You are on page 1of 5

Câu 13.

Anh/ Chị hãy trình bày ưu nhược điểm của phương pháp thu lập dữ liệu
bằng bảng câu hỏi?

- Ưu điểm:
 Tương đối dễ quản lý, thực hiện
 Có thể được phát triển trong thời gian ngắn hơn (so với các phương pháp thu
thập dữ liệu khác)
 Hiệu quả về mặt chi phí, tuy nhưng chi phí phụ thuộc vào hình thức khảo sát
 Có thể được quản lý từ xa thông qua trực tuyến, thiết bị di động, thư, email
hoặc điện thoại.
 Tiến hành khảo sát từ xa có thể làm giảm hoặc loại bỏ sự phụ thuộc về mặt địa

 Có khả năng thu thập dữ liệu từ một số lượng lớn người được hỏi
 Nhiều câu hỏi có thể được hỏi về một chủ đề, mang lại sự linh hoạt sâu rộng
trong phân tích dữ liệu
 Với phần mềm khảo sát, các kỹ thuật thống kê nâng cao có thể được sử dụng
để phân tích dữ liệu khảo sát để xác định tính hợp lệ, độ tin cậy và ý nghĩa
thống kê, bao gồm khả năng phân tích nhiều biến
 Một loạt các dữ liệu có thể được thu thập (ví dụ: thái độ, ý kiến, niềm tin, giá
trị, hành vi, thực tế).
 Những khảo sát được tiêu chuẩn hóa tốt thường có thể loại bỏ hầu hết các lỗi
cơ bản.
- Nhược điểm:
 Nếu không được khuyến khích đúng cách người được khảo sát thường không
đưa ra những câu trả lời chính xác và chân thật.
 Những người được hỏi có thể cảm thấy không thoải mái khi phải cung cấp các
thông tin mang tính cá nhân hoặc các liên quan đến các vấn đề nhạy cảm.
 Câu trả lời của đối tượng khảo sát có thể thiếu chính xác vì họ không nhớ rõ
vấn đề hoặc đơn giản là cảm thấy nhàm chán với cuộc khảo sát.
 Các câu hỏi đóng có thể mang lại thông tin ít có giá trị hơn các loại câu hỏi
khác.
 Lỗi dữ liệu có thể xảy ra khi người được khảo sát không trả lời đầy đủ tất cả
các câu hỏi. Nguyên nhân là do sự khác nhau trong đặc điểm của tập mẫu người
chọn trả lời và không trả lời câu hỏi.
 Mỗi người khảo sát có thể hiểu các lựa chọn trả lời theo cách khác nhau, từ đó
dẫn đến sự thiếu chính xác trong dữ liệu thu thập được. Ví dụ, câu trả lời “khá
đồng ý” có thể được hiểu khác nhau tùy vào chủ đề và đối tượng trả lời.
 Khảo sát tùy chỉnh có thể có khả năng mắc một số loại lỗi nhất định

Câu 14. Anh/ Chị hãy trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của nghiên cứu
khám phá?

Câu 15. Anh/ Chị hãy trình bày các bước trong phương pháp khoa học? Cho ví
dụ?
Ví dụ:

Câu 16. Anh/ Chị hãy so sánh phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phi xác
suất?

Câu 17. Anh/ Chị hãy trình bày các loại thang đo trong nghiên cứu? Cho ví dụ?

- Thang đo định danh


Thang đo định danh là thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự đánh dấu để phân
loại đối tượng hoặc sử dụng như kí hiệu để phân biệt và nhận dạng đối tượng. Tức là
các biểu hiện của dữ liệu không có sự hơn kém, khác biệt về thứ bậc. Các con số, ký
hiệu không có mối quan hệ hơn kém, không thực hiện các phép tính đại số. Các con số
ở đây chỉ mang tính chất mã hóa. Thang đo định danh được sử dụng như là biến giả
trong hống kê và phân tích hồi quy
Ví dụ: giới tính của người trả lời: Nữ(0), Nam(1); tình trạng hôn nhân: Đã có gia
đình (0), Chưa có gia đình (1); …
- Thang đo thứ tự
Thang đo này cung cấp thông tin về mối quan hệ thứ tự giữa các sự vật. Tính
chất của thang đo lường này bao gồm cả thông tin về sự định danh và xếp hạng theo
thứ tự. Nó cho phép xác định một đặc tính của một sự vật này có hơn một sự vật khác
hay không, nhưng không cho phép chỉ ra mức độ sự khác biệt này. Cũng giống như
thang đo định danh, các phép toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia không
thể áp dụng trong thang đo thứ tự. Thng đo thứ tự được dùng rất phổ biến trong
nghiên cứu để đo lường thái độ, ý kiến, quan điểm, nhận thức và sở thích. Đây cũng là
loại thang đo phổ biến khi thực hiện khảo sát lấy dữ liệu sơ cấp
Ví dụ: một người nghiên cứu đang muốn thăm do sự ưa thích của khách hàng về
5 cửa hàng mà họ đang xem xét ở ví dụ trên bằng cách đề nghị người trả lời xếp hạng
ưa thích của họ đối với các cửa hàng đó theo thứ tự ưa thích nhất thì người trả lời sẽ
xếp thứ 1, tiếp theo là 2,3,4 và 5 cho từng của hàng.
- Thang đo khoảng
Nếu thang đo thứ chỉ cho phép người nghiên cứu biểu thị sự khác nhau nhưng
chưa cho phép người nghiên cứu có thể so sánh sự khác nhau giữa các thứ tự đó. Có
thể nói, thang đo khoảng là một dạng đặc biệt của thang đo thứ vì nó cho biết được
khoảng cách giữa các thứ bậc.
Đối với các dữ liệu khoảng, người nghiên cứu có thể làm các phép tính cộng trừ,
phân tích những phép thống kê thông thường như số trung bình, độ lệch chuẩn,
phương sai, có thể được sử dụng, tuy nhiên không thể sử dụng các phép phân chia.
Ví dụ: khoảng cách giữa 7 và 8 điểm bằng khoảng cách giữa 3 điểm và 4 điểm
trong thang điểm 10.
- Thang đo tỉ lệ
Thang đo tỷ lệ có tất cả các đặc điểm của thang định danh, thang thứ tự và thang
khoảng cách và ngoài ra nó còn có điểm 0 cố định. Do vậy, với thang đo này người
nghiên cứu có thể xác định, xếp hạng thứ tự, so sánh các khoảng cách hay những sự
khác biệt và cho phép tính toán tỷ lệ giữa các giá trị của thang đo. Người nghiên cứu
có thể nói đến các khái niệm gấp đôi, một nửa… trong thang đo này.
Ví dụ: thu nhập trung bình một tháng của ông A là 2 triệu đồng và thu nhập của
bà B là 4 triệu đồng thì ta có thể nói rằng thu nhập trung bình trong một tháng của bà
B gấp 2 lần thu nhập của ông A.

You might also like