You are on page 1of 11

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ I NĂM HỌC 2020 – 2021.

(Phần dành cho sinh viên/ học viên)


Bài thi học phần: Phương pháp nghiên cứu khoa học. Số báo danh: 18
Mã số đề thi: 52 Lớp: 2166SCRE0111
Ngày thi: 09/12/2021. Tổng số trang: 11 Họ và tên: PHẠM THỊ HÀ.

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1:
…….………………………......

GV chấm thi 2:
…….………………………......

Bài làm:
Câu 1: Nêu các công cụ thu thập dữ liệu định tính. Phân tích công cụ "Thảo luận nhóm"
trong thu thập dữ liệu định tính.

* Về công cụ thu thập dữ liệu định tính:

Trước hết ta tìm hiểu khái niệm của nghiên cứu định tính:

- Nghiên cứu định tính là nghiên cứu được đặc trưng bởi mục đích của nghiên cứu và phương
pháp được tiến hành để nghiên cứu.

- Mục đích của nghiên cứu định tính là nghiên cứu những mặt, những vấn đề của cuộc sống, xã
hội, quan tâm đến ý nghĩa của các hiện tượng, tình huống, sự việc.

- Phương pháp tiến hành nghuên cứu định tính là những phưng pháp gắn liền câu chữ hơn là
các con số.

- Nghiên cứu định tính là nghiên cứu thu thập, phân tích những dữ liệu mang tính mô tả như
những câu viết, những hành vi xử xự của con người được quan sát.

Trong nghiên cứu định tính, chính nhà nghiên cứu là công cụ thiết yếu để thu thập dữ liệu bằng
việc quan sát, giao tiếp. Nhà nghiên cứu phải sử dụng nhiều chiến thuật, nhiều phương thức để
thu thập dữ liệu tùy theo hướng nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu như:

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 1/11


+ Phỏng vấn sâu, phỏng vấn có định hướng và phỏng vấn không định hướng.

+ Thảo luận nhóm, phân tích nội dung hoặc phân tích tài liệu, quan sát trực quan.

+ Hình ảnh, tài liệu lịch sử, băng video ...

* Phân tích công cụ "Thảo luận nhóm" trong thu thập dữ liệu định tính.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Thọ, (giáo trình Nghiên Cứu Thị Trường, 2011, trang 78): “Thảo
luận nhóm là một kỹ thuật thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong dự án nghiên cứu định tính.
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện qua hình thức thảo luận giữa các đối tượng nghiên cứu
với nhau dưới sự dẫn hướng của nhà nghiên cứu. Nhà nghiên cứu trong trường hợp này được
gọi là người điều khiển chương trình.”

Theo từ điển Wikipedia bản Tiếng Anh thì Thảo luận nhóm được định nghĩa như sau: “A focus
group is a form of qualitative research in which a group of people are asked about their
perceptions, opinions, beliefs and attitudes towards a product, service, concept, advertisement,
idea, or packaging.”

Vậy ta có thể hiểu rằng: Thảo luận nhóm là cách thức thu thập dữ liệu qua đó những thành viên
được lựa chọn thảo luận về phản ứng hoặc cảm giá của họ về một sản phẩm, dịch vụ, một tình
huống hoặc một khái niệm dưới sự hướng dẫn của một người trưởng nhóm (người hướng dẫn
thảo luận). Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là
nhóm chứ không phải là cá nhân. Một nhóm tập trung thường bao gồm từ 6 đến 12 người có
chung một số đặc điểm nhất định phù hợp với chủ đề cuộc thảo luận, ví dụ cùng một trình độ
học vấn, cùng một độ tuổi, cùng một giới tính..; người hướng dẫn thảo luận có vai trò quan
trọng trong việc ghi nhận câu trả lời, hỗ trợ và khuyến khích các thành viên tham gia thảo luận.

Khi thảo luận nhóm, người hướng dẫn thảo luận thường đặt những câu hỏi mở, đơn giản, rõ
ràng hay những câu hỏi đề nghị thành viên nhớ lại, câu hỏi “tại sao" hiếm khi áp dụng để tránh
tạo cảm giác áp lực cho nhóm thảo luận. Ví dụ thay vì hỏi: “Tại sao bạn lại đến trung tâm mua
sắm?”, nhà nghiên cứu có thể chia nhỏ câu hỏi thành nhiều phần:

• Điều gì khiến bạn đến trung tâm mua sắm?

• Ban thích nhất những đặc điểm gì của trung tâm mua sắm?

....vv...

Câu hỏi thảo luận nhóm nên theo trình tự sau:

• Câu hỏi mở đầu: Các thành viên làm quen với nhau

• Câu hỏi giới thiệu: Giới thiệu chủ đề, các thành viên thể hiện kinh nghiệm bản thân liên
quan đến chủ đề nghiên cứu

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 2/11


• Câu hỏi chuyển tiếp: Để chuyển sang câu hỏi chính

• Câu hỏi chính: Thu thập thông tin về những vấn đề trọng tâm

• Câu hỏi kết thúc. Xác định những điểm cần nhân mạnh, kết thúc thảo luận

Thảo luận nhóm thường được sử dụng để đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiệp, thử
nghiệm các ý tưởng hoặc chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu thập các
thông tin về một chủ đề nào đó phục vụ cho việc xây dựng bộ câu hỏi có cấu trúc... Thảo luận
nhóm được đánh giá là phương pháp giúp nhà nghiên cứu thu thập khối lượng thông tin đáng
kể và nhanh chóng. Tuy nhiên, so với phỏng vấn cá nhân, phương pháp thảo luận nhóm có thể
khiến nhà nghiên cứu khó kiểm soát động thái của quá trình thảo luận. Hơn nữa, thảo luận
nhóm không thể đưa ra tần suất phân bố của các quan niệm và hành vi trong tổng thể điều tra.

So với phương pháp phỏng vấn chuyên sâu lấy ý kiến đánh giá từ cá nhân thì thảo luận nhóm
lại có thể thu được kết quả mang tính đa chiều dưới nhiều góc độ tập thể, nhóm.

Một điều cần lưu ý là đơn vị nghiên cứu và phân tích trong thảo luận nhóm sẽ là nhóm chứ
không phải là cá nhân.

Các trường hợp cần sử dụng thảo luận nhóm

Có thể sử dụng thảo luận nhóm trong các trường hợp sau:

- Khi muốn tìm hiểu sự khác nhau về quan điểm giữa các thành viên trong nhóm;

- Khi cần thông tin định tính bổ sung cho các thông tin định lượng để phân tích, đánh giá;

- Khi muốn có nhiều ý kiến từ các thành viên của nhóm để bảo đảm tính khách quan trong nhận
định, đánh giá;

- Khi muốn chất vấn, phản biện về mức độ tin cậy, tính đầy đủ, tính pháp lý,... của các minh
chứng.

Để quyết định có sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm trong những trường hợp cụ thể, cần nêu và
trả lời những câu hỏi sau:

- Thảo luận nhóm có phải là hình thức thích hợp nhất để hiểu rõ hơn vấn đề này hay không?

- Cỡ của nhóm như thế nào là thích hợp?

- Đối tượng tham gia thảo luận nhóm là ai?

- Chủ đề và mục đích của cuộc thảo luận nhóm là gì?

- Các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ gồm những gì?

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 3/11


Các bước chuẩn bị cho thảo luận nhóm

- Xác định rõ chủ đề và mục đích;

- Chọn người hướng dẫn thảo luận;

- Cử thư ký ghi chép biên bản (vấn đề, nội dung, các ý kiến tranh luận, các khuyến nghị,…);

- Chuẩn bị các trang thiết bị hỗ trợ: thiết bị nghe nhìn (máy chiếu máy ghi âm, máy tính, giấy
bút, bảng,…);

- Lên kế hoạch về thời gian, địa điểm, đối tượng tham dự;

- Lên kế hoạch xử lý và phân tích kết quả sau buổi thảo luận nhóm.

Các đặc trưng của kỹ thuật thảo luận nhóm

- Mọi thành viên trong nhóm cần thống nhất chủ đề, mục đích;

- Mọi thành viên trong nhóm biết lắng nghe, chủ động bổ sung ý kiến, đặt câu hỏi phỏng vấn,
phản biện, có chính kiến. Các phân tích, nhận định,đánh giá đều phải mang tính xây dựng;

- Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm được trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân;

- Mỗi thành viên trong nhóm nên đặt mình ở các góc độ khác nhau để chia sẻ quan điểm và
luôn khách quan trong việc đưa ra các nhận định đánh giá;

- Mọi thành viên trong nhóm tôn trọng lẫn nhau, không áp đặt ý kiến/quan điểm của mình cho
nhóm;

- Không truy xét, không lảng tránh, không quy trách nhiệm.

Câu 2: Đề tài: "Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân
viên với doanh nghiệp/tổ chức".

a. Nêu cụ thể mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu của đề tài.

* Mục tiêu, mục đích nghiên cứu:

- Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn, khảo sát
phân tích ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với doanh
nghiệp/tổ chức, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sự tác động ảnh hưởng
của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức.

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 4/11


- Mục đích nghiên cứu:

• Khảo sát thực trạng ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp và xác định các yếu tố thuộc
văn hóa doanh nghiệp tác động đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức.
• Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp với mối quan hệ giữa
văn hóa doanh nghiệp và sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/ tổ chức.
• Phân tích đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp/tổ chức.
• Đo lường yếu tố tác động mạnh, yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sự tác động ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên
với doanh nghiệp/tổ chức.

* Câu hỏi nghiên cứu:

- Câu hỏi khái quát:

• Để nghiên cứu về văn hóa doanh nghiệp và ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự
gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức cùng các vấn đề liên quan, em đã dựa
vào cơ sở lý luận và thực tiễn nào?
• Những yếu tố nào trong văn hóa hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự gắn bó của nhân
viên với doanh nghiệp/tổ chức?
• Những yếu tố đó tác động như thế nào đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ
chức?
• Yếu tố nào trong văn hóa doanh nghiệp tác động mạnh nhất đến sự gắn bó của nhân viên
với doanh nghiệp/tổ chức?
• Đâu là giải pháp góp phần nâng cao phát triển văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao sự
gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/ tổ chức?

- Câu hỏi cụ thể:

• Nhân tố "Giao tiếp trong tổ chức" tác động như thế nào đến sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp/tổ chức?
• Nhân tố "Phần thưởng và sự công nhận" tác động như thế nào đến sự gắn bó của nhân
viên với doanh nghiệp/tổ chức?
• Nhân tố "Môi trường làm việc" tác động như thế nào đến sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp/tổ chức?
• Nhân tố "Đào tạo và phát triển" tác động như thế nào đến sự gắn bó của nhân viên với
doanh nghiệp/tổ chức?
• Nhân tố "Sự công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị" tác động như thế nào
đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức?

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 5/11


* Giả thuyết nghiên cứu:

H1: " Giao tiếp trong tổ chức" có mối quan hệ trực tiếp, cùng chiều đến sự gắn bó của nhân
viên với doanh nghiệp/tổ chức

H2: "Phần thưởng và sự công nhận" có mối quan hệ trực tiếp, cùng chiều đến sự gắn bó của
nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức

H3: "Môi trường làm việc" có mối quan hệ trực tiếp, cùng chiều đến sự gắn bó của nhân viên
với doanh nghiệp/tổ chức

H4: " Đào tạo và phát triển" có mối quan hệ trực tiếp, cùng chiều đến sự gắn bó của nhân viên
với doanh nghiệp/tổ chức

H5: " Sự công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị" có mối quan hệ trực tiếp, cùng
chiều đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức

* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên
với doanh nghiệp/tổ chức.

- Phạm vi nghiên cứu:

• Về không gian: Tại Việt Nam cụ thể là trên địa bàn thành phố Hà Nội.
• Về thời gian: Từ 9/10/2021 đến 9/12/2021
• Về khách thể nghiên cứu: những nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp/ tổ chức
trên địa bàn thành phố Hà Nội.

b. Thiết kế một bảng hỏi khảo sát ( định lượng) nhằm thu thập dữ liệu sơ cấp cho đề tài

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 6/11


* Mô hình nghiên cứu:

Giao tiếp trong tổ chức

Phần thưởng và sự công nhân

sự gắn bó của nhân


Môi trường làm việc viên với doanh
nghiệp/tổ chức

Đào tạo và phát triển

Sự công bằng và nhất quán


trong chính sách quản trị

Hình 1: Mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của
nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức

Trong đó:

Biến độc lập: Giao tiếp trong tổ chức, Phần thưởng và sự công nhận, Môi trường làm việc, Đào
tạo và phát triển, Sự công bằng và nhất quán trong chính sách quản trị.

Biến phụ thuộc: sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức.

* Phiếu khảo sát:

- Tiến hành điều tra 150 nhân viên đang làm việc cho doanh nghiệp/tổ chức (150 người / 150
phiếu) thông qua bảng hỏi khảo sát đểt hoàn thiện các tiêu chí về văn hóa doanh nghiệp ảnh
hưởng đến sự gắn bó của nhân viên.

- Thiết kế bảng hỏi:

Nội dung bản hỏi tập trung vào việc thu thập ý kiến của những nhân viên đang làm việc cho
doanh nghiêp/ tổ chức về các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp và thông tin về sự gắn bó
của nhân viên đó với doanh nghiệp/ tổ chức.

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 7/11


BẢNG HỎI KHẢO SÁT

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ĐẾN SỰ GẮN BÓ
CỦA NHÂN VIÊN VỚI DOANH NGHIỆP/TỔ CHỨC

Kính chào anh chị!

Hiện tại nhóm chúng tôi - sinh viên khoa HTTTKT&TMĐT trường Đại học Thương
Mại đang nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn
bó của nhân viên với doanh nghiệp /tổ chức”. Rất mong anh chị dành chút thời gian tham gia
đóng góp ý kiến bằng việc trả lời khảo sát dưới đây.

Tôi cam đoan những thông tin anh chị cung cấp chỉ dùng với mục đích nghiên cứu. Mọi
sự đóng góp của anh chị sẽ góp phần với sự thành công của đề tài.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/chị!

Phần I: Nội dung

Câu 1: Anh/chị có đang làm việc cho một doanh nghiệp/ tổ chức không?

A. Có ( vui lòng tiếp tục trả lời những câu hỏi bên dưới)

B. Không ( vui lòng dừng lại, cám ơn anh/chị đã tham gia trả lời khảo sát)

Câu 2: Bộ phận làm việc của anh/chị trong doanh nghiệp/ tổ chức?

A. CSKH

B. Kế toán

C. Hành chính tổng hợp

D. Bán hàng và Marketing

E. Khác...

Câu 3: Kinh nghiệm làm việc của anh/chị:

A. Dưới 2 năm

B. Từ 2-5 năm

C. Từ 6-10 năm

D. Trên 10 năm

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 8/11


Anh/ chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu sau về ảnh hưởng của văn hóa
doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức

Với mức độ đồng ý:

1- Hoàn toàn không đồng ý

2- Không đồng ý

3- Trung lập

4- Đồng ý

5- Hoàn toàn đồng ý

STT Yếu tố tác động Mức độ đồng ý


1 2 3 4 5
H1 Giao tiếp trong tổ chức
H11 Anh/chị nhận được đầy đủ thông tin để thực
hiện công việc
H12 Sự giao tiếp giữa các nhân viên ở các bộ phận
được khuyến khích
H13 Anh/chị được giúp đỡ, hướng dẫn từ cấp trên
khi gặp khó khăn trong giải quyết công việc
H14 Các phòng ban, bộ phận khác luôn sẵn sàng
hợp tác, giúp đỡ khi anh/chị cần sư hỗ trợ
H15 Anh/ chị tuân thủ các quy định của công ty: giờ
giấc, quy trình công việc...
H2 Phần thưởng và sự công nhận
H21 Anh/chị nhận được sự phản hồi, góp ý, hướng
dẫn từ cấp trên về công việc mình được nhận
H22 Anh/ chị hài lòng với mức lương, thưởng mình
nhận được ứng với vị trí công việc mình đảm
nhận
H23 Anh/chị nhận được sự công nhân và khen
thưởng khi hoàn thành tốt công việc
H24 Doanh nghiệp/tổ chức có những phần thưởng
xứng đáng với sự nỗ lực đóng góp của anh/chị
H25 Anh/chị hiểu rõ về các khoản tiền thưởng, phụ
cấp, phúc lợi trong doanh nghiêp/tổ chức đang
làm việc.
H3 Môi trường làm việc
H31 Làm việc nhóm được khuyến khích và thực
hiện trong công ty
H32 Anh/chị thích làm việc, hợp tác với các thành

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 9/11


viên khác trong công ty
H33 Không gian làm việc được bố trí hợp lý, khoa
học, tiện lợi, rộng rãi, thoải mái.
H34 Không khí nơi làm việc thoáng đãng, trong
lành
H35 Bầu không khí làm việc vui vẻ, hòa đồng, thân
thiện
H36 Máy móc trang thiết bị được cung cấp đầy đủ,
chất lượng đảm bảo anh/chị làm việc có hiệu
quả.
H37 Thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
H4 Đào tạo và phát triển
H41 Anh/chị có được công ty tổ chức tham gia các
khóa học, khóa đào tạo để hiểu biết và thực
hiện tốt công việc
H42 Công ty tạo ra nhiều cơ hội thăng tiến và phát
triển công việc cho anh/chị
H43 Anh/chị nắm rõ những điều kiện cần thiết để
thăng tiến
H44 Việc thăng tiến là động lực to lớn để anh/ chị
gắn bó với công ty
H5 Sự công bằng và nhất quán trong chính sách
quản trị
H51 Công ty có các chính sách khen thưởng và
thăng tiến rõ tàng
H52 Các chính sách khen thưởng, thăng tiến trong
công ty là công bằng
H53 Không xảy ra sự thiên vị trong việc tăng lương
hay thăng chức
H54 Cấp quản lý của anh/chị luôn có thái độ cư xử
công bằng với các nhân viên

Câu hỏi phụ: Ngoài những yếu tố trên, anh/chị có đề xuất yếu tố nào khác liên quan đến ảnh
hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn bó của nhân viên với doanh nghiệp/tổ chức
không? (Trả lời nếu có)

..........................................................................

Phần II. Thông tin cá nhân

Câu 1: Giới tính của anh/chị là gì?

A. Nam

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 10/11


B. Nữ

C. Khác...

Câu 2: Anh/chị bao nhiêu tuổi?

A. Dưới 25 tuổi

B. Từ 25-35 tuổi

C. Từ 36-45 tuổi

D. Trên 45 tuổi

Câu 3: Trình độ học vấn của anh/chị?

A. Tốt nghiệp THPT

B. Trung cấp

C. Cao đẳng

D. Đại học, sau đại học

Câu 4: Anh/chị đang làm việc ở đâu trên địa bàn Hà Nội?

A.Quận Cầu Giấy

B. Quận Ba Đình

C. Quận Nam Từ Liêm

D. Quận Bắc Từ Liêm

E. Khác....

Chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị!

Chúc anh/chị gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc!

Hết.

Họ tên SV/HV: PHẠM THỊ HÀ - Mã LHP: 2166SCRE0111 Trang 11/11

You might also like