ định, đặc biệt là câu có 2 lần phủ định. Việc sử
dụng câu dạng này chỉ là rối tư duy của thí sinh khi suy nghĩ tìm đáp án. Sử
dụng câu dạng này làm tăng độ khó câu hỏi, mà độ khó ấy lại không nằm ở tri
thức/năng lực cần kiểm tra mà nằm ở việc đọc hiểu câu hỏi của thí sinh. Nếu
nhất thiết phải dùng câu dạng này thì cần làm nổi bật từ phủ định (bằng cách IN
HOA và/hoặc in đậm).
- Các phương án lựa chọn cần hoàn toàn độc lập với nhau, tránh trùng lặp
một phần hoặc hoàn toàn.
- Nếu có thể, hãy sắp xếp các phương án lựa chọn theo một trật tự logic nhất
định. Việc làm này sẽ giảm thiểu các dấu hiệu kích thích thí sinh đoán mò đáp
án.
- Trong cùng một đề thi, số câu hỏi có vị trí đáp án là phương án thứ nhất,
thứ hai, thứ ba, … nên gần bằng nhau. Tránh một đề thi có quá nhiều câu hỏi có
đáp án đều là phương án thứ nhất hoặc thứ hai …
- Các phương án lựa chọn nên đồng nhất với nhau, có thể về ý nghĩa, âm
thanh từ vựng, độ dài, thứ nguyên, loại từ (danh từ, động từ, tính từ…)…
- Trong một số trường hợp cụ thể, cần chú ý tính thời sự hoặc thời điểm của
dữ liệu đưa ra trong câu hỏi, nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu, và
không gây tranh cãi về đáp án.
- Phải rà soát thận trọng, đảm bảo chắc chắn có một phương án là đúng.
II- Loại câu đúng – sai
Thường bao gồm một phát biểu để HS phán đoán, suy xét và đi đến quyết
định chọn “Đúng” hoặc “Sai”.
Ví dụ: Khi nói về quang hợp và hô hấp ở thực vật, các nhận định sau đây là
đúng hay sai?

Nhận định Đ S

1. Pha sáng chỉ diễn ra khi có ánh sáng còn pha tối ✔
diễn ra cả khi có và không có ánh sáng.

2. Đặt cây xanh trong phòng ngủ giúp điều hòa không ✔
khí trong phòng, tốt cho sức khỏe con người.

3. Pha sáng là quá trình chuyển hóa quang năng thành ✔


hóa năng trong các hợp chất hữu cơ.
III- Loại câu điền vào chỗ trống
Loại câu này đòi hỏi trả lời bằng một hay một cụm từ cho một câu hỏi hay
một câu nhận định chưa đầy đủ.
Ví dụ: Chọn các cụm từ thích hợp sau đây điền vào chỗ trống: Đại phân tử;
sắc tố quang hợp; pha tối; diệp lục; khí ô xi; hóa năng; năng lượng ánh sáng;
chất hữu cơ; lực khử NADPH.
Quang hợp là quá trình tổng hợp các (1)……………, giải phóng ra (2)
…………… từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ (3)……………....do các (4)
……….…. hấp thụ. Quang hợp gồm hai pha là: pha sáng và (5)……….…….
Pha sáng là quá trình chuyển hóa năng lượng quang năng thành (6)……………
trong ATP và NADPH. Pha tối là quá trình sử dụng năng lượng ATP và (7)
………………. khử CO2 thành cacbohidrat.
IV- Loại câu ghép đôi
Loại câu này thường bao gồm hai cột thông tin gọi là các câu dẫn và các câu
đáp. Hai cột thông tin này có số câu không bằng nhau, một cột gồm các định
nghĩa, đặc điểm..., một cột là danh mục các tên hay thuật ngữ. Nhiệm vụ của
người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp. Ví dụ: Hãy ghép thông tin
của cột I và II cho phù hợp với các dạng đột biến.

Cột I Cột II

1. Các dạng đột biến genA. Đột biến ở tế bào sinh dục và tế bào sinh
2. Các dạng đột biến số dưỡng
lượng NST B. Thay thế, thêm hoặc mất cặp nucleotit
3. Các dạng đột biến cấu C. Đột biến dị bội và đột biến đa bội
trúc NST D. Thay thế đoạn, thêm hoặc mất đoạn
E. Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.

V- Loại câu trả lời ngắn


Loại trắc nghiệm này thường yêu cầu HS trả lời bằng một từ hay cụm từ. Ví
dụ: Ở quá trình nào cây xanh giải phóng oxygen? Quá trình nào xảy ra trong tế
bào phân giải các chất, tạo năng lượng? Bào quan nào có chức năng phân giải
các chất, tạo năng lượng dạng ATP?
VI- Loại câu trắc nghiệm khách quan dạng mô hình
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mô hình là dạng trắc nghiệm mà GV
đưa ra cho HS một mô hình (bức tranh, biểu đồ, sơ đồ…) chưa hoàn thiện và
yêu cầu HS phải hoàn thiện mô hình đó.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng mô hình thường gồm 3 phần:
+ Câu lệnh;
+ Mô hình chưa hoàn chỉnh (bức tranh, biểu đồ, sơ đồ…);
+ Thông tin để hoàn chỉnh mô hình đó: Cho trước một số phương án đề
hoàn chỉnh mô hình (có thể thêm một số phương án nhiễu).
VII. Loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng hỗn hợp
Là dạng trắc nghiệm mà GV sử dụng kỹ thuật xây dựng của nhiều trắc
nghiệm riêng lẻ để đưa vào cùng một yêu cầu đề bài.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng hỗn hợp thường gồm 2 phần:
+ Câu lệnh;
+ Nội dung: Tuỳ theo việc sử dụng kết hợp các dạng trắc nghiệm nào mà
phần này có thể có các nội dung khác nhau: bức tranh, biểu đồ, các từ ngữ, kí
hiệu…
KẾT LUẬN
Cả hai nhóm câu trắc nghiệm khách quan và tự luận đều có những điểm
mạnh riêng. Do đó, sử dụng dạng câu hỏi thi nào phụ thuộc vào bản chất, mục
đích đánh giá. GV cần có đủ hiểu biết về mỗi dạng câu hỏi để có thể khai thác,
sử dụng phối hợp một cách phù hợp, hiệu quả.

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP TUẦN 6

1. Hãy chỉ ra khả năng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong quá trình dạy học
môn học anh (chị) đảm nhận sau này. Đề xuất các biện pháp để sử dụng có hiệu
quả trắc nghiệm khách quan trong dạy học bộ môn.
2. Biên soạn hệ thống câu hỏi đánh giá một bài học hoặc một chủ đề trong môn
học mà anh (chị) sẽ dạy học. Trong đó bao gồm:
a. (Tuần 5)
b. Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan các dạng khác nhau, tương ứng với
đủ các mức độ nhận thức.

You might also like