You are on page 1of 6

Bài 1:

1. Các phương pháp thường dùng để thu thập thông tin là phỏng vấn, quan sát, điều tra bằng
bảng hỏi (phiếu thăm dò), nghiên cứu các tài liệu, thủ tục.
2. Có năm bước trong lập kế hoạch phỏng vấn đó là:
 Đọc tài liệu cơ sở: đến tận nơi đọc các tài liệu, đi dạo trong môi trường của hệ thống,
tìm hiểu các thuật ngữ kỹ thuật được sử dụng bên trong hệ thống.
 Thiết lập mục tiêu phỏng vấn: Cần thiết lập từ 4 đến 6 phạm vi cần đặt các câu hỏi và
tìm kiếm thông tin. Các phạm vi có thể là: Nguồn thông tin, định dạng thông tin, tần suất
đưa ra quyết định, chất lượng của thông tin và phong cách ra quyết định.
 Quyết định người được phỏng vấn: Bao gồm những người chủ chốt ở tất cả các cấp,
những người sẽ bị ảnh hưởng bởi hệ thống theo một cách nào đó, các thành viên liên
quan đến phạm vi lựa chọn. Cố gắng cân bằng để đáp ứng nhiều người thuộc các phạm vi
liên quan nhất có thể. Lấy gợi ý từ người bạn liên hệ để tìm hiểu hệ thống về những
người sẽ được phỏng vấn.
 Chuẩn bị cho người được phỏng vấn: Hẹn gặp người được phỏng vấn. Gửi email hoặc
gửi thư xác nhận cuộc phỏng vấn - bao gồm giải thích về mục đích của cuộc phỏng vấn,
các lĩnh vực sẽ được đề cập và khoảng thời gian dự kiến phỏng vấn. Nên gửi kèm các câu
hỏi phỏng vấn cùng với thư xác nhận nếu có thể để người được phỏng vấn có cơ hội suy
nghĩ chuẩn bị câu trả lời.
 Quyết định kiểu và cấu trúc câu hỏi: Các câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi “vì sao”.
Các cấu trúc hình chóp, hình phễu và hình thoi.
3. Phỏng vấn là hỏi trực tiếp người có liên quan để thu thập thông tin.
Có hai kiểu câu hỏi cơ bản là câu hỏi mở và câu hỏi đóng.
 Các câu hỏi mở:
- Là câu hỏi có nhiều khả năng trả lời và câu trả lời tùy thuộc vào điều kiện và sự hiểu
biết của người được hỏi.
- Câu hỏi này thích hợp khi không biết chính xác điều định hỏi và muốn khuyến khích
người được hỏi nói chuyện.
- VD: Anh có thể nói gì về hệ thống anh đang dùng cho công việc của mình?
 Các câu hỏi đóng
- Giới hạn các phương án trả lời có thể.
- Câu hỏi này thích hợp cho việc thu thập dữ liệu chắc chắn, rõ ràng và dễ cho việc phân
tích.
- VD: Hệ thống có đáp ứng yêu cầu về thời gian không? Anh đánh giá dịch vụ của hệ
thống là tốt, trung bình hay tồi?

 Câu hỏi “vì sao”


- Mục đích của câu hỏi này là đi sâu hơn vào câu trả lời ban đầu để hiểu rõ hơn về ý
nghĩa câu trả lời, hoặc mở rộng quan điểm của người được phỏng vấn.
- VD: Vì sao anh đánh giá dịch vụ của hệ thống là tồi?
4. Sắp xếp thứ tự các câu hỏi: Có ba cấu trúc tổ chức các câu hỏi phỏng vấn :
 Cấu trúc hình chóp: Bắt đầu với các câu hỏi đóng và dẫn dần hướng tới các câu hỏi mở. Có lợi
nếu người được phỏng vấn cần được làm quen với chủ đề hay dường như miễn cưỡng phải trả lời
các câu hỏi trong chủ đề được đưa ra.
 Cấu trúc hình phễu: Bắt đầu với các câu hỏi mở và dẫn dần hướng tới các câu hỏi đóng. Có lợi
khi người được phỏng vấn cảm thấy bức xúc về chủ đề và cần tự do diễn đạt những cảm xúc đó.
 Cấu trúc hình thoi: Bắt đầu với các câu hỏi đóng, chuyển dần sang các câu hỏi mở, và kết thúc
với các câu hỏi đóng. Mất thời gian nhưng giữ được sự chú ý của người được phỏng vấn.

5.
Phiếu điều tra thường gồm 3 phần:
 Phần tiêu đề (tên tiêu đề ghi rõ mục đích của phiếu và các thông tin chung về đối tượng
được hỏi).
 Phần câu hỏi gồm các câu hỏi khác nhau được sắp xếp và bố trí theo một trình tự nhất
định theo yêu cầu và mục tiêu dự kiến. Trong các câu hỏi nên có các thông tin phân loại
đối tượng được hỏi theo nhóm (theo nghề nghiệp, theo chức danh: nhà quản lý, người sử
dụng, lứa tuổi…).
 Phần giải thích: Một số giải thích về những vấn đề cần làm rõ trong câu hỏi hoặc chú
thích khác. Ví dụ: “xin gửi bảng điều tra về địa chỉ…” Các câu hỏi thăm dò thường ở
dạng cho sẵn các khả năng lựa chọn, người được hỏi chỉ cần trả lời bằng cách đánh dấu
vào những mục mà họ chọn. Phiếu điều tra sau khi được soạn thảo cần điều tra thử hay
lấy ý kiến ở một phạm vi hẹp (có thể thông qua hội thảo). Sau khi hoàn chỉnh, bổ sung rồi
mới tiến hành điều tra thực sự. Sau khi phiếu điều tra được chuẩn bị (trên giấy hay mẫu
biểu gửi đi trên mạng) sẽ phân phát cho đối tượng định hỏi để họ điền vào phiếu điều tra
hoặc cử người điều tra trực tiếp. Khi có dữ liệu điều tra cần tổng hợp và tính ra các kết
quả mong muốn. Thông thường, các kết quả nhận được mang tính thống kê, định tính, xu
hướng là không phải những con số chính xác.
6. Thang đo theo tên: được dùng để phân loại các sự vật. Là dạng yếu nhất của phép đo. Chỉ có
một kết quả cho mỗi sự phân loại.
Thang đo theo thứ tự: Giống như thang đo theo tên cho phép phân loại. Thang đo theo thứ tự bao
gồm dãy có thứ tự. Hữu ích khi một lớp lớn hơn hoặc nhỏ hơn lớp khác.
Thang đo theo khoảng: được dùng khi các khoảng bằng nhau. Phép toán tính giá trị trung bình có
thể thực hiện được trên dữ liệu.
Thang đo theo tỷ lệ: Khoảng cách giữa các số bằng nhau, có một giá trị 0 tuyệt đối. Thang đo
này ít được sử dụng nhất.
7. Phiếu điều tra sau khi được thử nghiệm sẽ được phân phát tới những người cần lấy ý kiến dể
thực hiện việc thu thập dữ liệu. Sau đây là một số các phương pháp phân phát phiều điều tra phổ
biến:
 Tập hợp tất cả mọi người vào cùng một thời điểm để trả lời phiếu điều tra.
o Thuận lợi – Không mất thời gian chờ đợi trước khi thu lại phiếu, tất cả mọi người cùng nhận
được một sự hướng dẫn, 100% các bản mẫu thu lại được.
o Khó khăn- Không phải tất cả mọi người cùng rảnh rỗi vào cùng một thời điểm theo kế hoạch,
một số áp lực có thể tạo ra hoặc chống lại việc hoàn thành phiếu điều tra.
 Phát trực tiếp phiếu điều tra tới từng cá nhân và thu trực tiếp từ họ
o Ưu điểm – tỷ lệ trả lời tốt
o Nhược điểm – nghi ngờ về độ tin cậy
 Phát phiếu và cho phép mọi người tự bỏ phiếu đã điền vào hòm phiếu đặt ở trung tâm
o Thuận lợi- cho phép người trả lời cảm thấy tình trạng nặc danh của họ được bảo đảm và có thể
đưa ra những câu trả lời không có tính đề phòng.
o Khó khăn – tỷ lệ trả lời thấp bởi vì mọi người quên dạng biểu mẫu, đánh mất phiếu điều tra
hoặc cố tình lờ nó đi.
 Gửi phiếu điều tra qua bưu điện o Thuận lợi – có thể điều tra cả những người ở xa. o Khó khăn
– Tỷ lệ trả lời thấp nhất.
 Thực thi qua Web hoặc qua thư điện tử
o Thuận lợi – thông tin thu được nhanh, chi phí tối thiểu, thuận tiện cho người trả lời, dữ liệu có
thể được tập hợp và lưu trữ tự động, lời nhắc nhở có thể được gửi dễ dàng thông qua email.
o Khó khăn – yêu cầu bảo mật cao hơn, việc điều tra không thu được tỷ lệ trả lời chính xác,
người trả lời có thể nghi ngờ về tính bảo mật của câu trả lời được gửi thông qua email nên thận
trọng khi trả lời.
8.
Có 2 cách quan sát :  Trực tiếp (quan sát bằng mắt, tại chỗ tỉ mỉ từng chi tiết công việc của hệ
thống cũ, của các nhân viên thừa hành),
 Gián tiếp (quan sát từ xa, hay qua phương tiện tổng thể của hệ thống để có được bức tranh khái
quát về tổ chức và cách thức hoạt động trong tổ chức đó).
Các phương pháp quan sát
 Lấy mẫu theo thời gian: Quan sát dựa theo thời gian cho phép nhà phân tích thiết lập những
khoảng thời gian cụ thể, ví dụ: quan sát hoạt động của người tạo lập quyết định trong những
khoảng thời gian 10 phút một lần được chọn ngẫu nhiên trong 8 giờ làm việc
o Ưu điểm: Giảm những sai lệch từ việc quan sát ngẫu nhiên. Tìm hiểu được những hoạt động
thường xuyên diễn ra
o Hạn chế: Không đủ thời gian để nắm được toàn bộ bản chất của một sự kiện. Không nắm bắt
được những sự kiện rất ít hoặc hiếm khi xảy ra.
 Lấy mẫu theo sự kiện: Thu thập toàn bộ sự kiện xảy ra, ví dụ: một cuộc họp lớn, một khoá
huấn luyện
o Lợi ích: Cho phép quan sát các ứng xử đầy đủ như bản chất của nó. Cho phép quan sát được
các sự kiện quan trọng.
o Hạn chế: Đòi hỏi một khoảng thời gian quan sát lớn. Thiếu những mẫu đại diện xảy ra thường
xuyên.  Khi phân tích nên kết hợp cả 2 phương pháp.
9. Tính khả thi được đánh giá theo các tiêu chí:
 Về hoạt động – Tài nguyên con người có sẵn cho dự án hay không. Hệ thống có được vận hành
khi được cài đặt không. Hệ thống có được sử dụng hay không.
 Về kỹ thuật – Hệ thống hiện tại có được cải tiến không, công nghệ có sẵn sàng đáp ứng nhu
cầu của người dùng không.
 Về kinh tế- thời gian của người phân tích hệ thống, chi phí nghiên cứu hệ thống, chi phí về thời
gian của nhân viên dành cho nghiên cứu, chi phí ước lượng về phần cứng, chi phí đóng gói hoặc
phát triển phần mềm.
 Về thời gian – tính hợp lý của thời gian tiến hành dự án.
10. Khả thi về hoạt động
 Để khả thi về hoạt động đòi hỏi hệ thống mới có thể tích hợp vào hoạt động hiện tại hay quy
trình làm việc của tổ chức. Nếu điều này không thể cần bảo đảm rằng tổ chức chuẩn bị để lắp ráp
các quy trình hiện tại đáp ứng các yêu cầu của giải pháp.
 Cần đảm bảo rằng giải pháp mới không làm kết quả xấu đi hơn hệ thống hiện tại trong một số
lĩnh vực.  Khi các doanh nghiệp phụ thuộc vào các khách hàng của họ, cần xem xét các ảnh
hưởng của giải pháp mới trên các khách hàng hiện tại. Nên xem xét các tác động đến sự hài lòng
của khách hàng. Khả thi về kinh tế
 Thực hiện một nghiên cứu khả thi về kinh tế bằng cách thực hiện phân tích chi phí và lợi ích
của mỗi giải pháp.
 Nghiên cứu này cho phép xác định khoảng thời gian hoàn vốn, giá trị thực hiện tại và lợi nhuận
trên vốn đầu tư của mỗi giải pháp đề xuất.
 Đặt tất cả các kết quả trong một bảng để có thể dễ dàng nhìn thấy giá trị của mỗi giải pháp
 Cần nắm được các chính sách của tổ chức về một giá trị có thể chấp nhận cho mỗi một trong
các kết quả trên.
Ví dụ
 Giai đoạn hoàn vốn cần nhỏ hơn bốn năm
 Giá trị thực hiện tại cần là số dương
 Lợi nhuận trên vốn đầu tư cần lớn hơn giá trị thu được khi gửi tiền vào ngân hàng. Khả thi về
kỹ thuật Khả thi về kỹ thuật được xem xét bằng cách xác định một giải pháp trên máy tính là
thích hợp nhất hoặc nếu nó không như vậy thì tổ chức có hay có thể có phần cứng và phần mềm
hỗ trợ cho giải pháp đề xuất hay không .
Một số vấn đề cần xem xét khi đánh giá tính khả thi về kỹ thuật
 Thiết bị:
o Hệ thống có những thiết bị cần thiết để phát triển và hoạt động hệ thống mới không?
o Nếu họ không có các thiết bị đó họ có chuẩn bị để mua nó không? o Đôi khi điều này có thể là
vấn đề phải tăng thêm chi phí, tuy nhiên cũng có thể có tình trạng thiết bị phần cứng và phần
mềm không tương thích với các thiết bị đã có, vì vậy nó có thể là một lựa chọn mà tổ chức cần
chuẩn bị xem xét.
 Các kỹ năng.
o Tổ chức có các nhân viên với kỹ năng công nghệ cần thiết để triển khai giải pháp mới không? o
Nếu không họ có chuẩn bị để có không?
 Rủi ro phát triển.
 Sự thực thi.
 Tính hợp pháp.
o Cần phải kiểm tra các yêu cầu cấp phép của phần mềm để đảm bảo rằng mọi hệ thống mới sử
dụng phần mềm hiện có không bị mất hiệu lực cấp phép hiện tại.
o Cần thương lượng lại các cấp phép kém hiệu lực.
o Cần xem xét một số vấn đề liên quan đến sức khỏe và sự an toàn đối với việc sử dụng một số
công nghệ mới. Khả thi về thời gian Đây là phần đánh giá quan trọng ảnh hưởng đến khả năng
thành công của dự án; sau tất cả, một dự án sẽ thất bại nếu không đáp ứng được về mặt thời gian
thực hiện. Trong đánh giá khả thi về thời gian biểu, cần ước tính khoảng thời gian mà dự án dự
kiến hoàn thành.
Bài 2:
KẾ HOẠCH PHỎNG VẤN
Người được phỏng vấn: (Họ và Tên) Người phỏng vấn:(Họ và Tên)
Địa chỉ: Thời gian hẹn:
SĐT: Thời gian bắt đầu:
Thời gian kết thúc:
Câu hỏi: Ghi chú:
Câu 1:Anh có sử dụng doanh số bán hàng trên 1 phút
website tổng hợp không?
Câu 2:Nếu có.Việc sử dụng doanh số bán 1 phút
hàng trên website có giúp công việc anh dễ
dàng hơn không?
Câu 3:Sau khi sử dụng website thì doanh thu 3 phút
bên anh có cải thiện hơn không?
Câu 4:Khách hàng khi sử dụng có đóng góp 10 phút
gì cho hệ thống không?
Câu 5:Hệ thống có hay bị giật lag khi sử dụng 2 phút
không?
3 phút
Câu 6:Hình thức thanh toán trên hệ thông cần
thêm phương thức thanh toán nào nữa không.
Câu 7:

You might also like