You are on page 1of 9

BÁO CÁO THỰC HÀNH TUẦN 3 – BÀI 3

Nhóm sinh viên:


1. Đỗ Thanh Huyền – 705301049 – K0A
2. Nguyễn Hồng Hạnh – 705301042 – K70A
3. Nguyễn Thị Thanh Huyền – 705301044 – K70A
4. Phan Trần Khánh Linh – 695301044 – K69A
THÍ NGHIỆM 1:
PHÁT HIỆN CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG TRONG TRO THỰC VẬT
a. Dụng cụ, nguyên liệu:
1. Kính hiển vi
2. Ống nghiệm
3. Đèn cồn
4. Diêm
5. Đũa thủy tinh nhọn đầu
6. Dung dịch tro đậm đặc đã chuẩn bị trước
7. Các hóa chất: dung dịch HCl 10%, H2SO4 1%, NH4OH 10%, Na2HPO4 photphat-natri-axit 2%,
kaliferocyanua 1%.
c. Cách tiến hành:
- Lấy tàn thuốc lá vào ống nghiệm, trộn với dung dịch HCl 10% theo tỷ lệ cứ 1-2 cm3 tro thì dùng 2
– 4 ml HCl. Lắc đều trong 5 phút rồi để yên trên giá ống nghiệm cho phần không tan lắng xuống.
- Lọc lấy phần dịch trong (gọi là dung dịch tro) để tiến hành phân tích.
- Nhỏ một giọt dịch tro lên lam kính, cách 1-2 cm nhỏ một giọt thuốc thử tương ứng. Lấy kim thủy
tinh nhọn nối liền giọt dịch tro và thuốc thử. Phản ứng sẽ xảy ra ở đường nối đó. Có thể hơ nhẹ lam
kính qua đèn cồn cho phản ứng dễ xảy ra.
1.1. Phát hiện canxi
- Canxi trong dung dịch tro là CaCl2. Dùng thuốc thử H2SO4 1%, muối sunfat-canxi tạo thành là
những bó tinh thể hình kim vô sắc.
CaCl2 + H2SO4 → CaSO4 + 2HCl
1.2. Phát hiện magie
- Mg trong dung dịch tro là MgCl2. Cần trung hoà dịch tro bằng dung dịch NH4OH 10% sau đó dùng
thuốc thử photphat-natri-axit.
MgCl2 + NH3 + Na2HPO4 → NH4MgPO4 + 2NaCl
Tinh thể photphat-amoni-magie có dạng hình hộp, nắp hộp hoặc hình ngôi sao.

Thực hành Sinh lý học Thực vật 1


1.3. Phát hiện sắt
- Trong dịch tro sắt ở dạng FeCl3. Nhỏ trực tiếp một giọt thuốc thử kaliferoxyanua 1% vào giọt dịch
tro nếu giọt dịch biến thành màu xanh lá cây thì trong tro có sắt, do sự tạo thành sắt - feroxyanua.
4FeCl3 + 3K4Fe(CN)6 → Fe4[Fe(CN)6]3 + 12KCl
d. Kết quả thí nghiệm:

Tinh thể magie Tinh thể canxi

Dung dịch tro sau khi thêm kaliferocyanua

THÍ NGHIỆM 2:
QUAN SÁT SỰ HẤP THỤ VÀ TRAO ĐỔI ION QUA RỄ
a. Cơ sở thí nghiệm:
Rễ có khả năng hấp thụ và trao đổi ion, dựa vào quan sát dung dịch xanh methylen đã hấp thụ rồi trao
đổi với ion Ca2+ làm nhuộm màu dung dịch CaCl2.
b. Dụng cụ và nguyên liệu:
1. Hành hoa có nhiều rễ trắng
Thực hành Sinh lý học Thực vật 2
2. 3 cốc thủy tinh (1 cốc đựng xanh methylene/ mực tím, 1 cốc đựng CaCl2, 1 cốc đựng nước)
3. Giấy thấm
4. Dung dịch xanh methylene 0,0002N
5. CaCl2 0,3N
c. Cách tiến hành:
- Nhúng phần rễ cây vào dung dịch xanh methylene trong 5 phút, lấy rễ ra rửa sạch bằng nước (2 – 3
phút).
- Nhúng rễ đã rửa sạch vào dung dịch CaCl2, xanh methylene sẽ bị thải ra ngoài và nhuộm màu dung
dịch.
- Làm tương tự với cốc đối chứng là nước, không sử dụng dung dịch CaCl2, cốc nước có màu nhưng
nhạt hơn.
d. Kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả

– Khi ta ngâm bộ rễ vào dung dịch xanh methylene, các phân tử màu đã hút bám trên bề mặt rễ. Xanh
methylene là chất độc đối với tế bào, do đó chúng không thể xâm nhập vào trong tế bào do tính thấm
chọn lọc của màng tế bào không cho các chất này đi qua.
– Khi nhúng bộ rễ vào dung dịch CaCl2, ion Ca2+ và Cl- sẽ được hút vào rễ và đẩy các phân tử màu
bám trên bề mặt rễ vào dung dịch, từ đó dung dịch từ không màu chuyển dần sang màu xanh.
– Khi nhúng bộ rễ vào nước, nước cũng chuyển dần thành màu xanh nhưng nhạt hơn nhiều so với
mức độ chuyển màu của dung dịch CaCl2. Nguyên nhân là do:
Thực hành Sinh lý học Thực vật 3
+ Trong nước, các phân tử xanh methylene hút bám trên bề mặt rễ sẽ khuếch tán ra dung dịch
nước, làm nước chuyển màu xanh.
+ Nước được sử dụng trong thí nghiệm này là nước không tinh khiết, trong nước có chứa các
ion khoáng (nhưng với nồng độ thấp hơn so với nồng độ các ion khoáng trong dung dịch CaCl2
ở trên), nên các ion sẽ được hút vào rễ và đẩy các phân tử màu bám trên bề mặt rễ vào dung
dịch, từ đó dung dịch từ không màu chuyển dần sang màu xanh.

Thực hành Sinh lý học Thực vật 4


BÁO CÁO THỰC HÀNH TUẦN 3 – BÀI 9
THÍ NGHIỆM 1:
TÍNH HƯỚNG SÁNG
a. Cơ sở thí nghiệm:
Khi chiếu ánh sáng từ một phía, ngọn cây sẽ sinh trưởng hướng về phía ánh sáng do sự sinh trưởng
không đều giữa hai phía của ngọn thân (phía được chiếu sáng và không được chiếu sáng).
b. Dụng cụ và nguyên liệu:
- Hạt đậu có khả năng nảy mầm tốt.
- Hộp giấy đen bịt kín và hộp có lỗ kích thước phù hợp với cốc trồng cây sao cho cả cốc và cây khoảng
10 – 15 cm có thể lọt vào bên trong.
- Cốc trồng cây.
c. Cách tiến hành:
- Gieo hạt đậu trong 3 cốc.
- Cốc 1 đặt trong hộp kín; cốc 2 có lỗ hở ở 1 bên, bên cạnh cho ánh sáng lọt vào 1 phía; cốc 3 để nơi
có ánh sáng chiếu đồng đều từ các phía.
- Sau vài ngày quan sát sự sinh trưởng của cây.
d. Kết quả thí nghiệm
Cốc 1 Cốc 2 Cốc 3

e. Giải thích kết quả


- Ở cốc 1: thân cây nhợt nhạt yếu ớt, lá không phát triển, hơi vàng, rễ ngắn, thô. Đây là những
thích nghi hình thái để cây sinh trưởng trong tối.
o Trong tối, lá mở rộng sẽ là một trở lực để vươn lên tìm ánh sáng và dễ bị tổn thương,
do đó lá không mở rộng.
o Do lá không mở rộng → cây mất ít nước do thoát hơi nước → hệ rễ không cần mở
rộng do nhu cầu hấp thụ nước thấp.

Thực hành Sinh lý học Thực vật 5


o Cây không được chiếu sáng → không có tín hiệu để tổng hợp chlorophyll. Mặt khác,
việc dùng năng lượng để tổng hợp chlorophyll sẽ là lãng phí bởi vì không có ánh
sáng cho quang hợp.
o Cây không được chiếu sáng → tổng hợp được ít chất hữu cơ → có ít nguyên liệu để
tổng hợp các mô cơ giới → thân cây yếu ớt.
→ Cây sinh trưởng trong tối sẽ dành càng nhiều năng lượng càng tốt cho việc kéo dài thân.
- Ở cốc 2: Sự uốn cong xuất hiện là do tốc độ sinh trưởng dãn dài không đồng đều của các
tế bào tại hai phía của cơ quan. Nguyên nhân của tốc độ sinh trưởng dãn dài không đồng
đều liên quan đến sự khác biệt về nồng độ auxin. Các tế bào tại phía tối chứa auxin với
nồng độ cao hơn so với các tế bào tại phía được chiếu sáng → tế bào ở phía không được
chiếu sáng sinh trưởng mạnh hơn so với tế bào ở phía được chiếu sáng → cây uốn cong về
phía có ánh sáng.
- Ở cốc 3: thân cây có màu xanh, vững chắc, mọc vươn thẳng, thấp hơn so với cây ở cốc 1,
lá phát triển, có màu xanh thẫm, hệ rễ phát triển.
o Cây được chiếu sáng đồng đều từ các phía → auxin phân bố đồng đều ở các phía →
thân cây mọc vươn thẳng lên.
o Cây được chiếu sáng đầy đủ → có tín hiệu để tổng hợp chlorophyll → lá và thân có
màu xanh.
o Cây được chiếu sáng đầy đủ → tổng hợp được nhiều chất hữu cơ → có nhiều nguyên
liệu để tổng hợp các mô cơ giới → thân cây vững chắc.
o Lá mở rộng → cây mất nhiều nước do thoát hơi nước → hệ rễ mở rộng do nhu cầu
hấp thụ nước bù cho lượng nước mất qua quá trình thoát hơi nước.

THÍ NGHIỆM 2:
TÍNH PHÂN CỰC CỦA CÂY, SỰ TÁI SINH CỦA THỰC VẬT
a. Cơ sở thí nghiệm:
- Khi tách rời 1 bộ phận của cây khỏi cơ thể mẹ, trong điều kiện nhất định nó có thể tái sinh thành cơ
thể mới hoàn chỉnh. Thực vật có tính phân cực rõ rệt, cực ngọn và cực gốc, sự phân cực thể hiện ở cả
mức độ tế bào, mô hay toàn cây và chịu sự điều chỉnh của các phytohormone.
b. Dụng cụ và nguyên liệu:
- Cốc đất cát pha, túi nilon, dao sắc, 12 đoạn cây dâu tằm bánh tẻ cho 1 nhóm nhỏ, dài 15 cm, đường
kính khoảng 1 cm, có chồi nách.
- 3 cốc nhựa/nhóm.
c. Cách tiến hành:
- Chia 6 đoạn cây đã chuẩn bị làm 3 nhóm, cắm sâu vào chậu đất pha cát: 2 đoạn cắm theo chiều
thuận, 2 đoạn cắm theo chiều nghịch, 2 đoạn còn lại dùng dao khoanh vòng quanh bóc bỏ phần vỏ
dài 1 cm giữa đoạn cây rồi cắm theo chiều thuận. Dùng túi nilon chụp kín để giữ ẩm.
- Sau 7 ngày lấy các đoạn cây ra quan sát sự mọc chồi và ra rễ cây.
d. Kết quả thí nghiệm

Thực hành Sinh lý học Thực vật 6


e. Giải thích kết quả
- Khi cắt đoạn thân và được cắm trong đất trong điều kiện thích hợp (đầy đủ chất dinh dưỡng, độ ẩm,
độ thoáng khí thích hợp…), đoạn thân có thể tái sinh thành cơ thể mới.
- Khi cắm đoạn thân theo chiều thuận, sau một thời gian, rễ sẽ mọc ở gốc và các chồi trên thân sẽ nảy
chồi mọc hướng lên. Trong khi đó, khi cắm đoạn thân theo chiều nghịch, rễ sẽ không xuất hiện ở cả
phần gốc và phần ngọn của đoạn thân. Điều này cho thấy đoạn thân thể hiện rất mạnh sự ảnh hưởng
của tính phân cực. Tính phân cực liên quan đến sự phân bố của auxin. Auxin được tổng hợp ở ngọn
và vận chuyển hướng gốc, kích thích hình thành rễ phụ ở phần gốc của đoạn thân. Ở đoạn thân được
cắm theo chiều nghịch, ánh sáng sẽ ức chế sự hình thành rễ phụ ở phần gốc do ánh sáng kích thích sự
phân hủy auxin ở phần gốc. Một số đoạn thân cắm theo chiều nghịch có hiện tượng nảy chồi, chồi
mọc ngược so với chồi của đoạn thân cắm theo chiều thuận, thể hiện tính hướng sáng dương của chồi.
- Ở đoạn thân khoanh vỏ cắm theo chiều thuận, có nhiều rễ phụ hình thành ở chỗ khoanh vỏ. Khi ta
khoanh vỏ tức là ta đã loại bỏ phloem ở phần này của đoạn thân. Auxin được tổng hợp ở phần ngọn,
được vận chuyển hướng gốc theo phloem, khi được vận chuyển đến đoạn khoanh vỏ thì không thể đi
tiếp xuống phía dưới và do đó tích tụ tại vị trí khoanh vỏ. Nồng độ cao auxin tích tụ tại vị trí này đã
kích thích hình thành các rễ phụ của đoạn thân.
THÍ NGHIỆM 3:
ỐNG SINH TRƯỞNG
a. Cơ sở thí nghiệm:
- Sự sinh trưởng của rễ hướng về phía nguồn nước.

Thực hành Sinh lý học Thực vật 7


b. Dụng cụ và nguyên liệu:
- Hạt ngô
- Ống đong 250ml
- Giấy thấm khổ rộng
- Kéo cắt giấy
- Băng dính
c. Cách tiến hành:
- Chuẩn bị hạt ngô, ống đong 250 ml, giấy thấm khổ rộng, cố định các hạt ngô đều nhau trên giấy
thấm bằng băng dính, vạch một vạch dầu ăn lên giấy thấm, cuộn giấy thấm lại sao cho các hạt ngô
nằm ở mặt ngoài của giấy thấm.
- Đưa ống giấy thấm có mang các hạt ngô vào một ống đong dung tích 250ml đã có 1/3 lượng nước.
Đặt ở vị trí tránh được bọ chuột phá hoại, để hạt nảy mầm.
d. Kết quả thí nghiệm

Thực hành Sinh lý học Thực vật 8


e. Giải thích kết quả
- Hạt trong điều kiện ngập nước không nảy mầm do trong điều kiện ngập nước, hạt thiếu oxy → ức
chế quá trình hô hấp của hạt, gây thối hạt.
- Hạt trong điều kiện ẩm nảy mầm do trong điều kiện có đủ độ ẩm, nước sẽ hoạt hóa các enzyme thủy
phân → phân giải các chất dự trữ → kích thích hạt nảy mầm.
- Hạt trong điều kiện khô (không tiếp xúc với nước) sẽ không nảy mầm do các enzyme thủy phân
không được hoạt hóa → các chất dự trữ không được phân giải → hạt không được cung cấp đủ các
nguyên liệu và năng lượng để nảy mầm. Trong thí nghiệm, vẫn có hạt trong điều kiện khô (hạt trên
vạch dầu) nảy mầm do nước từ dưới đáy ống bay hơi lên và thấm vào vùng giấy thấm trên vạch dầu,
làm cho vùng này trở nên ẩm.
- Hạt ngô xếp xuôi trên giấy thấm có rễ đâm thẳng xuống dưới, chồi mọc thẳng lên trên; hạt ngô xếp
ngược trên giấy thấm có rễ mọc uốn cong xuống dưới, chồi mọc uốn cong lên trên → rễ có tính hướng
nước và hướng trọng lực dương, chồi có tính hướng trọng lực âm.

Thực hành Sinh lý học Thực vật 9

You might also like