You are on page 1of 15

KỸ NĂNG HỌC ĐẠI HỌC

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG


Bài 8: Kỹ năng giải quyết vấn đề

1. Mục tiêu
Sau bài học sinh viên có thể:
- hiểu được kiến thức về kỹ năng giải quyết vấn đề
- áp dụng những kiến thức này để giải quyết các vấn đề của bản thân gặp phải
trong quá trình học ở bậc đại học.
2. Chi tiết bài giảng
2.1. Lý thuyết/ định nghĩa …
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xác định lý do tại sao vấn đề đó xảy ra và
cách giải quyết vấn đề đó (Doyle, 2020).
Woods và cộng sự khẳng định rằng sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề thường
thể hiện các thuộc tính sau:
1. Sẵn sàng dành thời gian đọc, thu thập thông tin và xác định vấn đề.
2. Sử dụng một quy trình, cũng như một loạt các chiến thuật và kinh nghiệm để
giải quyết vấn đề.
3. Theo dõi quá trình giải quyết vấn đề của mình và phản ánh tính hiệu quả của
nó.
4. Tập trung vào tính chính xác hơn là tốc độ.
5. Viết ra các ý tưởng và lập biểu đồ hoặc số liệu trong khi giải quyết một vấn đề.
6. Có tổ chức và hệ thống.
7. Linh hoạt (luôn để mở các lựa chọn, có thể xem xét một tình huống từ nhiều
góc độ / quan điểm khác nhau).
8. Dựa trên kiến thức của môn học thích hợp và đánh giá một cách khách quan và
nghiêm túc về chất lượng, độ chính xác và mức độ phù hợp của kiến thức / dữ liệu
đó.
9. Sẵn sàng mạo hiểm và đương đầu với sự mơ hồ, không ngại sự thay đổi và kiểm
soát căng thẳng.
1
10. Sử dụng cách tiếp cận tổng thể nhấn mạnh các nguyên tắc cơ bản hơn là cố
gắng kết hợp nhiều giải pháp mẫu đã ghi nhớ khác nhau.
- Các bước giải quyết vấn đề:
+ BƯỚC 1: NHẬN DIỆN ĐÚNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
+ BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC VẤN ĐỀ ĐÓ
+ BƯỚC 3: TÌM GIẢI PHÁP
+ BƯỚC 4: THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
+ BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP
- Woods D.R. et all (1997), Developing problem solving skills: The McMaster
problem solving program. ASEE J of Engng Educ., 86, 2, 75-91
- https://asq.org/quality-resources/problem-solving
- https://www.thebalancecareers.com/problem-solving-skills-with-examples-
2063764#:~:text=Key%20Takeaways-
,Problem%2Dsolving%20skills%20help%20you%20determine%20why%20an%
20issue%20is,solutions%2C%20and%20evaluating%20their%20effectiveness.
2.2. Các hoạt động trước khi lên lớp
- SV đọc tài liệu sau và thực hiện 03 hoạt động:
KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Có kỹ năng giải quyết vấn đề tốt và mạnh mẽ có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn cho
sự nghiệp của bạn. Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xác định lý do tại sao một
vấn đề đang xảy ra và cách giải quyết vấn đề đó.
I. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập
và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải
quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức
chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị
cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể
vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất.
Giải quyết vấn đề được coi là một kỹ năng mềm (một thế mạnh cá nhân) hơn là
một kỹ năng cứng được học qua giáo dục hoặc đào tạo. Bạn có thể cải thiện kỹ
2
năng giải quyết vấn đề của mình bằng cách làm quen với các vấn đề phổ biến
trong ngành của bạn và học hỏi từ những người có kinh nghiệm hơn.
II. Các bước giải quyết vấn đề.
1. Nhận diện đúng vấn đề cần giải quyết.
Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự
là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: chuyện gì sẽ xảy ra nếu…?;
hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Bạn không nên lãng phí
thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không
quan trọng.
2. Xác định nguyên nhân gây ra vấn đề đó
Để giải quyết một vấn đề, bạn phải tìm ra nguyên nhân gây ra vấn đề đó. Điều
này đòi hỏi bạn phải thu thập và đánh giá dữ liệu, khoanh vùng các trường hợp
gây ra vấn đề và xác định những gì cần được giải quyết.
3. Tạo ra các giải pháp
Khi bạn đã xác định được nguyên nhân, hãy suy nghĩ đến các giải pháp khả thi.
Đôi khi điều này đòi hỏi phải làm việc theo nhóm vì hai (hoặc nhiều) cái đầu
thường tốt hơn một. Một chiến lược đơn lẻ hiếm khi là con đường rõ ràng để giải
quyết một vấn đề phức tạp; nghĩ ra một tập hợp các lựa chọn thay thế để giảm
nguy cơ nếu giải pháp đầu tiên của bạn thất bại.
4. Thực hiện giải pháp
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể
bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, bạn cần
phải xác định ai là người có liên quan, thời gian để thực hiện là bao lâu, những
yếu tố khác.v.v… Và điều quan trọng là kiên trì, bạn hãy quyết tâm thực hiện các
giải pháp cho đến khi thu được kết quả mong muốn.
5. Đánh giá các giải pháp
Sau khi đã thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có
tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài
học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất
xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.
3
III. Các ví dụ về kỹ năng giải quyết vấn đề
Để giải quyết một vấn đề hiệu quả, bạn có thể sẽ sử dụng một vài kỹ năng khác
nhau. Dưới đây là một số ví dụ về các kỹ năng bạn có thể sử dụng khi giải quyết
một vấn đề:
1. Nghiên cứu
Nghiên cứu là một kỹ năng cần thiết liên quan đến giải quyết vấn đề. Là một người
giải quyết vấn đề, bạn cần có khả năng xác định nguyên nhân của vấn đề và hiểu
nó một cách đầy đủ. Bạn có thể bắt đầu thu thập thêm thông tin về một vấn đề
bằng cách cùng các thành viên khác trong nhóm động não, tham khảo ý kiến của
các đồng nghiệp có kinh nghiệm hơn hoặc thu thập kiến thức thông qua nghiên
cứu hoặc học các khóa học.
2. Phân tích
Bước đầu tiên để giải quyết bất kỳ vấn đề nào để phân tích tình hình. Kỹ năng
phân tích của bạn sẽ giúp bạn hiểu các vấn đề và phát triển các giải pháp một cách
hiệu quả. Bạn cũng sẽ cần các kỹ năng phân tích trong quá trình nghiên cứu để
giúp phân biệt giữa các giải pháp hiệu quả và không hiệu quả.
3. Ra quyết định
Cuối cùng, bạn sẽ cần phải đưa ra quyết định về cách giải quyết các vấn đề phát
sinh. Đôi khi - và với kinh nghiệm trong lĩnh vực của mình - bạn có thể nhanh
chóng đưa ra quyết định. Kỹ năng nghiên cứu và phân tích vững chắc có thể giúp
những người có ít kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực của mình. Cũng có thể có những
lúc thích hợp để dành một chút thời gian để tạo ra một giải pháp hoặc chuyển vấn
đề cho một người nào đó có khả năng giải quyết nó hơn.
4. Giao tiếp
Khi xác định các giải pháp khả thi, bạn sẽ cần biết cách truyền đạt vấn đề cho
người khác. Bạn cũng sẽ cần biết kênh liên lạc nào là thích hợp nhất khi tìm kiếm
sự hỗ trợ. Khi bạn đã tìm ra giải pháp, việc trao đổi rõ ràng sẽ giúp giảm bớt sự
nhầm lẫn và giúp việc triển khai giải pháp trở nên dễ dàng hơn.
5. Đáng tin cậy

4
Tin cậy là một trong những kỹ năng quan trọng nhất đối với người giải quyết vấn
đề. Giải quyết vấn đề một cách kịp thời là điều cần thiết. Mọi người thường đánh
giá cao những cá nhân mà họ có thể tin tưởng được ở cả 2 khía cạnh: xác định
được các giải pháp và sau đó thực hiện các giải pháp nhanh nhất và hiệu quả nhất
có thể.
IV. Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề
Quá trình chuyển tiếp từ thời học sinh sang đời sống sinh viên không phải là một
thời kỳ dễ dàng đối với nhiều bạn trẻ. Cuộc sống tập thể ở nhà trọ, ký túc xá, chi
tiêu cá nhân, quan hệ bạn bè, tương quan thầy trò, cách học đại học, định hướng
công việc sau khi ra trường, …tất cả những thay đổi đó đều khiến cho các bạn
sinh viên cảm thấy nhiều áp lực và đó cũng chính là những vấn đề mà sinh viên
hay gặp phải. Và khi những vấn đề này xảy ra, chắc hẳn nhiều sinh viên thường
phân vân không biết giải quyết theo hướng nào. Cũng có khi các bạn sinh viên
thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ
việc đơn giản đến phức tạp. Vì vậy, một việc hết sức cần thiết đối với sinh viên là
trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết và không ngừng tự nâng cao
kỹ năng đó.
Có một số phương pháp bạn có thể sử dụng để cải thiện kỹ năng giải quyết vấn
đề của mình. Cho dù bạn đang học tập, tìm kiếm một công việc hay hiện đang làm
việc, việc cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề và các khả năng liên quan sẽ giúp
bạn trở thành một ứng viên có tiềm năng.
1. Về mặt nhận thức, các bạn nên:
- Chấp nhận thực tế vì trong cuộc sống, ai cũng phải có vấn đề và phải giải quyết
vấn đề.
- Thay đổi suy nghĩ khi gặp vấn đề vì khó khăn, thất bại đôi khi lại là cơ hội để
thành công.
- Hướng suy nghĩ của mình vào những vấn đề mà mình có thể giải quyết được và
bỏ qua những vấn đề ngoài khả năng của bản thân.
- Xác định và tìm đến nguồn giúp đỡ cần thiết (những người mà mình có thể tin
tưởng, chia sẻ vấn đề của mình đôi khi không cần họ phải cho mình một câu trả
5
lời, hay một giải pháp, nói ra suy nghĩ cảm xúc của mình có khi lại là cách nhanh
nhất để bạn nhận ra những “ rối rắm” mà bản thân đang gặp phải để tìm ra một
giải pháp khả thi cho mình), không nên có suy nghĩ tự mình giải quyết tất cả mọi
vấn đề.
2. Về mặt hành vi, các bạn nên:
- Tham gia sinh hoạt đội – nhóm để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi cách nhìn nhận,
đánh giá và giải quyết vấn đề từ người khác.
- Tham khảo sách, báo, tạp chí.
- Kiên trì luyện tập thói quen phân tích vấn đề bằng cách áp dụng các cách thức
giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo như: kỹ thuật xương cá, 6 chiếc mũ tư duy
hay động não.
+ Kỹ thuật xương cá: mỗi một câu hỏi vì sao liên quan đến vấn đề cần giải quyết
sẽ là một xương
4 câu hỏi chữ W và một câu hỏi chữ H (Nguyên tắc 5W + 1H):
• Where: Vấn đề nằm ở đâu?
• When: Vấn đề xảy ra khi nào?
• Why: Tại sao vấn đề xảy ra?
• Who: Ai là người có liên quan đến vấn đề?
• How: Bằng cách nào giải quyết vấn đề?
+ Tư duy theo 6 chiếc mũ:
• Chiếc mũ trắng: tìm hiểu thông tin, sự kiện liên quan đến vấn đề
• Chiếc mũ đỏ: cảm xúc, trực giác khi nghĩ về vấn đề đó
• Chiếc mũ đen: suy nghĩ về những khó khăn, bất lợi, rủi ro khi không giải
quyết hoặc khi giải quyết vấn đề đó.
• Chiếc mũ vàng: suy nghĩ về những điều kiện thuận lợi, kết quả đạt được
khi giải quyết vấn đề
• Chiếc mũ xanh lục: Những ý tưởng về giải pháp, mô hình, hành động để
giải quyết vấn đề.

6
• Chiếc mũ xanh lam: Kiểm tra lại các ý tưởng có phù hợp với các mũ trước
đó. Sắp xếp các ý tưởng theo thứ tự thời gian, tính chất quan trọng để hình
thành kế hoạch hành động.
+ Động não (Brainstorm):
• Mỗi thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến và có thể giải thích tại sao đưa ra ý
kiến đó.
• Không tranh luận và phủ nhận ý kiến
• Phân tích, đánh giá và chọn lựa ý kiến phù hợp
1. N. J. Mourtos, N. DeJong Okamoto & J. Rhee San (2004) Defining,
teaching, and assessing problem solving skills, Jose State University San
Jose, California 95192-0087
2. https://whatis.techtarget.com/definition/fishbone-
diagram#:~:text=A%20fishbone%20diagram%20is%20a,type%20of%20mi
nd%20map%20template.
3. https://thinkingschool.vn/6-chiec-mu-tu-duy/
4. https://asq.org/quality-resources/problem-solving
- Hoạt động 1: các câu sau đúng (Đ) hay sai (S)?
1. Kỹ năng giải quyết vấn đề chỉ cần thiết đối với sinh viên.
2. Có 1 công thức chung để giải quyết tất cả các vấn đề.
3. Kỹ năng giải quyết vấn đề có thể đạt được chủ yếu qua đào tạo.
4. Để giải quyết 1 vấn đề cụ thể đòi hỏi phải trải qua nhiều bước và cần có
nhiều kỹ năng khác nhau.
5. Để nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, sinh viên nên thay đổi cả về nhận
thức và hành vi.
Đáp án:
1. S
2. S
3. S
4. Đ
5. Đ
7
- Hoạt động 2: Ghép các kỹ năng 6-10 ở cột A với các ý a-e ở cột B
A B
6. Kỹ năng nghiên cứu a. Xác định và thực hiện giải pháp
nhanh và hiệu quả nhất có thể
7. Kỹ năng phân tích b. Hiểu vấn đề
8. Kỹ năng ra quyết định c. Thu thập thông tin, kiến thức
9. Kỹ năng giao tiếp d. Chốt các giải pháp cuối cùng
10. Kỹ năng tin cậy e. Trao đổi, truyền đạt
Đáp án:
6. c
7. b
8. d
9. e
10. a
- Hoạt động 3: Đọc bài và xác định các câu sau thuộc thay đổi về ‘nhận thức’
hay ‘hành vi’?
11. Chấp nhận thực tế rằng ai cũng phải có vấn đề và phải giải quyết vấn đề.
12. Xác định vấn đề nằm ở đâu, xảy ra khi nào, tại sao …
13. Tham gia sinh hoạt đội – nhóm để lắng nghe, chia sẻ và học hỏi cách nhìn
nhận, đánh giá và giải quyết vấn đề từ người khác.
14. Thay đổi suy nghĩ khi gặp vấn đề vì thất bại đôi khi lại là cơ hội để thành
công.
15. Kiên trì luyện tập thói quen phân tích vấn đề bằng cách áp dụng các cách thức
giải quyết vấn đề hệ thống và sáng tạo.
16. Tập trung vào vấn đề mà mình có thể giải quyết được và bỏ qua những vấn đề
ngoài khả năng của bản thân.
17. Tham khảo sách, báo, tạp chí.
18. Khi gặp vấn đề, bạn nên tìm người/ nguồn giúp đỡ, không nên có suy nghĩ tự
mình giải quyết tất cả mọi vấn đề.
Đáp án:
8
11.nhận thức
12.hành vi
13.hành vi
14.nhận thức
15.hành vi
16.nhận thức
17.hành vi
18.nhận thức
- GV kiểm tra việc tự học của SV trên trang EOP, giải đáp các thắc mắc của SV
(nếu có)
- Thực hiện nội dung trong Phiếu giao bài tập:
- Hình thức: thảo luận nhóm
- Nội dung chính: Các vấn đề sinh viên năm nhất có thể gặp phải và các giải
quyết
- Thời lượng: 15-20 phút
- Chủ trì: nhóm 8
- Cách thức thực hiện/ Các bước tiến hành:
1. Thảo luận, phân công các thành viên
2. Tham khảo ý kiến của giáo viên (nếu cần thiết)
3. Thực hiện trên lớp trong giờ học chuyên đề ‘Kỹ năng giải quyết vấn đề’
+ Lần 1: Nhóm chủ trì điều hành, yêu cầu các nhóm còn lại thảo luận trong
5 phút, viết ra các vấn đề sv năm nhất có thể gặp phải (nhiều nhất có thể),
sau đó chọn ra một vấn đề nhóm quan tâm nhất, cử 1 đại diện đưa ra vấn
đề + cách giải quyết vấn đề đó.
Ghi chú: Vấn đề của nhóm sau đưa ra không nên trùng với vấn đề của (các)
nhóm trước.
+ Lần 2: Nhóm chủ trì điều hành, yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút,
đưa ra cách giải quyết cho vấn đề đó, sau đó cử 01 đại diện phát biểu.
+ Nhóm chủ trì: ghi chép và tổng kết nội dung vào cuối buổi thảo luận.
2.3. Các hoạt động trên lớp
- Hoạt động 1: Thảo luận nhóm
+ GV để nhóm chủ trì hướng dẫn các bạn thảo luận về các vấn đề sinh viên năm
nhất có thể gặp phải.
9
+ Các nhóm thảo luận trong 5 phút, viết ra các vấn đề sv năm nhất có thể gặp phải
(nhiều nhất có thể), sau đó cử 1 đại diện liệt kê các vấn đề đó.
Ghi chú: Vấn đề của nhóm sau đưa ra không được trùng với vấn đề của (các)
nhóm trước.
+ Nhóm chủ trì: ghi chép và tổng kết nội dung vào cuối buổi thảo luận.
+ Giáo viên: giúp đỡ, định hướng, … hoạt động nếu cần thiết.
+ Giáo viên tổng kết vấn đề (bằng cách chiếu lên slide các khó khăn sv năm nhất
có thể gặp phải)
CÁC KHÓ KHĂN/VẤN ĐỀ SV NĂM NHẤT CÓ THỂ GẶP PHẢI
1. Khó khăn về tâm lý
- Nhớ nhà
- Những cú sốc tâm lý:
+ thay đổi môi trường sống và học tập
+ ở trường phổ thông bạn là người giỏi nhất, ở trường ĐH có hàng trăm
người giỏi hơn bạn.
+ Cuộc sống thành phố có nhiều sự lừa lọc
2. Khó khăn trong học tập
- Kiến thức quá rộng: học 1 vận dụng 10 (nhất là trong các kỳ thi)
- Thuyết trình: thiếu tự tin, không quen đứng trước đám đông …
- Phải tự giác học tập
3. Khó khăn trong cuộc sống
- Kết bạn: khó kết bạn nếu không hoạt bát
- Bạn cùng phòng: khó ưa, khó hòa hợp …
- Tự lập, tự chi tiêu: không biết cân đối chi tiêu -> nợ nần
- Quá nhiều phiền nhiễu: mạng xã hội, trang web …
- Bệnh tật
4. Những cám dỗ ngoài xã hội
- Các hình thức kiếm tiền phạm pháp: Đa cấp, đầu tư tiền ảo, cờ bạc, cá độ

- Lừa tiền, tình cảm
10
- Ma túy, chất gây nghiện
- Hoạt động 2: Thảo luận cặp
+ GV hướng dẫn các cặp thảo luận, đưa ra các nguyên nhân của các vấn đề
sv năm nhất có thể gặp phải sau đó phát biểu ý kiến.
+ Giáo viên: giúp đỡ, định hướng, … hoạt động nếu cần thiết.
+ Giáo viên tổng kết vấn đề (bằng cách chiếu lên slide các nguyên nhân/ sai
lầm của các khó khăn sv năm nhất có thể gặp phải)
CÁC SAI LẦM SV NĂM NHẤT CÓ THỂ MẮC PHẢI
1. Ngủ quên trên chiến thắng
- Sau kỳ thi vất vả bạn thường có xu hướng nghỉ xả hơi
- Khi bạn nhận ra và muốn quay trở lại thì bạn: không biết bắt đầu từ đâu,
bạn bị điểm số thấp, thiếu kỹ năng, thiếu trải nghiệm và mất định hướng.
2. Lạc trong mơ hồ
Bạn chưa biết:
- mình đi đâu
- mình đang đứng ở đâu
- và mình sẽ đến đâu.
3. Không biết bản thân thiếu kỹ năng gì
- Bạn không bỏ thời gian tìm hiểu bản thân
- Bạn không có kế hoạch lấp đầy những khuyết thiếu như: kỹ năng mềm,
kiến thức, và ngoại ngữ.
4. Đánh mất niềm tin của bản thân và những người xung quanh
- Thi đỗ ĐH: bạn là niềm tự hào của bố mẹ, thầy cô, bạn bè nhưng khi vào
học ĐH, bạn buông lơi, bỏ bê học tập, đánh mất tinh thần phấn đấu.
- Niềm tin đã mất thì rất khó lấy lại
5. Quen dần với sự tầm thường
- 1 vài lần thi đầu tiên bạn bị điểm thấp: bạn buồn, thất vọng, chán nản, cắn
rứt, giận bản thân…

11
- Những lần thi tiếp theo bạn bị điểm thấp: bạn cho đó là chuyện thường tình
và bạn tìm lý do để đổ lỗi … -> dần dần bạn sống với sự hèn nhát và thiếu
nghiêm khắc
6. Không còn niềm tin vào những điều tốt đẹp
Khi bạn bị lừa, bị phản bội, bị phụ tình …, bạn được nghe những câu chuyện
ảm đạm, bạn nhìn cuộc sống 1 cách tiêu cực rồi dần dần bạn sống nhạt nhẽo,
vật vờ.
7. Ngại giao tiếp, sống khép mình
- Bạn không thích kết bạn
- Khi bạn kết bạn nhưng không thành công, bạn trở nên buồn chán và muốn
bỏ cuộc.
8. Quá dễ dãi với bản thân
Bạn dần quen với những thói quen xấu như:
- trễ hẹn
- thất hứa
- trì hoãn
- tự cho mình quyền nói “Không sao đâu! Lo gì!”
9. Để thời gian trôi đi một cách lãng phí
Bạn luôn nghĩ mình còn nhiều thời gian, cứ thong thả, rồi sẽ “chạy” sau.
10. Mình không còn cơ hội để thay đổi
Bạn luôn nghĩ ‘mình không còn cơ hội để thay đổi’ nhưng bạn nên nhớ rằng:
+ phải biết thừa nhận và vượt qua thất bại
+ không bao giờ là quá muộn để bắt đầu lại: nếu bạn chưa làm tốt thì bạn
nên học cách để làm lại, để trưởng thành, để xóa tan hình ảnh cũ và tạo ra
một con người mới đầy tích cực.
11. Ngại yêu cầu trợ giúp
Vì lý do nào đó, bạn thường ngại nhờ người khác giúp đỡ. Chính vì vậy, bạn
không tận dụng được sự trợ giúp của các dịch vụ, các đơn vị, cá nhân trong
trường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn không nhận được thông tin
hoặc sự hỗ trợ mà bản thân cần để thành công trong năm nhất.
12
12. Ngủ không đủ giấc
Bạn vẫn tự cho rằng mình trẻ khỏe nên không cần ngủ đủ. Bạn mải mê với một
việc gì đó đến nỗi quên ngủ. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng thiếu ngủ ảnh hưởng
tiêu cực đến kết quả học tập và sức khỏe. Vì vậy, bạn nên ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi
đêm.
13. Thiếu trải nghiệm xã hội
- Nhiều nghiên cứu cho thấy:
+ 60% sinh viên sống khép mình, ít tham gia hoạt động xã hội;
+ 10% sinh viên hướng vào vui chơi, hưởng thụ
+ chỉ có 30% sinh viên say mê học tập...
- Đi làm làm thêm, trải nghiệm các hoạt động thực tế: có thêm thu nhập, kinh
nghiệm, kỹ năng, mối quan hệ …
- Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (tiếp)
+ GV để nhóm chủ trì tiếp tục hướng dẫn các bạn thảo luận, mỗi nhóm chọn 1
vấn đề nhóm mình quan tâm nhất, đưa ra cách giải quyết các vấn đề đó sau đó cử
01 đại diện phát biểu.
+ Nhóm chủ trì: ghi chép và tổng kết nội dung vào cuối buổi thảo luận.
+ Giáo viên: giúp đỡ, định hướng, … hoạt động nếu cần thiết.
+ Giáo viên tổng kết vấn đề (bằng cách chiếu lên slide cách bước, cách giải quyết
vấn đề):
CÁCH/ CÁC BƯỚC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
- BƯỚC 1: NHẬN DIỆN ĐÚNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
SV thường gặp nhiều khó khăn khi học ở bậc đại học nhất là năm thứ nhất: khó
khăn về tâm lý, học tập, cuộc sống …
- BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC VẤN ĐỀ ĐÓ
Ngủ quên trên chiến thắng, thiếu kỹ năng …
- BƯỚC 3: TÌM GIẢI PHÁP
Tùy vấn đề gặp phải, tùy hoàn cảnh, điều kiện thực tế của bản thân … mà bạn
nên tìm các giải pháp phù hợp. Ví dụ: thiếu hụt các kỹ năng -> tham gia câu lạc
bộ, học các khóa đào tạo về kỹ năng, đi làm thêm
13
- BƯỚC 4: THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
Hành động, kiên trì, quyết tâm
- BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP
- Kiểm tra, đánh giá, rút ra các bài học
-> Thành công chưa bao giờ dễ dàng nếu thiếu sự cố gắng và quyết tâm
- Hoạt động 4: Tổng kết bài
GV có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:
1. GV nhắc lại hoặc yêu cầu sinh viên nhắc lại định nghĩa kỹ năng giải quyết
vấn đề và cách giải quyết vấn đề.
- Định nghĩa kỹ năng giải quyết vấn đề:
Kỹ năng giải quyết vấn đề giúp bạn xác định lý do tại sao vấn đề đó xảy ra và
cách giải quyết vấn đề đó.
- Cách giải quyết vấn đề
+ BƯỚC 1: NHẬN DIỆN ĐÚNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
+ BƯỚC 2: XÁC ĐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY RA CÁC VẤN ĐỀ ĐÓ
+ BƯỚC 3: TÌM GIẢI PHÁP
+ BƯỚC 4: THỰC HIỆN GIẢI PHÁP
+ BƯỚC 5: ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP
2. GV vẽ hình trên bảng và yêu cầu 2 sinh viên lên viết ra các từ chìa khóa có
liên quan:

Kỹ năng
giải quyết
vấn đề là
gì?

14
Bước 1: ………

Các bước
giải quyết
vấn đề

2.4. Các hoạt động sau khi lên lớp


GV yêu cầu sinh viên:
1. SV đọc lại tài liệu, minitest, ôn lại những nội dung chính ghi chép từ bài giảng
trên lớp.
2. Áp dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề thực tế của bản thân.

15

You might also like