You are on page 1of 6

Thu Thập Dữ Liệu – Xây Dựng Phiếu Điều Tra

Phiếu điều tra là một mẫu gồm tập các câu hỏi cần ứng viên trả lời. Theo Goode Hatt,

“Nhìn chung, phiếu điều tra chính là một công cụ nhằm đảm bảo câu trả lời được đưa ra cho
các câu hỏi cho trước bằng cách yêu cầu ứng viên tự mình điền vào mẫu có sẵn.”

Có hai mục tiêu chính cần đạt được với phiếu điều tra:

Để thu thập thông tin từ ứng viên rải rác trên một phạm vi lớn
Để thành công trong việc thu thập thông tin chính xác và đáng tin cậy trong một khoảng
thời gian ngắn.

Xây dựng phiếu điều tra

Xây dựng phiếu điều tra thực sự là một nghệ thuật chứ không còn là khoa học. Đó là nỗ lực
tổng hợp các câu hỏi cùng với việc thường xuyên kiểm tra lỗi, lựa chọn câu hỏi nào nên thêm
vào hoặc loại bỏ. Dù vậy, một chiến lược xây dựng đơn giản có thể được thực hiện. Quá trình
xây dựng phiếu điều tra thường đi qua ba bước:

1. Phát triển một chiến lược thiết kế


2. Xây dựng phiếu điều tra
3. Dựng bản nháp và hoàn thiện phiếu điều tra

Bước 1: Xây dựng một bản thiết kế, chiến lược

1. Làm rõ thông tin muốn đạt được – Nhà nghiên cứu cần liệt kê được những thông tin
mình cần. Thông thường, công việc này được hoàn thành khi nghiên cứu vừa được đề
xuất hoặc khi đã có định hướng nghiên cứu. Giả thiết được đưa ra trước đó sẽ là kim chỉ
nam cho việc xác định thông tin cần thu được. Giả thiết đưa ra sẽ xây dựng mối quan hệ
giữa các biến và nhà nghiên cứu có thể xây dựng một cách lý tưởng dữ liệu cần thiết để
chứng minh hoặc phản biện cho giả thiết.
2. Quyết định phương thức giao tiếp – Điều này hướng tới quyết định cho phương pháp
sử dụng để thực hiện khảo sát, nghĩa là: phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn chuyên sâu, qua
điện thoai, thư tín, máy tính… Quyết định này sẽ có ảnh hưởng lớn tới phiếu điều tra cần
thiết kế. Lựa chọn phương thức giao tiếp chịu ảnh hương từ các yếu tố như địa điểm của
ứng viên, quỹ thời gian, bản chất của nghiên cứu… Phương thức giao tiếp khác nhau sẽ
có những cách giới thiệu, chỉ dẫn và bố cục khác nhau… Một khi phương thức giao tiếp
được quyết định, điều cần làm tiếp theo chính là lựa chọn dạng phiếu điều tra cần xây
dựng.
3. Dạng phiếu điều tra – Trong bước này, nhà nghiên cứu cần chỉ ra cách thu thập dữ liệu
bằng cách chỉ ra dạng phiếu điều tra nào sẽ được sử dụng. Phiếu điều tra có 4 dạng.

Phiếu điều tra dạng công khai có cấu trúc – Đây là dạng phổ biến nhất, nó sử dụng
những câu hỏi với ngôn từ trực tiếp và thứ tự hợp lý. Từ ngữ và thứ tự được giữ nguyên
đối với các ứng viên khác nhau. Chúng sẽ rất dễ quản lý và lập bảng.
Phiếu điều tra dạng ẩn phi cấu trúc – Trái ngược hoàn toàn với dạng trước, phiếu điều
tra dạng này ẩn đi mục đích của nghiên cứu và không thể hiện thứ tự rõ ràng. Phiếu điều
tra dạng này thường sử dụng phương pháp gán hình để thu thập thông tin. Một tác nhân
bị che giấu hoặc ẩn đi sẽ được đưa cho ứng viên và câu trả lời sẽ theo một mẫu không có
cấu trúc cụ thể.
Phiếu điều tra dạng công khai phi cấu trúc –Trong dạng bản câu hỏi này, mục đích của
nghiên cứu là rõ ràng nhưng câu hỏi thường có kết thúc mở. Ví dụ “Bạn thấy sao nếu có
một lệnh cấm biểu quyết trong hiệp hội học sinh, sinh viên?” Ứng viên được tự do trả lời
mà không cần tuân theo cấu trúc cụ thể nào. Những bản câu hỏi này thường được sử
dụng trong phỏng vấn chuyên sâu.
Phiếu điều tra dạng ẩn có cấu trúc – Mục đích của bản câu hỏi dạng này là để che giấu
đi mục đích của nghiên cứu nhưng lại dễ dàng cho việc phân tích và lập trình. Hướng tiếp
cận này dựa trên thực tế rằng câu hỏi trực tiếp có thể ảnh hưởng hoặc làm thay đổi câu trả
lời, nhưng nếu câu hỏi bị ẩn đi thì có nghĩa là chúng ta đang hỏi ứng viên những gì họ
biết, chứ không phải những gì họ cảm nhận. Ví dụ. Câu hỏi trước đó có thể đưa ra như
sau:

Ảnh hưởng của việc biểu quyết trong hiệp hội học sinh, sinh viên?

1. Nó tạo ra nhận thức mới


2. Nó ảnh hưởng tới học tập
3. ……………………………………….
4. ……………………………………….

Mặc dù phiếu điều tra dạng như vậy sẽ dễ dàng lập bảng và phân tích nhưng vì mất nhiều thời
gian cần bỏ ra cho việc đưa ra câu hỏi ẩn nên phương pháp này không phổ biến.

Bước 2: Xây dựng phiếu điều tra

1. Quyết định nội dung câu hỏi – Đây là bước khởi đầu cho công việc đưa ra những câu
hỏi cụ thể giúp thu thập dữ liệu cho nghiên cứu. Một số câu hỏi cần tự vấn khi xây dựng
phiếu điều tra:

Câu hỏi này có thực sự cần thiết? Mỗi câu hỏi cần có tác dụng nhất định trong việc cung
cấp thêm thông tin bổ sung và chính xác.
Câu hỏi này đã hoàn thiện chưa? Câu hỏi cần có một phạm vi hợp lý để khai phá hết
thông tin mà nhà nghiên cứu cần biết.
Một câu hỏi hay nhiều câu hỏi là đủ? Không nên có những câu hỏi khổng lồ, thông qua
việc gộp hai câu hỏi lại thành một. ‘Cuộc biểu quyết năm nay có trong sạch và tuân theo
hướng dẫn biểu quyết đề ra?’ Đây là phương pháp không đúng. Thay vì vậy, để có được
thông tin mong muốn, hãy thay thế bằng hai câu hỏi sau:
Quá trình biểu quyết năm nay có trong sạch không?
Đâu là điểm thể hiện hướng dẫn biểu quyết đã được tuân thủ hoàn toàn.
Ứng viên có thể trả lời rõ ràng không? Ứng viên có thể không thể trả lời chính xác câu hỏi
do không thể sắp xếp thông tin trong đầu.
Ứng viên có biết về điều đó không? Mức độ thông tin của ứng viên luôn là điều cần lưu ý.
Nghĩa là nội dung câu hỏi cần phù hợp với mức độ kiến thức của ứng viên.
Ứng viên có nhớ được không? Câu hỏi không nên vượt quá khả năng ghi nhớ của ứng
viên. Không nên đặt ra giả thiết về trí nhớ của anh ta. Nên đưa ra một thử nghiệm nhỏ
bằng cách trả lời những câu hỏi như:
Bộ phim gần đây nhất bạn xem là gì?
Lần gần đây nhất bạn ăn ở đâu?
Bạn đi chùa lần gần nhất là khi nào?

Những câu hỏi trên mặc dù đơn giản, nhưng nó giúp kiểm tra trí nhớ của bạn.

Ứng viên có muốn trả lời không? Trường hợp này gần với khi câu hỏi liên quan tới các vấn
đề nhạy cảm như đức tin cá nhân, vấn đề tiền bạc hay cuộc sống gia đình…

1. Quyết định chiến lược phản hồi – Ngay khi nội dung câu hỏi đã được quyết định, bước
tiếp theo là tìm ra chiến lược phản hồi có cấu trúc. (phản hồi dạng đóng dựa trên các câu
hỏi thay thế cho trước, hoặc phản hồi dạng mở tuân theo chiến lược phản hồi phi cấu trúc
dựa trên các câu hỏi mở). Một vài chiến lược phản hồi bao gồm:
Câu hỏi có hoặc không

Bạn có sở hữu máy ảnh kỹ thuật số không?

Có Không

Câu hỏi nhiều phương án lựa chọn

Nhãn hàng nào bạn sẽ lựa chọn khi mua máy ảnh kỹ thuật số?

Sony

Cannon

Nikon

Kodak

Câu hỏi dạng liệt kê phương án

Bạn ưu tiên gì khi lựa chọn máy ảnh kỹ thuật số?

Ảnh chụp rõ ràng

Kích thước nền

Tính năng quay phim

Kinh tế

Thiết kế thông minh

Dịch vụ miễn phí trong 1 năm

Dung lượng lưu trữ lớn

Câu hỏi dạng phân chia có thể dùng cho sự đánh giá hoặc xếp hạng

Xếp hạng

Dạng phương tiện nào dưới đây là yếu tố quyết định ảnh hưởng tới lựa chọn của bạn khi mua
máy ảnh kỹ thuật số? Xếp hạng chúng với 1 là yếu tố cao nhất, 2 cho yếu tố tiếp theo…

Tivi
Tờ quảng cáo của công ty
Báo chí
Quảng cáo trên mạng
Đài FM

Đánh giá

Trong các yếu tố sau đây, đánh giá mỗi yếu tố theo mức độ “cần có nhất”, “có cũng được” và “ít
mong muốn nhất” mà máy ảnh kỹ thuật số nên có.

Cần có nhất Có cũng được Ít mong muốn nhất


Ảnh rõ ràng

Bộ nhớ lớn

Màn hình lớn

Chức năng phóng đại

Chức năng sửa anh

Kích cỡ nhỏ

Quay phim

1. Xác định từ ngữ cho câu hỏi – Điều này liên quan tới việc diễn đạt từng câu hỏi. Nhà
nghiên cứu cần cực kỳ lưu ý trong việc diễn đạt vì nếu diễn đạt lủng củng sẽ dẫn tới câu
trả lời không đúng với mục đích câu hỏi. Trong khi tìm từ ngữ cho câu hỏi, cần lưu ý
những điều sau:

Sử dụng từ ngữ đơn giản – Bản câu hỏi không phải là một thử nghiệm vốn từ vựng của
ứng viên, thế nên từ ngữ cần đơn giản. Ví dụ ‘Theo suy nghĩ của bạn, đâu là lưỡi gươm
của tổ chức này’. Vì một số người không hiểu nghĩa của từ ‘lưỡi gươm’, vì vậy sẽ tốt hơn
nếu nó được diễn đạt thành ‘Theo bạn đâu là thế mạnh của tổ chức này’.
Tránh những từ ngữ kỹ thuật chuyên dụng – Sử dụng từ ngữ kỹ thuật có thể làm khó
cả những người học vấn cao trong khi trả lời câu hỏi.
Tránh sử dụng câu hỏi nhập nhằng – từ ngữ dạng như ‘thông thường’, ‘đôi khi’, ‘bạn’…
đều là những từ có vấn đề. Ví dụ:

Mức độ thường xuyên tới rạp xem phim của bạn?

Không bao giờ

Ngẫu nhiên

Đôi khi

Thường xuyên

Câu hỏi này vô nghĩa vì mọi người có khái niệm khác biệt về ngẫn nhiên và đôi khi.

Tránh dùng từ gây tác động – Câu hỏi hướng ứng viên tới một câu trả lời, hoặc đưa ra
gợi ý được coi là câu hỏi lệch hoặc dạng câu hỏi dẫn dụ. Câu hỏi như vậy cần phải tránh
vì nó sẽ làm ảnh hưởng tới mục đích của câu hỏi. Ví dụ:
‘Bạn có nghĩ chính phủ đang làm đúng khi cho phép FDI trong lĩnh vực bán lẻ?’
‘Bạn có thấy hợp lý khi sử dụng các thiết bị giá rẻ cho ô tô của mình?’

Những câu hỏi như vậy sẽ đẩy ứng viên suy nghĩ theo một hướng nhất định.

Mức độ riêng tư cần phải được kiểm soát. Ví dụ ‘Chính phủ của chúng ta nên làm gì hôm
nay?’
Tăng cường hạn chế chi tiêu, dù cho thuế có nhiều hơn đi chăng nữa. Một
cách viết khác sẽ là
Tằng cường hạn chế chi tiêu dù cho bạn có phải trả thêm thuế.

Cách viết thứ hai sẽ mang tính cá nhân hơn và hai cách sẽ cho ra hai kết quả khác nhau. Không
có quy tắc cố định nào nói cần sử dụng phương pháp nào. Tuy nhiên, nhà nghiên cứu nên sử
dụng mức độ cá nhân trong câu hỏi sao cho vấn đề trở nên thực tế hơn.

Bước 3: Dựng bản nháp và hoàn thiện

1. Quyết định trình tự câu hỏi – Từ bước này trở đi, chúng ta bước vào quá trình dựng bản
nháp cho phiếu điều tra và thứ tự các câu hỏi là một yếu tố quan trọng. Những điểm sau
cần lưu ý:

Đưa ra câu hỏi đơn giản và thú vị trước. Điều này khiến ứng viên cảm thấy thoải mái. Một
phương án thay thế là sử dụng phương pháp tiếp cận kiểu “ống khói” với câu hỏi rộng
được hỏi trước rồi dần tới câu hỏi cụ thể, chi tiết.
Các câu hỏi cần được bố trí theo trình tự hợp lý. Chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác
có thể làm phá vỡ mạch suy nghĩ của ứng viên và anh ta sẽ mất hứng thú trả lời các câu
tiếp theo.
Câu hỏi dạng phân loại cần được đưa ra sau. Câu hỏi dạng phân loại thường là câu hỏi
mang tính cá nhân. Lý do đưa ra câu hỏi dạng này trước khi bắt đầu câu hỏi chủ đích là để
tránh sự xao nhãng của ứng viên trước khi đi vào trọng tâm của nghiên cứu. Nghĩa là ứng
viên đã sẵn sàng để bày tỏ quan điểm về loại xe ưa thích, điều này thường không xảy ra
nếu đưa ra câu hỏi dạng này ngay từ đầu.
Câu hỏi khó và nhạy cảm cần được hỏi ngay khi bắt đầu bản câu hỏi để tránh ảnh hưởng
tới ứng viên.
Đưa ra các câu hỏi nhánh cần làm cẩn thận. Rẽ nhánh ám chỉ việc hướng ứng viên tới
phần tiếp theo trong bản câu hỏi dựa trên những gì anh ta đã cung cấp từ các câu hỏi
trước. Rẽ nhánh sẽ dễ dàng hơn trong trường hợp qua điện thoại hoặc phỏng vấn cá nhân
nhưng khi phỏng vấn theo dạng thư tín, rẽ nhánh cần phải tránh.

1. Quyết định đặc tính thể hiện – Yếu tố bề ngoài cũng ảnh hưởng tới cách ứng viên phản
ứng với phiếu điều tra. Vì vậy những điểm sau cần lưu ý:

Sử dụng giấy chất lượng tốt với mực rõ ràng để ứng viên có thể đọc dễ dàng. Bản câu hỏi
trông phải chuyên nghiệp và dễ trả lời.
Kích thước phiếu điều tra cũng quan trọng. Bản câu hỏi nhỏ thường được ưa thích hơn là
bản dài nếu cùng xét về độ lớn nhỏ bề ngoài. Nếu kích thước phiếu điều tra nhỏ là do sắp
xếp câu hỏi quá sát nhau thì sẽ dễ xuất hiện lỗi và câu trả lời sẽ mang ít thông tin hơn.
Một phiếu điều tra cần được đi kèm với lời giới thiệu về nghiên cứu và nhấn mạnh mức độ
quan trọng của câu trả lời từ ứng viên. Sự quan trọng của nghiên cứu, và sự quan trọng từ
câu trả lời của ứng viên nên được truyền tải thông qua một lá thư.
Lời giới thiệu cần được viết rõ ràng và lịch sự. Phương thức ghi lại câu trả lời, nghĩa là
đánh dấu tích, gạch chéo hoặc tô tròn cần được nhấn mạnh rõ ràng. Nếu ứng viên thường
bỏ qua một vài câu hỏi thì lời giới thiệu dạng “đi tới” nên được sử dụng và nếu toàn bộ một
mục thường bị bỏ qua thì nên sử dụng màu sắc khác nhau cho các mục.

1. Tiền thử nghiệm phiếu điều tra – Quy trình sử dụng một phiếu điều tra trong một thử
nghiệm cơ bản với một nhóm ứng viên nhỏ được gọi là tiền thử nghiệm. Tiền thử nghiệm
giúp phát hiện lỗi trong các câu hỏi cụ thể cũng như thứ tự câu hỏi. Rất nhiều yếu tố như
khả năng gây hứng thú cho ứng viên của phiếu điều tra, sự dễ dàng trong việc đọc hiểu
câu hỏi, độ liền mạch hoặc thời gian cần thiết để hoàn thành là những yếu tố có thể kiểm
tra ở bước tiền thử nghiệm. Tiền thử nghiệm có thể được phân loại như sau:

Tiền thử nghiệm với các nhà nghiên cứu – Quá trình này cần sự tham gia của một
nhóm nhỏ các đồng nghiệp cùng nghiên cứu nhằm kiểm tra các bước thiết kế ban đầu.
Những nhà nghiên cứu này có thể đưa ra những thông tin quý giá để cải thiện phiếu điều
tra.
Tiền thử nghiệm với ứng viên – Trong quá trình này, tiền kiểm thử được thực hiện bởi
một nhóm nhỏ đối tượng từ tập ứng viên tổng thể. Các công cụ phân tích cần sẵn sàng để
lấy mẫu và thông tin đầu vào từ phiếu điều tra.
Tiền thử nghiệm cộng tác – Khi các ứng viên được nói trước về vai trò trong bước tiền
kiểm thử đó là khi nó trở thành dạng tiền kiểm thử cộng tác. Trong dạng tiền kiểm thử này,
từng câu hỏi sẽ được rà soát kỹ càng, vì vậy nó thường tốn nhiều thời gian.
Tiền thử nghiệm phi hợp tác – Khi các ứng viên không được nói trước về vai trò trong
bước tiền kiểm thử đó là khi nó trở thành dạng tiền kiểm thử phi hợp tác. Vì họ không
được báo trước, sự hợp tác của họ sẽ kém hiệu quả hơn. Tuy nhiên, phương pháp này có
ưu điểm là gần giống với thực tế nhất.

You might also like