You are on page 1of 10

1

VỀ MỘT SỐ CÂU HỎI VẬN DỤNG, VẬN DỤNG CAO MÔN TOÁN
TRONG ĐỀ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
(About some applied and highly applied questions in mathematics in the national high
school examinations)
PGS. TS. Nguyễn Thanh Hưng
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Đẵng
Email: nthung@ued.udn.vn
ThS. Nguyễn Ngọc Sang
Trường THPT Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk

Nhận bài ngày 20/8/2022. Sửa chữa xong …/9/2022. Duyệt đăng: …/9/2022
Tóm tắt
Việc phân tích câu hỏi vận dụng, vận dụng cao ở môn toán trong đề thi tốt nghiệp trung học
phổ thông trong những năm gần đây sẽ rèn luyện cho học sinh năng lực tương tự hoá, khái quát hoá,
nắm vững kĩ năng giải các bài toán, rèn luyện khả năng tự học và tìm tòi sáng tạo. Bài viết còn giúp
học sinh khắc phục những hạn chế, khó khăn khi gặp các bài toán vận dụng, vận dụng cao tương tự
trong đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, đồng thời giúp học sinh chủ động, tự tin, giải quyết hiệu
quả các bài toán này.
Từ khóa: Câu hỏi vận dụng, câu hỏi vận dụng cao, môn toán, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Abstract
In recent years, the analysis of applied and highly applied questions in mathematics in the
national high school exams has trained students to have the capacity to analogize, generalize, master the
skills of solving mathematical problems, and practice self-study and creativity. The paper also helps
students overcome limitations and difficulties while encountering similar applied and highly applied
maths problems in the national high school exams. Also, it helps students to be proactive and confident
in solving these maths problems effectively.
Key words: Applied questions, highly applied questions, maths, national high school exam questions.
1. Đặt vấn đề
Kì thi tốt nghiệp (TN) cấp trung học phổ thông (THPT) hằng năm đều được
diễn ra. Bài thi môn Toán các năm gần đây nhìn chung về mức độ tương đương nhau;
nội dung đề thi nằm trong chương trình cấp THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12,
đảm bảo kiến thức cơ bản để xét TN THPT và có độ phân hoá phù hợp để các cơ sở
giáo dục (GD) lấy kết quả thi để xét tuyển sinh.
Đề thi gồm các mã đề được tổ hợp từ các mã đề gốc. Các mã đề gốc có nội
dung tương tự nhau, trong đó có các câu đầu ở mức độ nhận biết, thông hiểu được ra
trong các mã đề nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản của lớp 11, lớp 12; các câu tiếp theo
kiểm tra kiến thức HS ở mức độ vận dụng, các câu hỏi tiếp đến ở mức độ vận dụng
cao đã thể hiện rõ phân hoá bằng cách sử dụng tổng hợp các kiến thức. Học sinh (HS)
có học lực khá, giỏi, có kĩ năng phân tích, tổng hợp, tính toán, liên hệ tốt với các kiến
thức nội bộ toán học thì mới có thể hoàn thành tốt bài thi.
Qua thực tế giảng dạy, trao đổi với đồng nghiệp và HS, chúng tôi thấy nhiều
HS, kể cả HS khá, giỏi lúng túng và gặp nhiều hạn chế khi giải các bài toán vận dụng,
vận dụng cao trong đề thi TN THPT, dẫn tới HS có tâm lí sợ khi tiếp cận với các bài
toán này. Thậm chí nhiều HS khá, giỏi đã bỏ qua và không học các bài toán vận dụng
cao trong đề thi TN THPT nữa.
2
Bài viết xuất phát từ các lí do trên, nhằm giúp HS có sự hứng thú và tự định
hướng tốt hơn khi giải đối với các câu hỏi vận dụng trong đề thi TN THPT.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Câu hỏi vận dụng trong đề thi TN THPT
Câu hỏi vận dụng yêu cầu HS sử dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết
vấn đề đặt ra trong các tình huống gắn với nội dung đã được học ở các bài học hoặc
chủ đề trong chương trình môn học [1]. Cụ thể thường trong các mã đề thi bắt đầu từ
câu 39 đến câu 45.
2.2. Câu hỏi vận dụng cao trong đề thi TN THPT
Câu hỏi vận dụng cao yêu cầu HS vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đã
học để giải quyết vấn đề đặt ra trong các tình huống mới, các vấn đề thực tiễn phù
hợp với mức độ cần đạt của chương trình môn học [1]. Cụ thể thường trong các mã
đề thi bắt đầu từ câu 46 đến câu 50.
2.3. Đề thi TN THPT năm 2021, năm 2022
Đề thi TN THPT năm 2021 gồm 24 mã đề được tổ hợp từ 4 mã đề gốc 101,
102, 103, 104. Các mã đề gốc có nội dung tương tự nhau, trong đó có 38 câu đầu ở
mức độ nhận biết, thông hiểu được ra trong các mã đề nhằm kiểm tra kiến thức cơ
bản HS của lớp 11, lớp 12; trong các mã đề bắt đầu từ câu 39 đến câu 45 kiểm tra
kiến thức HS ở mức độ vận dụng, từ câu 46 đến câu 50 ở mức độ vận dụng cao.
Đề thi TN THPT năm 2022 bám sát cấu trúc và dạng thức của đề thi TN THPT
năm 2021 và đề thi tham khảo thi TN công bố ngày 31/3/2022, bao gồm 50 câu hỏi
với thời gian làm bài 90 phút. Trong đó, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của
lớp 12 và 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11. Đề thi gồm 24 mã đề
được tổ hợp từ 4 mã đề gốc 101, 102, 103, 104. Các mã đề gốc có nội dung tương tự
nhau, trong đó có 38 câu đầu ở mức độ nhận biết, thông hiểu được ra trong các mã đề
nhằm kiểm tra kiến thức cơ bản HS của lớp 11, lớp 12; trong các mã đề bắt đầu từ
câu 39 đến câu 45 kiểm tra kiến thức HS ở mức độ vận dụng, từ câu 46 đến câu 50 ở
mức độ vận dụng cao.
2.3. Các bước giải câu hỏi vận dụng, vận dụng cao trong đề thi TN THPT môn toán
Bước 1. Phân tích và nhắc lại các kiến thức cơ bản có liên quan;
Bước 2. Nhận xét đưa đến phương pháp (PP) giải từng câu, từng dạng;
Bước 3. Phân loại, xây dựng và phát triển một số câu vận dụng được sắp xếp
một cách hợp lí từ dễ đến khó. Trong mỗi câu có phân tích lời giải, nhận xét kèm theo
giúp HS suy nghĩ, nắm bắt được các mối quan hệ ràng buộc giữa giả thiết và kết luận
của bài toán, giúp HS tìm ra lời giải và đáp án bài toán.
Giáo viên (GV) cần đưa ra các câu hỏi cùng mức độ và bài tập đề nghị phát
triển các câu vận dụng trong các đề thi TN THPT để HS rèn luyện năng lực tương tự
hoá, tổng quát hoá, nắm vững kĩ năng giải các bài toán vận dụng, rèn luyện khả năng
tự học và tìm tòi sáng tạo. GV cần hướng dẫn giúp HS khắc phục những hạn chế, khó
khăn khi đứng trước các bài toán vận dụng trong đề thi TN THPT đồng thời giúp HS
chủ động, tự tin, giải quyết hiệu quả các bài toán này trong đề thi TN THPT và các
đề thi khác.
2.5. Tình hình giải đề thi TN THPT của HS đối với câu hỏi vận dụng, câu hỏi vận
dụng cao môn toán
3
Các câu vận dụng, vận dụng cao trong đề thi TN THPT luôn gây khó khăn cho
HS, ngay cả HS khá, giỏi vì nhiều nguyên nhân:
Về mặt khách quan, trong sách khoa chỉ đưa ra khái niệm, công thức, một vài
bài tập trắc nghiệm tương đối ít, chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo viết về
các bài toán này tương đối ít, nội dung trong tài liệu chưa có tính hệ thống, chưa phân
dạng toán, sắp xếp bài tập tập chưa hợp lí, chưa cập nhật kịp thời các nội dụng có tính
thực tiễn và phù hợp tư duy HS, chưa hướng dẫn cho HS suy nghĩ, nắm bắt được các
mối quan hệ ràng buột giữa giả thiết và kết luận của bài toán, từng bước giúp HS độc
lập suy nghĩ khi giải bài toán.
Về mặt chủ quan, hầu hết HS ngại các câu vận dụng, nhất là các câu vận dụng
cao, không ít HS chưa nắm vững cơ sở lý thuyết của bài toán này, hoặc mặc dù HS
nắm được cơ sở lí thuyết nhưng chưa được tiếp cận đầy đủ với các dạng toán, dẫn
đến không vận dụng được vào các trường hợp cụ thể. Bên cạnh đó, tôi nhận thấy một
số GV xem nhẹ rèn luyện cho HS vấn đề hệ thống, các PP làm các bài tập cơ bản,
đơn giản, thường đặt nặng việc giải các bài tập chuyên sâu, nâng cao. Do đó HS
thường bị gặp khó khăn, lúng túng hoặc mắc sai lầm khi định hướng giải toán. HS
làm bài tập mà chưa có PP và định hướng rõ ràng.
Vì thế bài viết này sẽ giúp HS có sự tự định hướng tốt các câu vận dụng, vận
dụng cao trong bài thi trắc nghiệm môn Toán, có thêm nhiều kĩ năng phát triển bản
thân theo hướng tư duy tích cực, chỉ ra những kiến thức cơ bản vận dụng, những kĩ
năng cần thiết để trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm và chỉ ra những sai lầm mà HS
thường gặp khi giải toán.
2.5. Một số câu hỏi vận dụng, vận dụng cao môn toán trong đề thi TN THPT
2.5.1. Một số câu hỏi vận dụng, vận dụng cao trong đề thi TN THPT 2021
2.5.2.1. Một số câu hỏi vận dụng trong đề thi TN THPT 2021
Chẳng hạn, Câu 41 (đợt 1, mã đề 101) [2]. Cho hàm số bậc ba y  f  x  có
đồ thị là đường cong hình bên. Số nghiệm thực phân biệt
của phương trình f  f  x    1 là: A.9; B.3; C.6; D.7.
Giải. Từ đồ thị hàm số ta có
 f  x   a  a  1 1

f  f  x   1   f  x   0  2.
 f x  b 1 b  2
      3
Dựa vào đồ thị hàm số y  f  x   (1) có đúng 1 nghiệm, (2) và (3) mỗi phương trình

có nghiệm phân biệt và khác các nghiệm của phương trình còn lại. Do đó phương
trình ban đầu có 7 nghiệm phân biệt nhau  Chọn đáp án D.
Đây là câu hỏi quy về xét sự tương giao giữa đồ thị hàm số của hàm hợp của
hàm số bậc 3 chưa xác định (hàm hợp của hàm ẩn) y  f  f  x  và đường thẳng y  k

, trong đó k là hằng số cho trước và đồ thị của hàm số y  f  x  cũng cho trước. Để
giải câu hỏi này HS cần nắm vững bài toán tương giao; có kĩ năng quan sát để xác
4
định hoành độ giao điểm đồ thị hàm số y  f  x  và đường thẳng y  k . HS thường

mắc 2 sai lầm, thứ nhất, quy việc tìm nghiệm của phương trình f  f  x    1 tương

đương số nghiệm của phương trình f  x   0 , dẫn đến chọn đáp án B. Thứ hai, thiếu

kĩ năng lập luận nên ngộ nhận mỗi phương trình (1), (2), (3) đều có 3 nghiệm phân
biệt dẫn đến chọn đáp án A.
Câu 43 (đợt 1, mã đề 101) [2]. Trên tập hợp các số phức, xét phương
trình z 2  2  m  1 z  m2  0  m   . Có bao nhiêu giá trị của m để phương trình đó có

nghiệm z0 thoả mãn z0  7? A.4; B.3; C.2; D.1.

Giải. Ta có  '   m  1  m2  2m  1.
2

1
Với  '  0  2m  1  0  m   . Khi đó PT có nghiệm thực z0 thoả mãn
2

z0  7  z0  7. Thay z0  7 vào phương trình đã cho ta được


1
m2 14m  35  0  m  7  14 (thoả mãn m   ). Thay z0  7 vào phương trình đã
2

cho ta được m2  14m  63  0 (vô nghiệm). Trường hợp này có 2 giá trị m thoả mãn.
Với phương trình không có nghiệm thực, có nghiệm phức
1
 '  2m  1  0  m   .
2

Nếu phương trình có nghiệm z0 thì z0 cũng là nghiệm của phương trình, do đó theo
1
định lí Viet ta có m2  z0 .z0  z0  7 2  m  7. Đối chiếu điều kiện m   trường hợp
2

2
này ta được m  7 . Vậy có 3 giá trị m thoả mãn  Chọn đáp án B.
Đây là câu hỏi quen thuộc tìm các giá trị tham số m để phương trình bậc hai
với hệ số thực có nghiệm phức thoả mãn điều kiện cho trước. Để giải quyết câu hỏi
này thì trước tiên HS cần tính  . Xét hai trường hợp   0,   0 , đồng thời lưu ý khai
thác điều kiện z0  7 và nếu z0 là một nghiệm phức của phương trình đã cho thì z0

cũng là nghiệm của nó để giải quyết trường hợp   0. Một số sai lầm thường gặp của
HS khi giải câu này là: Thứ nhất, chỉ xét trường hợp phương trình có nghiệm thực
thoả mãn điều kiện, từ đó chọn đáp án A. Thứ hai, không xét trường hợp phương trình
có nghiệm thực thoả mãn điều kiện, từ đó chọn đáp án C. Thứ ba, khi xét các trường
5
hợp của  nhưng không kiểm tra lại các giá trị của tham số tìm được, từ đó chọn đáp
án D.
2.5.2.2. Một số câu hỏi vận dụng cao trong đề thi TN THPT 2021
Chẳng hạn, Câu 49 (đợt 1, mã đề 101) [2]. Trong không gian Oxyz , cho hai điểm
A 1; 3; 4 , B  2;1;2 . Xét hai điểm M và N thay đổi thuộc mặt phẳng  Oxy  sao cho

MN  2. Giá trị lớn nhất của AM  BN bằng: A. 3 5. ; B. 61. ; C. 13. ; D. 53.

Giải. Dễ thấy A, B nằm hai phía của mặt phẳng


(Oxy ) . Gọi A đối xứng với A qua mặt phẳng

(Oxy ) suy ra A(1; 3; 4), AM  AM . Gọi E và F

lần lượt là hình chiếu của A và B lên mặt phẳng


(Oxy ) , ta có E (1; 3;0), F (2;1;0). Do đó
EF  (3; 4;0)  EF  5. Dựng BK  NM 

BN  KM . Vậy | AM  BN | AM  KM  AK . Ta đi tìm giá trị lớn nhất của A K . Do

MN nằm trên mặt phẳng (Oxy ), BK / / MN nên BK / /(Oxy ) . Suy ra K nằm trên mặt

phẳng chứa B , song song với mp(Oxy ) . Mà BK  MN  2 nên quỹ tích K là đường tròn
( B; 2) . Kẻ BH  AA  AH  2 , ta có AK 2  AH 2  HK 2  4  ( HB  2)2 

4  (5  2)2  53 , dấu ''  '' khi B nằm giữa H , K . Vậy giá trị lớn nhất của | AM  BN | là

53  Chọn đáp án D.

Đây là bài toán tìm giá trị lớn nhất của biểu thức chứa độ dài các đoạn thẳng
thay đổi. Để giải quyết bài toán này yêu cầu HS phải huy động được tổng hợp nhiều
kiến thức như: Xác định điểm đối xứng qua mặt phẳng, kĩ năng đánh giá bất đẳng
thức chứa dấu giá trị tuyệt đối; bài toán quỹ tích; xác định hình chiếu của một điểm
trên một mặt phẳng; điều kiện để hai vectơ ngược hướng.
Câu 50 (đợt 1, mã đề 101) [2]. Cho hàm số y  f  x  có đạo hàm

f '  x    x  7   x 2  9  , x  . Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để

hàm số g  x   f  x3  5x  m  có ít nhất 3 điểm cực trị ? A.6; B.7; C.5; D.4.

Giải. Với mọi x  ta có g   x   f   x3  5x  m   f  x3  5x  m   g  x  , do đó g  x 

là hàm số chẳn, suy ra đồ thị hàm số y  g  x  nhận Oy làm trục đối xứng. Do đó số
6
điểm cực trị của hàm số g  x  bằng 2a 1 với a là số điểm cực trị dương của hàm số

g  x  . Theo bài ra ta có 2a  1  3  a  1, vì vậy ta cần tìm m để hàm số g  x  có ít nhất

một điểm cực trị dương. Với x  0 thì g  x   f  x3  5 x  m  .

Ta có: f '  x   0  x  7, x  3; g '  x    3x 2  5 f '  x3  5 x  m  ,

 x3  5 x  m  7 1

g '  x   0   x3  5 x  m  3  2  .
 3
 x  5 x  m  3  3

Đặt u  x   x3  5x  m, u '  x   3x2  5  0, x  0. Ta có bảng biến thiên:

x 0 

u ' x 


u  x m

Từ bảng biến thiên, ta thấy 1 ,  2 ,  3 nếu có nghiệm x  0 thì đó là nghiệm duy nhất.

Phương trình g '  x   0 có nghiệm x  0 khi và chỉ khi ít nhất một trong ba phương

trình 1 ,  2 và  3 có nghiệm x  0 , điều này tương đương với m  max 3;3;7  7.

Do m nguyên dương nên m1;2;...;6  có 6 giá trị của tham số m thoả mãn 
Chọn đáp án A.
Đây là câu hỏi tìm điều kiện của tham số m để hàm hợp của hàm ẩn

 
g  x   f u  x   m có n điểm cực trị. Để giải được câu hỏi này thì HS phải vận dụng

tổng hợp nhiều kiến thức như: Các bước tìm điểm cực trị của hàm số; áp dụng cho
hàm hợp chứa dấu giá trị tuyệt đối; tính chất của hàm số chẵn, từ đó quy về bài toán
tìm điểm cực trị của hàm số g  x   f  x3  5 x  m  trên khoảng  0;   . Ngoài cách tiếp

cận lời giải trên, có thể giải quyết câu hỏi này bằng phép thử đặt ẩn phụ và khảo sát
trực tiếp hàm hợp.
2.5.2. Một số câu hỏi vận dụng, vận dụng cao trong đề thi TN THPT 2022
2.5.2.1. Một số câu hỏi vận dụng trong đề thi TN THPT 2022
7
Chẳng hạn, Câu 40 (mã đề 101) [3]. Cho hàm số f ( x)  (m  1) x 4  2mx 2  1 với
13 14
m là tham số thực. Nếu min f ( x)  f (2) thì max f ( x) bằng A.  ; B.4; C.  ; D.1.
[0;3] [0;3] 3 3

Giải. Ta có: f '( x)  4(m  1) x3  4mx  4 x((m  1) x 2  m)

x  0
f '( x)  0   2 ( m  1 không thỏa yêu cầu bài toán).
x  m
 m 1

m 4
Vì min f ( x)  f (2)  x  2 là nghiệm của f '( x)  0   4  m  4m  4  m 
[0;3] m 1 3
1 8 81 72 3 12
 f ( x)  x 4  x 2  1; f (0)  1, f (3)      4 .
3 3 3 3 3 3

Do đó max f ( x)  4  Chọn đáp án B.


[0;3]

Đây là câu hỏi tìm giá trị lớn nhất của hàm số trên đoạn khi biết giá trị nhỏ
nhất của hàm số trên đoạn. Để giải được câu hỏi này thì học sinh phải vận dụng tổng
hợp nhiều kiến thức như: Các bước tìm đạo hàm của hàm số; áp dụng cho đạo hàm
bằng 0 ; tìm giá trị của tham số m, từ đó suy ra hàm số cần tìm rồi tính các giá trị của
hàm số tại x  0; x  3 .
Câu 41 (mã đề 101) [3]. Biết F ( x) và G ( x) là hai nguyên hàm của hàm số
3
f ( x) trên và  f ( x)dx  F (3)  G(0)  a
0
(a  0) . Gọi S là diện tích hình phẳng giới

hạn bởi các đường y  F ( x), y  G ( x), x  0 và x  3 . Khi S  15 thì a bằng: A.15; B.12;
C.18; D.5.
Giải. Ta có: F ( x), G ( x) là nguyên hàm của f ( x)  F ( x)  G ( x)  C
3 3 3
 S   F ( x)  G ( x) dx   C dx   Cdx  3C  15  C  5  C  5
0 0 0

 f ( x)dx  F (3)  F (0)  F (3)  (G(0)  C )  F (3)  G(0)  C  F (3)  G(0)  a


0

 a  C  5 (do a  0 )  Chọn đáp án D.


3

Đây là câu hỏi tìm hằng số a để  f ( x)dx  F (3)  G(0)  a


0
(a  0) khi S  15 . Để giải

được câu hỏi này thì HS phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức như: Các bước tìm
8
hàm số f ( x) khi biết F ( x) và G ( x) là hai nguyên hàm; áp dụng công thức tính diện
tích hình phẳng giới hạn bởi các đường; tìm hằng số C, từ đó quy về bài toán tìm tích
phân của hàm số f  x  trên đoạn 0;3 .

2.5.2.2. Một số câu hỏi vận dụng cao trong đề thi TN THPT 2022
Ví dụ, Câu 49 (mã đề 101) [3]. Trong không gian Oxyz , cho mặt cầu  S  tâm
I 1;3;9 bán kính bằng 3 . Gọi M , N là hai điểm lần lượt thuộc hai trục Ox , Oz sao
cho đường thẳng MN tiếp xúc với  S  , đồng thời mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OIMN
13
có bán kính bằng . Gọi A là tiếp điểm của MN và  S  , giá trị AM .AN bằng A.39;
2
B. 12 3 ; C.18; D. 28 3 .
Giải. Ta có I 1;3;9 và R  3 . Suy ra d  I ,  OMN   3   S  tiếp xúc  OMN  tại
A 1;0;9 . Gọi tọa độ M  m;0;0 và N  0;0; n  . Ta có AM   m  1;0;  9  ;
AN   1;0; n  9  . Do A, M , N thẳng hàng nên  m 1 n  9  9 1 . Do IA   OMN  và
H là trung điểm MN thì H là tâm đường tròn ngoại tiếp OMN . Suy ra K là tâm mặt
13
cầu ngoại tiếp IOMN  KH   IMN  .Bán kính đường tròn ngoại tiếp IMN bằng
2
(đường tròn lớn). Ta có:
1
2
.IH .MN 
IM .IN .MN
13 
 IM .IN  39   m  1  90
2
  n  9  10  39  2 .
2

4.
2

 m  1 n  9   9
Từ (1) và (2) suy ra 
  
.
 m  1  90  n  9   10  39
2 2

u   m  12
Đặt  , ta có hệ phương trình
   
2
v n 9

uv  81 uv  81


  
  m  1  90  n  9   10  39
2 2
 u  90  v  10   1521
uv  81 u  27
 
90v  10u  540 v  3

 AM . AN  u  81 v  1  12 3  Chọn đáp án B.

Đây là câu tìm giá trị của biểu thức chứa độ dài các đoạn thẳng thay đổi. Để giải quyết
bài toán này yêu cầu HS phải huy động được tổng hợp nhiều kiến thức như: Xác định
9
khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng, tìm tọa độ của điểm; điều kiện để ba điểm thẳng
hàng; bài toán quỹ tích; giải hệ phương trình; tính độ dài của đoạn thẳng.
Câu 50 (mã đề101) [3]. Có bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để
hàm số y  x 4  2mx 2  64 x có đúng ba điểm cực trị A. 5; B. 6; C. 12; D. 11.

Giải. Xét hàm số y  x 4  2mx 2  64 x . Ta có: y  4 x3  4mx  64 * . Phương trình hoành
x  0
độ giao điểm: x 4  2mx 2  64 x  0   . Phương trình 1 luôn có
 x  2mx  64  0
3
1
một nghiệm x  0 nên đồ thị hàm số y  x 4  2mx 2  64 x cắt Ox ít nhất hai điểm và
lim  x 4  2mx 2  64 x    . Suy ra để hàm số y  x 4  2mx 2  64 x có 3 điểm cực trị thì
x 

hàm số y  x 4  2mx 2  64 x có đúng một điểm cực trị  phương trình * có đúng một
16 16
nghiệm đơn m  x 2  có đúng một nghiệm đơn. Xét hàm số: f  x   x 2  ,
x x
16 16
f   x   2 x  2 ; f   x   0  2 x  2  0  x  2 . Ta có bảng biến thiên:
x x

m  Z*
Từ bảng biến thiên suy ra m  12 . Suy ra:   m  1; 2;3;...;11;12 . Từ đó có 12
m  12
giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số y  x 4  2mx 2  64 x có đúng ba điểm
cực trị  Chọn đáp án C.
Đây là câu hỏi tìm bao nhiêu giá trị nguyên dương của tham số m để hàm số
y  x 4  2mx 2  64 x có đúng 3 điểm cực trị. Để giải được câu hỏi này thì HS phải vận

dụng tổng hợp nhiều kiến thức như: Các bước tìm đạo hàm của hàm số; lập phương
trình hoành độ giao điểm; điều kiện có nghiệm của phương trình; sử dụng tính chất
biến thiên của hàm số, từ đó quy về bài toán tìm m để phương trình 4 x3  4mx  64  0
có đúng một nghiệm đơn.
2.6. Kết quả thu được qua khảo nghiệm
Sau khi áp dụng đề tài nêu trên vào thực tế giảng dạy lớp 12 ở trường THPT
Buôn Hồ, Đắk Lắk, năm học 2021-2022 trong các tiết học trên lớp và ôn thi TN THPT
ở các lớp chúng tôi trực tiếp giảng dạy, đã đạt được các kết quả đáng ghi nhận về thái
độ học tập của HS: Có ý thức học tập tiến bộ rõ rệt, tích cực, chủ động, sáng tạo trong
quá trình học, hợp tác rất tốt với bạn trong các hoạt động nhóm cùng với sự định
10
hướng của GV để tự tìm ra PP, hoàn thành tốt các bài tập. Về khả năng lĩnh hội kiến
thức và vận dụng PP của HS: Có khả năng tiếp thu, nắm bắt, vận dụng tốt các PP, các
kĩ thuật để giải bài toán trắc nghiệm tính các câu vận dụng, vận dụng cao trong đề thi
TN THPT. Về kết quả kiểm tra: Để đánh giá lợi ích thu được khi áp dụng thử sáng
kiến, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Buôn Hồ gồm: lớp
thực nghiệm (TN) có 39 HS và lớp đối chứng (ĐC) có 42 HS. Qua khảo sát kết quả
học tập môn Toán lớp 12 trước khi thực nghiệm, chúng tôi nhận thấy các lớp được
chọn có điều kiện tổ chức DH tương đối đồng nhất và chất lượng học tập là đồng đều
nhau. Lớp thực nghiệm được giảng dạy theo giải pháp đưa ra trong sáng kiến, lớp đối
chứng được giảng dạy theo các PP thông thường. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các giải pháp đưa ra, chúng tôi đã tiến hành cho 2 lớp làm bài kiểm tra cuối đợt thực
nghiệm. Đề kiểm tra theo định hướng của Bộ GD & Đào tạo về phát triển năng lực,
tự học và sáng tạo cho HS. Kết quả thu được như sau: Điểm trung bình bài kiểm tra
của HS ở lớp thực nghiệm (8,1) cao hơn nhiều so với HS ở lớp đối chứng (5,7). Độ chênh
lệch điểm số giữa hai lớp là 2,4. Điều đó cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm ĐC và
TN có sự khác biệt rõ rệt, nghĩa là biện pháp áp dụng tác động mang lại hiệu quả. Bên
cạnh đó, GV trong tổ bộ môn Toán cũng đã và đang áp dụng đề tài này, cũng đã thu
được hiệu quả cao, thể hiện tính thực triễn, tính khả thi của đề tài. Đề tài này cũng chỉ
ra một khả năng và triển vọng việc giải các câu vận dụng, vận dụng cao trong đề thi
TN THPT, nhằm kích thích hứng thú, phát triển năng lực tự học, sáng tạo của HS.
3. Kết luận
Bài báo viết về thực trạng đề thi tốt nghiệp môn toán ở các câu hỏi vận dung,
vận dung cao trong 2 năm lại nay (2021, 2022). Từ đó phân tích và rút ra các bài học
kinh nghiệm. Bài báo viết dưới dạng một chuyên đề DH, vì vậy có thể áp dụng cho
tất cả GV dạy môn Toán hay dạy luyện thi TN THPT. Đề tài còn là một tài liệu học
tập tốt cho HS lớp 12. Đề tài nhằm kích thích sự hứng thú, phát triển năng lực tự học
và sáng tạo của HS. Bài viết giúp GV có cách nhìn mới, toàn diện về bài thi môn
Toán năm 2021, 2022, đây sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích giúp HS ôn thi TN THPT
năm 2023.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD&ĐT (2018), Chương trình môn Toán (ban hành theo Thông tư 32, ngày
26/12/2018), Hà Nội.
2. Bộ GD&ĐT (2021), Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông (Đợt 1), Hà Nội.
3. Bộ GD&ĐT (2022), Đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Hà Nội.
4. Trần Văn Hạo, Vũ Tuấn , Lê Thị Thiên Hương, Nguyễn Tiến Tài, Cấn Văn Tuất
(2008), Giải tích 12, NXBGD Việt Nam, Hà Nội.
5. Trần Văn Hạo, Nguyễn Mộng Hy, Khu Quốc Anh, Trần Đức Huyên (2008), Hình
học 12, NXBGD Việt Nam, Hà Nội.

You might also like