You are on page 1of 37

GIẢI PHÁP ĐỂ CHINH

PHỤC BÀI TOÁN SỐ PHỨC

vectorstock.com/28062405

Ths Nguyễn Thanh Tú


eBook Collection

SÁNG KIẾN ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ CHINH


PHỤC BÀI TOÁN TÌM MÔ ĐUN LỚN NHẤT,
MÔ ĐUN NHỎ NHẤT TRONG SỐ PHỨC
WORD VERSION | 2022 EDITION
ORDER NOW / CHUYỂN GIAO QUA EMAIL
TAILIEUCHUANTHAMKHAO@GMAIL.COM

Tài liệu chuẩn tham khảo


Phát triển kênh bởi
Ths Nguyễn Thanh Tú
Đơn vị tài trợ / phát hành / chia sẻ học thuật : 
Nguyen Thanh Tu Group

Hỗ trợ trực tuyến


Fb www.facebook.com/DayKemQuyNhon
Mobi/Zalo 0905779594
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÌNH ĐỊNH
TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN


ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN


ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ CHINH PHỤC BÀI TOÁN
TÌM MÔĐUN LỚN NHẤT, MÔĐUN NHỎ NHẤT
TRONG SỐ PHỨC

GIÁO VIÊN : HUỲNH THỊ TRANG


ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN

NĂM HỌC: 2019-2020


MỤC LỤC
Đề mục Trang
MỤC LỤC .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề............................................................................................................... 2
1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn............................................................. 2
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu..................................................................... 2
1.3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 3
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm ................................................................. 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 3
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .................................................................. 3
2. Nội dung ................................................................................................................. 4
2.1. Những nội dung lí luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu ........ 4
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu ...................................................................... 4
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp ..................................................................... 5
2.4. Kết quả thực hiện ......................................................................................... 31
3. Kết luận và khuyến nghị ....................................................................................... 33
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến ............................................. 33
3.2. Các đề xuất khuyến nghị .............................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 35

1
1. Đặt vấn đề
1.1. Lý do chọn đề tài: lý luận, thực tiễn
Trong chương trình Toán THPT, phần đại số ở chương trình lớp 12, học
sinh được hoàn thiện hiểu biết của mình về các tập hợp số thông qua việc cung
cấp một tập hợp số, gọi là Số phức. Trong chương này, học sinh đã bước đầu
làm quen với các phép toán cộng, trừ, nhân, chia, khai căn, lấy môđun, ... các số
phức. Bằng cách đặt tương ứng mỗi số phức z = x + yi ( x, y ∈ ℝ, i 2 = −1) với mỗi
điểm M ( x; y ) trên mặt phẳng tọa độ Oxy , ta thấy giữa đại số và hình học có
mối liên hệ khá “gần gũi”. Hơn nữa, nhiều bài toán Đại số bên Số phức, khi
chuyển sang hình học, từ những con số khá trừu tượng, bài toán đã được minh
họa một cách rấ trực quan, sinh động và cũng giải được bằng Hình học với
phương pháp rất đẹp. Đặc biệt, trong các kì thi THPT Quốc gia trong những
năm gần đây, việc sử dụng phương pháp hình học để giải quyết các bài toán về
số phức là một trong những phương pháp khá hay và hiệu quả. Đặc biệt là bài
toán tìm môđun lớn nhất, môđun nhỏ nhất của số phức. Hơn nữa nếu ta biểu
diễn bằng phương pháp hình học được trên giấy đối với những bài toán môđun
số phức thì ta có thể lựa chọn đáp án một cách dễ dàng.
Mặt khác, tìm giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất - cụm từ ấy hàm chứa một
mảng kiến thức rất rộng, trọng tâm trong chương trình toán học ở phổ thông mà
phần lớn thí sinh rất “e ngại” khi đối diện với nó. Đặc biệt việc áp dụng phương
pháp hình học vào bài toán số phức giúp người học có cái nhìn mới lạ, hấp dẫn,
thú vị và lôi cuốn khơi tạo sự đam mê, hang say Toán học, giúp bạn học và bạn
đọc thấy sự đa dạng của phương pháp hình học trong các mảng Toán hơn, thấy
được việc giải quyết các bài toán cực trị trong số phức trở nên đơn giản, nhẹ
nhàng hơn.
Sáng kiến được trình bày theo hướng giải quyết những câu hỏi:
- Phải bắt đầu từ đâu?
- Khai thác, khám phá, phát hiện và kiến tạo vấn đề ra sao?
- Thực hiện giải pháp như thế nào? ...
Từ đó hình thành ý tưởng giúp tìm ra phương pháp xử lí hiệu quả cho bài
toán.
1.2. Xác định mục đích nghiên cứu
Trong đề tài này, tác giả sẽ tìm hiểu cực trị hình học và áp dụng nó trong
việc giải bài toán cực trị trong số phức: Tìm mô đun lớn nhất, mô đun nhỏ nhất
của một số phức hay xuất hiện trong chương trình toán ở phổ thông.
Nhà toán học nổi tiếng Polia cho rằng: ‘ Ví như dòng sông nào cũng bắt nguồn
từ những con suối nhỏ, mỗi bài toán dù khó đến đâu cũng có nguồn gốc từ
những bài toán đơn giản...”. Viết đề tài này tác giả mong ước bản thân tiến bộ
hơn, góp một chút suy nghĩ, một chút ý tưởng, một chút đề xuất giải pháp chinh
phục đến với những dòng suối nhỏ kia.

2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tác giả trong đề tài này chủ yếu là bài toán tìm
mô đun, mô đun lớn nhất, mô đun nhỏ nhất của một số phức thường hay xuất
hiện trong các đề thi học kì, thi THPT Quốc gia.
1.4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm
Đề tài này được triển khai nghiên cứu, thực hiện cho các lớp ban khoa học
tự nhiên và học sinh khá, giỏi bộ môn toán thuộc trường trung học phổ thông
Ngô Lê Tân; các thầy cô giáo trong nhóm Toán của trường.
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả coi mình là thí sinh đi thi kì thi học kì, thi trung học phổ thông
Quốc gia, đối diện trực tiếp với bài toán, tác giả tự mình giải quyết những câu
hỏi: Phải bắt đầu như thế nào? Khai thác vấn đề ra sao? Làm thế nào để tìm ra
giải pháp? Giải pháp nào mới khả thi, dễ áp dụng?... Từ đó, tác gải làm rõ những
đặc điểm, tính chất đặc trưng của các đại lượng ẩn dấu trong bài toán, bắt được
nhịp cầu gắn kết giữa điều đã biết và điều cần tìm, nhìn được bài toán từ phía
bên trong, lột tả bản chất của bài toán, tạo ra ý tưởng khác lạ có tính đột phá. Từ
những phát hiện mới, tác giả chọn lọc, hình thành phương pháp, biểu đạt ngôn
ngữ và tường minh nội dung.
1.6. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
Đề tài được tác giả nghiên cứu và áp dụng giảng dạy trong các tiết dạy tự
chọn ở lớp 12 trong phạm vi toán trung học phổ thông, thời gian nghiên cứu bốn
năm học: 2015- 2016, 2016-2017, 2017-2018,2018-2019.
Đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót, vì vậy mong quý thầy cô, các bạn
đóng góp ý kiến để đề tài hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

3
2. Nội dung
2.1. Những nội dung lý luận có liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên
cứu.
Bài toán tìm mô đun lớn nhất, mô đun nhỏ nhất trong số phức có một vị
trí xứng đáng trong phần toán học số phức nói riêng và trong chương trình toán
phổ thông nói chung. Hầu hết các bài toán này rất phông phú, đa dạng, yêu cầu
cao về tư duy, kỹ năng và thường không thể giải quyết bằng phương pháp cơ
bản trực tiếp. Chính vì thế việc tìm tòi những ý tưởng có lý, có căn cứ nhằm tiếp
cận và giải quyết được bài toán là vô cùng cần thiết. Những ý tưởng tự tìm tòi
được sẽ giúp người học nâng cao khả năng quan sát, linh cảm, trực giác toán học
ngày càng tinh tế. Với cách tự nghiên cứu sẽ chỉ ra cho học sinh cách giải toán
chứ không đơn thuần chỉ là giải toán cho học sinh. Điều này mang đậm tính đổi
mới về phương pháp.
Ngoài ra, những ý tưởng đó còn tạo được tâm lý tự tin, lòng đam mê cho
người học khi đối diện với bài toán khó.
2.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Thực tế dạy và học cho thấy rằng hầu hết thí sinh đều thiếu tự tin khi đối
diện với bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của mô đun số phức. Bên
cạnh đó có rất ít tài liệu về số phức để giáo viên và học sinh tham khảo, lượng
bài tập về số phức trong sách giáo khoa còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà việc
giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh gặp không ít khó khăn. Bài toán
tìm tập hợp các điểm trong mặt phẳng biểu diễn số phức z có mô đun lớn nhất,
nhỏ nhất có quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình giảng dạy phần nội
dung này, tôi nhận thấy vẫn còn một số học sinh chưa giải quyết được bài toán
tìm tập hợp các điểm biểu diễn số phức dù tập hợp các điệm cần tìm thông
thường là đường thẳng, đường tròn, đường elip, ... Nhiều học sinh lại gặp rất
nhiều khó khăn khi giải quyết bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của mô đun
của một số phức. Để làm tốt được bài toán này trước hết học sinh phải tìm được
tập hợp các điểm biểu diễn số phức sau đó áp dụng kiến thức về bất đẳng thức,
lượng giác, hình học phẳng, ... để từ đó tìm ra được giá trị lớn nhất, nhỏ nhất cần
tìm.
Hơn nữa, tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức mô đun
trong số phức là các bài toán hay và khó thường xuất hiện trong các kì thi học
kì, kì thi THPT Quốc gia. Bài toán này rất được sự quan tâm của các bạn học
sinh yêu toán, các thầy cô giáo dạy bộ môn toán. Trong quá trình dạy học cho
học sinh, tôi thường hướng dẫn học sinh tập phát triển, mở rộng, đào sâu từ
những bài toán cơ bản, quen thuộc để tạo ra những bài toán mới lạ, cũng chính
từ đó mà hình thành cho các em kỹ năng quy từ các bài toán lạ về vận dụng các
bài toán quen thuộc. Với kinh nghiệm giảng dạy của mình cũng như qua trao đổi
học tập, nghiên cứu cùng với các đồng nghiệp tôi đã mạnh dạn đưa ra một số kỹ
năng nhằm hình thành và phát triển, nâng cao khả năng giải quyết các bài toán
về giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của mô đun trong số phức. Từ đó, tôi đã viết
chuyên đề sáng kiến “Đề xuất giải pháp chinh phục bài toán tìm mô đun lớn
4
nhất, mô đun nhỏ nhất trong số phức” nhằm giúp học sinh có thể chủ động, tự
tin hơn khi đứng trước các bài toán về giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất của mô
đun trong số phức.
Một vấn đề nữa không kém phần quan trọng là sự trải nghiệm, va chạm
qua cả một quấ trình để tích lũy, đúc kết kinh nghiệm. Từ đó, tạo ra những ý
nghĩ mới mang tính bước ngoặt, độc lập và hữu dụng.
2.3. Mô tả, phân tích các giải pháp
Việc hình thành, mô tả, phân tích các giải pháp được tác giả trình bày
tường minh, chi tiết thông qua nghiên cứu từng bài toán từ các đề thi học kì, các
đề thi thử THPT Quốc gia và đề thi THPT Quốc gia.
2.3.1. Kiến thức cơ bản, thiết yếu
* Một số định nghĩa và kí hiệu cần thiết.
• Số i : Ta thừa nhận có một số mà bình phương của nó bằng −1 , kí hiệu:
i . Như vậy: i 2 = −1.
•Số phức: Mỗi biểu thức dạng z = x + yi trong đó x, y ∈ ℝ được gọi là
một số phức. x : phần thực; y : phần ảo.
•Mô đun của số phức: Với mỗi số phức z = x + yi , giá trị biểu thức
x 2 + y 2 gọi là mô đun của z . Kí hiệu là z . Như vậy: z = x 2 + y 2 .
•Cho số phức z = x + yi . Ta gọi x − yi là số phức liên hợp của z và kí
hiệu là z = x − yi .
•Với mỗi số phức z = x + yi , xác định điểm M ( x; y ) trên mặt phẳng tọa
độ Oxy . Điểm M gọi là biểu diễn hình học của số phức z .
•Cho hai số phức z = x + yi , z ' = x '+ y ' i , ( x, y, x ', y ' ∈ ℝ )
+ Phép cộng: z + z ' = ( x + x ' ) + ( y + y ' ) i
+Phép trừ: z − z ' = ( x − x ' ) + ( y − y ' ) i
+ Phép nhân: z.z ' = ( xx '− yy ') + ( xy '+ x ' y ) i

z z. z '
+ Phép chia: = với z ' ≠ 0 + 0i
z ' z '.z '
* Một số kí hiệu chuyển từ số phức sang tọa độ Oxy .
•Với M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z = x + yi thì z = OM .
•Với M ( x; y ) và M ' ( x '; y ') lần lượt là điểm biểu diễn các số phức
z = x + yi , z ' = x '+ y ' i thì z − z ' = MM ' .

5
•Cho hai số phức z A , z B có điểm biểu diễn là A, B . Tập hợp các điểm M
biểu diễn của số phức z thỏa mãn hệ thức z − z A = z − z B là đường trung trực
của đoạn AB .
• M 0 là điểm biểu diễn của số phức z0 , R > 0 , tập hợp các điểm M biểu
diễn của số phức z thỏa mãn hệ thức z − z0 = R là đường tròn tâm M 0 , bán
kính R .
2.3.2. Phương pháp hình học trong một số bài toán tìm mô đun, mô đun
lớn nhất, mô đun nhỏ nhất trong số phức.
Bài toán 1.Xét các số phức z, w thỏa mãn z + 2 − 2i = z − 4i và w = iz + 1 .
Tìm giá trị nhỏ nhất của P = w .
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học)
Phân tích và tìm lời giải.
Quan sát biểu thức P = w = iz + 1 ta thấy có thể biến đổi
iz + 1 = i ( z − i ) = z − i = MN với N ( 0;1) , M là điểm biểu diễn của số phức z .
Vậy việc tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức đưa về tìm điểm vị trí điểm M để
MN ngắn nhất với tập hợp điểm M thỏa điều kiện cho trước là một đường
thẳng có phương trình ∆ : x + y = 2 .
Lời giải.
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.
2 2 2
Từ z + 2 − 2i = z − 4i  ( x + 2 ) + ( y − 2 ) = x 2 + ( y − 4 ) ⇔ x + y = 2 
tập hợp điểm M là đường thẳng ∆ : x + y = 2.

Ta có P = w = iz + 1 = i ( z − i ) = z − i = MN với N ( 0;1) .

0 +1− 2 2
Dựa vào hình vẽ ta thấy Pmin = MN min = d ( N , ∆ ) = = .
2 2
Cách 2 (Dùng bất đẳng thức Bunhiacopxki).
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.

6
2 2 2
Từ z + 2 − 2i = z − 4i  ( x + 2 ) + ( y − 2 ) = x 2 + ( y − 4 ) ⇔ x + y = 2 
tập hợp điểm M là đường thẳng ∆ : x + y = 2 (1)
2 2
Ta có P = w = iz + 1 = i ( z − i ) = z − i  w = x 2 + ( y − 1)

Từ (1) : x + y = 2 ⇔ x + ( y − 1) = 1   x + ( y − 1)  ≤ 2  x 2 + ( y − 1) 
2 2
 
1 2 2 2
 ≤ x 2 + ( y − 1)  ≤ w  w min = .
2 2 2
Cách 3. (Dùng tính chất hàm số bậc hai).
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.
2 2 2
Từ z + 2 − 2i = z − 4i  ( x + 2 ) + ( y − 2 ) = x 2 + ( y − 4 ) ⇔ x + y = 2 
tập hợp điểm M là đường thẳng ∆ : x + y = 2 ⇔ x = 2 − y
2
Ta có P = w = iz + 1 = i ( z − i ) = z − i  w
2 2 2
= x 2 + ( y − 1) = ( 2 − y ) + ( y − 1) = 2 y 2 − 6 y + 5 = f ( y ) là hàm số
2
bậc hai có hệ số a = 2 > 0 nên hàm số đạt giá trị nhỏ nhất bằng . Vậy hàm
2
3 1 2 2
số đạt giá trị nhỏ nhất bằng f   = . Do đó, P = w ≥  w min =
2 2 2 2
Lấy ý tưởng từ bài toán trên ta có bài toán tương tự sau
Bài toán 2.Xét các số phức z thỏa mãn z = z − 1 + 2i . Tìm giá trị nhỏ nhất
của biểu thức P = (1 + 2i ) z + 11 + 2i .
Lời giải.
Cách 1 (Dùng phương pháp hình học)
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.
2 2
Từ z = z − 1 + 2i  x 2 + y 2 = ( x − 1) + ( − y + 2 ) ⇔ 2 x + 4 y = 5  t ập
hợp điểm M là đường thẳng ∆ : 2 x + 4 y = 5.

7
11 + 2i
Ta có P = (1 + 2i ) z + 11 + 2i = 1 + 2i z + = 5 z + 3 − 4i = 5MN
1 + 2i
với N ( −3;4 ) .
Dựa vào hình vẽ ta thấy
2.( −3) + 4.4 − 5 5
Pmin ⇔ MN min → Pmin = 5.d ( N , ∆ ) = 5 = .
20 2
Cách 2 (Dùng tính chất hàm số bậc hai).
5
Từ 2 x + 4 y = 5  x = − 2y .
2
Khi đó,
2
2 2 2  11  2 185
z + 3 − 4i = ( x + 3) + ( y − 4 ) =  − 2 y  + ( y − 4 ) = 5 y 2 − 30 y + = f ( y)
2  4
5
là hàm số bậc hai có a = 5 > 0 nên đạt giá trị nhỏ nhất bằng .
4
2 25 5
Vậy P 2 = 5 z + 3 − 4i ≥  Pmin =
4 2
Bài toán 3. Xét các số phức z thỏa mãn z + 1 − i = z − 3i . Tìm giá trị lớn
1
nhất của biểu thức P = w , với w = .
z
Phân tích và tìm lời giải.
1
Đây là bài toán biến thể từ hai bài toán trên khi
lớn nhất khi và chỉ khi
z
z nhỏ nhất khi và chỉ khi OM nhỏ nhất, M là điểm biểu diễn của số phức z
với tâp hợp điểm M thỏa điều kiện cho trước là một đường thẳng có phương
trình ∆ : 2 x + 4 y = 7 .
Lời giải.
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học)
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.
2 2 2
Từ z + 1 − i = z − 3i  ( x + 1) + ( y − 1) = x 2 + ( y − 3) ⇔ 2 x + 4 y = 7 
tập hợp điểm M là đường thẳng ∆ : 2 x + 4 y = 7.

8
1 1 1
Ta có w = = = với O ( 0;0 ) .
z z OM
Dựa vào hình vẽ ta thấy
1 20 2 5
w max ⇔ OM min → w max = = = .
d ( O, ∆ ) 2.0 + 4.0 − 7 7
Cách 2. (Dùng tính chất hàm số bậc hai)
1
P= w = lớn nhất khi và chỉ khi z nhỏ nhất.
z
2
2 7  49
Ta có z = x + y =  − 2 y  + y 2 = 5 y 2 − 14 y +
2 2
= f ( y ) là hàm số
2  4
 7  49
bậc hai có hệ số a = 5 > 0 nên đạt giá trị nhỏ nhất bằng f   = suy ra
 5  20
7
z min = .
2 5
2 5
Vậy w max = .
7
Bài toán4.Xét cácsố phức z thỏa mãn
z 2 − 2 z + 5 = ( z − 1 + 2i )( z + 3i − 1) .

Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = z − 2 + 2i .

Lời giải. Ta có z 2 − 2 z + 5 = ( z − 1 + 2i )( z + 3i − 1)

 z = 1 − 2i
⇔ ( z − 1 + 2i )( z − 1 − 2i ) = ( z − 1 + 2i )( z + 3i − 1) ⇔  .
 z − 1 − 2i = z + 3i − 1

TH 1.Với z = 1 − 2i. Khi đó P = z − 2 + 2i = 1 − 2i − 2 + 2i = 1.


TH 2.Với z − 1 − 2i = z + 3i − 1 .
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.
2 2 2 2
Từ z − 1 − 2i = z + 3i − 1  ( x − 1) + ( y − 2 ) = ( x − 1) + ( y + 3)
⇔ 2 y + 1 = 0  tập hợp điểm M là đường thẳng ∆ : 2 y + 1 = 0.

9
Ta có P = z − 2 + 2i = MA với A ( 2; −2 ) .

2.( −2 ) + 1 3
Dựa vào hình vẽ ta thấy Pmin ⇔ MAmin → Pmin = d ( A, ∆ ) = = .
2 2
So sánh hai trường hợp ta thấy Pmin = 1.
Bài toán 5.Xét các số phức z thoã mãn z + 2i = z − 1 − 2i . Gọi w là số
phức thoã mãn điều kiện w = (1 + i ) z + 2. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức
P= w.
Lời giải.
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z.
2 2 2
Từ z + 2i = z − 1 − 2i  x 2 + ( y + 2 ) = ( x − 1) + ( y − 2 ) ⇔ 2 x + 8 y = 1 
tập hợp điểm M là đường thẳng ∆ : 2 x + 8 y = 1.

Ta có P = w = (1 + i ) z + 2 = 2 z + 1 − i = 2 MN với N ( −1;1) .
Dựa vào hình vẽ ta thấy
2.( −1) + 8.1 − 1 5
Pmin = MN min → Pmin = 2d ( N , ∆ ) = 2 = .
68 34
Bài toán 6.Xét các số phức z, w thỏa mãn z − 1 − 3i ≤ z + 2i và
w + 1 + 3i ≤ w − 2i . Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = z − w .
Lời giải. Gọi z = a + bi và w = c + di ( a, b, c, d ∈ ℝ ) .
2 2 2
 z − 1 − 3i ≤ z + 2i  ( a − 1) + ( b − 3) ≤ a 2 + ( b + 2 ) ⇔ a + 5b ≥ 3  tập
hợp điểm M biểu diễn số phức z là phần gạch chéo như trên đồ thị có tính biên
∆1 : x + 5 y = 3 .

10

2 2 2
w + 1 + 3i ≤ w − 2i ⇔ ( c + 1) + ( d + 3) ≤ c 2 + ( d − 2 ) ⇔ c + 5d ≤ −3  tập
hợp điểm N biểu diễn số phức w là phần tô đậm như trên đồ thị có tính biên
∆ 2 : x + 5 y = −3 .

Dựa vào hình vẽ ta thấy


Dấu " = " xảy ra khi và chỉ khi M ∈∆1 , N ∈ ∆ 2 và MN ⊥ ∆ 2 .
Nhận xét: Bài toán này phức tạp hơn, khiến học sinh cảm thấy lúng túng
hơn các bài toán trên ở chỗ xuất hiện bất đẳng thức z − 1 − 3i ≤ z + 2i và
w + 1 + 3i ≤ w − 2i và điều khác biệt nữa là xuất hiện tới hai số phức z và w .
Nhưng nếu để ý một chút thì ở biểu thức z − w chính là độ dài MN với M , N
là điểm biểu diễn của z và w . Vậy P nhỏ nhất khi và chỉ khi MN nhỏ nhất khi
và chỉ khi MN = d ( ∆1 , ∆ 2 ) .
Bài toán 7.Xét các số phức z thỏa mãn − iz + 1 = 1 . Tìm giá trị nhỏ nhất và
giá trị lớn nhất của biểu thức P = z .
Phân tích và tìm lời giải.
Biến đổi đẳng thức − iz + 1 = 1 như sau −iz + 1 = 1 ⇔ −i z + i = 1 ⇔ z + i = 1
.Vậy tập hợp điểm biểu diễn của số phức z là một đường tròn nên bài toán trên
được giải quyết đơn giản như sau.
Lời giải.
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học)
Ta có − iz + 1 = 1 ⇔ −i . z + i = 1 ⇔ z + i = 1  tập hợp các điểm biểu diễn
số phức z thuộc đường tròn có tâm I ( 0; −1) , bán kính R = 1 .

11
 Pmin = OI − R = 1 − 1 = 0
Khi đó 
 Pmax = OI + R = 1 + 1 = 2
Cách 2. (Dùng phương pháp lượng giác)
2 2
Từ z + i = 1 ⇔ z + 1 = 1 ⇔ x 2 + ( y + 1) = 1 suy ra luôn tồn tại số
α ∈ [ 0;2π ] sao cho: x = sin α ; y = −1 + cos α .
2 2
Khi đó, z = sin 2 α + ( −1 + cos α ) = 2 − 2cos α
2
Do cos α ≤ 1 nên 0 ≤ z ≤ 4  0 ≤ z ≤ 2
Vậy Pmin = 0, Pmax = 2 .
Cách 3. (Dùng bất đẳng thức tam giác).
Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có
z − i ≤ z + i ≤ z + i ⇔ z −1 ≤ 1 ≤ z +1 ⇔ 0 ≤ z ≤ 2 .
Vậy Pmin = 0, Pmax = 2 .
Bài toán 8.Xét các số phức z thỏa mãn z − 2 − 3i = 1 . Tìm giá trị lớn nhất
và giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = z + 1 + i .
Phân tích và tìm lời giải.
Điểm khác biệt với bài toán 11 là ở biểu thức P = z + 1 + i chứa z , ta có
thể biến đổi và đưa về dạng quen thuộc như sau: z + 1 + i = z + 1 − i . Khi đó, bài
toán dễ dàng được giải quyết như sau.
Lời giải.
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học)
Ta có z − 2 − 3i = 1  tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z thuộc
đường tròn có tâm I ( 2;3) , bán kính R = 1.

s
Ta có P = z + 1 + i = z + 1 − i = MA với A ( −1;1) .

12
 Pmin = AM 1 = AI − R = 13 − 1
Vậy  .
 Pmax = AM 2 = AI + R = 13 + 1
Cách 2 (Dùng phương pháp lượng giác).
2 2
Từ z − 2 − 3i = 1 ⇔ ( x − 2 ) + ( y − 3) = 1 nên tồn tại số α ∈ [ 0;2π ] sao
cho: x = 2 + sin α ; y = 3 + cos α
Khi đó
2 2 2 2 2
z + 1 − i = ( x + 1) + ( y − 1) = ( 3 + sin α ) + ( 2 + cos α ) = 14 + 6sin α + 4cos α
2
Do −2 13 ≤ 6sin α + 4cos α ≤ 2 13  14 − 2 13 ≤ z + 1 − i ≤ 14 + 2 13

 13 − 1 ≤ z + 1 − i ≤ 13 + 1

Vậy Pmin = 13 − 1, Pmax = 13 + 1 .


Cách 3 (Dùng bất đẳng thức tam giác).
Ta có
3 + 2i − z − 2 − 3i ≤ ( 3 + 2i ) + ( z − 2 − 3i ) ≤ 3 + 2i + z − 2 − 3i
⇔ 13 − 1 ≤ z + 1 − i ≤ 13 + 1

Vậy Pmin = 13 − 1, Pmax = 13 + 1 .


Tương tự bài toán trên, ta có bài toán sau.
Bài toán 9.Xét các số phức z thỏa mãn (1 + i ) z + 1 − 7i = 2. Tìm giá trị
nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của P = z .
Lời giải.
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học)
1 − 7i 2
Ta có (1 + i ) z + 1 − 7i = 2⇔ z+ = ⇔ z − ( 3 + 4i ) = 1  tập
1+ i 1+ i
hợp các điểm M biểu diễn số phức z thuộc đường tròn có tâm I ( 3;4 ) , bán kính
R = 1.

13
 Pmin = OM 1 = OI − R = 5 − 1 = 4
Khi đó 
 Pmax = OM 2 = OI + R = 5 + 1 = 6
Cách 2. (Dùng phương pháp lượng giác)
2 2
Từ z − ( 3 + 4i ) = 1 ⇔ ( x − 3) + ( y − 4 ) = 1 suy ra luôn tồn tại số
α ∈ [ 0;2π ] sao cho: x = 3 + sin α ; y = 4 + cos α .
2 2 2
Khi đó, z = ( 3 + sin α ) + ( 4 + cos α ) = 26 + 6sin α + 8cos α
2
Do −10 ≤ 6sin α + 8cos α ≤ 10 nên 16 ≤ z ≤ 36  4 ≤ z ≤ 6
Vậy Pmin = 4, Pmax = 6 .
Cách 3. (Dùng bất đẳng thức tam giác).
Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có
z − 3 + 4i ≤ z − ( 3 + 4i ) ≤ z + 3 + 4i ⇔ z − 5 ≤ 1 ≤ z + 5 ⇔ 4 ≤ z ≤ 6 .
Vậy Pmin = 4, Pmax = 6 .

Bài toán 10.Xét các số phức z, w thỏa mãn


(1 + i ) z + 2 = 1 và w = iz. Tìm
1− i
giá trị lớn nhất của biểu thức P = z − w .
Phân tích và tìm lời giải.
Từ biểu thức z − w với w = iz nên z − w = z − iz = z 1 − i = 2 z đưa về yêu
cầu quen thuộc.
Lời giải.
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học).

Từ
(1 + i ) z + 2 = 1 ⇔ z+
2 (1 − i ) 1 − i
= ⇔ z − 2i = 1  tập hợp các
1− i 1+ i 1+ i
điểm M biểu diễn số phức z thuộc đường tròn có tâm I ( 0;2 ) , bán kính R = 1.

14
w =iz
Theo giả thiết P= z−w = z − iz = z 1 − i = 2 z = 2OM với
O ( 0;0 ) .

Dựa vào hình vẽ ta thấy Pmax = 2OM 2 = 2 OI + R = 2 2 + 1 = 3 2.


Cách 2. (Dùng phương pháp lượng giác)
2
Từ z − 2i = 1 ⇔ x 2 + ( y − 2 ) = 1 suy ra luôn tồn tại số α ∈ [ 0;2π ] sao cho:
x = sin α ; y = 2 + cos α .
2 2
Khi đó, z = sin 2 α + ( 2 + cos α ) = 5 + 4cos α
2
Do cos α ≤ 1 nên 1 ≤ z ≤ 9  1 ≤ z ≤ 3

Vậy Pmax = 3 2 .
Cách 3. (Dùng bất đẳng thức tam giác).
Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có
z − 2i ≤ z − 2i ⇔ z ≤ 3 ⇔ 2 z ≤ 3 2 .
Vậy Pmax = 3 2 .
Cùng ý tưởng như bài toán 14, ta có bài toán 15 sau đây.
Bài toán 11.Xét các số phức z1 , z2 thỏa mãn z1 − 1 + i = 1 và z2 = 2iz1. Tìm
giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = 2 z1 − z2 .
Lời giải.
Cách 1. (Dùng phương pháp hình học).
Từ z1 − 1 + i = 1  tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z1 thuộc đường
tròn có tâm I (1; −1) , bán kính R = 1.

z2 = 2 iz1
Theo giả thiết ta có P = 2 z1 − z2 = 2 z1 − 2iz1 = 2 1 − i z1 = 2 2OM với
O ( 0;0 ) .
Dựa vào hình vẽ ta thấy
Pmin = 2 2OM 1 = 2 2 OI − R = 2 2 2 − 1 = 4 − 2 2.

15
Cách 2. (Dùng phương pháp lượng giác)
2 2
Từ z1 − 1 + i = 1 ⇔ ( x − 1) + ( y + 1) = 1 suy ra luôn tồn tại số α ∈ [ 0;2π ]
sao cho: x = 1 + sin α ; y = −1 + cos α .
2 2 2
Khi đó, z1 = (1 + sin α ) + ( −1 + cos α ) = 3 + 2sin α − 2cos α

Do 2sin α − 2cosα ≤ 2 2
2
nên 3 − 2 2 ≤ z1 ≤ 3 + 2 2  2 − 1 ≤ z1 ≤ 2 + 1

Vậy Pmin = 4 − 2 2 .
Cách 3. (Dùng bất đẳng thức tam giác).
Áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có
z1 − 1 − i ≤ z1 − (1 − i ) ⇔ z1 − 2 ≤ 1 ⇔ −1 + 2 ≤ z1 ≤ 1 + 2 .

Vậy Pmin = 4 − 2 2 .
Bài toán 12.Xét các số phức z thỏa mãn z không phải là số thực và
z
w= là số thực. Tìm giá trị lớn nhất Pmax của biểu thức P = z + 1 − i .
2 + z2
Lời giải.
Vì z không phải là số thực nên z − z ≠ 0 .
z z
Ta có w = 2

→w = .
2+ z 2+ z2
z z
Vì w là số thực nên w = w ⇔ =
2 + z2 2 + z 2
 z − z = 0 ( loaïi )
⇔ z ( 2 + z 2 ) = z ( 2 + z 2 ) ⇔ 2 ( z − z ) = z. z ( z − z ) ⇔ 
 z.z = 2
2
⇔ z = 2 → z = 2.
Suy ra tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z là đường tròn có tâm O ( 0;0 ) ,
bán kính R = 2 .

16
Ta có P = z + 1 − i = MA với A ( −1;1) . Vậy Pmax = AO + R = 2 + 2 = 2 2.
Nhận xét.
Tư duy bài này cũng giống như những bài trên nhưng khá phức tạp hơn
một chút ở giả thiết.
z+i
Bài toán 13.Xét các số phức z thỏa mãn z ≥ 2 . Biểu thức P = đạt
z
giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất lần lượt tại z1 và z2 . Tìm phần ảo của số
phức w = z1 + z2 .
Lời giải.
z+i i 1 1
Biến đổi P = = 1+ = i − = − i .
z z z z
 1
1  z' ≤ (1)
Đặt z ' = , khi đó  2 .
z  P = z '− i ( 2)
1
 (1)  tập hợp các số phức z ' là hình tròn tâm O ( 0;0 ) , bán kính R =
2
(trừ tâm O ).
 Xét ( 2 ) . Đặt A ( 0;1)  P = MA với M là điểm biểu diễn của số phức
z'.

 1 1 1
 Pmin = AM 1 = 2 khi z ' = 2 i  z = z = −2i
Dựa vào hình vẽ, ta thấy 
 P = AM = 3 khi z ' = − 1 i  z = 1 = 2i
 max 2
2 2 z
 z = −2i
 1  w = 0 + 0i.
z
 2 = 2i

17
Nhận xét.
Bài toán này thoạt đầu đễ đánh lừa người làm lẩn quẩn đi tìm phần ảo của
số phức w theo phương pháp đại số thông thường. Điều này sẽ vô cùng khó
z +i
khăn và có thể đi vào ngõ cụt nhưng nếu để ý kĩ thì biểu thức P = phân
z
i 1 1 1
tích được thành như sau 1 + = i − = − i = z '− i với z ' =
z z z z
Bài toán 14.Xét các số phức z thỏa mãn z = 1. Tìm giá trị lớn nhất và nhỏ
2z + i
nhất của P = .
z−2
Phân tích và tìm lời giải.
Điều kiện z = 1 → tập hợp điểm biểu diễn của z là đường tròn tâm O ,
bán kính R = 1 . Khó khăn của bài toán này là việc biến đổi biểu thức P . Dễ đưa
người độc nhầm lẫn và cứ bám víu vào z = 1 là đường tròn và sẽ phụ thuộc
2z + i
đường tròn này sẽ đi đến ngõ cụt. Để ý biểu thức là phép chia hai số
z−2
2z + i 2w + i
phức, nếu dùng số phức phụ w = thì khi đó z = và dựa vào z = 1
z−2 w−2
2w + i
nên = 1 . Từ đây tìm ra được tập điểm biểu diễn số phức w là đường tròn
w−2
và bài toán trở nên dễ dàng hơn khi đánh giá được giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn
nhất của P = w .
Lời giải.
2z + i 2w + i
Đặt w = ⇔ w ( z − 2) = 2 z + i ⇔ z ( w − 2) = 2w + i  z = .
z−2 w−2
2w + i
Theo giả thiết z = 1  = 1 ⇔ 2w + i = w − 2 .
w−2
Gọi w = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) . Khi đó từ 2 w + i = w − 2
2 2
2 2 2  2  2  17
 ( 2 x ) + ( 2 y + 1) = ( x − 2 ) + y ⇔  x +  +  y +  =
2

 3  3 9
 tập hợp các điểm M biểu diễn số phức w thuộc đường tròn có tâm
 2 2 17
I  − ; −  , bán kính R = .
 3 3 3

18
 2 2 17
 Pmax = OI + R = +
2z + i  3 3
Do đó P = = w 
z−2  P = OI − R = − 2 2 + 17
 min 3 3
Bài toán 15.Xét hai số phức z1 , z2 thay đổi thỏa mãn
z1 − z2 = z1 + z2 + 4 − 2i = 2. Tìm giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất của biểu
2 2
thức z1 + z2 .
Phân tích và tìm lời giải.
Bài toán này lạ hơn các bài toán trên là có tới hai số phức z1 , z2 . Quan sát
biểu thức z1 − z2 = 2 đó chính là đoạn MN = 2 , với M , N là các điểm biểu diễn
số phức z1 , z2 .
2 2
Quan sát biểu thức z1 + z2 ta có biến đổi sau:
2 2 MN 2
z1 + z2 = OM 2 + ON 2 = 2OK 2 + (với K là trung điểm MN ). Vậy việc
2
tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của P đưa về tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ
MN 2
nhất của OK , nghĩa là tìm điểm K sao cho 2OK 2 + đạt giá trị lớn nhất và
2
giá trị nhỏ nhất.
z1 + z2
Từ biểu thức z1 + z2 + 4 − 2i = 2 biến đổi thành + 2 − i = 1 cho thấy
2
tập hợp K là đường tròn tâm A ( −2;1) , bán kính bằng 1 . Đến đây bài toán trở
nên dễ dàng hơn và được trình bày giải chi tiết như sau.
Lời giải.
Gọi M , N lần lượt là điểm biểu diễn của hai số phức z1 , z2 .
z1 + z2
Gọi K là trung điểm của MN  K là điểm biểu diễn của số phức .
2
 z1 − z2 = 2  MN = 2.
z1 + z2
 z1 + z2 + 4 − 2i = 2 ⇔ + 2 − i = 1  tập hợp các điểm K thuộc đường
2
tròn có tâm I ( −2;1) , bán kính R = 1.

19
2 2 MN 2 MN = 2
Ta có T = z1 + z2 = OM 2 + ON 2 = 2OK 2 + = 2OK 2 + 2.
2
Suyra Tmax ⇔ OK max ,
2
mà OK max = OI + R = 1 + 5  Tmax = 2 1 + 5 ( ) + 2 = 14 + 4 5
2
Tmin ⇔ OK min , mà OK min = OI − R = 1 − 5  Tmin = 2 1 − 5 ( ) + 2 = 14 − 4 5.

Bài toán 16.Cho số phức z thỏa mãn đồng thời z − 1 + 2i = 5 và


ω = z + 1 + i có môđun lớn nhất. Tính z .
Phân tích và tìm lời giải.
Dữ kiện là số phức ω có môđun lớn nhất nên ta sẽ đi tìm tập hợp biểu diễn
c ủa ω .
Từ ω = z + 1 + i biến đổi làm sao để vế phải xuất hiện z − 1 + 2i thì bài toán
xem như đã được giải quyết. Cụ thể bài toán được giải như sau.
Lời giải.
Ta có ω = z + 1 + i ⇔ ω = ( z − 1 + 2i ) + 2 − i ⇔ ω − 2 + i = ( z − 1 + 2i ) .

Suy ra ω − 2 + i = z − 1 + 2i = 5  tập hợp các điểm M biểu diễn số


phức ω thuộc đường tròn có tâm I ( 2; −1) , bán kính R = 5.

Dựa vào hình vẽ ta thấy số phức ω có môđun lớn nhất có điểm biểu diễn là
M 1 ( 4; −2 ) .

Với M 1 ( 4; −2 )  ω = 4 − 2i 
ω = z +1+i
→ z = 3 − 3i  z = 3 2.

Bài toán 17.Xét các số phức z thỏa mãn z − 2 − 4i = 2 2. Trong các số


phức w thỏa mãn w = z (1 + i ) , gọi w1 và w2 lần lượt là số phức có môđun nhỏ
nhất và môđun lớn nhất. Tính w1 + w2 .
Phân tích và tìm lời giải.
Từ biểu thức w = 2 (1 + i ) ta suy ra được w = z 1 + i = 2 z mà tập hợp
biểu diễn của z là một đường tròn nên bài toán được giải quyết dễ dàng như sau.

20
Lời giải.
Từ z − 2 − 4i = 2 2  tập hợp các điểm M biểu diễn số phức z thuộc
đường tròn có tâm I ( 2;4 ) , bán kính R = 2 2.

Ta có P = w = z (1 + i ) = z .1 + i = 2 z = 2OM với O ( 0;0 ) .


Dựa vào hình vẽ ta thấy
 Pmin = 2OM 1.
Dấu '' = '' xảy ra ⇔ M ≡ M 1 ⇔ z = 1 + 2i  w1 = (1 + 2i )(1 + i ) = −1 + 3i.

 Pmax = 2OM 2 .
Dấu '' = '' xảy ra ⇔ M ≡ M 2 ⇔ z = 3 + 6i  w2 = ( 3 + 6i )(1 + i ) = −3 + 9i.
Vậy w1 + w2 = −4 + 12i.

Bài toán 18.Xét các số phức z thỏa z − 1 + 2i = 2 5 và số phức ω thỏa


( 5 + 10i )ω = ( 3 − 4i ) z − 25i. Tính tổng giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của
biểu thức P = ω .
Lời giải.
Ta có
( 5 + 10i ) ω = ( 3 − 4i ) z − 25i
⇔ ( 5 + 10i ) ω = ( 3 − 4i )( z − 1 + 2i ) − 5 − 35i (mục đích để tạo ra z − 1 + 2i )
⇔ ( 5 + 10i ) ω + 5 + 35i = ( 3 − 4i )( z − 1 + 2i ) (chuyển vế).

Suy ra ( 5 + 10i ) ω + 5 + 35i = ( 3 − 4i )( z − 1 + 2i ) = 5.2 5 = 10 5.

5 + 35i 10 5
⇔ω+ = ⇔ ω + 3 + i = 2 ⇔ ω + 3 − i = 2  tập hợp các điểm
5 + 10i 5 + 10i
M biểu diễn số phức ω thuộc đường tròn có tâm I ( −3;1) , bán kính R = 2.

21
Dựa vào hình vẽ ta thấy
 Pmin = OM 1 = OI − R = 10 − 2
  Pmin + Pmax = 2 10.
 max
P = OM 2 = OI + R = 10 + 2

Bài toán 19.Xét các số phức z thỏa mãn z + z + z − z = z 2 . Tìm giá trị
lớn nhất của biểu thức P = z − 5 − 2i .
Phân tích và tìm lời giải.
Bài toán này dữ kiện có vẻ khó khăn howncacs bài toán trên nhưng nếu
bình tĩnh phân tích kĩ ta cảm thấy nó cũng khá dễ chịu khi khai thác dữ kiện
z + z + z − z = z 2 ⇔ 2 x + 2 y = x 2 + y 2 với z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) . đến đây
dáng dấp của đường tròn hiện ra. Vậy bài toán trở nên dễ dàng và được giải
quyết như sau.
Lời giải.
z + z = 2x

Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) , suy ra z = x − yi   z − z = 2 yi .
 2 2 2 2
 z = z = x + y
Từ giả thiết z + z + z − z = z 2  2 x + 2 y = x 2 + y 2 . (* )
x ≥ 0 2 2
TH 1.  , khi đó (*) trở thành ( x − 1) + ( y − 1) = 2 có hình biểu
y ≥ 0
diễn là cung trònnét liền ở góc phần tư thứ ( I ) .
Tương tự cho các trường hợp còn lại (tham khảo hình vẽ)

22
Gọi A ( 5;2 ) và M ( x; y ) là điểm biểu diễn số phức z , khi đó
P = z − 5 − 2i = MA.
Vì A nằm ở góc phần tư thứ ( I ) nên MA lớn nhất khi M phải nằm ở góc
phần tư thứ ( III ) .

Suy ra MAmax = AI 3 + R3 = 3 5 + 2. Vậy max P = 3 5 + 2.


2 2
Bài toán 20. Xét các số phức z1 thỏa mãn z1 − 2 − z1 + i = 1 và các số
phức z2 thỏa mãn z2 − 4 − i = 5 . Tìm giá trị nhỏ nhất của P = z1 − z2 .
Phân tích và tìm lời giải.
Ta chú ý biểu thức cần tìm P = z1 − z2 đó chính là độ dài đoạn thẳng NM ,
với N , M là điểm biểu diễn số phức z1 , z2 . Vậy yêu cầu bài toán có thể đưa về
bài toán “ Tìm giá trị ngắn nhất của đoạn thẳng MN ”. Bây giờ ta xem tập hợp
M , N l à gì ?
2 2
Từ giả thiết z1 − 2 − z1 + i = 1 cho ta tập hợp N là một đường thẳng
∆ : 2 x + y − 1 = 0 và z2 − 4 − i = 5 thì tập hợp M là một đường tròn ( C ) tâm
( 4;1) , bán kính R= 5
Vậy bài toán trở thành tìm điểm N ∈ ∆ và M ∈ ( C ) sao cho MN ngắn nhất.
Lời giải.
Gọi z = x + yi ( x; y ∈ ℝ ) . Ta có
2 2 2 2
 z − 2 − z + i = 1  ( x − 2 ) + y 2 − x 2 − ( y + 1) = 1 ⇔ 2 x + y − 1 = 0 
tập hợp các số phức z1 là đường thẳng ∆ : 2 x + y − 1 = 0.
2 2
 z − 4 − i = 5  ( x − 4 ) + ( y − 1) i = 5 ⇔ ( x − 4 ) + ( y − 1) = 5  tập
hợp các số phức z2 là đường tròn ( C ) có tâm I ( 4;1) , bán kính R = 5.

Khi đó biểu thức P = z1 − z2 là khoảng cách từ một điểm thuộc ∆ đến một
điểm thuộc ( C ) .

23
8 3 5
Từ đó suy ra Pmin = MN = d [ I , ∆ ] − R = − 5 = .
5 5
Bài toán 21.Gọi ( C1 ) là tập hợp các số phức w thỏa mãn
w + 2 − 3i ≤ w − 3 + 2i . Gọi ( C2 ) là tập hợp các số phức z thỏa mãn
z − 2 + 4i ≤ 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = w − z .
Lời giải.
Đặt z = x + yi; w = a + bi ( x, y, a, b ∈ ℝ ) . Ta có
 w + 2 − 3i ≤ w − 3 + 2i
2 2 2 2
 ( a + 2 ) + ( y − 3) ≤ ( a − 3) + ( b + 2 ) ⇔ a − b ≤ 0  tập hợp điểm M biểu
diễn số phức w thuộc nửa mặt phẳng bờ ∆ : x − y = 0 và kể cả bờ (miền tô đậm
như hình vẽ). Gọi miền này là ( C1 ) .
2 2
 z − 2 + 4i ≤ 1  ( x − 2 ) + ( y + 4 ) i ≤ 1 ⇔ ( x − 2 ) + ( y + 4 ) ≤ 1  t ập
hợp điểm N biểu diễn số phức z là hình tròn ( C2 ) có tâm I ( 2; −4 ) , bán kính
R = 1.

Khi đó biểu thức P = z − w = MN là khoảng cách từ một điểm thuộc ( C1 )


đến một điểm thuộc ( C2 ) .

Từ đó suy ra Pmin = d [ I , ∆ ] − R = 3 2 − 1.
Nhận xét.Tư duy bài toán trên cũng giống như bài toán 24.
Bài toán 22.Xét các số thức z thỏa mãn z − 2i ≤ z − 4i và z − 3 − 3i = 1
.Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức P = z − 2 + 1 .
Phân tích và tìm lời giải.
Từ biểu thức P = z − 2 + 1 = MB + 1 , với B ( 2;0 ) và M làtập hợp điểm biểu
diễn của z . Vậy yêu câu bài toán trở thành “ Tìm vị trí điểm M sao cho MB + 1
lớn nhất”.

24
Ta đi tìm điểm M . Với điều kiện bài toán này thì z thỏa mãn hai điều kiện
z − 2i ≤ z − 4i và z − 3 − 3i = 1 cho nên tập hợp điểm biểu diễn M của z vừa
thuộc nửa mặt phẳng bờ ∆ : y = 3 và thuộc đường tròn tâm I ( 3;3) , bán kính
R = 1 nên tập hợp điểm M thuộc cung tròn CD nằm phía mặt phẳng. Vậy bài
toán trên có lời giải như sau.
Lời giải.
Gọi z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) . Ta có
2 2
 z − 2i ≤ z − 4i  x 2 + ( y − 2 ) ≤ x 2 + ( y − 4 ) ⇔ y ≤ 3  tập hợp điểm
biểu diễn số phức z thuộc nửa mặt phẳng bờ ∆ : y = 3 , kể cả bờ (miền tô đậm).
Gọi miền này là ( C1 ) .
2 2
 z − 3 − 3i = 1  ( x − 3) + ( y − 3) i = 1 ⇔ ( x − 3) + ( y − 3) = 1  tập hợp
điểm biểu diễn số phức z là đường tròn ( C2 ) có tâm I ( 3;3) , bán kính R = 1.
Như vậy tập hợp điểm M biểu diễn số phức z là giao của ( C1 ) và ( C2 ) .
Đó chính là phần cung tròn nét liền như trên hình vẽ (có tính 2 điểm đầu mút
D ( 2;3) , C ( 4;3) của cung).

Khi đó P = z − 2 + 1 = MB + 1 với B ( 2;0 ) và MB là khoảng cách từ điểm


B đến một điểm thuộc cung tròn CD .
Từ đó suy ra Pmax = BC + 1 = 13 + 1.
Bài toán 23.Xét các số phức z, w thỏa mãn iz − 2i − 2 ≤ z − 1 và
max { w + 2 − 2i , w } ≤ 2. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = z − w .
Lời giải.
Gọi M ( x; y ) , N lần lượt là điểm biểu diễn của hai số phức z , w.
 iz − 2i − 2 ≤ z − 1 ⇔ z − 2 + 2i ≤ z − 1
2 2 2
⇔ ( x − 2 ) + ( y + 2 ) ≤ ( x − 1) + y 2 ⇔ −2 x + 4 y + 7 ≤ 0  tập hợp điểm M
biểu diễn số phức z thuộc nửa mặt phẳng bờ ∆ : −2 x + 4 y + 7 = 0 không chứa O
(kể cả bờ).

25
 max { w + 2 − 2i , w } ≤ 2, suy ra

 w + 2 − 2i ≤ 2  NI ≤ 2 , I ( −2; 2 )
 
 w ≤ 2  NO ≤ 2, O ( 0;0 )

( ) (
 N thuộc phần chung của hai hình tròn I ; 2 và O; 2 . Mà hai hình tròn )
này tiếp xúc ngoài tại điểm E ( −1; 1) . Do đó N ≡ E ( −1; 1) .

Ta có P = z − w = MN nên P nhỏ nhất khi MN ngắn nhất, khi đó M là


−2 ( −1) + 4.1 + 7 13
hình chiếu của N trên ∆ và Pmin = d ( N , ∆ ) = = .
2
( −2 ) + 42 2 5

Nhận xét. Bài toán trên kế thừa ý tưởng từ các bài toán 25, 26 và 27 nhưng
có điểm mới ở dữ kiên max { w + 2 − 2i , w } ≤ 2 .

max { z ; z − 1 − i } ≤ 1
Bài toán 24.Xét các số phức z, w thỏa mãn  . Tìm
 w + 1 + 2i ≤ w − 2 − i
giá trị nhỏ nhất của biểu thức P = z − w .
Lời giải.
Gọi M , N ( x; y ) lần lượt là điểm biểu diễn của hai số phức z , w.
2 2 2 2
 w + 1 + 2i ≤ w − 2 − i  ( x + 1) + ( y + 2 ) ≤ ( x − 2 ) + ( y − 1)
⇔ x + y ≤ 0  tập hợp điểm N biểu diễn số phức w thuộc nửa mặt phẳng
bờ ∆ : x + y = 0 và kể cả bờ (miền tô đậm như hình vẽ).
 z − 1 − i ≤ 1  MI ≤ 1, I (1;1)
 max { z ; z − 1 − i } ≤ 1, suy ra  
 z ≤ 1  MO ≤ 1, O ( 0;0 )
 M thuộc phần chung của hai hình tròn ( I ; 1) và ( O; 1) (phần gạch sọc như
hình vẽ).

26
Ta có P = z − w = MN nên P nhỏ nhất khi MN ngắn nhất. Dựa vào hình
vẽ ta thấy MN ngắn nhất khi N ≡ O và MN min = OI − 1 = 2 − 1.

Bài toán 25.Kí hiệu S là tập hợp các số phức z thỏa mãn z − 1 = 34 và
z + 1 + mi = z + m + 2i (trong đó m ∈ ℝ ). Gọi z1 , z2 là hai số phức thuộc tập
hợp S sao cho z1 − z2 là lớn nhất. Khi đó, hãy tính giá trị của biểu thức
z1 + z2 .
Phân tích và tìm lời giải.
Mới đầu, tâm lí học sinh thấy sự có mặt của tham số m là cảm thấy lo lắng
và muốn né tránh nhưng chúng ta nên cố gắng bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
Nếu gọi A, B lần lượt là các điểm biểu diễn của số phức z1 , z2 thì yêu cầu bài
 
toán trở thành “ Tính độ dài của OA + OB ”.

Từ z − 1 = 34 và z + 1 + mi = z + m = 2i suy ra tập hợp biểu diễn của z


vừa thuộc đường tròn ( C ) tâm I (1;0 ) , bán kính R = 34 và thuộc đường thẳng
∆ ( 2m − 2 ) x + ( 4 − 2m ) y + 3 = 0 . Đường thẳng ∆ này sẽ cắt đường tròn tại hai
điểm đó chính là A, B .
Hơn nữa z1 − z2 đạt giá trị lớn nhất nên AB lớn nhất suy ra AB chính là
đường kính của đường tròn ( C ) khi đó I sẽ là trung điểm của đoạn AB . Vậy
  
OA + OB = 2OI . Vậy đến đây coi như bài toán đã được hoàn toàn giải quyêt.
Lời giải.
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) . Khi đó

 z − 1 = 34  tập hợp điểm biểu diễn số phức z thuộc đường tròn ( C )


có tâm I (1;0 ) , bán kính R = 34. (1)
 z + 1 + mi = z + m + 2i ⇔ ( 2m − 2 ) x + ( 4 − 2m ) y + 3 = 0  tập hợp điểm
biểu diễn số phức z thuộc đường thẳng ∆ : ( 2m − 2 ) x + ( 4 − 2m ) y + 3 = 0. ( 2 )

27
Từ (1) và ( 2 ) , suy ra tập các điểm biểu diễn số phức z của tập S là giao
điểm của ∆ và ( C ) .

Gọi A, B lần lượt là các điểm biểu diễn của hai số phức z1 , z2 . Suy ra
z1 − z2 = AB.
Để AB lớn nhất ⇔ d ( I , ∆ ) nhỏ nhất ⇔ ∆ đi qua điểm I .
  
Khi đó I là trung điểm của AB nên z1 + z2 = OA + OB = 2 OI = 2OI = 2.

Bài toán 26.Biết số phức z = x + yi ( x; y ∈ ℝ ) thỏa mãn đồng thời


2 2
z − ( 3 + 4i ) = 5 và biểu thức P = z + 2 − z − i đạt giá trị lớn nhất. Tính z .

Phân tích và tìm lời giải.


Bài toán này yêu cầu tìm môđun của z trong đó z thỏa mãn hai điều kiện
đã cho.
Điều kiện thứ nhất là z − ( 3 + 4i ) = 5 suy ra tập hợp các điểm biểu diễn số
phức z là đường tròn ( C ) có tâm I ( 3;4 ) và bán kính R = 5 .
2 2
Điều kiện thứ hai P = z + 2 − z − i suy ra tập hợp điểm biểu diễn của z
thuộc đường thẳng ∆ : 4 x + 2 y + 3 − P = 0 .
Vậy để bài toán này tính được thì phải tồn tại số phức z có nghĩalà đường
thẳng ∆ và đường tròn ( C ) phải có điểm chung khu và chỉ khi d ( I , ∆ ) ≤ R . Từ
đây sẽ tìm được Pmax và bài toán sẽ được giải quyết dễ dàng.
Lời giải.
Vì z − ( 3 + 4i ) = 5  tập hợp các điểm biểu diễn số phức z là đường
tròn ( C ) có tâm I ( 3;4 ) và bán kính R = 5 .
Ta có
P = ( x + 2 ) + yi − x + ( y − 1) i = ( x + 2 ) + y 2 −  x 2 + ( y − 1)  = 4 x + 2 y + 3
2 2 2 2
 

28
 4 x + 2 y + 3 − P = 0.
Ta tìm P sao cho đường thẳng ∆ : 4 x + 2 y + 3 − P = 0 và đường tròn ( C ) có
điểm chung
12 + 8 + 3 − P
⇔ d [ I , ∆] ≤ R ⇔ ≤ 5 ⇔ 23 − P ≤ 10 ⇔ 13 ≤ P ≤ 33.
20
4 x + 2 y − 30 = 0 x = 5
Do đó Pmax = 33 . Dấu " = " xảy ra ⇔  2 2 ⇔  .
( x − 3) + ( y − 4 ) = 5  y = 5

Vậy z = 52 + 52 = 5 2 .
Với ý tưởng như bài trên, các bài toán 31, 32 tương tự.
Bài toán 27.Xét các số phức z thỏa mãn z − 1 − 3i = 13. Tìm giá trị nhỏ
2 2
nhất và lớn nhất của biểu thức P = z + 2 − z − 3i .
Lời giải.
Đặt z = x + yi ( x; y ∈ ℝ ) .
2 2
 Từ giả thiết z − 1 − 3i = 13  ( x − 1) + ( y − 3) = 13. Suy ra tập hợp
các điểm biểu diễn số phức z là đường tròn ( C ) có tâm I (1;3) , bán kính
R = 13.
2 2
 Lại có P = z + 2 − z − 3i = 4 x + 6 y − 5  4 x + 6 y − 5 − P = 0. Suy ra
tập hợp các số phức z thuộc đường thẳng ∆ : 4 x + 6 y − 5 − P = 0.

Để tồn tại z thì ∆ và ( C ) phải có điểm chung


4.1 + 6.3 − 5 − P
⇔ d [ I , ∆] ≤ R ⇔ ≤ 13 ⇔ 17 − P ≤ 26 ⇔ −9 ≤ P ≤ 43
16 + 36
Dấu '' = '' xảy ra khi
thay P = 43
 Pmax = 43  →∆ : 4 x + 6 y − 48 = 0. Tọa độ điểm z thỏa

29
( x − 1) + ( y − 3) = 13  x = 3
2 2

 ⇔  z = 3 + 6i.
 4 x + 6 y − 48 = 0  y = 6

 Pmin = −9 thay
 P =−9
 → ∆ : 4 x + 6 y + 4 = 0. Tọa độ điểm z thỏa

( x − 1) + ( y − 3) = 13  x = −1
2 2

 ⇔  z = −1.
 4 x + 6 y + 4 = 0  y = 0

Bài toán 28.Xét các số phức z = x + yi ( x; y ∈ ℝ ) thỏa mãn


(1 + i ) z + 2 − i = 4. Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức T = x+ y+3 .
Lời giải.
2−i 4 1 3
Ta có (1 + i ) z + 2 − i = 4 ⇔ z+ = ⇔ z + − i = 2 2  tập
1+ i 1+ i 2 2
 1 3
hợp các số phức z là đường tròn ( C ) có tâm I  − ;  , bán kính R = 2 2.
 2 2

x + y + 3 − T = 0
Ta có T = x + y + 3 ⇔  .
 x + y + 3 + T = 0
 Với ∆ : x + y + 3 − T = 0. Để tồn tại số phức z tức là ∆ và ( C ) phải có
điểm chung
1 3
− + +3−T
2 2
⇔ d [ I , ∆] ≤ R ⇔ ≤ 2 2 ⇔ 0 ≤ T ≤ 8.
2
 Với ∆ : x + y + 3 + T = 0. Để tồn tại số phức z tức là ∆ và ( C ) phải có
điểm chung
1 3
− + +3+T
2 2
⇔ d [ I , ∆] ≤ R ⇔ ≤ 2 2 ⇔ −8 ≤ T ≤ 0.
2
So sánh hai trường hợp, ta có Tmax = 8.

30
Bài toán 29.Xét các số phức z thỏa mãn z + 2 = 1 + 2i . Tìm giá trị nhỏ
nhất của biểu thức P =| z − 1 − 2i | + | z − 3 − 4i | + | z − 5 − 6i | .
Phân tích và tìm lời giải.
Phân tích biểu thức P ta thấy có thể viết biểu thức P chính bằng tổng
MA + MB + MC với M là điểm biểu diễn của số phức z còn
A (1;2 ) , B ( 3;4 ) , C ( 5;6 ) và đặc biệt là ba điểm A, B, C thẳng hàng và cùng nằm
trên đường thẳng d : x − y + 1 = 0 . Đến đây dựa vào hình vẽ thì đáp án bài toán
đã hiện ra dễ dàng.
Lời giải.
Đặt z = x + yi ( x, y ∈ ℝ ) .
2
Khi đó z + 2 = 1 + 2i  ( x + 2 ) + y 2 = 5  tập hợp điểm M biểu diễn số
phức z thuộc đường tròn ( C ) có tâm I ( −2;0 ) , bán kính R = 5.
Ta có P = z − 1 − 2i + z − 3 − 4i + z − 5 − 6i = MA + MB + MC với
A (1;2 ) , B ( 3;4 ) , C ( 5;6 ) .

Nhận thấy các điểm A, B, C cùng thuộc đường thẳng d : y = x + 1.


Đường thẳng d cắt đường tròn ( C ) tại hai điểm P ( 0;1) và Q ( −3; −2 ) .

Vậy Pmin ⇔ M ≡ P và Pmin = PA + PB + PC = 9 2.

2.4. Kết quả thực hiện


2.4.1. Hiệu quả trong công tác giảng dạy.
* Đối với giáo viên
Tài liệu viết về số phức cụ thể là về bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị
nhỏ nhất của mô đun trong số phức vẫn còn hạn chế. Vì vậy đối với giáo viên
(kể cả học sinh) thì sáng kiến này là một tài liệu chuyên khảo hữu ích cho mỗi
giáo viên, giúp cho giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian để nghiên cứu
Tài liệu để giáo viên bồi dưỡng ôn luyện cuối cấp ở các trường THPT.

31
* Đối với học sinh
Tác giả đã vận dụng phương pháp trên và những phương pháp khác nữa
trong việc bồi dưỡng ôn luyện học sinh ôn thi THPT Quốc gia của trường THPT
Ngô Lê Tân. Tương lai, tác giả cố gắng cùng đồng nghiệp bồi dưỡng thêm để
cùng nâng cao kiến thức giúp các em vượt qua kì thi THPT Quốc gia.
Trong năm học 2018-2019 tôi đã thực hiện đề tài này trên lớp 12A2 và
kiểm nghiệm kết quả sau một thời gian ứng dụng đê tài như sau:
Điểm
0 - 2.5 2.6 - 4.9 5.0 - 6.4 6.5 - 7.9 8.0 - 10
Kết quả
Trước khi 5 10 22 6 2
thực nghiệm (11.11%) (22.22%) (48.89%) (13.33%) (4.44%)
Sau khi 0 4 12 14(31.11 15(33.33
thực nghiệm (0%) (8.89%) (26.67%) %) %)
2.4.2. Lợi ích kinh tế
- Nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên, đặc biệt là dạy học theo
hướng nghiên cứu bài học và tiết kiệm được thời gian soạn giảng nghiên cứu,
nghĩa là có thêm thời gian làm việc khác để tăng thu nhập, ổn định đời sống kinh
tế của gia đình.
- Nâng cao chất lượng học tập của học sinh, giúp học sinh có thêm nguồn
tài liệu học tập chuyên sâu bổ ích, hiệu quả, nghĩa là giuso cho các em và gia
đình đỡ phải tốn một khoảng tiền đề mua sách tham khảo cho lĩnh vực này.
2.4.3. Lợi ích xã hội
- Đề tài có thể nói là món ăn tinh thần, củng cố niềm tin giúp các em vững
bước hơn trên con đường chinh phục tri thức của mình, giúp các em tránh xa
được các tệ nạn xã hội, tránh xa được những cám dỗ vật chất đời thường, cũng
như các trò chơi điện tử, la cà quán xá phổ biến hiện nay, ... góp phần làm cho
diện mạo xã hội ngày càng tích cực hơn, khởi sắc hơn. Một xã hội mà ở đó có
những con người nhiều lòng đam mê trong học tập, hứng thú trong lao động.
- Đề tài góp phần giảm thiểu học sinh bỏ học và tạo ra được môi trường
học tập thật sự thân thiện. Một môi trường học tập mà ở đó giáo viên cởi mở,
gần gũi, nhiệt tình trong giảng dạy, học sinh tích cực trong học tập và phụ huynh
học sinh thì hài lòng, tin tưởng vào sự giáo dục và phối hợp tốt với nhà trường.

32
3. Kết luận và khuyến nghị
3.1. Những kết luận đánh giá cơ bản về sáng kiến
Chính từ những thực trạng và tồn tại đã nêu ở phần đầu bài viết, bằng tâm
huyết và sự nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã hoàn thiện được đề tài này với
hy vọng sẽ mang lại một số kết quả:
Thứ nhất, có thể nói đây là một đề tài sáng kiến tương đối mới. Mới ở
phương pháp, mới ở cách nhìn nhận, ở cách tiếp xúc và phân tích bài toán tìm
giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của mô đun trong số phức.
Thứ hai, qua đề tài này tác giả đã cung cấp them được một phương pháp
giải toán “mới”. Một cách tiếp cận mới giúp bài toán tìm giá trị lớn nhất, nhỏ
nhất của mô đun trong số phức bớt đi phần nào “khô khan” và khó của nó, tạo ra
tính đa dạng và phong phú hơn cho bài toán này. Qua đó, giúp người học toán và
làm toán tự tin hơn khi tiếp cận một bài toán mới.
Đặc biệt, điều mà tác giả hy vọng cuối cùng đó là đề tài này có thể được
sử dụng trong thực tiễn bồi dưỡng, ôn luyện cho học sinh cuối cấp thi THPT
Quốc gia và nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên.
Tóm lại, khi thực hiện dạy và học theo sáng kiến này, giaoas viên sẽ kích
thích được sự nghiên cứu của học sinh, tính tự học của học sinh, sự đam mê của
học sinh. Từ đó, nâng cao hứng thú, tính tựu giác trong học tập, phát triển năng
lực của học sinh, chấn chỉnh được cách học theo lề lối cũ đã không còn phù hợp
với chương trình giáo dục hiện nay của Việt Nam, cũng như theo kịp nền giáo
dục tiên tiến trên thế giới. Giúp học sinh từng bước khắc phục được tính lười về
tư duy, về rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo trong giải toán, tiếp thu bài một cách thụ
động để tiến tới ham thích tìm tòi, phát hiện và sáng tạo, tự rèn luyện kỹ năng
sống. Từ đó, sẽ đào tạo ra những con người mới, năng động, sáng tạo, độc lập
trong công việc và có một khối óc phát triển toàn diện, dáp ứng được mọi nhu
cầu khắt khe về con người trong thời đại mới.
3.1.2. Tính khả thi, khả năng áp dụng
Đề tài chỉ sử dụng kiến thức nền rất cơ bản (SGK), một số phép biến đổi
tương đương, mối tương quan giữa đại số và hình học. Vì vậy, hầu như tất cả
các đối tượng học sinh đều có thể tiếp cận được phương pháp mới này. Bên
cacnhj đó, tác giả cũng đưa ra nhiều bài toán vận dụng ở mức độ cao dành cho
đối tượng học sinh khá giỏi. Tóm lại, đề tài đơn giản trong cách dùng và phong
phú đa dạng trong các lĩnh vực khi áp dụng, không cần đến các điều kiện để hạn
chế sử dụng nên có thể nói tính khả thi của đè tài là tueong đối.
Đề tài không chỉ vận dụng được cho các bài toán trong chương trình sách
giáo khoa THPT hiện hành mà còn có thể áp dụng rộng rãi cho các bài toán
trong các chuyên đề ôn luyện thi THPT Quốc gia, ... Vì vậy, có thể nói khả năng
áp dụng của đề tài rộng, phù hợp cho mọi đối tượng học sinh, giáo viên linh hoạt
biên soạn giảng dạy.

33
3.1.3. khả năng phát triển của đề tài
Những khám phá từ lời giải của tác giả là hoàn toàn mới. Nhưng điều
quan trọng hơn cả là: Vận dụng những ý tưởng khám phá từu sáng kiến không
chỉ giải quyết trực tiếp bài toán cần giải mà ta còn mở rộng và rút ra được cách
giải tổng quát cho một lớp bài toán, tính mới, tính sáng tạo, khả năng phát triển
của sáng kiến là ở đây! Còn hơn thế nữa một khi đã hiểu bài toán một ccahs thấu
đáo, tường minh ta có thể tự điều chỉnh, tự sáng tác, phát triển để nhận được
những bài toán có chiều sâu hơn, độc đáo hơn.
3.2. Các đề xuất khuyến nghị
- Đối với giáo viên: Mỗi giáo viên phải thường xuyên trao đổi về chuyên
môn nghiệp vụ với nhau, chú trọng tích lũy kinh nghiệm trong giảng dạy, biết tổ
chức cho học sinh học tập có nề nếp, có thói quen và lòng đam mê nghiên cứu
khoa học,... và đặc biệt là phải biết lựa chọn cho mình phương pháp giảng dạy
thích hợp nhất. Từ đó, để có thể gây hứng thú và kích thích học tập nhiều hơn
cho học sinh.
- Đới với lãnh đạo nhà trường: Lãnh đạo nhà trường mà trực tiếp là tổ
chuyên môn phải là chỗ dựa vững chắc, đáng tin cậy cho giáo viên trong lĩnh
vực chuyên môn, trong việc cải tiến phương pháp giảng dạy, trau dồi chuyên
môn nghiệp vụ. Thư viện nhà trường phải thường xuyên cập nhật các loại sách,
tạp chí cũng như các tài liệu tham khảo liên quan khác cho giáo viên.
- Đới với cấp ngành:
+ Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, chuyên đề hơn nữa để giáo
viên có điều kiện giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Những giải pháp trong sáng kiến này của tôi được đúc kết qua thực tiễn
giảng dạy, qua sách vở, tạp chí, cũng như tiếp thu được từ các thầy, cô giáo đi
trước và quý đồng nghiệp. Vì vậy, bản thân tôi rất mong được sự góp ý đóng
góp, xây dựng thẳng thắn của ban giám khảo các cấp, của quý đồng nghiệp, thầy
cô giáo và tất cả các bạn nhằm giúp cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Kính thưa Ban giám khảo! Quý bạn đọc! Dù bản thân tác giả rất cố gắng,
miệt mài đầu tư chuyên môn, làm việc nghiêm túc trong một thời gian rất dài để
có sáng kiến“ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ CHINH PHỤC BÀI TOÁN TÌM
MÔ ĐUN LỚN NHẤT, MÔ ĐUN NHỎ NHẤT TRONG SỐ PHỨC”này
nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót. Tác giả thành
tâm đón nhận những ý kiến đóng góp và xây dựng để đề tài của tác giả hoàn
thiện hơn.
Tác giả chân thành cảm ơn!
Phù cát, ngày 5 tháng 3 năm 2020
Người thực hiện

Huỳnh Thị Trang


34
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Tuyển tập các đề thi thử THPT Quốc gia trên toàn quốc qua các năm.
[2] Một số trang web và tài liệu từ Internet.
[3] Đề thi THPT Quốc gia qua các năm.
[4] Tạp chí toán học và tuổi trẻ, NXBGD - Bộ giáo dục đào tạo.

35

You might also like