You are on page 1of 13

Câu 1) Anh/Chị hãy so sánh phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp

nghiên cứu
định lượng

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng


Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định
quan tâm đến lượng quan tâm đến
• Ý nghĩa sâu về hiện tượng • Các con số
• Cách mọi người hiểu biết về thế giới • Bất cứ điều gì có thể đo lường được
• Những trải nghiệm mà họ có trên bằng cách điều tra một
thế giới cách có hệ thống

Phương pháp nghiên cứu định tính Phương pháp nghiên cứu định
được sử dụng để: lượng được sử dụng để:
• Khám phá một hiện tượng chưa • Mô tả các tình huống hiện tại, thiết
được nghiên cứu trước đây lập mối quan hệ giữa các
• Để hiểu bất kỳ hiện tượng xã hội biến và đôi khi cố gắng giải thích mối
nào từ quan điểm của các đối quan hệ nhân quả giữa các
tượng liên quan, thay vì giải thích nó biến
từ bên ngoài • Duy trì tính khách quan nhất có thể
• Hiểu các hiện tượng phức tạp khó
khăn hoặc không thể nắm bắt
nghiên cứu định lượng

Quy trình nghiên cứu định tính Quy trình nghiên cứu định lượng
Xác định câu hỏi nghiên cứu -> Lược Xác định nghiên cứu cần nghiên cứu
khảo lý thuyết -> Phương pháp -> Lý thuyết nền -> Phát triển giả
nghiên cứu định tính -> Xem xét kích thuyết nghiên cứu -> Thu thập dữ liệu
thước mẫu -> Thu thập dữ liệu -> -> Phân tích dữ liệu -> Tóm tắt và
Phân tích dữ liệu - > viết báo cáo thảo lược kết quả nghiên cứu
nghiên cứu
Chọn mẫu trong nghiên cứu định Chọn mẫu trong nghiên cứu định
tính lượng
• Một nhóm nhỏ các đối tượng tham Chọn mẫu xác suất
gia trong nghiên cứu • Chọn mẫu ngẫu nhiên, đơn giản
• Phương pháp phi xác suất • Chọn mẫu hệ thống
• Dựa vào nguyên tắc bão hòa • Chọn mẫu phân tầng
• Chọn mẫu phân cụm
Chọn mẫu phi xác suất
• Chọn mẫu thuận tiện
• Chọn mẫu phán đoán
• Chọn mẫu hạn ngạch
• Chọn mẫu quả cầu tuyết

Câu 2) Anh/Chị hãy trình bày phương pháp lấy mẫu xác suất – phân tầng? Cho
ví dụ?
- Hầu hết các tổng thể đều chứa đựng các nhóm phụ (tầng – strata).
* Quy trình chọn mẫu phân tầng bao gồm các bước sau đây:
- Quyết định các biến số (danh nghĩa) dùng để phân tầng;
- Xác định tỷ lệ của từng nhóm tổng thể phụ so với tổng thể
chung;
- Chọn cách phân tầng theo tỷ lệ hoặc không theo tỷ lệ;
- Thiết lập các khung mẫu của các tổng thể phụ;
- Trộn ngẫu nhiên các thành phần;
- Rút mẫu
• Áp dụng chọn mẫu phân tầng nhằm:
– Tăng hiệu quả thống kê khi chọn mẫu
– Có dữ liệu để phân tích từng nhóm phụ
– Cho phép sử dụng các phân tích khác biệt nhau cho từng
nhóm phụ khác nhau
Nên chọn mẫu phân tầng Theo tỷ lệ vì cỡ mẫu của mỗi nhóm phụ sẽ được quyết
định theo tỷ lệ của tổng thể của mỗi nhóm phụ so với tổng thể.
– Cách này lý tưởng vì:
Có độ chính xác về thống kê cao;
Dễ chọn mẫu;
Có được trọng số.
Ví dụ: cần nghiên cứu sự hài lòng của nhân viên trong một công ty. Trong
phương pháp chọn mẫu phân tầng, giả sử nghiên cứu cần mẫu là 200 nhân viên
trong tổng thể gồm 400 nhân viên. Người nghiên cứu chia tổng thể nhân viên
thành 4 tầng tương ứng với 4 phòng ban của công ty là: Nhân sự, Kế toán, Sản
xuất, Marketing. Dựa trên số lượng nhân viên của từng phòng ban, người
nghiên cứu chọn ra 200 nhân viên của công ty, cụ thể: 3 người phòng Nhân sự,
3 người phòng Kế toán, 185 người phòng Sản xuất, 9 người phòng Marketing.

Câu 3) Anh/Chị hãy trình bày phương pháp lấy mẫu phi xác suất – hạn ngạch?
Cho ví dụ?
- Phương pháp lấy mẫu hạn ngạch khá giống với phương pháp lấy mẫu phân
tầng
- Sự khác biệt giữa hai phương pháp này là trong lấy mẫu hạn ngạch, người
tham gia không được chọn ngẫu nhiên từ tổng thể, trong khi lấy mẫu phân tầng,
người tham gia được chọn ngẫu nhiên từ tổng thể
• Các bước lấy mẫu hạn ngạch:
1. Chia tổng thể mẫu thành các nhóm con đồng nhất
2. Tìm ra trọng số của các nhóm con
3. Chọn cỡ mẫu thích hợp
4. Tiến hành lấy mẫu theo hạn ngạch đã xác định

Ví dụ: 1 trường đại học có 10000 sinh viên, trong đó có 3000 tân sinh viên,
2500 sinh viên cơ sở và 2000 sinh viên cao cấp. Giả sử cỡ mẫu cần để nghiên
cứu là 1000 sinh viên thì chúng ta sẽ xem xét 300 bạn/ 3000 bạn tân sinh viên,
250 bạn/2500 bạn sinh viên cơ sở và tương tự 200 bạn/ 2000 sinh viên cao cấp.
Cuối cùng, chúng ta có thể bắt đầu thu thập mẫu từ những học sinh này dựa trên
tỷ lệ đã cho

Câu 4) Anh/Chị hãy trình bày sự khác nhau giữa nghiên cứu cơ bản và nghiên
cứu ứng dụng? Cho ví dụ?

Nghiên cứu cơ bản Nghiên cứu ứng dụng


• Không nhằm mục đích giải quyết • Nhằm mục đích giải quyết một vấn
một vấn đề cụ thể trong một tổ chức đề cụ thể trong một tổ chức hoặc một
hoặc một xã hội. xã hội.
• Nâng cao sự hiểu biết của chúng ta
về một số vấn đề chung. • Được thực hiện có sự ủy thác và có
• Được thực hiện không có sự ủy thác giá trị thương mại với kết quả nghiên
và không có giá trị thương mại liên cứu
quan với kết quả nghiên cứu. • Được tài trợ bởi các tổ chức hoặc
• Kiến thức từ nghiên cứu cơ bản là các cơ quan hưởng lợi thương
một cơ sở của nghiên cứu ứng dụng mại từ các kết quả nghiên cứu.

Ví dụ: Ví dụ:
• Nghiên cứu về nguồn gốc của vũ trụ • Nghiên cứu các thiết kế bàn phím
• Tại sao khủng long tuyệt chủng khác nhau để xem thiết kế nào là tiện
• Tại sao hành vi của con người bị lợi nhất
ảnh hưởng bởi cảm xúc • Nghiên cứu chiến lược hiệu quả để
• Tại sao mọi người chống lại sự thay thúc đẩy công nhân
đổi • Nghiên cứu phương pháp nào là
hiệu quả nhất để điều trị lo âu

Câu 5) Anh/Chị hãy trình bày ưu điểm và nhược điểm của phương pháp phỏng
vấn trực tiếp?

Ưu điểm Nhược điểm


Người trả lời được hỏi về các khía Đòi hỏi người phỏng vấn phải có kỹ
cạnh niềm tin, thái độ và cảm nghĩ về năng chuyên môn cao
chủ đề nghiên cứu dưới sự điều khiển
của người phỏng vấn có kỹ năng cao.

Chỉ có 2 người(phỏng vấn và trả lời) Chủ đề nghiên cứu mang tính cá nhân
hay (one-to- one) cao, không phù hợp cho việc thảo
luận nhóm
Tính bảo mật thông tin cá nhân cao Tốn nhiều thời gian, chi phí
Do tính chuyên môn cao mà phỏng
vấn trực tiếp mới có thể làm rõ và đào
sâu được dữ liệu
Câu 6) Anh/Chị hãy trình bày các loại thang đo trong nghiên cứu? Cho ví dụ?
Thang đo định danh
• Là loại thang đo sử dụng các con số hoặc ký tự đánh dấu để phân loại đối
tượng
• Chỉ biểu hiện về mặt ý nghĩa biểu danh mà hoàn toàn không biểu hiện về định
lượng của đối tượng
• Quan hệ tương ứng 1 -1 giữa 1 con số và 1 đối tượng
Ví dụ: Nam là 1, nữ là 0

Thang đo thứ bậc


có đặc điểm như thang đo định danh cộng thêm đặc tính “có trật tự thứ bậc”.
• Hàm ý phát biểu có sự “hơn”, “kém” nhưng không nói cụ thể
hơn kém bao nhiêu.
• Sự “hơn, kém” cũng có thể được hiểu như “tốt hơn”, “vui hơn”, “quan trọng
hơn”, “kém quan trọng hơn”.
• Các con số trong thang thứ bậc được gán một cách quy ước. Vì vậy, các phép
toán số học thông dụng như: cộng, trừ, nhân, chia không thể áp dụng trong
thang điểm thứ bậc.
• Thống kê một biến thường dùng cho thang điểm biểu danh là phân tích tần
suất, phần trăm.
Ví dụ: Nhóm tuổi 1. < 22 tuổi
2. 22-35 tuổi
3. 36-40 tuổi
4. Trên 45 tuổi
Mức thu nhập/tháng
1. Dưới 5 triệu
2. Từ 5 – 10 triệu
3. Trên 10 triệu

Thang đo khoảng
Là 1 dạng đặc biệt thang đo thứ bậc và thang đo định danh
• Có tất cả thông tin của thang đo thứ bậc thang và đo định danh
• Thang đo khoảng = Thang thứ bậc + điều kiện về “khoảng cách
bằng nhau”.
• Các giá trị của thang đo khoảng có thể cộng (trừ) lẫn nhau nhưng không thể
nhân (chia)
• Sự khác nhau giữa 1 và 2 bằng với sự khác nhau giữa 3 và 4.
Ví dụ: Thang đo nhiệt độ hàng ngày

Thang đo tỉ lệ
• Là loại thang đo cao nhất chứa tất cả các đặc điểm thang đo định danh, thứ
bậc, khoảng.
• Điểm 0 trong thang đo là 1 số “thật” nên có thể được phép tính toán để tính tỉ
lệ nhằm mục đích so sánh.
• Người nghiên cứu có thể nói đến các khái niệm gấp đôi,1/2.... trong thang đo
này
• Thang tỷ lệ thường dùng để đo lường
- Chiều cao
- Trọng lượng
- Tuổi
- Thu nhập của các cá nhân
- Mức bán, doanh số của doanh nghiệp hoặc mức giá màn gười tiêu dùng sẵn
sàng trả cho sản phẩm
Ví dụ: Bảng thu nhập của từng nhân viên
Câu 7) Anh/Chị hãy trình bày ưu và nhược điểm của câu hỏi mở? Cho ví dụ?

Ưu điểm Nhược điểm


- Thu được dữ liệu định tính phong - Tốn thời gian để thu thập dữ liệu
phú
- Cho phép người trả lời hiểu rõ hơn - Tốn thời gian để phân tích dữ liệu
về câu trả lời của họ
- Tìm ra lý do tại sao một người giữ
một thái độ nhất định.
Ví dụ: Ví dụ: bạn hãy cho biết cảm nhận của bạn về chất lượng dịch vụ tại
Học viện Hàng không Việt nam?

Câu 8) Anh/Chị hãy trình bày ưu và nhược điểm của câu hỏi đóng? Cho ví dụ?

Ưu điểm Nhược điểm


- Chúng có thể tiết kiệm - Thiếu chi tiết
- Thông tin có thể dễ dàng chuyển đổi
thành dữ liệu định lượng
- Cho phép phân tích thống kê các câu
trả lời.
- Các câu hỏi được tiêu chuẩn hóa.
Ví dụ: Cậu đã làm bài tập chưa ?

Câu 9) Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của nghiên cứu mô
tả?
Đặc điểm nghiên cứu mô tả
- Được thực hiện bởi phương pháp nghiên cứu định lượng
- Thỉnh thoảng phương pháp nghiên cứu định tính cũng có thể được sử dụng
cho mục đích mô tả
- Nghiên cứu mô tả thường sử dụng như mô tả:
Đặc điểm người tiêu dùng (tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ học
vấn)
- Thói quen tiêu dùng
- Thái độ của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ họ sử dụng…

Ưu điểm nghiên cứu mô tả


- Thông tin đạt được rất đa dạng và chi tiết
- Được sử dụng cho nghiên cứu trong tương lai hoặc thậm chí
phát triển giả thuyết về đối tượng nghiên cứu

Nhược điểm nghiên cứu mô tả


- Có phạm vi hạn chế
- Chỉ phân tích “cái gì” của nghiên cứu
- Không đánh giá các câu hỏi “tại sao” của nghiên cứu
- Không thể đưa ra dự đoán trong nghiên cứu mô tả.

Câu 10) Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của nghiên cứu
nhân quả?
Đặc điểm của nghiên cứu nhân quả
- Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng phổ biến nhất trong thiết kế
nghiên cứu nhân quả
- Sự hiện diện của mối quan hệ nguyên nhân và kết quả chỉ có thể được xác
nhận nếu tồn tại bằng chứng nhân quả cụ thể:
+ Trình tự thời gian
+ Biến thiên đồng thời
+ Liên kết không giả mạo

Ưu điểm của nghiên cứu nhân quả


- Xác định các lý do đằng sau một loạt các quy trình, cũng như,
đánh giá tác động của những thay đổi đối với các quy chuẩn,
quy trình hiện có
- Kết quả có thể được nhân rộng nếu cần thiết
- Nghiên cứu này có liên quan đến mức độ giá trị bên trong cao
hơn do việc lựa chọn các đối tượng một cách có hệ thống

Nhược điểm của nghiên cứu nhân quả


- Sự trùng hợp ngẫu nhiên trong các sự kiện có thể được coi là mối quan hệ
nguyên nhân và kết quả.
- Bị tác động của một loạt các yếu tố và biến số trong môi trường xã hội
- Việc xác định biến nào là nguyên nhân và biến nào bị tác động có thể là một
nhiệm vụ khó thực hiện
- Có thể bỏ sót một số biến nguyên nhân tiềm năng.

Câu 11) Anh/Chị hãy so sánh chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng và chọn mẫu
ngẫu nhiên phân nhóm?

Mẫu ngẫu nhiên phân Mẫu ngẫu nhiên phân


tầng nhóm

Mục tiêu Để tăng độ chính xác và Để giảm chi phí và nâng


đại diện. cao hiệu quả.

Chia tổng thể Chia tổng thể thành một Chia tổng thể thành
ít nhóm phụ nhiều nhóm phụ

-Mỗi nhóm phụ có nhiều -Mỗi nhóm phụ chứa ít


đơn vị đơn vị

-Chia nhóm phụ theo -Chia nhóm phụ theo


các biến quan trọng thuận tiện hoặc địa lý,
khu vực

Mẫu vật Chọn ngẫu nhiên các Chọn ngẫu nhiên vài
đơn vị trong từng nhóm nhóm phụ để nghiên cứu
phụ
Tính đồng nhất Trong nhóm Giữa các nhóm

Tính không đồng nhất Giữa các nhóm Trong nhóm

Phân nhánh Do nhà nghiên cứu Các nhóm xảy ra tự


nhiên

Câu 12) Anh/Chị hãy trình bày ưu và nhược điểm của phương pháp thu thập dữ
liệu bằng bảng câu hỏi?

Ưu điểm:

- Có thể điều tra với số lượng lớn đơn vị, có thể hỏi được nhiều câu hỏi.

- Có thể đề cập đến nhiều vấn đề riêng tư tế nhị, có thể dùng hình ảnh minh hoạ
kèm với bảng câu hỏi.

- Thuận lợi cho người trả lời vì họ có thời gian để suy nghĩ kỹ câu trả lời, họ có
thể trả lời vào lúc rảnh rỗi.

- Chi phí điều tra thấp; chi phí tăng thêm thấp, không tốn kém tiền thù lao cho
phỏng vấn viên.

Nhược điểm:

- Nếu không được khuyến khích đúng cách người được khảo sát thường không
đưa ra những câu trả lời chính xác và chân thật.

- Lỗi dữ liệu có thể xảy ra khi người được khảo sát không trả lời đầy đủ tất cả
các câu hỏi.

- Dữ liệu thu thập được có thể không chính xác hoặc tính chính xác thấp.
Câu 13) Anh/Chị hãy trình bày đặc điểm, ưu và nhược điểm của nghiên cứu
khám phá?

Đặc điểm nghiên cứu khám phá


- Chúng không phải là nghiên cứu có cấu trúc;
- Nó thường có tương tác và kết thúc mở
- Nó sẽ cho phép một nhà nghiên cứu trả lời các câu hỏi như vấn đề là gì? Mục
đích của việc nghiên cứu là gì? Và những chủ đề nào có thể được nghiên cứu?
- Đây là một nghiên cứu tốn thời gian và nó cần sự kiên nhẫn và có những rủi ro
đi kèm.
- Nghiên cứu cần có tầm quan trọng hoặc giá trị. Nếu vấn đề không quan trọng
trong ngành thì nghiên cứu được thực hiện sẽ không hiệu quả;
- Nghiên cứu cũng nên có một số lý thuyết có thể hỗ trợ các phát hiện của nó vì
điều đó sẽ giúp nhà nghiên cứu dễ dàng đánh giá nó và tiến lên trong nghiên
cứu của mình;

Ưu điểm nghiên cứu khám phá


- Nhà nghiên cứu có rất nhiều sự linh hoạt và có thể thích ứng với những thay
đổi khi nghiên cứu tiến triển;
- Nó thường có chi phí thấp;
- Nó giúp đặt nền tảng của một nghiên cứu, có thể dẫn đến các nghiên cứu sâu
hơn;
- Nó cho phép nhà nghiên cứu hiểu được ở giai đoạn đầu, nếu chủ đề đáng đầu
tư thời gian và nguồn lực và nếu nó đáng để theo đuổi;
- Nó có thể hỗ trợ các nhà nghiên cứu khác tìm ra các nguyên nhân có thể gây ra
vấn đề, có thể được nghiên cứu thêm chi tiết để tìm ra nguyên nhân nào có khả
năng gây ra vấn đề nhất.

Nhược điểm nghiên cứu khám phá


- Mặc dù nó có thể chỉ cho bạn đúng hướng về câu trả lời là gì, nhưng nó
thường không thể kết luận được;
- Nhược điểm chính của nghiên cứu này là chúng cung cấp dữ liệu định tính.
Việc giải thích thông tin như vậy có thể mang tính phán xét và thiên vị;
Câu 14) Anh/Chị hãy trình bày các bước trong phương pháp khoa học? Cho ví
dụ?

Phương pháp khoa học là một thứ tự hợp lý của các bước mà các nhà khoa học
đưa ra kết luận về hiện tượng quan tâm.
Câu 15) Anh/Chị hãy so sánh phương pháp chọn mẫu theo xác suất và phi xác
suất?

You might also like