You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC KỲ II NĂM HỌC 2021 – 2022


(Phần dành cho sinh viên/ học viên)

Bài thi học phần: Số báo danh: 21


Lớp: 2205SCRE0111
Phương pháp nghiên cứu khoa học
Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Giang
Mã số đề thi: 10
Ngày thi: 26/05/2022 Tổng số trang: 14

Điểm kết luận:


GV chấm thi 1: …….………………………......

GV chấm thi 2: …….………………………......

Câu 1:

1.1 Sự cần thiết phải chọn mẫu

Trong các nghiên cứu nói chung và nghiên cứu định lượng nói riêng thì việc chọn mẫu là một
bước rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng kết quả nghiên cứu. Nghiên cứu tập chung vào
mục đích tìm hiểu các đặc điểm, đặc tính chung của một đám đông, bộ phận tuy nhiên khi tiến
hành nghiên cứu, ta chỉ chọn một nhóm nhỏ được gọi là mẫu thuộc đám đông đó (tổng thể). Bởi:

Tính khả thi của nghiên cứu: Trong nghiên cứu, đôi khi việc nghiên cứu tổng thể là bất khả thi
do đặc điểm của đối tượng nghiên cứu hoặc do tính đặc thù của đề tài, khi này nhà nghiên cứu sẽ
phải tiến hành sử dụng mẫu nghiên cứu (chọn nhóm nhỏ). Ví dụ như nghiên cứu về tuổi thọ của
bóng đèn Compact sản xuất ở công ty B, nhà nghiên cứu không thể kiểm tra ở tất cả các bóng đèn
công ty, khi ấy chỉ lấy mẫu nghiên cứu với số lượng nhất định phù hợp với nghiên cứu mà người
nghiên cứu có thể tiếp cận.

Nhà nghiên cứu có thể sử dụng các công cụ thống kê suy diễn: Các công cụ như ước lượng, kiểm
định, mô hình hóa,... có thể giúp nhà nghiên cứu lấy kết quả từ mẫu suy ra các tham số của tổng
thể với độ chính xác cao. Ví dụ như việc các nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy mẫu để kiểm
định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, từ đó suy ra mô hình hồi quy tổng thể.

Ngân sách và thời gian nghiên cứu: Số phần tử nghiên cứu càng lớn thì chi phí nghiên cứu càng
cao và thời gian nghiên cứu càng kéo dài. Ví dụ như nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến
lựa chọn các dịch vụ giải trí của giới trẻ Việt Nam, với phạm vi là giới trẻ Việt Nam là rất đông,

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 1/14


vì vậy để phiếu khảo sát đến tay tất cả mọi người cũng như thu được câu trả lời sẽ tốn nhiều chi
phí và thời gian, để nhanh chóng cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch
vụ giải trí nắm bắt và có sự điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp, việc giới hạn đối tượng
nghiên cứu là rất hợp lý. Do vậy, nhà nghiên cứu phải cân nhắc chọn mẫu sao cho phù hợp trong
giới hạn thời gian và chi phí hợp lý.

Kết quả chính xác hơn: khi thực hiện thu thập thông tin trong quá trình nghiên cứu, ta thường gặp
phải 2 loại sai số, đó là sai số do chọn mẫu và sai số không do chọn mẫu. Sai số do chọn mẫu là
sai số sảy ra khi điều tra một nhóm nhỏ (mẫu) nhưng lại ước lượng cho tổng thể, Đây là loại sai
số luôn luôn xuất hiện khi việc chọn mẫu được thực hiện, xảy ra khi vi phạm các nguyên tắc chọn
mẫu, khi chọn mẫu ngẫu nhiên, thường không lường trước được hướng chung của tổng thể, nhiều
hay ít hơn thực thế, sai số này có thể giảm dần khi kích thước mẫu tăng, đủ tin cậy và tiến đến 0
khi mẫu tiến tới đám đông. Sai số không do chọn mẫu là sai số phát sinh trong quá trình người
nghiên cứu cân đo, đong đếm sai, ghi chép sai, người trả lời cung cấp sai thông tin, và nhiều yếu
tố chủ quan khác, khi này mẫu càng lớn thì nhà nghiên cứu càng khó kiểm soát dẫn đến sai số lớn
hơn và kết quả nghiên cứu kém tin cậy hơn. Ví dụ như nghiên cứu mức độ hài lòng về dịch vụ xe
bus Hà Nội của khách hàng với 6 biến độc lập và 42 biến quan sát, nhà nghiên cứu tuân thủ theo
nguyên tắc chọn mẫu như về cỡ mẫu tối thiểu:

Theo Hair và cộng sự (2014) áp dụng tỷ lệ 5:1 ta có: n = 5 x m = 5x42 = 210

Trong đó: n là cỡ mẫu tối thiểu, m là số biến quan sát

Vậy mẫu tối thiểu là 210 khách hàng cho nghiên cứu ta tiến hành chọn n lớn hơn sao cho phù hợp
với đề tài nghiên cứu. Ta tiếp tục tuân thủ các quy tắc khác trong chọn mẫu có thể giảm thiểu sai
số do chọn mẫu. Bên cạnh đó đối với sai số không do chọn mẫu, khi nhà nghiên cứu thực hiện
chọn cỡ mẫu càng lớn thì sai số càng cao vì khi đó với số lượng lớn các thông tin từ khách hàng
thì nhà nghiên cứu không thể kiểm soát được tính khả thi, đúng sai của chúng, như việc khảo sát
về việc sử dụng xe bus hàng tháng với nghề nghiệp có những khách hàng là sinh viên sử dụng
dịch vụ xe bus thường xuyên mà lại chọn tần sất sử dụng xe bus là “thỉnh thoảng” hay không ưu
tiên sử dụng xe bus, đây có thể là do sai sót trong đọc bảng khảo sát hoặc người điền khảo sát
điền nhanh, cho đủ số lượng. Để có thể kiểm soát thông tin thu thập được tốt thì các nhà nghiên
cứu tiến hành chọn mẫu vừa đủ, điều này cũng giúp nhà nghiên cứu chọn được những khách hàng
tiến hành khảo sát đủ tin cậy để thu thập thông tin.

1.2 Phương pháp chọn mẫu phi xác suất:

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất: là phương pháp chọn mẫu mà các phần tử trong tổng thể
không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu của nghiên cứu. Ví dụ như việc khảo sát
nhu cầu học Tiếng Anh ở trường của khoa HTTTKT và TMĐT thì những sinh viên không tham
gia học trên trường hôm đó sẽ không có khả năng chọn vào mẫu của nghiên cứu.

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 2/14


Việc chọn mẫu phi xác suất hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm, khả năng và sự hiểu biết tổng
thể của nhà nghiên cứu về đề tài nên kết quả nghiên cứu thường mang tính chủ quan của nhà
nghiên cứu. Ngoài ra, chúng ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, vì vậy mà không thể áp
dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể.

Các phương pháp chọn mẫu phi xác suất: Chọn mẫu thuận tiện, chọn mẫu phán đoán, chọn mẫu
định mức và chọn mẫu quả cầu tuyết.

• Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: là phương pháp chọn mẫu mà người điều tra lấy mẫu
dựa trên sự tiện lợi hay khả năng tiếp cận đối tượng điều tra ở những nơi mà người điều
tra dễ gặp được đối tượng để tiến hành lấy mẫu bằng các phương pháp khác nhau như
phỏng vấn, khảo sát… Phương pháp lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên
cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, hoặc kiểm tra trước
bảng hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng hỏi hoặc đơn giản muốn ước lượng sơ bộ về chủ đề đang
quan tâm mà muốn tiết kiệm thời gian và chi phí. Ví dụ như người điều tra về mức độ hài
lòng của khách hàng về sản phẩm của cửa hàng để điều chỉnh cho phù hợp thì có thể đưa
phiếu khảo sát hoặc tiến hành phỏng vấn bất cứ ai họ gặp ở lân cận trước cửa của cửa hàng.
• Phương pháp chọn mẫu phán đoán: nhà nghiên cứu cần đưa ra những phán đoán về các
đặc điểm của đối tượng cần chọn vào mẫu. Các đặc điểm này đã được xác định từ trước
theo yêu cầu của nghiên cứu. Vì vậy mà tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh
nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức điều tra và người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn
như người phỏng vấn phải tìm những người đam mê sử dụng nước hoa để phỏng vấn về
nhu cầu sử dụng nước hoa hàng ngày của khách hàng. Tuy nhiên không có dấu hiệu nào
cụ thể để có thể nhận biết được mà hoàn toàn phải dựa vào phán đoán cảm tính của người
phỏng vấn.
• Phương pháp chọn mẫu định mức: Việc đầu tiên khi thực hiện phương pháp này là nhà
nghiên cứu phân nhóm tổng thể theo một tiêu thức nào đó, sau đó dùng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện hoặc chọn mẫu phán đoán để chọn các phần tử trong từng nhóm vào mẫu
điều tra. Sự phân bổ, sắp xếp số phần tử cần điều tra theo từng nhóm được chia hoàn toàn
dựa trên kinh nghiệm chủ quan của nhà nghiên cứu. Ví dụ khi tiến hành điều tra ý định
khởi nghiệp ở giới trẻ ta có thể phân nhóm các đối tượng theo nghề nghiệp để có thể dễ
dàng phân loại đối tượng điều tra, nhằm đạt được kết quả nghiên cứu tốt.
• Phương pháp chọn mẫu quả cầu tuyết (chọn mẫu mở rộng): phương pháp này thường được
áp dụng khi chúng ta khó xác định được người trả lời và khó tiếp cận được họ. Nguyên tắc
là ở những giai đoạn đầu tiên chúng ta bắt đầu phát hiện một vài phần tử cần tìm hiểu và
thu thập thông tin từ họ, rồi từ các cá nhân này giới thiệu những người khác có đặc điểm
tương tự họ, cứ tiếp tục như vậy, nhà nghiên cứu sẽ được người trả lời chỉ ra những người
khác và mở rộng mẫu nghiên cứu cho đến khi đạt được mẫu cần thiết. Chẳng hạn như
nghiên cứu về sinh viên Hà Nội, cụ thể nghiên cứu về khả năng tham gia các hoạt động
nghệ thuật của các bạn sinh viên. Nhà nghiên cứu nên tiếp cận, thu thập thông tin từ những

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 3/14


sinh viên theo đúng tiêu chí nghiên cứu của đề tài, và nhờ những sinh viên này giới thiệu
cho những bạn cùng lớp, anh chị em quen biết trong câu lạc bộ hay hội nhóm sinh viên họ
tham gia, từ đó có thể tiến hành thu thập dữ liệu từ nhiều sinh viên.

Ví dụ cụ thể về phương pháp chọn mẫu định mức:

Tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư chứng khoán
của giới trẻ ở Hà Nội, ta tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu định mức, cụ thể ta sẽ
phân bổ các phần tử theo nhóm tuổi điều này giúp cho nghiên cứu có tính tin cậy cao hơn. Nhà
nghiên cứu tiến hành lấy trong khung mẫu tuổi từ 15-30 tuổi, kích thước mẫu 300 người kết quả
nghiên cứu sẽ tương ứng với từng nhóm đối tượng, từ đó người tiến hành khảo sát có thể chọn
những người gần, thuận tiện trong việc điều tra khảo sát như: người khảo sát là sinh viên có thể
chọn đối tượng điều tra là sinh viên cùng lớp, cùng khoa, những người cùng câu lạc bộ hay đồng
nghiệp chỗ làm thêm để thuận tiện hơn trong việc khảo sát, hoặc người khảo sát là người đã đi
làm thì đối tượng khảo sát có thể là đồng nghiệp cùng công ty, người thân trong gia đình hay
người thân của đồng nghiệp, là những người thân thiết bên cạnh giúp quá trình phỏng vấn diễn ra
nhanh chóng, hiệu quả và thuận tiện hơn, chẳng hạn như đối tượng khảo sát từ 15-18 tuổi, yếu tố
ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định đầu tư chứng khoán có thể là “mong muốn thử thách bản
thân”, độ tuổi 18-22 tuổi yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất có thể là “ học hỏi lĩnh vực đầu tư mạo
hiểm”, độ tuổi 22-25 tuổi yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất có thể là “công việc với thu nhập cao”, độ
tuổi 25-30 tuổi yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất có thể là “áp lực ổn định tài chính”. Việc phân bổ
các đối tượng theo nhóm tuổi theo phương pháp chọn mẫu định mức giúp cho quá trình thực hiện
thu thập thông tin, xử lý dữ liệu và kết quả nghiên cứu tiết kiệm thời gian và chi phí cho nhóm
nhà nghiên cứu.

Câu 2: Đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của
khách hàng”

A. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu

Trong những năm gần đây, đời sống kinh tế được nâng cao rất nhiều nên nhu cầu về các dịch vụ
giải trí ngày càng cao. Một trong những dịch vụ giải trí nổi bật hiện nay đó là dịch vụ xem phim
tại các rạp chiếu phim. Các chủ đầu tư thấy được tiềm năng phát triển của dịch vụ này mà không
ngừng mở ra các rạp chiếu phim ở nhiều địa điểm khác nhau, điều này giúp cho khán giả có nhiều
lựa chọn hơn khi muốn xem phim rạp. Đề tài nghiên cứu này thực hiện nhằm mục đích giúp khách
hàng đạt hiệu quả về ý định lựa chọn và giúp các nhà quản lý hiểu hơn về nhu cầu, đặc điểm của
khách hàng, cùng với đó là hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu:

❖ Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu tổng quát:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 4/14


Đánh giá được thực trạng về ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng, xác định được các
nhân tố ảnh hưởng đến ý định, từ đó đưa ra kết luận và đề xuất giải pháp giúp khách hàng đạt
hiệu quả trong việc lựa chọn rạp chiếu phim cũng như giúp cho các quản lý rạp chiếu phim có
những điều chỉnh về chiến lược kinh doanh phù hợp, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ tốt
nhất và phù hợp nhất cho khách hàng.

Mục tiêu cụ thể:

- Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu


- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng
- Phân tích, đo lường mức độ ảnh hưởng và chiều tác động của các nhân tố đó đến ý định
lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng
- Đề xuất một số giải pháp phù hợp nhằm giúp cho khách hàng sẽ có cái nhìn tổng quan,
đưa ra các ý định sử dụng rạp chiếu phim phù hợp với bản thân hơn đồng thời các quản lý
của các rạp chiếu phim có thể tham khảo những giải pháp nhằm thay đổi sao cho phù hợp
với đặc điểm khách hàng, điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tăng doanh thu cho rạp.
❖ Câu hỏi nghiên cứu:

Câu hỏi chung:

- Những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định lựa chọn của khách hàng?
- Những nhân tố đó ảnh hưởng như thế nào đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách
hàng? Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào?
- Những giải pháp nào giúp cho khách hàng có các lựa chọn rạp chiếu phim như mình mong
muốn cũng như giải pháp giúp bên quản lý các rạp điều chỉnh sao thu hút khách hàng?

Câu hỏi cụ thể:

- Nhân tố “Chất lượng dịch vụ” có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách
hàng không?
- Nhân tố “Giá cả” có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng không?
- Nhân tố “Thương hiệu” có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng
không?
- Nhân tố “Vị trí” có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng không?
- Nhân tố “Ảnh hưởng xã hội” có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách
hàng không?
- Nhân tố “Quảng bá” có ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng
không?
- Giải pháp phù hợp cho khách hàng và các quản lý rạp chiếu phim?

❖ Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 5/14


Với bất kỳ sản phẩm, dịch vụ nào thì chất lượng dịch vụ chính là yếu tố để người tiêu dùng so
sánh giữa các sản phẩm, dịch vụ trong quá trình lựa chọn sử dụng (theo Philip Kotler (2001)).
Đối với người tiêu dùng thì chất lượng dịch vụ được coi là yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định
lựa chọn sử dụng nếu chất lượng của sản phẩm dịch vụ tốt sẽ được khách hàng ưu tiên lựa
chọn hơn các sản phẩm dịch vụ khác. Trong nghiên cứu này, chất lượng dịch vụ sẽ tập trung
vào chất lượng trải nghiệm của khách hàng khi xem phim tại rạp. do vậy tôi đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 1 (H1): Chất lượng dịch vụ có tác động cùng chiều đến ý định lựa chọn rạp
chiếu phim của khách hàng

Để đánh giá tác động của nhân tố giả cả đến hành vi tiêu dùng, cần phải xem xét: giá cả có
phù hợp với chất lượng, giá so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp, và giá mà người tiêu dùng
mong đợi. Theo Kotler (2001), “giá” chính là số tiền mà khi khách hàng bỏ ra sẽ cảm thấy giá
trị mình nhận về tương xứng hoặc nhiều hơn, là 1 yếu tố quan trọng khiến khách hàng sử dụng
dịch vụ khi có sự thay đổi về giá. Người tiêu dùng thường có xu hướng sử dụng những sản
phẩm đem lại sự thỏa mãn lớn nhất. Và giá cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khách hàng thông
qua cảm nhận khi trải nghiệm sử dụng sản phẩm, dịch vụ, do vậy tôi đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 2 (H2): Giá cả có tác động cùng chiều đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim
của khách hàng

Thương hiệu là tất cả những gì giúp khách hàng nhận biết nhà sản xuất, người bán dịch vụ
hoặc sản phẩm như thuật ngữ, ký hiệu, tên… được gắn liền với sản phẩm, dịch vụ giúp khách
hàng hiểu rõ hơn về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, dịch vụ. Ngoài ra, thương hiệu tạo cho
những người khách hàng sự yên tâm, tin tưởng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Nhiều bài
nghiên cứu đã cho thấy khách hàng lựa chọn sản phẩm, dịch vụ thông qua thương hiệu.
Thương hiệu như công cụ đặc biệt giúp ghi dấu ấn hình ảnh sản phẩm dịch vụ vào tâm trí
khách hàng, do đó tôi đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 3 (H3): Thương hiệu có tác động cùng chiều đến ý định lựa chọn rạp chiếu
phim của khách hàng

Vị trí đóng vai trò quan trọng trong quy trình đưa sản phẩm, dịch vụ đến với khách hàng. Đặc
biệt, các dịch vụ giải trí thường cố định nên việc khách hàng ưu tiên những nơi có vị trí thuận
tiện, phù hợp để tiện tiếp cận, do vậy tôi đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 4 (H4): Vị trí có tác động cùng chiều đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của
khách hàng

Theo Kotler (2001), nhóm tham khảo là những người thân, bạn bè, đồng nghiệp… ảnh hưởng
rất lớn đến hành vi tiêu dùng. Thái độ của những người xung quanh cũng ảnh hưởng lớn đến

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 6/14


ý định sử dụng dịch vụ. Việc lựa chọn rạp chiếu phim cũng sẽ bị ảnh hưởng phần nào bởi
những người xung quanh, do đó tôi đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 5 (H5): Ảnh hưởng xã hội có tác động cùng chiều đến ý định lựa chọn rạp
chiếu phim của khách hàng

Quảng bá là những hoạt động nhằm cung cấp thông tin sản phẩm cho khách hàng đồng thời
thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, doanh nghiệp. Một số hoạt động
quảng bá như quảng cáo, bán hàng khuyến mãi, tặng kèm sản phẩm ảnh hưởng tích cực đến
cảm nhận, trải nghiệm của khách hàng. Đối với các ngành dịch vụ thì việc đẩy mạnh hoạt
động quảng bá ảnh hưởng rất lớn đến ý định sử dụng dịch vụ, do đó tôi đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết 6 (H6): Quảng bá có tác động cùng chiều đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim
của khách hàng

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Chất lượng
dịch vụ
H1

Giá cả H2

Thương hiệu H3

Ý định lựa chọn


rạp chiếu phim
Vị trí

Ảnh hưởng
xã hội

Quảng bá

Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của
khách hàng

Trong đó:

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 7/14


Biến độc lập: Chất lượng dịch vụ, Giá cả, Thương hiệu, Vị trí, Ảnh hưởng xã hội, Quảng bá

Biến phụ thuộc: Ý định lựa chọn rạp chiếu phim

❖ Đối tượng nghiên cứu:

Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng

❖ Phạm vi nghiên cứu:

Do giới hạn về thời gian, nguồn lực và khả năng chuyên môn nên tôi lựa chọn:

Khách thể nghiên cứu: những người sinh sống tại Hà Nội

Không gian nghiên cứu: Thành Phố Hà Nội

Thời gian nghiên cứu: 3 tháng (từ tháng 2-tháng 5 năm 2022)

B. BẢNG HỎI KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG

BẢNG HỎI KHẢO SÁT

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH LỰA CHỌN

RẠP CHIẾU PHIM CỦA KHÁCH HÀNG

Xin chào anh/chị!

Mình là Hà Giang sinh viên K56I5 khoa HTTTKT và TMĐT của trường Đại học Thương
mại. Hiện tại mình đang tiến hành nghiên cứu về đề tài: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
ý định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng". Rất mong anh/chị hãy dành chút thời gian tham
gia đóng góp ý kiến bằng việc trả lời phiếu này.

Mọi câu trả lời của anh/chị trong khảo sát này đều có ý nghĩa rất quan trọng đối với đề
tài nghiên cứu của mình. Mình cam kết mọi thông tin này sẽ được bảo mật và không được công
bố trong bất kỳ tài liệu nào mà sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành
cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị!

I. Phần nội dung


1. Anh/chị có hay ra ngoài xem phim tại các rạp chiếu phim không?

◯ Có

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 8/14


◯ Không

2. Anh/chị thường xem phim vào khoảng thời gian nào trong ngày?

◯ Buổi sáng

◯ Buổi trưa

◯ Buổi tối

3. Bao lâu anh/chị đi xem phim ở rạp chiếu phim 1 lần?

◯ Chưa đến 1 tháng

◯ 1 tháng/lần

◯ 2-4 tháng/lần

◯ 4-6 tháng/lần

◯ trên 6 tháng/lần

4. Các rạp chiếu phim anh/chị đã từng đi? (Có thể chọn nhiều đáp án)

◯ Beta

◯ CGV

◯ Lotte

◯ BHD

◯ Galaxy

◯ Khác:

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 9/14


Anh/ chị hãy cho biết mức độ đồng ý của các phát biểu sau về các nhân tố ảnh hưởng đến ý
định lựa chọn rạp chiếu phim của khách hàng. Với mức độ ý kiến là :

1: Hoàn toàn không đồng ý

2: Không đồng ý

3: Trung lập

4: Đồng ý

5: Hoàn toàn đồng ý

Mức độ đồng ý
STT Yếu tố tác động
1 2 3 4 5
CL Chất lượng dịch vụ
Tôi sẽ ưu tiên chọn rạp chiếu phim có dịch
CL1
vụ giải trí đi kèm
Tôi sẽ xem phim ở rạp có trang thiết bị hiện
CL2
đại, không gian sạch sẽ
Tôi thích đến rạp chiếu phim có chất lượng
CL3
âm thanh, hình ảnh tốt
Tôi sẽ lựa chọn rạp chiếu phim hỗ trợ mua
CL4 vé, đặt vé nhanh chóng theo nhiều hình
thức

GC Giá cả

GC1 Giá cả của mỗi suất chiếu ổn định

Tôi thấy giá cả phù hợp với chất lượng của


GC2
phim và rạp phim
Giá cả của vé xem phim quan trọng đối với
GC3
tôi

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 10/14


GC4 Giá mua các vé xem phim hợp lý với tôi

TH Thương hiệu

Tôi lựa chọn rạp chiếu phim có hình ảnh


TH1
thương hiệu xuất hiện
Tôi ưu tiên rạp chiếu phim có thương hiệu
TH2
danh tiếng và được nhiều người biết
Tôi thường xuyên lựa chọn hệ thống rạp
TH3 chiếu phim có độ nhận diện thương hiệu rõ
ràng
Tôi yên tâm trải nghiệm rạp chiếu phim
TH4
mang thương hiệu uy tín

VT Vị trí

Tôi thường xuyên lựa chọn rạp ở nơi gần


VT1 với các dịch vụ giải trí khác như trung tâm
thương mại, ăn uống
Tôi ưu tiên rạp chiếu phim ở trung tâm TP,
VT2
có vị trí thuận lợi
Tôi lựa chọn rạp chiếu phim ở gần nhà, khu
VT3
làm việc
Tôi thường xem phim ở rạp có vị trí gần
VT4
điểm hẹn

AH Ảnh hưởng xã hội

Tôi lựa chọn rạp chiếu dựa trên gợi ý của


AH1
người thân
Tôi thường xuyên lựa chọn xem phim khi
AH2
có hẹn với bạn bè

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 11/14


Tôi lựa chọn xem phim dựa vào đề xuất của
AH3
đồng nghiệp

Tôi hứng thú với phim chiếu rạp qua các


AH4
bài của truyền thông

QB Quảng bá

Các rạp chiếu phim có nhiều chương trình


QB1
ưu đãi thu hút tôi
Tôi thường xem phim khi có chương trình
QB2
tặng kèm bắp/nước
Tôi thường xem phim khi có chương trình
QB3
khuyến mãi về giá
Tôi hài lòng với trải nghiệm chương trình
QB4
thẻ thành viên tại rạp chiếu phim
Các hoạt động quảng bá của rạp chiếu phim
QB5
rất có sức hấp dẫn đối với tôi

YĐ Ý định lựa chọn rạp chiếu phim 


YĐ1 Tôi sẽ đi xem phim ở rạp này     
YĐ2 Tôi sẽ đặt vé trước của rạp chiếu phim này     
Tôi sẽ giới thiệu cho người thân, bạn bè rạp
YĐ3     
này
Tôi sẽ lựa chọn xem nhiều phim hơn ở rạp
YĐ4    
chiếu phim này trong tương lai
Trong tương lai tôi sẽ chỉ xem phim ở rạp
YĐ5    
này

Anh/chị có đề xuất thêm nhân tố nào khác ảnh hưởng đến ý định lựa chọn rạp chiếu phim của
khách hàng không? (trả lời bên dưới nếu có)

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 12/14


……………………………………………………………………………………………………..

II. Thông tin cá nhân

1. Giới tính của anh/chị ?

◯ Nam

◯ Nữ

◯ Khác

2. Tuổi của anh/chị thuộc nhóm tuổi nào ?

◯ 15-18 tuổi

◯ 18-25 tuổi

◯ 25-35 tuổi

◯ Lớn hơn 35 tuổi

3. Nghề nghiệp hiện tại của anh/chị là gì là gì ?

◯ Học sinh, sinh viên

◯ Nhân viên văn phòng

◯ Công nhân viên chức

◯ Công nhân

◯ Nhân viên bán hàng, phục vụ

◯ Nội trợ

◯ Lao động tự do

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 13/14


◯ Khác:

4. Thu nhập mỗi tháng của anh/ chị là bao nhiêu?

◯ Dưới 1 triệu

◯ Từ 1 triệu đến 3 triệu

◯ Từ 3 triệu đến 7 triệu

◯ Từ 7 triệu đến 10 triệu

◯ Trên 10 triệu

Cảm ơn anh/chị đã điền phiếu khảo sát. Chúc anh/chị thật nhiều sức khỏe, tràn đầy năng
lượng cho 1 tuần học tập và làm việc hiệu quả nhé!

---Hết---

Họ tên SV/HV: Nguyễn Thị Hà Giang - Mã LHP: 2205SCRE0111 Trang 14/14

You might also like