You are on page 1of 2

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5

Câu 1: Mô tả quy trình chuẩn bị dữ liệu định lượng.


- Kiểm tra để đảm bảo tính hợp lệ của dữ liệu (nhà nghiên cứu không trực tiếp thu thập dữ liệu).
+Trường hợp kiểm tra tại hiện trường, khảo sát/phỏng vấn viên kiểm tra thật nhanh xem các phiếu
khảo sát/phỏng vấn đã được trả lời đầy đủ chưa (nếu câu hỏi bị bỏ sót thì phải tiến hành phỏng vấn
lại người tham gia khảo sát/phỏng vấn).
+Trường hợp kiểm tra trước khi nhập liệu, người nhập liệu sẽ kiểm tra các phiếu khảo sát/phỏng
vấn, loại bỏ các phiếu có nhiều câu trả lời bị bỏ trống hay những phiếu khảo sát/phỏng vấn mà người
trả lời chỉ chọn một đáp án cho tất cả các câu hỏi.
- Mã hóa dữ liệu (đây là bước quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị dữ liệu). Nó liên quan đến
việc tạo nhóm và gán giá trị cho tất cả câu trả lời thu được từ khảo sát.
Có hai loại mã hóa:
+ Mã hóa trước (dành cho các câu hỏi đóng): chọn mã số cho các câu hỏi và các phương án trả lời
ngay từ khi thiết kế bảng câu hỏi khảo sát/phỏng vấn (có thể được thể hiện ngay trên phiếu khảo
sát/phỏng vấn). Khi nhập liệu, phương án trả lời được chọn sẽ là giá trị của câu trả lời.
+ Mã hóa sau (dành cho các câu hỏi mở): việc mã hóa được thực hiện sau khi thu thập dữ liệu. Nhà
nghiên cứu xem xét ngẫu nhiên 30% các phiếu câu hỏi đã được hoàn tất, liệt kê các tình huống trả
lời, sắp xếp các tình huống trả lời tương tự vào một nhóm, phân loại nhóm câu trả lời và mã hóa
chúng. Để thuận tiện cho việc phân tích, không nên có quá 10 nhóm cho phương án trả lời của một
câu hỏi.
- Hiệu chỉnh dữ liệu: hạn chế tối đa các lỗi sai.
+ Kiểm tra dữ liệu cơ bản
+ Kiểm tra các câu trả lời ngoại lai
+ Xử lí các giá trị trống

Câu 2: Trình bày chi tiết các thao tác hiệu chỉnh dữ liệu định lượng.
- Kiểm tra dữ liệu cơ bản:
+ Số hàng trong bộ dữ liệu bằng số người trả lời khảo sát/phỏng vấn (đáng số thứ tự và nhập liệu
đúng trật tự).
+ Số cột trong dữ liệu bằng số câu hỏi/mục hỏi trong phiếu khảo sát/phỏng vấn.
+ Định dạng thời gian phải thống nhất và hợp lệ xuyên suốt bộ dữ liệu.
- Kiểm tra các câu trả lời ngoại lai: phát hiện và điều chỉnh những câu trả lời có giá trị không nằm
trong thang đo đã thiết kế. Trong trường hợp không thể đối chiếu lại, nhà nghiên cứu có thể xóa
điểm dữ liệu này.
- Xử lí các giá trị trống:
+ Loại các câu trả lời có giá trị trống khi phân tích dữ liệu, nhà nghiên cứu có thể chọn Listwise
Delition, thì dữ liệu trống sẽ bị loại bỏ. Cách này dễ áp dụng, không làm sai lệch dữ liệu tuy nhiên nó
làm giảm đáng kể kích cỡ mẫu. Sử dụng cách này khi trong một dòng riêng biệt có giá trị trống.
+ Thay giá trị trống bằng giá trị trung bình, trung vị hay mode của toàn bộ các giá trị trong cột. Cách
này không làm giảm kích cỡ mẫu và không làm dữ liệu mất đối xứng. Tuy nhiên không sử dụng được
các biến số định danh.
+ Suy đoán câu trả lời dựa trên câu trả ời người được khảo sát/phỏng vấn trong những lần khảo sát
trước đó. Cách này chỉ sử dụng cho nghiên cứu dài hạn.

Câu 3: Mô tả quy trình chuẩn bị dữ liệu định tính.


- Bước 1: Làm quen với dữ liệu
Do đa số các dữ liệu định tính ở dạng chữ nên nhà nghiên cứu đọc dữ liệu để làm quen và bắt đầu
tìm kiếm các chủ đề chính, bao gồm cả việc sao chép lại dữ liệu ( trong trường dữ liệu là các file âm
thanh hoặc video)
- Bước 2: Xem lại mục tiêu nghiên cứu
- Bước 3: Thiết lập danh bạ mã hóa
Nhà nghiên cứu xác định ý tưởng, khái niệm, hành vi, từ ngữ sau đó gán mã cho chúng (để dễ dàng
phân loại các khái niệm, hiện tượng và sắp xếp chúng thành các nhóm có cùng đặc tính chung).
- Bước 4: Xác định các chủ đề và các mối quan hệ giữa các khái niệm hay chủ đề
Tìm kiếm những câu trả lời phổ biến cho các câu hỏi giúp nhà nghiên cứu có thể khám phá sâu hơn.
Câu 4: Trình bày một số phương pháp phân tích dữ liệu định tính.
- Phân tích nội dung: đây là một trong những phương pháp phổ biến nhất để phân biệt dữ liệu định
tính. Nó được dùng để phân tích các thông tin được ghi lại ở dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, vật
thể. Phương pháp này phụ thuộc vào câu hỏi nghiên cứu và thường dùng để phân tích các câu trả lời
phỏng vấn.
- Phân tích tường thuật: phương pháp này dùng để phân tích nội dung từ các nguồn khác nhau như
phỏng vấn, quan sát thực địa, khảo sát. Và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu.
- Phân tích diễn ngôn: dùng để phân tích sự tương tác giữa nhà nghiên cứu và các đối tượng được
phỏng vấn. Tập trung phân tích ngữ cảnh xã hội. Xem xét môi trường sinh hoạt hằng ngày của người
được phỏng vấn và sử dụng các thông tin này trong quá trình phân tích.
- Lý thuyết nền: dùng để giải thích nguyên nhân vì sao hiện tượng đó xảy ra. Điều này được thực
hiện bằng cách nghiên cứu một loạt các trường hợp tương tự nhau trong các ngữ cảnh khác nhau
sau đó giải thích về mối quan hệ nhân quả. Nhà nghiên cứu có thể sửa đổi các giải thích hoặc đưa ra
các giải thích mới khi nghiên cứu thêm các trường hợp khác cho đến khi họ tìm được giải thích phù
hợp cho tất cả trường hợp.

You might also like