You are on page 1of 8

THỰC TRẠNG KĨ NĂNG NGHỀ CỦA SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM

TOÁN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TRƯỚC YÊU CẦU


ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Nguyễn Thị Thanh Tuyên - Trường Đại học Hùng Vương
Email: thanhtuyen1506@gmail.com

Article History ABSTRACT


Received: …/…/2020 After completing the training program, the students'
Accepted: …/…/2020 vocational skills have not yet met the career requirements.
Published: …/…/2020 The student of Mathematics Education at Hung Vuong
University is not an exception. In fact, this is a skill that is
Keywords: Vocational
considered to be the weakest besides other professional skills.
skills, vocational skills
This article aims to find out and specifically evaluate the
of math pedagogical
current status of vocational skills of students in Mathematics
students, status,
Pedagogy Hung Vuong University from the perspective of
solutions.
school administrators, teachers directly teaching, and
vocational instructors in high schools. Questionnaires and
Từ khóa: Kĩ năng nghề, interview questions were used to collect the opinions of
kĩ năng nghề của sinh research participants. The results show that the main cause of
viên sư phạm toán, thực weak vocational skills is that students' learning attitude is not
trạng, giải pháp. serious. In addition, the trend of socio-economic development
leading to students participating in out-of-school work is also
one of the factors that significantly affects students' career
skills.
TÓM TẮT
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, kĩ năng nghề của
sinh viên vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp. Sinh viên
(SV) ngành Sư phạm Toán tại trường Đại học Hùng Vương
(ĐHHV) không phải là một ngoại lệ. Thực tế cho thấy, đây là
kĩ năng bị đánh giá là yếu nhất bên cạnh các kĩ năng chuyên
môn khác. Bài báo này nhằm tìm hiểu và đánh giá cụ thể về
thực trạng kĩ năng nghề của sinh viên ngành sư phạm Toán
Trường ĐHHV dưới góc nhìn của các nhà quản lý ở trường
phổ thông, giảng viên trực tiếp giảng dạy và giáo viên hướng
dẫn (GVHD) thực tập nghề ở trường phổ thông. Các phiếu
điều tra và câu hỏi phỏng vấn được sử dụng nhằm thu thập ý
kiến của các đối tượng tham gia nghiên cứu. Kết quả cho thấy,
nguyên nhân chính dẫn tới kĩ năng nghề còn yếu kém là do
thái độ học tập của sinh viên còn chưa nghiêm túc. Ngoài ra,
xu hướng phát triển kinh tế xã hội dẫn tới việc sinh viên tham
gia các công việc trái ngành ngoài giờ học cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng khá lớn tới kĩ năng nghề nghiệp của
sinh viên.
1. Mở đầu
Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo. Chất lượng đội ngũ
giáo viên phụ thuộc rất lớn vào định hướng giá trị nghề nghiệp của họ trong quá trình đào tạo.
Tuy nhiên, hiện nay nhiều sinh viên ngành sư phạm chưa có định hướng nghề nghiệp đúng
đắn. (Phạm Đình Duyên, 2012). SV ngành sư phạm Toán tại trường ĐHHV cũng nằm trong
số đó. Trong một số năm trở lại đây, kĩ năng nghề của sinh viên ngành sư phạm toán tại
trường ĐHHV có chiều hướng giảm xuống, chưa đáp ứng được yêu cầu của nghề nghiệp và
chất lượng đào tạo.
Việc tìm hiểu nguyên nhân, xác định những tồn tại trong hoạt động rèn nghề và đề ra
biện pháp khắc phục đối với SV mỗi ngành ở mỗi trường Đại học luôn là nhiệm vụ được quan
tâm hàng đầu và đã được nhiều tác giả quan tâm trong rất nhiều nghiên cứu từ nhiều năm đến
nay (Trần Thị Quốc Minh, 1996), (Nguyễn Việt Bắc, 1997), (Nguyễn Đức Hướng, 2003),
(Đặng Văn Hương, Nguyễn Chí Thanh, 2007), (Phạm Đình Duyên, 2012), (Nguyễn Thị
Thanh Huyền, 2016), (Hoàng Thị Hồng Phương, 2019).
Kĩ năng nghề của sinh viên ngành sư phạm toán trường ĐHHV có chiều hướng đi
xuống phải chăng do chất lượng đội ngũ giảng viên, quy trình đào tạo hay yếu tố khác? Bài
viết dưới đây mong muốn phân tích thực trạng mức độ hình thành kĩ năng nghề của sinh viên
ngành sư phạm toán trường ĐHHV, thực tế đội ngũ giảng viên và chương trình đào tạo sinh
viên ngành sư phạm toán. Từ đó xác định nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khắc phục.
2. Kết quả nghiên cứu
2.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm kĩ năng
Đã có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm kĩ năng như: V. V. Tsebucova, Levitov cho
rằng: Kĩ năng có liên quan đến khả năng vận dụng kinh nghiệm cũ trong việc thực hiện những
hành động mới trong điều kiện mới.
Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Trần Quốc Thành, Trần Hữu Luyến quan niệm kĩ
năng là một mặt của năng lực con người thực hiện một công việc có kết quả (Nguyễn Quang
Uẩn, 1995).
Trong nghiên cứu này chúng tôi thống nhất theo quan niệm của Trần Thị Quốc Minh: Kĩ
năng không chỉ đơn thuần về mặt kĩ thuật của hành động, mà còn là biểu hiện năng lực của
con người. Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận
dụng những tri thức và những kinh nghiệm đã có để đạt được mục đích đề ra (Trần Thị Quốc
Minh, 1996)
* Kĩ năng sư phạm
Ở một số nước Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc,…xác định những kĩ năng sư phạm (kĩ năng dạy
học) gồm: - Nhóm những kĩ năng thiết kế và tiến hành dạy học; - Nhóm các kĩ năng sư phạm
nhằm phát triển thói quen hoạt động độc lập; - Nhóm các kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục.
Các nhà nghiên cứu Nga đã chỉ ra hệ thống kĩ năng sư phạm như: kĩ năng thiết kế, kĩ năng
tổ chức, kĩ năng định hướng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng định vị và điều khiển trong giao tiếp,
kĩ năng nhận thức, kĩ năng nghiên cứu, kĩ năng kích thích động viên,…
Theo O. A. Abdoullina, kĩ năng sư phạm là sự lĩnh hội những cách thức và biện pháp giảng
dạy – giáo dục dựa trên sự vận dụng một cách tự giác các kiến thức Tâm lý – Giáo dục và Lý
luận dạy học bộ môn. Dựa trên chức năng cơ bản của hoạt động dạy học mà phân thành hai
loại kỹ năng: Kỹ năng dạy học và kỹ năng giáo dục (Kixegof. K. L, 1973)
Nhiều trường sư phạm trong khu vực và trên thế giới đều khẳng định rằng trong quá trình
đào tạo giáo viên cần hình thành cho người học khả năng giải quyết những nhiệm vụ sư phạm.
Khả năng giải quyết những nhiệm vụ này phụ thuộc vào mức độ hình thành kĩ năng sư phạm
ở người giáo viên. Nói cách khác muốn thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ sư phạm,
người giáo viên cần có hệ thống các kĩ năng sư phạm, nhờ đó giải quyết những nhiệm vụ của
mình một cách “chuyên nghiệp”. Hệ thống những kĩ năng này cần được hình thành ở sinh
viên ngay khi đang còn học ở trường sư phạm.
Trong nghiên cứu hệ thống kĩ năng sư phạm của giáo viên tiểu học, tác giả Nguyễn Việt
Bắc đề xuất các kĩ năng cần hình thành gồm:
- Nhóm kĩ năng chung: + Kĩ năng thể hiện sự mẫu mực của người giáo viên; + Kĩ năng
giao tiếp sư phạm; + Kĩ năng sử dụng ngôn ngữ sư phạm; + Kĩ năng viết chữ; + Kĩ năng trình
bày bảng.
- Nhóm kĩ năng theo bộ môn: + Kĩ năng tính toán; + Kĩ năng giải toán bằng sơ đồ, hình vẽ;
+ Kĩ năng cảm thụ âm nhạc,…
- Một số kĩ năng quan trọng khác: + Kĩ năng thiết kế; + Kĩ năng tổ chức dạy học; + Kĩ năng
sử dụng phương tiện kĩ thuật; + Kĩ năng thu thập tư liệu, tập dượt nghiên cứu khoa
học,…(Nguyễn Việt Bắc, 1997)
Các tác giả Đinh Quang Báo, Trịnh Đông Thư khi xây dựng quy trình rèn luyện kĩ năng
soạn bài giảng cho sinh viên đã đưa ra hệ thống kĩ năng thường phải thực hiện, đó là: kĩ năng
xác định mục tiêu bài học; kĩ năng xác định nội dung trọng tâm của bài; kĩ năng xác định
phương pháp dạy học; kĩ năng đặt vấn đề vào bài; kĩ năng trình bày bố cục của bài theo logic
phù hợp với nội dung; kĩ năng tóm tắt nội dung SGK; kĩ năng chuyển ý; kĩ năng sơ đồ hóa nội
dung; kĩ năng đặt câu hỏi và sử dụng câu hỏi trong dạy học; kĩ năng diễn giải bằng lời nội
dung của sơ đồ; kĩ năng tách ý chính từ một nội dung nào đó của sách giáo khoa; kĩ năng lựa
chọn những ví dụ phù hợp với nội dung và trình độ của học sinh; kĩ năng ra bài tập về nhà; kĩ
năng củng cố bài học; kĩ năng làm đáp án cho câu hỏi bài tập; kĩ năng sử dụng thí nghiệm; kĩ
năng đọc tài liệu để lựa chọn thông tin cần thiết cho bài dạy; kĩ năng lập và sử dụng bảng; kĩ
năng sử dụng tranh, hình vẽ, mô hinh; kĩ năng tổ chức thảo luận nhóm; kĩ năng thiết kế những
hoạt động để tổ chức tiết học; kĩ năng tổ chức kiểm tra đánh giá (Đinh Quang Báo, Trịnh
Đông Thư 2004),
* Kĩ năng sư phạm của giáo viên dạy Toán
Dựa trên hoạt động dạy học của giáo viên dạy toán, chúng tôi xác định kĩ năng sư phạm
của giáo viên dạy toán gồm:
1- Kĩ năng chung:
1.1- Kĩ năng viết bảng, trình bày bảng.
1.2- Kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoài lớp học.
1.3- Kĩ năng xử lí tình huống trong lớp học.
1.4- Kĩ năng sử dụng các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực.
1.5- Kĩ năng soạn giáo án.
2- Kĩ năng dạy học môn toán
2.1- Kĩ năng hiểu lĩnh vực toán học .
2.2- Kĩ năng phân tích chương trình môn toán .
2.3- Kĩ năng xác định mục tiêu bài dạy môn toán.
2.4- Kĩ năng xác định nội dung trọng tâm của bài dạy môn Toán.
2.5- Kĩ năng chuyển ý dẫn dắt đến nội dung kiến thức mới.
2.6- Kĩ năng lựa chọn những ví dụ, bài tập phù hợp với nội dung và trình độ học sinh.
2.7- Kĩ năng tổ chức dạy học các tình huống điển hình môn toán .
2.8- Kĩ năng tổng hợp kiến thức, củng cố bài học, hướng dẫn nhiệm vụ tự học.
3- Kĩ năng phát triển chuyên môn nghề nghiệp
3.1- Kĩ năng khai thác, sử dụng các mô hình, thiết bị dạy học môn toán.
3.2- Kĩ năng sử dụng các phần mềm toán học .
3.3- Kĩ năng khai thác, sử dụng các nguồn học liệu.
2.2. Thực trạng kĩ năng nghề của sinh viên ngành sư phạm toán Trường Đại học Vùng
Vương
2.2.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
- Phương pháp khảo sát: khảo sát bằng phiếu (phiếu đánh giá mức độ đạt được về kĩ
năng nghề nghiệp của sinh viên ngành toán); phỏng vấn sâu (phỏng vấn giảng viên, cán bộ
quản lý ở trường phổ thông, giáo viên hướng dẫn thực tập, sinh viên); dự giờ (dự giờ tập
giảng trong các tiết rèn nghề và dự giờ tập giảng tại các trường phổ thông); thống kê toán học.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp case study (quan sát một số trường hợp sinh
viên điển hình trong hoạt động học tập và rèn nghề để có thêm cơ sở đánh giá định lượng).
- Đối tượng, địa bàn khảo sát: Chúng tôi tiến hành khảo sát với 60 giảng viên tham gia
giảng dạy cho ngành sư phạm Toán trường ĐHHV, gồm các giảng viên thuộc bộ môn toán
khoa Khoa học Tự nhiên, khoa Tâm lí Chính Trị, Khoa Công nghệ thông tin, khoa Ngoại ngữ.
70 cán bộ quản lí tại và giáo viên hướng dẫn thực tập (CBQL & GVHD) các trường THPT
Long Châu Sa, trường Chất Lượng cao Hùng Vương, trường THPT Kĩ thuật Việt Trì, THPT
Chân Mộng, THPT Đoan Hùng, THPT Thanh Ba, THPT Phong Châu. 100 SV ngành toán
trường ĐHHV gồm SV năm cuối và một số cựu sinh viên ngành toán mới ra trường.
- Thời gian khảo sát: từ 8/2019 đến tháng 4/2020. Thời điểm từ 8/2019 đến tháng
01/2020 là thời gian diễn ra các hoạt động rèn nghề cuối khóa và đánh giá kĩ năng nghề
nghiệp của SV năm cuối trước khi đi thực tập. Thời điểm từ tháng 2/2020 đến tháng 4/2020
là lúc sinh viên đi thực tập tại các trường phổ thông.
2.2.2. Kết quả khảo sát thực trạng kĩ năng nghề của sinh viên ngành sư phạm toán
Tổng hợp phiếu đánh giá của giảng viên, CBQL & GVHD và tự đánh giá của SV về các
kĩ năng sư phạm của giáo viên dạy Toán đã xác định ở mục 2.1. Việc cho điểm mức độ đạt
được các kĩ năng được xác định như sau: - Mức 0 (0 điểm): Chưa có kĩ năng, chưa biết tổ
chức hành động; - Mức 1 (1 điểm): Kĩ năng chưa thuần thục, hành động còn nhiều sai sót; -
Mức 2 (2 điểm): Bước đầu có kĩ năng, hành động ít sai sót, bước đầu mang lại hiệu quả; -
Mức 3 (3 điểm): Kĩ năng thuần thục, áp dụng linh hoạt, sáng tạo, mang lại hiệu quả tốt.
Bảng 1. Tổng hợp đánh giá về mức độ hình thành kĩ năng nghề của SV ngành sư phạm toán
Trường ĐHHV
Kĩ Trung bình điểm đánh giá Kết luận về mức độ hình thành kĩ năng qua tổng
năng Giảng CBQL& SV hợp số liệu và phỏng vấn trực tiếp
viên GVHD
1.Kĩ năng chung:

1.1 1.7 1.9 2,35 Chỉ có một số ít học sinh viết chữ viết đẹp, trình
bày bảng khoa học. Còn lại chưa đầu tư nhiều
thời gian để luyện tập.
1.2 1.7 2.2 1.9 Kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
còn hạn chế, tinh thần tự học hỏi, tìm hiểu thực
tiễn hoạt động ở phổ thông chưa cao.
1.3 1.8 1.8 2.05 Chưa có kĩ năng xử lí các tình huống trong lớp
học.
1.4 1.3 1.5 1.9 Chưa chú ý đến việc đổi mới phương pháp dạy
học. Sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực còn
mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc phân
hóa học sinh.
1.5 2.1 2.3 2.5 Hầu hết SV đã thành thạo việc soạn giáo án
theo mẫu quy định.
2. Kĩ năng dạy học môn toán

2.1 1.7 2.2 1.85 Giảng viên đánh giá chính SV của mình còn
nhiều hạn chế, cần phải tích cực và tự học.
Trong khi đó GVHD cho rằng ghi nhận nhiều
em đã rất ý thức tìm hiểu lịch sử toán học và
các ứng dụng toán học trong thực tiễn
2.2 1.7 1.9 2.4 Giảng viên cho rằng SV mới bước đầu biết
phân tích chương trình, nhiều em dạy bài nào
biết bài đó, chưa có cái nhìn tổng quan toàn
diện về tổng thể chương trình, đánh giá này
cũng tương đồng với các ý kiến của GVHD.
Tuy nhiên, các em SV còn chủ quan trong tự
đánh giá của mình.
2.3 1.8 2.1 2.2 Giảng viên và GVHD cho rằng các em bước
đầu có kĩ năng xác định mục tiêu bài dạy. Tuy
nhiên các em SV chưa tự tin cho rằng mình làm
tốt kĩ năng này vì đây là kĩ năng quan trọng
đóng góp sự thành công của tiết dạy
2.4 1.6 1.7 2.05 Xác định nội dung trọng tâm của bài dạy là một
trong những yêu cầu khó. Giảng viên rất khắt
khe khi đánh giá yêu cầu này. Tuy nhiên với
GVHD có sự châm chước hơn.
2.5 1.6 1.6 1.4 Cả giảng viên và GVHD đều thống nhất trong
quan điểm đánh giá rằng các em SV còn hạn
chế về kĩ năng chuyển ý dẫn dắt đến nội dung
kiến thức mới. Khách quan cũng cho thấy để có
kĩ năng này đòi hỏi phải có nhiều kinh nghiệm
và vốn kiến thức toán.
2.6 1.6 1.7 2.05 Các giảng viên cho rằng SV đưa ra các ví dụ,
bài tập chưa có sự phân hóa học sinh. Còn SV
chưa nhận thấy mức độ quan trọng của hoạt
động này.
2.7 1.7 1.8 2.1 Hầu hết SV khi tiến hành dạy một tiết học đã
quên các kĩ thuật dạy học các tình huống điển
hình môn toán. Dẫn đến các hoạt động hình
thành khái niệm, định lý và quy tắc toán học
chưa đạt yêu cầu.
2.8 1.9 2.0 2.3 Các em SV đã bước đầu biết tổng hợp kiến
thức, củng cố bài học và hướng dẫn nhiệm vụ tự
học.
3. Kĩ năng phát triển chuyên môn nghề nghiệp

3.1 2.1 2.3 2.25 Các em đã bước đầu có kĩ năng sử dụng các mô
hình, thiết bị dạy học môn toán.
3.2 2.3 2.6 2.5 Các giảng viên và GVHD đều ghi nhận hầu hết
các em đã có kĩ năng sử dụng phầm mềm toán
3.3 1.9 2.2 2.25 học, ứng dụng CNTT trong dạy học toán và
khai thác các nguồn tài liệu phục vụ bài giảng.
Kết quả tổng hợp bảng trên cho thấy: Nhìn chung kĩ năng nghề của sinh viên ngành toán
chưa cao, kĩ năng hạn chế được xác định tại một số nhóm các kĩ năng chung 1.2; 1.3; 1.4 và kĩ
năng dạy học môn toán 2.2; 2.4; 2.5; 2.6.
2.2.3. Thực tế nguồn nhân lực và quy trình đào tạo
Trường ĐHHV là trường Đại học đa ngành, đa cấp, được thành lập từ năm 2003 trên cơ sở
trường Cao Đẳng Sư phạm Phú Thọ - có bề dày truyền thống gần 60 năm. Ngành sư phạm toán
trường ĐHHV là một trong những ngành có lịch sử lâu đời nhất. Trải qua hơn 60 năm hình
thành và phát triển, trường đã đào tạo ra nhiều thế hệ giáo viên toán chất lượng cao trong và
ngoài tỉnh. Về đội ngũ giảng viên giảng dạy các học phần chuyên ngành cho SV sư phạm toán
gồm 16 giảng viên đều có trình độ từ thạc sĩ trở lên. Trong đó 7 tiến sĩ, 4 nghiên cứu sinh
chuẩn bị bảo vệ luận án và 5 thạc sĩ chuẩn bị đi học nghiên cứu sinh. Như vậy, có thể nói đội
ngủ giảng viên ngành toán trường ĐHHV vượt chỉ tiêu về chất lượng.
Việc hình thành kĩ năng nghề cho sinh viên ngành sư phạm toán được tiến hành dưới 2
hình thức: lí thuyết và thực hành. Về lí thuyết, SV được học qua các học phần: Tâm lý học đại
cương, tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học đại cương, lý luận dạy học và lý luận giáo dục, quản
lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo, kỹ năng làm việc hiệu quả, lịch
sử toán học, phương pháp nghiên cứu khoa học, lý luận dạy học, dạy học các tình huống điển
hình môn toán, dạy học các lĩnh vực cụ thể môn toán, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học môn toán,...Khi học các học phần này SV được trang bị tất cả kiến thức để hình thành các
kĩ năng nghề, cụ thể như: Cách viết bảng, trình bày bảng; cách tổ chức hoạt động ngoại khóa,
xử lý tình huống trong lớp học; các phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học tích cực, cách soạn
giáo án, hiểu về lịch sử toán, biết phân tích chương trình môn toán, biết xác định mục tiêu tiết
dạy, biết tiến hành và tổ chức bài dạy môn toán, biết sử dụng một số phần mềm ứng dụng và
phần mềm toán trong soạn giảng,...Về thực hành kĩ năng nghề được tiến hành ngay trong các
giờ bài tập, thực hành của mỗi học phần. Đối với sinh viên năm cuối được thực hành 60 tiết
rèn nghề qua học phần Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên. Ngoài các học phần
trong chương trình 130 tín chỉ, bộ môn toán trường ĐHHV còn xây dựng kế hoạch rèn nghiệp
vụ toàn khóa nhằm bồi dưỡng kĩ năng nghề cho sinh viên ngay từ năm thứ nhất. Các nội dung
bồi dưỡng tập trung vào giá trị cốt lõi của ngành. Việc xây dựng kế hoạch rèn nghiệp vụ toàn
khóa diễn ra đều đặn, thường xuyên hàng năm và dựa trên năng lực người học.
Việc xác định chuẩn đầu ra, thiết kế chương trình đào tạo và xây dựng nội dung dạy
học của ngành sư phạm toán nói riêng và của tất cả các ngành đào tạo của trường ĐHHV nói
chung, được tiến hành bài bản, được đánh giá và kiểm định chất lượng.
Phải chăng, thực trạng kĩ năng nghề của sinh viên ngành sư phạm toán trường ĐHHV
đang còn yếu tố khác tiềm ẩn ngoài yếu tố nhân lực và chương trình đào tạo. Chúng tôi tiếp
tục phân tích kết quả đánh giá và tự đánh giá kĩ năng nghề của sinh viên ngành toán trường
ĐHHV trong Bảng 1. Nghiên cứu số liệu tự đánh giá của sinh viên trong rất nhiều kĩ năng đều
cho kết quả cao hơn so với đánh giá của giáo viên giảng dạy và giáo viên hướng dẫn thực tập.
Cụ thể là các kĩ năng: 1.1 - 1.4 - 2.2 - 2.3 - 2.4 - 2.6 - 2.7. Với kĩ năng 1.1 - Kĩ năng viết bảng,
trình bày bảng là một trong những kĩ năng cơ bản đầu tiên, đánh giá ý thức và tinh thần tự rèn
luyện của người học. Điểm trung bình đánh giá của giảng viên là 1,7 của CBQL&GVHD là
1,9. Tuy nhiên, điểm trung bình tự đánh giá của sinh viên là 2,35. Điều đó cho thấy người học
còn thiếu tinh thần tự giác, tự cố gắng nên đã tự nới lỏng yêu cầu đối với bản thân. Với kĩ
năng 1.4 - Kĩ năng sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, giảng viên và GVHD
nhận định người học mới chỉ bước đầu biết sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, chưa thuần
thục trong kĩ năng này, thể hiện trong đánh giá điểm trung bình kĩ năng này của giảng viên là
1,3 của CBQL&GVHD là 1,5. Trong khi đó người học tự tin hơn với những gì mình làm
được, trung bình điểm tự đánh giá của người học 1,9. Với kĩ năng 2.2 –Kĩ năng phân tích
chương trình, giảng viên cho rằng người học bước mới bước đầu biết phân tích chương trình
SGK toán ở phổ thông. Tuy nhiên trong một bài dạy cụ thể SV chưa xâu chuỗi được các kiến
thức liên quan trước và sau bài học. Chẳng hạn khi giới thiệu về giá trị lượng giác của các
cung đặc biệt trong dạy bài "Giá trị lượng giác của một cung" SGK lớp 10 trang 141, SV
không biết dẫn dắt vấn đề từ Bảng giá trị lượng giác của các góc đặc biệt trong bài học trước
đó về "Giá trị lượng giác của một số góc bất kì từ 00 đến 1800 " SGK Hình học 10 trang 35.
Hay khi dạy về định lý 2 về giới hạn một bên - SGK Đại số & Giải tích 11 trang 126 người
dạy chưa định hướng cho người học dùng định lí này để giải quyết dạng bài tập nào. Điểm
trung bình đánh giá của giảng viên cho kĩ năng này bằng 1,7, CBQL&GVHD cho điểm trung
bình là 1,9. Trong khi đó hầu hết người học cho rằng bản thân đã làm tốt việc phân tích
chương trình nên trung bình điểm tự đánh giá của SV là 2,4 cao hơn hẳn so với đánh giá của
giảng viên; Tương tự như vậy với các kĩ năng: 2.3- Kĩ năng xác định mục tiêu bài dạy ((giảng
viên = 1,8; CBQL&GVHD = 2,1; SV = 2,2);); 2.4- Kĩ năng xác định nội dung trọng tâm của
bài dạy ((giảng viên = 1,6; CBQL&GVHD = 1,7; SV = 2,05);); 2.6- Kĩ năng lựa chọn ví dụ
phù hợp với nội dung và trình độ học sinh ((giảng viên = 1,6; CBQL&GVHD = 1,7; SV =
2,05);); 2.7- Kĩ năng tổng hợp kiến thức, củng cố bài học, hướng dẫn nhiệm vụ về nhà ((giảng
viên = 1,7; CBQL&GVHD = 1,8; SV = 2,1);). Điểm tự đánh giá của sinh viên đều cao hơn
điểm trung bình đánh giá của giảng viên và giáo viên hướng dẫn thực tập. Điều đó cho thấy
thái độ người hoc trong hoạt động rèn nghề còn chưa nghiêm túc. Nhiều SV còn chủ quan,
thiếu tính tự giác, tích cực. Do đó chưa xác định rõ tầm quan trọng và mức độ cần thiết của
các kĩ năng trên.
Chúng tôi, tiếp tục tìm hiểu về hoạt động của sinh viên sau giờ học cho thấy: một số
SV chưa tích cực, sử dụng thời gian dỗi cho hoạt động vui chơi; một số nhóm sinh viên đi làm
thêm không đúng ngành như mở showroom quần áo, tiệm giầy, hàng ăn, kinh doanh điện
thoại, dịch vụ giải trí...Nhiều công việc trái ngành đã thu hút sinh viên sau giờ học.
3. Kết luận
Thực trạng kĩ năng nghề của sinh viên ngành toán trường ĐHHV một vài năm trở lại đây
chưa cao. Do thái độ người học và xu thế phát triển của Xã hội đã ảnh hưởng tâm lý người
học. Cùng với kĩ năng nghề giảm xuống thì các hoạt động làm thêm trái ngành của sinh viên
sư phạm trường ĐHHV có chiều hướng đi lên. Để khắc phục thực trạng trên chúng tôi đề xuất
một số giải pháp sau: Thứ nhất, giải pháp đào tạo: Thiết kế nội dung học phần và tổ chức dạy
học theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra đáp ứng yêu cầu về kĩ năng nghề nghiệp; Đánh giá,
hướng dẫn sinh viên tự đánh giá theo hướng rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp; Thứ hai, giải
pháp Tâm lý định hướng thái độ người học như: Phát hiện, khích lệ các ý tưởng khởi nghiệp,
đồng thời định hướng ý tưởng khởi nghiệp theo nhu cầu xã hội về giáo dục; Phân tích ý nghĩa,
tính hiệu quả của việc đầu tư chuyên môn làm việc đúng ngành với hình thức làm việc khác;
Mở rộng hình thức giới thiệu việc làm cho SV; Duy trì và phát triển câu lạc bộ gia sư, tìm
việc làm của SV ngành toán.
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Việt Bắc (1997). Xây dựng quy trình hình thành hệ kỹ năng sư phạm cho giáo
viên sư phạm tiểu học. Đề tài NCKH – Sở KHCN&MT thành phố HCM.
[2] Đinh Quang Báo, Trịnh Đông Thư (2004). Quy trình rèn luyện kĩ năng soạn bài giảng cho
sinh viên. Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP Hà Nội.
[3] Phạm Đinh Duyên (2012). Hình thành định hướng giá trị nghề nghiệp sư phạm cho sinh
viên các trường đại học cao đẳng hiện nay. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội
và Nhân văn 28 (2012) 217-222
[4] Nguyễn Thị Thanh Huyền (2016). Hình thành kĩ năng sư phạm theo chuẩn nghề nghiệp
cho sinh viên thông qua hoạt động thực hành ở trường phổ thông. Tạp chi Giáo dục số 388
(kì 2 – 8/2016) tr 47-50
[5] Đặng Văn Hương – Nguyễn Chí Thanh (2007), Một số phương pháp dạy học môn Toán
theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh trung học cơ sở. NXB Đại học Sư
phạm.
[6] Nguyễn Đức Hưởng (2003). Phân loại kĩ năng nghề của điều tra viên. Tạp chí Tâm lí học
số 5.
[7] Kixegof. K. L (1973). Hình thành kĩ năng và kĩ xảo sư phạm cho sinh viên trong điều kiện
của nền giáo dục đại học Lêningrat, (Vũ Năng Tính dịch, bản chép tay) Tổ thư liệu - Thư viện
ĐHSP 1, Hà Nội
[8] Trần Thị Quốc Minh (1996). Phân tích tâm lí tình huống có vần đề trong quan hệ giữa
giáo viên và giữa trẻ mẫu giáo. Luận án Tiến sĩ khoa học.
[9] Hoàng Thị Hồng Phương (2019). Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm cho sinh viên ngành giáo dục tiểu học ở trường đại học An Giang. Tạp chí Giáo
dục, số 447 (kì 1-2/2019), tr 6-9
[10] Nguyễn Quang Uẩn (1995). Tâm lí học đại cương. NXB Giáo dục.

You might also like