You are on page 1of 18

Nghiên cứu thị trường quốc tế

ÔN THI - NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG QUỐC TẾ


CHƯƠNG 2: CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Các loại nghiên cứu:
- Theo cách mô tả dữ liệu
+ Nghiên cứu định tính
+ Nghiên cứu định lượng
- Theo nguồn thông tin:
+ Nghiên cứu nội nghiệp
+ Nghiên cứu hiện trường
- Theo tính chất kết quả:
+ Nghiên cứu thăm dò
 Là mô hình được thiết lập nhằm phát hiện; xác định; nhận dạng ra các vấn đề có liên quan,
ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
 Mô hình nghiên cứu thăm dò, khám phá được thực hiện thông qua nhiều cách khác nhau nên
khi thiết kế kế hoạch nghiên cứu phải linh hoạt, không nên cứng nhắc theo một phương thức
hay kỹ thuật nhất định nào đó.
 Mục đích:
Phát hiện sơ bộ vấn đề nghiên cứu, xác định chính xác hơn các vấn đề
Hiệu quả trong công việc thiết lập các giả thuyết nghiên cứu
 Phương pháp thu thập:
Nghiên cứu tại bàn, mhóm chuyên gia, thảo luận tay đôi, nghiên cứu các trường hợp
+ Nghiên cứu mô tả
 Là mô hình được thiết lập nhằm thu thập dữ liệu thông qua mô tả các hiện tượng, mô tả
các hiện tượng, mô tả các mối quan hệ giữa các biến của thị trường.
 Nghiên cứu mô tả xác định một cách đầy đủ, chính xác và rõ ràng nhất về những vấn đề cần
khám phá ở các khía cạnh biểu hiện, cũng như xu hướng vận động của vấn đề đó.
 Mục đích:
Mô tả đặc điểm, thói quen tiêu dùng
Mô tả thị phần, đối thủ cạnh tranh
Mô tả mối quan hệ giữa các biến thị trường
 Phương pháp:
 Phỏng vấn trực tiếp; Phỏng vấn qua thư; Phỏng vấn qua điện thoại; Phỏng vấn qua Email, qua
Internet
+ Nghiên cứu nhân quả

1
Nghiên cứu thị trường quốc tế

 Là mô hình nghiên cứu nhằm mục đích tìm mối quan hệ nhân quả giữa các biến của thị
trường, bằng cách đưa ra một giả thuyết về quan hệ nhân quả và dùng các cách thử nghiệm để
chứng minh quan hệ nhân quả đã được giả thuyết nêu ra.
 Mục đích: Nhằm xác định mối quan hệ nhân quả giữa các biến của thị trường
 Phương pháp thu thập: Thực hiện thông qua các kỹ thuật thực nghiệm
Các nguyên nhân làm giảm giá trị thực nghiệm:
² Lịch sử, lỗi thời, bỏ cuộc
² Hiệu ứng thử (xuất hiện dưới dạng hiệu ứng chính và tương hỗ)
² Công cụ đo lường khác nhau
² Chọn mẫu lệch
² Hiện trường thực nghiệm
So sánh 3 mô hình nghiên cứu:
Thăm dò Mô tả Nhân quả
Mục tiêu Khám phá các ý tưởng Mô tả các hiện tượng, các mối Xác định mối quan hệ
hoặc bản chất bên trong quan hệ nhân quả
Đặc điểm Linh hoạt, đa năng Theo cấu trúc đã sắp đặt trước Tác động bởi 1 hay
nhiều biến
Phương pháp Thảo luận nhóm chuyên Phỏng vấn trực tiếp; qua thư; Thực nghiệm
thu thập dữ liệu gia, thảo luận tay đôi hoặc qua điện thoại; qua Email;
nghiên cứu các dữ liệu Internet
thứ cấp
Ưu điểm Độ tin cậy cao hơn, thông tin
đa dạng và bảo đảm tính toàn
diện
Nhược điểm Tốn kém nhiều tiền bạc và
thời gian, phương pháp tiến
hành phức tạp và đòi hỏi
nhiều người tham gia
Mô hình thử nghiệm:
Ví dụ: EG R O1 - 100 X O2 - 150
CG R O3 - 99 O4 - 120
X: tác hại của nước có ga
O1: Giá trị đo lường trước khi tiến hành phép thử
O2: Giá trị đo lường sau khi tiến hành phép thử
O3: Giá trị đo lường thu được ở nhóm kiểm chứng trước
O4: Giá trị đo lường thu được ở nhóm kiểm chứng sau
150 – 100: Hiệu ứng của khắc phục tác hại của nước có ga và biến ngoại lai (Tăng 50)
120 – 99: Hiệu ứng của biến ngoại lai (Tăng 21)

2
Nghiên cứu thị trường quốc tế

Hiệu ứng của xử lý (Test Effect): TE = (O2 – O1) – (O4 – O3) = 29 => Khắc phục tác hại. (Nếu TE < 0,
nguyên nhân và kết quả không liên quan => loại bỏ)
CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU THANG ĐO LƯỜNG
Thang đo định tính: (Chữ, phân tích đặc điểm)
- Thang đo định danh: là thang đo thấp nhất
² Là thang đo lường chỉ danh sự vật hoặc hiện tường.
² Các con số không có ý nghĩa về mặt lượng, không dùng để tính toán.
² Ví dụ: Nam = 0, Nữ = 1
² Ví dụ: Bạn có thích sữa chua Vinamilk không? Thích = 1, Không thích = 2, Không có ý kiến = 3
² Ví dụ: Bạn sử dụng phương tiện nào để đi làm? Taxi = 1, Xe mô tô = 2, Xe buýt = 3
- Thang đo thứ tự:
² Là thang đo cung cấp thông tin về mối liên hệ giữa các sự vật hay các hiện tượng (tạo ra giá trị
phân biệt, quan hệ thứ tự trước sau).
² Các con số không có ý nghĩa về mặt lượng, không tính toán được.
² Ví dụ: Anh/Chị vui lòng xếp các loại nước ngọt sau theo thứ tự sở thích từ nhất (1) đến cuối cùng (6)
– Coca Cola (4), Pepsi (1), Tribeco (2), Sprite (3), 7 up (5)
Thang đo định lượng: (Số, giải quyết quan hệ trong LT)
- Thang đo khoảng cách:
² Là loại thang đo cung cấp thông tin về quan hệ thứ tự, khoảng cách giữa các sự vật hoặc hiện
tượng, khoảng cách giữa các thứ tự đều nhau.
² Không thể làm phép chia tỷ lệ giữa các con số của thang đo, vì giá trị 0 của thang đo chỉ là con số quy
ước, có thể thay đổi tùy ý.
² Ví dụ: Anh/Chị vui lòng cho biết mức độ đồng ý của bạn đối với phát biểu “sữa chua Vinamilk là số
1”
Hoàn toàn phản đối: 1 Phản đổi: 2 Không ý kiến: 3Đồng ý: 4 Hoàn toàn đồng ý: 5
- Thang đo tỷ lệ:
² Là thang đo lường được chia theo tỷ lệ tính từ gốc 0 cố định, tức là số 0 có nghĩa.
² Ví dụ: Anh/Chị vui lòng cho biết trung bình hàng tháng, anh/chị sử dụng bao nhiêu thu nhập của mình
cho nhu cầu gạo?
Nhu cầu gạo 10kg 15kg 20kg
Loại 1   
Loại 2   
Để xác định loại thang đo nào cần trả lời 2 câu hỏi sau:
1. Thông tin/ Dữ liệu thu thập được là định tính hay định lượng?
2.1 Nếu là định tính, thì con số có thể hiện quan hệ thứ tự hay không?
+ Không thể hiện: Thang đo định danh
3
Nghiên cứu thị trường quốc tế

+ Có thể hiện: Thang đo thứ tự


2.2 Nếu là định lượng, thì giá trị 0 nhận được có ý nghĩa không?
+ Không có ý nghĩa: Thang đo khoảng cách
+ Có ý nghĩa: Thang đo tỷ lệ
Ví dụ:
1. Anh/Chị có mua xe máy chưa? – Có hoặc Không
- Định tính => Định danh do không thể hiện quan hệ thứ tự
2. Nhà anh/chị có bao nhiêu xe máy? Đã đề cập ở C1
- Định lượng => Giá trị 0 không có ý nghĩa => Khoảng cách
3. Anh/Chị hãy chia 10đ cho các nhãn hiệu xe máy mà nhà anh/chị mua theo các tiêu chí: giá rẻ, phù hợp nhu
cầu, độ bền; mẫu mã đẹp,…
- Định lượng => Có thể cho từ điểm 0 đến điểm 10 => Giá trị 0 có ý nghĩa => Tỷ lệ
Các tiêu chuẩn đánh giá thang đo:
² Độ tin cậy và giá trị thang đo
² Tính đa dạng của thang đo
² Tính dễ trả lời của thang đo
Các sai lệch trong đo lường:
² Sự thay đổi cá tính của đối tượng
² Yếu tố tình huống
² Công cụ đo lường và cách thức phỏng vấn
² Yếu tố phân tích số liệu
Đặc điểm các thang đo:
Thang đo lường Hệ thống con số Hiện tượng nghiên cứu được sử dụng
Thang biểu danh Định nghĩa duy nhất về các con số Nhãn hiệu sản phẩm, Nam – Nữ, Lãnh thổ
Thang thứ tự Thứ tự cung cấp con số 0 < 1 < 2 < 3 Thái độ, Sở thích, Nghề nghiệp
Thang khoảng cách Đẳng thức về hiệu số Thái độ, Ý kiến, Tầng lớp xã hội, Các chỉ
(2 – 1 = 3 – 2 = 1) số
Thang tỷ lệ Đẳng thức về tỷ lệ Chi phí, Doanh số
CHƯƠNG 4: CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP DỮ LIỆU
Dữ liệu thứ cấp: là loại dữ liệu đã được thu thập, trình bày sẵn hoặc công bố.
- Ưu điểm:
² Dễ tìm kiếm, thu thập; tốn ít thời gian và tiền bạc; đa dạng, phong phú; có ở đủ mọi nguồn, đủ mọi
loại.
² Chi phí thấp so với dữ liệu sơ cấp
² Phù hợp ngay với cuộc nghiên cứu
² Xác định rõ hơn mục tiêu của việc thu thập dữ liệu sơ cấp
- Nhược điểm:
4
Nghiên cứu thị trường quốc tế

² Dữ liệu được tính toán theo cách không phù hợp


² Khái niệm, phân loại không phù hợp
² Phù hợp nhưng không còn thời sự
² Dữ liệu không phải lấy từ tài liệu gốc
- Nguồn:
² Báo cáo nghiên cứu khoa học
² Báo cáo về kinh tế, xã hội… Báo cáo của các công ty
² Các bài báo, tạp chí
² Các giáo trình, tài liệu xuất bản
Dữ liệu sơ cấp: là dữ liệu gốc hay dữ liệu nguyên thủy, là loại dữ liệu mới được thu thập lần đầu do chính
nghiên cứu đi thu thập.
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Thực nghiệm, quan sát, phỏng vấn.
Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm
Phương pháp Là phương pháp gây biến đổi - Chủ động thay đổi sự vật, - Khó nghiên cứu hoạt
thực nghiệm đối tượng và môi trường xung hiện tượng để thu thập dữ động phức tạp về tình
quanh đối tượng có chủ đích liệu cảm, thái độ con người
để thu thập thông tin. - Dữ liệu có độ tin cậy cao - Chi phí có thể cao
Phương pháp Là phương pháp dùng các giác - Dữ liệu có độ tin cậy cao - Khó đảm bảo yêu cầu
quan sát quan hoặc các thiết bị hỗ trợ - Dữ liệu mang tính khách chọn mẫu
để ghi nhận thông tin mà có quan - Không ghi nhận được
thể không cần đến sự hợp tác các dữ liệu bên trong
của đối tượng quan sát.

Phương pháp phỏng vấn trực tiếp cá nhân


Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm Ghi chú
Phỏng vấn Là người phỏng - Trực tiếp thuyết - Tốn chi phí di
tại nhà, tại vấn sẽ đến nhà phục, giải thích chuyển nhiều
cơ quan hoặc cơ quan làm - Quan sát gia cảnh - Tác động xấu từ
việc của người - Có hình ảnh minh phỏng vấn viên
được phỏng vấn để họa - Khó kiểm soát
tiến hành cuộc - Chọn mẫu chính - Thông tin riêng tư
phỏng vấn. xác hơn khó lấy
- Thời gian kéo dài
Phỏng vấn Là phỏng vấn tại - Trực tiếp thuyết - Mẫu không có TH áp dụng:
nơi công nơi tập trung đông phục, giải thích tính xác suất - Cần kết hợp quan sát
cộng người, mang tính - Dễ quản lý - Thời gian phỏng và điều tra
chất tranh thủ, nội - Ít tốn kém vấn rất ngắn - Cần có câu trả lời ngắn
dung rất ngắn gọn. - Chọn mẫu chính - Khó ghi chép gọn
xác, đa dạng hơn thông tin - Cần trình bày các minh
- Thực hiện nhanh - Chất lượng thông họa
tin không sâu - Cần thêm thông tin
chuyên sâu
Phỏng vấn Là dạng phỏng vấn - Nội dung phỏng - Chỉ có những
5
Nghiên cứu thị trường quốc tế

theo chiều không theo cấu trúc vấn không bị bó chuyên gia
sâu câu hỏi đã in sẵn hẹp, cứng nhắc mà marketing, những
mà phỏng vấn viên có thể mở rộng để người có nhiều
sẽ tự khai thác làm rõ vấn đề đang kinh nghiệm mới
thông tin theo từng nghiên cứu có thể áp dụng
đối tượng.
Để nâng cao hiệu quả phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
- Cần có kỹ năng giao tiếp tốt
- Cần nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi
- Cần trung thực
- Hạn chế quan điểm riêng
Nâng cao tỷ lệ trả lời phỏng vấn trực tiếp cá nhân:
- Thông báo trước về tính chất, thời gian của cuộc phỏng vấn
- Gọi điện vào các thời điểm khác nhau để gặp đối tượng
- Tìm ra các qui luật sinh hoạt để liên hệ có xác suất cao
- Dùng nhiều biện pháp kích thích trả lời
- Tìm kiếm những nơi đông người đối với mẫu tổng quát

Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm TH áp dụng


Phỏng vấn Là dạng phỏng vấn - Đối tượng được - Khó xác định - Đối tượng phân tán
bằng điện sử dụng điện thoại thoải mái trả lời đúng đối tượng nhiều nơi
thoại để gọi và phỏng - Dễ quản lý - Không thể quan - Tiếp thị để bán các sản
vấn đối tượng chứ - Ít tốn kém sát hay dùng hình phẩm
không gặp mặt trực - Chọn mẫu rộng, ảnh - Kết hợp với các
tiếp. rải rác - Có thể bị đứt phương pháp khác để
- Thực hiện nhanh quãng, bỏ dở điều tra nghiên cứu
Phỏng vấn Là gửi các bảng - Đối tượng được - Khó xác định - Khó phỏng vấn trực
bằng thư câu hỏi soạn sẵn thoải mái trả lời đúng đối tượng tiếp
qua đường thư tín - Ít tốn kém - Không thể quan - Hỏi các vấn đề riêng
đến đối tượng - Chọn mẫu rộng, sát hay dùng hình tư, tế nhị
phỏng vấn, để họ rải rác ảnh - Người trả lời cần thời
điền câu trả lời và - Không bị PV viên - Tỷ lệ trả lời thấp gian suy nghĩ hay tham
gửi lại. làm sai lệch kết quả - Không thể giải khảo ý kiến
thích
Để nâng cao hiệu quả phỏng vấn bằng thư tín:
- Thông báo trước - Kích thích vật chất
- Chuẩn bị kỹ thư, câu hỏi - Theo dõi hồi đáp
Nâng cao tỷ lệ trả lời bằng thư:
- Dùng điện thoại để báo trước và nhắc nhở
- Trực tiếp đến nhà đưa thư và nhận trả lời
- Gửi thư, sau đó gửi bưu thiếp và điện thoại nhắc nhở

Phỏng vấn Là phỏng vấn trực - Đối tượng được - Khó xác định
thông qua tuyến hoặc điền vào thoải mái trả lời đúng đối tượng
Internet mẫu đã cung cấp - Dễ quản lý - Không thể quan
trên website. - Ít tốn kém sát hay dùng hình
6
Nghiên cứu thị trường quốc tế

- Mẫu rộng, nhiều, ảnh


rải rác - Không thể giải
- Thời gian nhanh thích
- Có thể bị đứt
quãng, bỏ dở
Phỏng vấn Là điều tra trên một - Giúp thực hiện - Khó bảo đảm yêu - Cần cho kết quả nhanh
nhóm cố nhóm có quan hệ lâu dài cầu chọn mẫu chóng
định với người nghiên - Mẫu có sẵn nên tỷ - Có thể biến động - Yêu cầu chi phí thấp
cứu, sẵn sàng cung lệ trả lời cao nhóm - Các vấn đề được
cấp dữ liệu theo - Thời gian nhanh - Hợp tác thường nghiên cứu liên tục, lâu
thỏa thuận từ trước. xuyên mới có hiệu dài
quả
Phỏng vấn Là phương pháp tổ - Số lượng thành - Chỉ phù hợp - Cần có ý tưởng mới
nhóm chức một nhóm viên ít nghiên cứu định - Phát hiện các nguyên
chuyên gia chuyên gia thảo - Thời gian nhanh tính nhân
luận thoải mái về - Kết quả có độ tin - Khó bảo đảm yêu - Đánh giá và dự báo
một vấn đề nhằm cậy cao cầu chọn mẫu thành công, thất bại
thu thập thông tin. - Chi phí rẻ
Để nâng cao hiệu quả phỏng vấn nhóm chuyên gia:
- Tìm đúng chuyên gia
- Kích thích vật chất
- Có người điều khiển nhóm giỏi

CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ BẢN CÂU HỎI ĐIỀU TRA – PHỎNG VẤN


Khái niệm Ưu điểm Nhược điểm Ví dụ
Câu hỏi Là dạng câu hỏi mà - Dễ trả lời - Người phỏng vấn có
mở câu trả lời không - Người trả lời thể sai lạc nhiều
định trước và do được tự do bày tỏ - Thời gian, chi phí và
người được hỏi tự ý kiến, quan điểm việc mã hóa rất phức
trả lời theo suy nghĩ - Sự hợp tác cao tạp, tốn kém
của mình. hơn - Khó xử lý và phân
- Ảnh hưởng của tích
câu hỏi đến trả lời
ít
Câu hỏi Là dạng câu hỏi
đóng được định sẵn các
tình huống trả lời,
người được hỏi chỉ
việc chọn tình
huống trả lời mà
mình thích.
Câu hỏi 2 Là loại câu hỏi chỉ - Nhanh và dễ hỏi - Phải biết chắc là chỉ Trong 2 nhãn hiệu điện
chọn 1 được chọn 1 trong - Người được hỏi có 2 khả năng xảy ra thoại sau, anh/chị thích
2 khả năng đưa ra. dễ trả lời - Không cung cấp sử dụng loại điện thoại
thông tin cặn kẽ nào? Nokia – Samsung.
- Buộc người được
7
Nghiên cứu thị trường quốc tế

phỏng vấn phải trả lời


Câu hỏi Là loại câu hỏi chỉ - Người phỏng - Tính chất của cuộc Anh/Chị đã từng sử dụng
phân đôi có 2 khả năng trả vấn ít bị sai lạc điều tra có thể tác loại điện thoại di động
lời: Có hoặc không, - Câu trả lời dễ động mạnh đến câu trả nhãn hiệu Nokia bao giờ
có hoặc chưa. mã hóa, xử lý và lời chưa? Có – Chưa.
phân tích
Câu hỏi Là câu hỏi đề nghị Trong các lý do mua
xếp hạng người được hỏi sắp hàng sau đây, anh/chị hãy
thứ tự xếp thứ tự tương xếp hạng từ quan trọng
đối các “điền mục” nhất đến ít quan trọng
đã liệt kê hoặc cho nhất đối với việc mua
điểm đối với các sự đtdđ tại 1 cửa hàng: Giá
lựa chọn. cả phải chăng, Có phụ
tùng thay thế, Dịch vụ
chu đáo, Nhiều sản phẩm,
Màu sắc đa dạng.
Câu hỏi Là câu hỏi liệt kê - Dễ trả lời - Khó liệt kê hết các Nếu bạn dự tính sẽ mua 1
nhiều lựa nhiều tình huống - Trả lời nhanh tình huống trả lời chiếc đtdđ, nhãn hiệu
chọn trả lời, người được - Liệt kê thiếu, kết quả điện thoại nào bạn sẽ
hỏi chỉ được chọn 1 sẽ sai lệch thích chọn mua nhất:
tình huống. - Liệt kê quá dài, các Nokia, Samsung, Sony
mục liệt kê ở dưới sẽ ít Ericson, Motorola.
được chú ý đến
Câu hỏi Là câu hỏi mà các Anh/Chị hãy cho biết thái
bậc câu trả lời đã xếp độ của mình đối với sản
thang thứ tự thang bậc về phẩm cà phê nhãn hiệu
(Likert) thái độ. A: Rất thích, Thích, Bình
thường, Ghét, Rất ghét.

CHƯƠNG 7: XỬ LÝ - PHÂN TÍCH DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU BẰNG SPSS


Tổng quan về SPSS:
 Phần mềm SPSS: Viết tắt là Statistical Products for the Social Services
 Trước đây, SPSS chạy dưới môi trường DOS, từ Version 7.0 chạy được trên Windows, hiện nay đã có
phiên bản 23.0

Mã hóa dữ liệu: là việc chuyển hóa dữ liệu này thành một dữ liệu mới
mà người dung không thể đọc hoặc hiểu được chúng.
Ví dụ: Anh/Chị cho biết ngành nghề của mình?
8
Nghiên cứu thị trường quốc tế

a. Học sinh – Sinh viên 1


b. Cán bộ công chức 2
c. Công nhân viên 3
d. Ngành nghề khác 4

Nhập dữ liệu:
 Nhập từ phần mềm Excel, cần lưu ý đến tiêu đề các cột, vì sau này chuyển qua SPSS sẽ trở thành các
biến.
 Nhập từ cửa sổ Data Editor: Phải quan tâm đến việc thiết kế các biến cho phù hợp.
Đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha:
 Cronbach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ của tập hợp các biến quan sát (các
câu hỏi) thông qua hệ số Cronbach’s Alpha.
 Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể chấp nhận được.
 Bên cạnh hệ số Cronbach’s Alpha, người ta chỉ giữ lại những biến có hệ số tương quan biến tổng
(Corrected Item – Total Correlation) > 0,3.

Phân tích EFA:


Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence
Techniques), nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà dựa vào mối tương quan giữa các biến,
được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo (tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt) hay rút
gọn một tập biến.
Các tiêu chuẩn để phân tích EFA:;
9
Nghiên cứu thị trường quốc tế

Thứ nhất: Tiêu chuẩn Bartlett và hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) dùng để đánh giá sự thích hợp của
EFA.
Theo đó, EFA được gọi là thích hợp khi: 0,5 ≤ KMO≤ 1 và Sig < 0,05.
Trường hợp KMO < 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với dữ liệu.
Thứ hai: Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loadings) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân
tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA.
Theo Hair & ctg, Factor loading > 0,3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading > 0,4 được xem là quan
trọng; Factor loading > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn.
 Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất phải là 350.
 Nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55
 Nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,75
 Ngoài ra, trường hợp các biến có Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau mà chênh lệch
trọng số rất nhỏ (các nhà nghiên cứu thường không chấp nhận < 0,3)
Thứ ba: Tiêu chuẩn rút trích nhân tố gồm chỉ số Engenvalue (đại diện cho lượng biến thiên được giải thích
bởi các nhân tố) và chỉ số Cumulative (tổng phương sau trích cho biết phân tích nhân tố giải thích được bao
nhiêu % và bao nhiêu % bị thất thoát).
Theo Gerbing và Anderson (1988), các nhân tố chỉ được rút trích tại Engenvalue > 1 và được chấp nhận khi
tổng phương sai trích ≥ 50%.
Thứ tư: Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt
giữa các yếu tố.

10
Nghiên cứu thị trường quốc tế

Khi phân tích EFA, ma trận các nhân tố có các biến mà Factor loading được trích vào các nhân tố khác nhau
nhưng chênh lệch trọng số rất nhỏ (< 0,3), hoặc các biến không có Factor loading được trích vào bất cứ
nhân tố nào thì phải xóa bỏ các biến đi để phân tích EFA lần tiếp theo.

Tính giá trị của các yếu tố:


Giá trị của các yếu tố được tính bằng cách lấy trung bình cộng của các biến tạo thành yếu tố đó.
Ví dụ: Yếu tố CQ = (CQ1+CQ2+CQ3+CQ5)/4

11
Nghiên cứu thị trường quốc tế

Kiểm định tương quan:


 Tương quan (Correlation) cho biết mối quan hệ tương đối giữa 2 biến. Hệ số tương quan (Correlation
coefficient) sẽ cho biết độ mạnh hay mức độ liên hệ giữa 2 biến.
 Theo đó, điều kiện để phân tích hồi qui là phải có tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với
biến phụ thuộc. Theo John và Benet-Martinez (2000), hệ số tương quan phải < 0,85.

 Hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc < 0,85 và mức ý nghĩa sig < 0,05 (với độ
tin cậy 95%); tương quan giữa các biến độc lập < 0,85 thì đạt yêu cầu về mặt thống kê.
 Như vậy, các biến độc lập có nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc, đồng thời các biến độc lập
đạt giá trj phân biệt (ít có khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến).
 Vì thế, chúng ta có thể dự đoán mô hình hồi quy bội có dạng như sau:
HL = β 0+ β 1 TNG+ β 2 HT + β 3 TN+ β 4 CQ+ β 5 Đ+ ei

12
Nghiên cứu thị trường quốc tế

Kiểm định sự vi phạm các giả định hồi quy:


Cần phải kiểm tra các vi phạm giả định sau:
 Liên hệ tuyến tính: Công cụ để kiểm tra giả định liên hệ tuyến tính là đồ thị phân tán phần dư chuẩn
hóa (Scatter) biểu thị tương quan giữa giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) và giá trị dự
đoán chuẩn hóa (Standardized Pridicted Value).

13
Nghiên cứu thị trường quốc tế

 Phương sai của sai số không đổi: Công cụ để kiểm tra giả định này là đồ phị phân tán của phần dư và
giá trị dự đoán hoặc kiểm định Spearman’s rho. Dựa vào đồ thị phân tán nếu phần dư phân tán ngẫu
nhiên xung quanh đường đi của trục tung và trục hoành chứ không tạo nên hình dạng nào thì giả định
phương sai không đổi của mô hình hồi quy là không vi phạm.
 Không có tương quan giữa các phần dư (tính độc lập của các sai số)
Công vụ được sử dụng để kiểm tra giả định này là đại lượng thống kê d (Durbin-Watson), hoặc đồ thị
phân tán phần dư chuẩn hóa (Scatter).
Nếu 1 < d < 3 thì mô hình không có tự tương quan
Nếu 0 < d < 1 thì mô hình có tự tương quan dương
Nếu 3 < d < 4 thì mô hình có tự tương quan âm
 Phần dư có phân phối chuẩn: Công cụ để kiểm tra giả định phần dư có phân phối chuẩn là đồ thị tần số
Histogram, hoặc đồ thị tần số P-P plot. Trong biểu đồ Histogram phần dư chuẩn hóa có giá trị trung
bình xấp xỉ bằng 0 và độ lệch chuẩn xấp xỉ bằng 1 thì được coi giả thuyết phân phối chuẩn không bị vi
phạm.

 Không có tương quan giữa các biến độc lập (không có hiện tượng đa cộng tuyến): Công cụ được sử
dụng để kiểm tra vi phạm này là độ chấp nhận của biến (Tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai
(Variance inflation factor-VIF). Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005, tr.217, 218),
qui tắc chung là VIF > 10 là dấu hiệu đa cộng tuyến; còn theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai
Trang (2010, tr.497), khi VIF > 2 cần phải cẩn trọng hiện tượng đa cộng tuyến.
Kiểm định sự khác biệt khi mẫu có 2 thuộc tính:
Sử dụng phép kiểm định trung bình 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-Test)

14
Nghiên cứu thị trường quốc tế

 Trường hợp 1: Giá trị Sig. < 0,05, vậy có sự khác biệt giữa 2 phương sai. Khi đó nhóm tác giả sẽ dùng
kết quả ở Equal variances not assumed.
 Trường hợp 2: Giá trị Sig. ≥ 0,05, vậy không có sự khác biệt giữa 2 phương sai. Khi đó nhóm tác giả
sẽ dùng kết quả ở Equal variances assumed.

Kiểm định sự khác biệt khi mẫu có nhiều hơn 2 thuộc tính:
Phân tích phương sai ANOVA hoặc KRUSKAL – WALLIS
 Trường hợp 1: Sig. < 0,05, vậy phương sai khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó nhóm tác
giả dừng phân tích ANOVA và thay thế bằng KRUSKAL-WALLIS.
 Trường hợp 2: Sig. ≥ 0,05, vậy phương sai không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Khi đó
tiếp tục sử dụng phân tích ANOVA.

15
Nghiên cứu thị trường quốc tế

CHƯƠNG 8: BÁO CÁO – TRÌNH BÀY KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Nguyên tắc trình bày báo cáo:
 Báo cáo in đậm mục số, chữ và tên phần/ mục
 Phần/mục sau phải so le với phần mục liền trước 1 tab (0,5 – 1 cm) và tuân then nguyên tắc đánh số
ma trận
 Báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số, chữ số thứ nhất là
chỉ số chương
 Mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục
 Việc đánh số ảnh, biểu đồ và bảng biểu phải gắn với số chương
 Mọi hình ành/ đồ thị/ sơ đồ/ bảng biểu phải được trích dẫn nguồn đầy đủ
 Tựa hình ảnh/ biểu đồ/ sơ đồ nằm phía dưới hình ảnh/ biểu đồ/ sơ đồ
 Tựa bảng biểu nằm phía trên bảng biểu
 Chú thích ảnh/ biểu đồ/ bảng biểu được bố trí nằm phía dưới ảnh/ biểu đồ/ sơ đồ
Nguyên tắc trình bày Tài liệu tham khảo
 Mọi ý kiến không phải của riêng tác giả, phải được chú dẫn trng danh mục TLTK.
 Không trích dẫn những kiến thức phổ biến mà mọi người đều biết.
 Trích dẫn TLTK được chia làm 2 dạng chính: trích dẫn trong bài và danh sách TLTK. Mỗi trích dẫn
phải tương ứng với danh mục nguồn tài liệu được liệt kê trong danh sách TLTK.
Trích dẫn trong bài viết bao gồm các thông tin sau: Tên tác giả/ tổ chức, năm xuất bản tài liệu, trang
tài liệu trích dẫn (nếu có).

16
Nghiên cứu thị trường quốc tế

 Trong ngoặc đơn: Yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân
(Nguyễn Văn A, 2009, tr.19).
 Tên tác giả là thành phần của câu, năm xuất bản đặt trong ngoặc đơn: Nguyễn Văn A (2009,
tr.19) cho rằng yếu tố C có ảnh hưởng mạnh nhất đến sản lượng nền kinh tế quốc dân.
Danh sách tài liệu tham khảo:
 Danh mục liệt kê tài liệu tham khảo (sách, bài báo, nguồn ấn phẩm điện tử,…) được sắp xếp theo
thứ tự Alphabet theo tên tác giả, tên bài viết, không đánh số thứ tự.
 Mỗi danh mục tài liệu tham khảo bao gồm các thông tin: tên tác giả, tên tác phẩm, năm xuất bản,
nơi xuất bản.
 Quy chuẩn trình bày sách tham khảo: Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên sách, nhà xuất bản, nơi
xuất bản.
Ví dụ: Nguyễn Văn B (2009), Kinh tế Việt Nam năm 2008, Nhà xuất bản ABC, Hà Nội.
 Quy chuẩn trình bày bài báo đăng trên tạp chí khoa học: Họ tên tác giả (năm xuất bản), “tên bài
báo”, tên tạp chí, số phát hành, khoảng trang chứa nội dụng bài báo trên tạp chí.
Ví dụ: Lê Xuân H (2009), “Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và khuyến nghị chính
sách cho năm 2011”, Tạp chí Y, số 150, tr. 7-13.
 Quy chuẩn trình bày ấn phẩm điện tử : Họ tên tác giả (năm xuất bản), tên ấn phẩm/tài liệu điện
tử, tên tổ chức xuất bản, ngày tháng năm truy cập, <liên kết đến ấn phẩm/tài liệu>.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), Tăng trưởng bền vững, Tạp chí Y, truy cập ngày 04 tháng 11
năm 2010, <http://tapchiy.org/tangtruong.pdf>.
 Quy chuẩn trình bày bài viết xuất bản trong ấn phẩm kỷ yếu hội thảo : Họ tên tác giả (năm), ‘tên
bài viết’, tên ấn phẩm hội thảo/ hội nghị, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, trang trích dẫn.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), ‘Sinh viên nghiên cứu khoa học: những vấn đề đặt ra’, Kỷ yếu
Hội nghị tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010, Nhà xuất bản ABC,
Hà Nội, tr. 177-184.
 Quy chuẩn trình bày bài tham luận tại hội thảo, hội nghi mà không xuất bản: Họ tên tác giả
(năm), ‘tên bài tham luận’, tham luận trình bày/ báo cáo tại hội nghị… (tên hội thảo/ hội nghị),
đơn vị tổ chức, ngày tháng diễn ra hội thảo/ hội nghị.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), ‘Mục tiêu phát triển của Việt Nam trong thập niên tới’, tham
luận trình bày tại hội thảo Phát triển bền vững, Đại học ABN, ngày 2-5 tháng 7.
 Quy chuẩn trình bày bài viết trên báo in: Họ tên tác giả (năm), ‘tên bài báo’, tên báo số/ngày
tháng, trang chứa nội dung bài báo.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), ‘Vĩnh Phúc phát triển công nghiệp có lợi thế cạnh tranh’,
Nhân dân số 154 ngày 23 tháng 10, trang 7.

17
Nghiên cứu thị trường quốc tế

 Quy chuẩn trình bày bài viết trên báo điện tử/ trang thông tin điện tử: Họ tên tác giả (năm xuất
bản), ‘tên ẩn phẩm/bài báo’, tên tổ chức xuất bản, ngày tháng năm truy cập, <liên kết đến ấn
phẩm/bài báo trên website>.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2010), ‘Tăng trưởng tín dụng gần lấp đầy chỉ tiêu’, Báo điện tử Thời
báo Kinh tế Việt Nam Vneconomy, truy cập ngày 04 tháng 11 năm 2010,
<http://vneconomy.vn/156.htm>.
 Quy chuẩn trình bày Báo cáo của các tổ chức: Tên tổ chức là tác giả báo cáo (năm báo cáo), tên
báo cáo, mô tả báo cáo (nều cần), địa danh ban hành báo cáo.
Ví dụ: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước (2009), Báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa
học 2008, Hà Nội.
 Quy chuẩn trình bày Văn bản pháp luật: Loại văn bản, số hệu văn bản, tên đầy đủ văn bản, cơ
quan/ tổ chức/ người có thẩm quyền ban hành, ngày ban hành.
Ví dụ: Thông tư số 44/2007/BTC hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ dự toán kinh phí
đối với dự án khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, Bộ Tài chính ban hàng
ngày 07 tháng 5 năm 2007.
 Quy chuẩn trình bày Các công trình chưa được xuất bản: Họ tên tác giả (năm viết công trình, tên
công trình, công trình/tài liệu chưa xuất bản đã được sự đồng ý của tác giả, nguồn cung cấp dữ
liệu.
Ví dụ: Nguyễn Văn A (2006), Quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp, tài liệu chưa xuất bản
đã được sự đồng ý của tác giả, Khoa Kinh tế học – Đại học Kinh tế quốc dân.

18

You might also like