You are on page 1of 11

TÊN CHỦ ĐỀ: PHÂN LOẠI RÁC THẢI

Khối: 11
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Sau khi học xong chủ đề này, học sinh có thể:
 Năng lực đặc thù
 Hiểu biết về bản thân và môi trường sống: Tìm hiểu được cách phân loại rác thải
trong cuộc sống hàng ngày và bảo vệ môi trường.
 Kỹ năng điều chỉnh bản thân và đáp ứng với sự thay đổi: Tìm hiểu thêm về các
phương pháp phân loại rác thải tại nguồn, thu gom rác thải, xử lý rác thải từ đó hiểu
thêm về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải hàng ngày.
 Kỹ năng đánh giá hoạt động: Đánh giá được một cách khách quan, công bằng sự
đóng góp của bản thân và người khác khi tham gia hoạt động.
 Năng lực chung
 Giao tiếp hợp tác: Thông qua hoạt động làm việc nhóm học sinh hoàn thành nhiệm
vụ mà giáo viên giao cho: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm; tích
cực tương tác và tổ chức được các hoạt động tương tác, nhận xét đánh giá về hoạt
động của các bạn.
2. Phẩm chất
 Yêu thiên nhiên: HS biết tôn trọng những quy luật của tự nhiên; nhận thức được tầm quan
trọng, lợi ích của việc phân loại rác thải trong cuộc sống hàng ngày.
 Nhân ái: Hiểu thấu được sự vất vả của các nhân viên vệ sinh môi trường khi phân loại rác
thải.
 Trách nhiệm: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường, ứng dụng kiến thức đã học được để phân
loại rác thải nhằm bảo vệ môi trường; có trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động
nhóm, có ý thức tham gia tích cực các hoạt động của buổi trải nghiệm.
 Trung thực: Học sinh báo cáo theo những gì mình tìm hiểu, ghi chép được,...trong buổi hoạt
động.
II. THIẾT BỊ GIÁO DỤC VÀ HỌC LIỆU
 Chuẩn bị của GV 
 Video cho phần mở đầu buổi học, các thẻ tên trong trò chơi “Nhanh tay nhanh mắt”.
 Kế hoạch cho chủ đề, câu hỏi cho phần trò chơi “Ai nhanh hơn”.
 Các phiếu đánh giá cho HS.
 Chuẩn bị của HS:
 Giấy A0, bút màu, vở ghi chép,...
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Hoạt động 1: Khám phá (15 phút)
Trò chơi: Nhanh tay nhanh mắt
a. Mục tiêu
 Xác định mức độ nhận thức của HS về các loại rác thải trong môi trường.
 Tạo bầu không khí vui vẻ, thoải mái, tạo tâm lý thân thiện, gần gũi để HS sẵn sàng tham gia
hoạt động.
b. Sản phẩm: Các câu trả lời của HS
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ


- Ôn định lớp học và bắt đầu trình chiếu video về thực trạng phân loại rác - Chú ý xem video
thải của người dân hiện nay để dẫn dắt vào chủ đề hôm nay. GV chiếu.
Link video: Thực trạng phân loại rác thải. - Nhận nhiệm vụ được
- Sau khi giới thiệu chủ đề, GV chia lớp thành 4 nhóm và phát cho mỗi giao
nhóm những thẻ tên về các loại rác thải sinh hoạt hàng ngày. Tiếp theo,
GV giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm sẽ tự thảo luận và tìm kiếm thông tin
về các loại rác đó sẽ được phân loại vào nhóm nào trong 4 nhóm: nhóm
chất thải hữu cơ dễ phân hủy, nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng,
nhóm chất thải nguy hại và nhóm chất thải còn lại (không dễ phân hủy,
không có khả năng tái sử dụng và không nguy hại).
- GV yêu cầu mỗi HS của mỗi nhóm lần lượt chạy lên bảng và dán thẻ
tên theo từng loại rác trong thời gian quy định.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


- Quan sát, hỗ trợ và khích lệ HS tích cực tham gia trò chơi. - Thảo luận, các thành
viên trong nhóm lên
bảng dán thẻ tên theo
từng loại rác.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Cho từng nhóm HS nhận xét các đáp án của các nhóm khác. - Nhận xét các câu trả
- Kiểm tra đáp án của các nhóm HS. lời của các nhóm theo
- Căn cứ vào thời gian về đích để sắp xếp thứ hạng cho các nhóm. ý kiến của mình.

Bước 4: Kết luận, nhận định

- Đánh giá thái độ, mức độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động. - HS lắng nghe, ghi
- Tổng hợp lại kiến thức và đưa ra kết luận về phân loại rác thải. chép và đặt câu hỏi
(nếu cần thiết).
Hoạt động 2: Kết nối kinh nghiệm (35 phút) 
a. Mục tiêu
 Học sinh trình bày được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải trong cuộc sống hàng
ngày
 Học sinh trình bày được các phương pháp phân loại rác thải tại nguồn
 Học sinh trình bày được các phương pháp thu gom rác thải
 Học sinh trình bày được các phương pháp xử lý rác thải
b. Sản phẩm:
 Sản phẩm được thể hiện trên giấy A0, trong đó bao gồm các vấn đề sau đây:

Các vấn Nội dung cần thể hiện được


đề 

Tầm - Phân loại rác thải giúp giảm đi một lượng rác thải ra môi trường một cách đáng kể,
quan tiết kiệm thêm nhiều khoản chi phí khác như thu gom, vận chuyển và xử lý.
trọng - Phân loại rác tại nhà góp phần giảm đi sự ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức cộng
của việc đồng, sử dụng và bảo vệ hợp lý nguồn tài nguyên của chúng ta.
phân - Xây dựng ý thức phân loại rác thải và để rác đúng nơi quy định của mỗi người sẽ
loại rác giúp giảm những chất thải rắn từ rác, mang lại nguồn kinh tế lớn từ các chất thải có
thải khả năng tái chế và sử dụng lại.
trong - Khi phân loại rác thải là bạn đã góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm thời
cuộc gian xử lý rác thải, mang lại nhiều lợi ích từ việc tận dụng nguồn chất thải đó vào công
sống cuộc tái chế thành các sản phẩm khác có ích trong cuộc sống hằng ngày như  phục vụ
hàng cho công cuộc nuôi trồng, sinh hoạt hằng và còn cực kì thân thiện với môi trường.
ngày
Các Rác thải sinh hoạt trước khi được đưa đi xử lý, cần được phân loại ngay tại hộ gia
phương đình.
pháp Cách nhận biết như sau:
phân – Rác hữu cơ dễ phân hủy: là các loại rác dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh
loại rác ra mùi hôi thối như: các loại thức ăn thừa, hư hỏng (rau, cá chết…), vỏ trái cây,….
thải tại – Rác thải khó phân hủy được chia làm 2 loại đó là rác tái chế và không tái chế. Rác
nguồn tái chế là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như: giấy,
bìa các tông, kim loại (khung sắt, máy tàu hỏng, nhôm…), các loại nhựa (vỏ chai, đồ
nhựa gia dụng)…. Còn lại các loại rác không tái chế là phần thải bỏ.
Vì sao phải phân loại rác tại nguồn?
– Phân loại rác tại nguồn góp phần tiết kiệm được tài nguyên; mang lại lợi ích cho
chính chủ nguồn thải từ việc tận dụng phế liệu tái chế và phân compost tự chế biến;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu ô nhiễm;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ và sử
dụng hợp lý tài nguyên và môi trường;
– Phân loại rác tại nguồn góp phần giảm thiểu tổng lượng rác thải trong cộng đồng thải
ra môi trường nhằm giảm tải cho môi trường, tiết kiệm chi phí thu gom, vận chuyển,
xử lý.
Các – Thu gom rác hữu cơ dễ phân hủy: Thu gom riêng vào vật dụng chứa rác để tận
phương dụng làm phân compost (tại gia đình hoặc đưa đến nhà máy xử lý chế biến tập trung
pháp thành phân compost).
thu gom – Thu gom rác khó phân hủy:
rác thải + Thu gom rác tái chế: Rác tái chế được tách riêng và đựng trong túi nilon hoặc túi vải
để bán lại cho cơ sở tái chế.
+ Thu gom rác không tái chế: Các thành phần rác không có khả năng tái chế sẽ được
thu gom, đựng trong dụng cụ chứa rác tại gia đình và đưa đến điểm tập kết để xe
chuyên dụng đến vận chuyển đưa đi xử lý tại các khu xử lý rác thải tập trung theo quy
định.
Dụng cụ chứa rác là các thùng rác chuyên dùng hoặc tận dụng các vật dụng có sẵn ở
gia đình như thúng, sọt, bao tải, túi nilon,….
Các -  Chôn lấp hợp vệ sinh: Rác thải được rải thành từng lớp, đầm nén để giảm thể tích
phương và phủ đất lên (phun hóa chất để tăng hiệu quả xử lý và hạn chế côn trùng) với sơ đồ
pháp xử quy trình như sau:
lý rác
thải

 
Sơ đồ phân loại rác
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh có lắp đặt hệ thống thu khí, hệ thống thu gom và xử lý nước
rỉ rác.
Đây công nghệ đơn giản và chi phí thấp, phù hợp với các nước nghèo và đang phát
triển nhưng tốn diện tích đất rất lớn.
-  Thiêu đốt: Quá trình dùng nhiệt độ cao (1.000-1.100C) để phân hủy rác. 
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là làm giảm đáng kể thể tích chất thải phải chôn
lấp (xỉ, tro). 
Nhược điểm: chi phí đầu tư, vận hành nhà máy đốt rác khá cao (chỉ phù hợp với các
nước tiên tiến, phát triển)
- Chế biến rác thải thành phân compost: Chế biến rác hữu cơ dễ phân hủy thành
phân compost dùng trong nông nghiệp.
• Quy mô chế biến tập trung: Rác được phân loại, rác hữu cơ dễ phân hủy được tách
ly, nghiền, ủ hiếu khí để tạo phân vi sinh. Thành lập nhà máy chế biến phân compost
cần vốn đầu tư lớn, chi phí vận hành tương đối cao.
• Quy mô hộ gia đình: Rác hữu cơ dễ phân hủy được phân loại riêng và ủ thành phân
compost ngay trong sân vườn.
Phân compost là chất mùn ổn định thu được từ quá trình phân hủy các chất hữu cơ,
không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn
và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Giao nhiệm vụ cho từng nhóm theo từng vấn đề để học sinh Lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ
thảo luận và trình bày vào giấy A0 như sau: được giao.
- Nhóm 1: Tầm quan trọng của việc phân loại rác thải trong
cuộc sống hàng ngày.
- Nhóm 2: Các phương pháp phân loại rác thải tại nguồn.
- Nhóm 3: Các phương pháp thu gom rác thải.
- Nhóm 4: Các phương pháp xử lý rác thải.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

Theo dõi, quan sát và hỗ trợ cho HS (nếu cần). Các nhóm HS thảo luận, thống
nhất ý kiến và trình bày vào giấy
A0 các nội dung đã được GV giao
cho.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận


- Ổn định học sinh, cho học sinh di chuyển ra vị trí rộng; tổ Các nhóm cử đại diện để báo cáo
chức cho học sinh báo cáo, bắt đầu từ nhóm đầu tiên. và nhận xét các nhóm khác.
- Yêu cầu 1 thành viên bất kì của các nhóm trình bày nội
dung vừa tìm hiểu được của nhóm mình với cả lớp. Sau khi
trình bày xong sẽ cho các nhóm còn lại nhận xét, góp ý và
bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Đánh giá thái độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động. Lắng nghe, ghi chép và đặt câu hỏi.
- Chuẩn hóa kiến thức và tổng hợp lại các vấn đề.
Hoạt động 3: Luyện tập/thực hành (30 phút)
Hoạt động: Sân khấu hóa
a. Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để xây dựng tiểu phẩm đóng vai về chủ đề
“Chung tay bảo vệ môi trường”.
b. Sản phẩm học tập: Các tiểu phẩm mà các nhóm HS thực hiện.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

Yêu cầu các nhóm thảo luận xây dựng kịch bản cho tiểu phẩm Lắng nghe, tiếp nhận nhiệm vụ.
về chủ đề “Chung tay bảo vệ môi trường” (chú trọng về phân
loại rác thải) và trình bày tiểu phẩm đó (thời lượng mỗi tiểu
phẩm tối đa 4 phút).

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ


Theo dõi, quan sát, giúp đỡ học sinh (nếu cần) Các nhóm HS tham gia xây
dựng kịch bản và phân chia vai
diễn cho từng bạn trong nhóm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận


- Ổn định tổ chức lớp học. Các nhóm HS diễn tiểu phẩm
- Cho từng nhóm lần lượt lên trình bày về tiểu phẩm của nhóm mà nhóm mình đã xây dựng và
mình trong thời gian quy định. quan sát các nhóm khác để nhận
xét.
Bước 4: Kết luận, nhận định

- Phát phiếu Đánh giá sản phẩm của nhóm (cho hoạt động 2) - Các nhóm HS tiến hành đánh
để các nhóm HS tiến hành đánh giá đồng đẳng. giá đồng đẳng.
- Đánh giá thái độ, mức độ tích cực của HS khi tham gia hoạt - HS lắng nghe và điều chỉnh
động. (nếu có).
- Đánh giá các tiểu phẩm của các nhóm HS, nhận xét để các
nhóm rút kinh nghiệm.

Hoạt động 4: Vận dụng/mở rộng (10 phút)            


Hoạt động: “Ai nhanh hơn”
a. Mục tiêu
- Củng cố cho HS kiến thức về các hoạt động trong chủ đề “Phân loại rác thải”.
- Rèn luyện kỹ năng tư duy, phản ứng nhanh cho HS.
b. Nội dung: Học sinh tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” theo nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Những hoạt động bảo vệ môi trường nào được khuyến khích?
a. Giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải.
b. Hình thành nếp sống, thói quen giữ gìn vệ sinh môi trường, xóa bỏ hủ tục gây hại
đến môi trường.
c. Bảo tồn và phát triển nguồn gen bản địa; lai tạo, nhập nội các nguồn gen có giá trị
kinh tế cao tuy có thể gây hại đến môi trường.
d. Câu a, b đúng
Câu 2: Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân quản lý các khu vực
công cộng?
a. Bố trí nhân lực thu gom chất thải, làm vệ sinh môi trường trong phạm vi quản lý
b. Bố trí công trình vệ sinh công cộng; phương tiện, thiết bị thu gom chất thải đáp ứng
nhu cầu giữ gìn vệ sinh môi trường
c. Niêm yết quy định về giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
d. Câu a, b, c đúng
Câu 3: Phân loại rác thải tại nguồn là:
a. Quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả thành phần
của nó
b. Quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả thành phần
của nó ngay tại nơi phát sinh
c. Quá trình tách riêng chất thải rắn sinh hoạt ra thành một số hoặc tất cả thành phần
của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu trữ chúng một cách riêng biệt trước khi thu gom
và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến nơi xử lý
d. Câu A, B đúng
Câu 4: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động…
a. Không chặt phá rừng 
b. Giữ cho môi trường xanh-sạch-đẹp
c. Không săn bắt thú
d. Tất cả các câu trên
Câu 5: Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng
được thu hồi để dùng làm…
a. Chất đốt 
b. Phân bón 
c. Phụ gia
d. Nguyên liệu sản xuất
Câu 6: Chọn đáp án đúng cho quy trình xử lý rác thải sinh hoạt: (1. Phân loại chất thải
rắn hay các loại chất thải khác, 2. Vận chuyển chất thải đến điểm tập trung để rửa sạch
hoặc ép cục, 3. Tiến hành thu gom, 4. Xử lý chất thải, tái chế rác thải sinh hoạt)
a. 1 → 3 → 2 → 4
b. 1 → 2 → 3 → 4
c. 4 → 3 → 2 → 1
d. 2 → 1 → 4 → 3
Câu 7: Để giảm phát sinh rác thải, chúng ta có thể làm gì?
a. Cân nhắc trong mua sắm, chỉ mua những thứ chúng ta thật sự cần .Đem theo túi để
đựng hàng khi đi mua sắm, hạn chế sử dụng túi ni-lông. Hạn chế tối đa các sản phẩm
dùng một lần (túi ni-lông, hộp xốp, ly đĩa giấy…). Cho, tặng các đồ dùng cũ thay vì
thải bỏ.
b. Bỏ rác đúng nơi quy định.
c. Sử dụng đồ dùng một lần rồi bỏ.
d. Tiết kiệm rác thải.
Câu 8: Vì sao chúng ta cần hạn chế sử dụng túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng
một lần?
a. Chất thải nhựa rất khó phân hủy, khi bị thải bỏ bừa bãi, chúng gây ô nhiễm môi
trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của
thành phố.
b. Chất thải nhựa rất khó phân hủy, khi bị thải bỏ bừa bãi.
c. Chất thải nhựa gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn cống rãnh, góp phần làm trầm
trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
d. Chất thải nhựa khi bị thải bỏ bừa bãi, chúng gây ô nhiễm môi trường, tắc nghẽn
cống rãnh, góp phần làm trầm trọng thêm tình trạng ngập của thành phố.
Câu 9: Thải bỏ bừa bãi rác thải có thể gây ra các hậu quả nào sau đây?
a. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do
chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
b. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh
rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh.
Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất
lượng môi trường sống bị suy giảm.
c. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng
ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh.
d .Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất
lượng môi trường sống bị suy giảm.
Câu 10: Thải bỏ bừa bãi rác thải có thể gây ra các hậu quả nào sau đây?
a. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do
chất lượng môi trường sống bị suy giảm.
b. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng
ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh.
c .Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất
lượng môi trường sống bị suy giảm.
d. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí. Tắc nghẽn hệ thống thoát nước và kênh
rạch, góp phần trầm trọng thêm tình trạng ngập và tạo điều kiện phát sinh dịch bệnh.
Gây hại cho sinh vật trong tự nhiên. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng do chất
lượng môi trường sống bị suy giảm.
c. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- Chia lớp thành 4 nhóm. Lắng nghe, tiếp nhận


- Phổ biến luật chơi của trò chơi: “Ai nhanh hơn”: nhiệm vụ.
 Trò chơi có 10 câu hỏi, nhiệm vụ của học sinh là trả lời câu hỏi Thực hiện nhiệm vụ
theo nhóm. theo hướng dẫn của
 Sau khi GV đọc xong câu hỏi, một thành viên của nhóm sẽ chạy giáo viên.
lên bục giảng có gắn cờ để giành quyền trả lời câu hỏi. Nhóm
nào có thành viên chạy lên trước tiên sẽ được giành quyền trả lời.
 Nếu nhóm giành được quyền trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời
cho nhóm đến thứ 2.
 Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ thay phiên nhau trả lời
câu hỏi.
 Nhóm nào có nhiều câu trả lời đúng nhất sẽ là nhóm chiến thắng
và nhận phần thưởng.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- Sắp xếp, tổ chức cho học sinh đứng thành hàng sao cho toàn bộ học Thực hiện nhiệm vụ
sinh có thể dễ dàng quan sát. theo sự hướng dẫn của
- Theo dõi, quan sát, giúp đỡ học sinh khi cần thiết. giáo viên.
Bước 3: Báo cáo - Thảo luận

- Ổn định tổ chức lớp học. Đưa ra ý kiến và thảo


- Tổ chức cho học sinh thảo luận về các câu hỏi, những vấn đề còn thắc luận để làm rõ vấn đề.
mắc.
Bước 4: Kết luận - Nhận định
- Đánh giá thái độ, mức độ tích cực của HS khi tham gia hoạt động. - Lắng nghe, ghi lại
- Giải đáp những thắc mắc của học sinh. những nội dung cần lưu
ý và đặt câu hỏi (nếu
có).

IV. KẾ HOẠCH KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ


- Đánh giá thông qua sản phẩm học tập:
o Đánh giá đồng đẳng thông qua hoạt động 2: GV phát phiếu đánh giá sản phẩm của
nhóm (cho hoạt động 2), yêu cầu HS đánh giá sản phẩm học tập của các nhóm khác.
o Đánh giá thông qua tiểu phẩm ở hoạt động 3: GV đánh giá tiểu phẩm của các nhóm
HS ở hoạt động 3 theo các tiêu chí trong phiếu đánh giá sản phẩm của nhóm (cho hoạt
động 3).
o Đánh giá đồng đẳng thông qua phiếu đánh giá làm việc nhóm: GV phát phiếu
đánh giá làm việc nhóm sau khi kết thúc hoạt động giáo dục, yêu cầu HS đánh giá thái
độ, mức độ tích cực của các thành viên trong nhóm trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ học tập và giáo dục.
- Kiểm tra viết: Sau khi kết thúc hoạt động giáo dục, GV yêu cầu HS viết bài thu hoạch.
BÀI THU HOẠCH
Yêu cầu: Viết bài thu hoạch (không quá 1000 chữ). Bài thu hoạch phải thể hiện được:
- Tầm quan trọng của việc phân loại rác thải trong cuộc sống hàng ngày.
- Các phương pháp phân loại, thu gom và xử lý rác thải.
- Thông qua hoạt động giáo dục này, em học được những điều gì? Với tư cách là một học
sinh THPT, em cần phải làm gì để bảo vệ môi trường?

TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ


Hoạt động giáo dục – Chủ đề: Phân loại rác thải
Điểm thành phần
ĐGĐĐ Tiểu phẩm ĐGĐĐ Bài thu Tổng Ghi
TT Họ và tên
(Hoạt động 2) (Hoạt động 3) (Làm việc nhóm) hoạch điểm chú
(1,5 điểm) (2 điểm) (1,5 điểm) (5 điểm)
1
2
3
4
5

PHỤ LỤC
Phụ lục 1: BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG NHÓM
Các mức độ đánh giá
TIÊU CHÍ Mức 3 Mức 2 Mức 1
2,0 điểm 1,5 điểm 1,0 điểm
Tham gia nhưng chưa dành hết
Tham gia tích cực, đầy Tham gia đầy đủ
1. Tham gia thời gian để bàn công việc của
đủ các buổi họp của các buổi họp của
hoạt động nhóm nhóm hoặc không tham gia bàn
nhóm nhóm
công việc với nhóm
2. Tinh thần Lắng nghe, ghi chép lại Thường xuyên
Đôi khi chưa lắng nghe hoặc
thái độ khi  các ý kiến của mọi lắng nghe ý kiến
không lắng ý kiến của mọi người
nhận nhiệm vụ người của mọi người

Đưa ra phản hồi đầy


Thường xuyên không phản hồi
đủ, chi tiết, có nhiều ý Đưa ra phản hồi
3. Phản hồi hoặc phản hồi những ý kiến
kiến đóng góp mang khi cần thiết
không có ích
tính xây dựng cao

Tôn trọng ý kiến của


mọi người và sẵn sàng Tôn trọng ý kiến Không tôn trọng ý kiến của mọi
4. Hợp tác
giúp đỡ, chia sẻ công của mọi người người, làm việc theo ý mình
việc với cả nhóm

Hoàn thành công việc được giao


Hoàn thành tốt công Hoàn thành
5. Mức độ hoàn đúng thời hạn hoặc không hoàn
việc được giao trước công việc được
thành công việc thành công việc, để mọi người
hoặc đúng thời hạn giao
nhắc nhở và đốc thúc nhiều

BẢNG ĐÁNH GIÁ LÀM VIỆC NHÓM


Nhóm: …………………… Lớp: 11A…
Điểm đánh giá
Tinh thần
T Tham gia Mức độ
Họ và tên thái độ khi Phản Hợp Tổng
T hoạt động hoàn thành
nhận nhiệm hồi tác điểm
nhóm công việc
vụ
1
2
3
4

Phụ lục 2: PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM CỦA NHÓM
(CHO HOẠT ĐỘNG 2)

Nhóm đánh giá: Nhóm ………

SẢN PHẨM KẾT QUẢ


NHÓM ĐƯỢC
ĐÁNH GIÁ
Tương tác với
Nội dung Hình thức Thuyết trình
người nghe

Sử dụng các mức đo trong thang đo sau:


Nội dung:
 Đầy đủ, chính xác, có sáng tạo: 10 điểm.
 Đầy đủ, chính xác : 9 điểm.
 Đầy đủ 2/3 tiêu chí, chính xác: 8 điểm.
Hình thức:
 Đẹp mắt, sáng tạo, cấu trúc rõ ràng, nổi bật nội dung chính: 10 điểm.
 Đẹp mắt, cấu trúc rõ ràng: 9 điểm.
 Cấu trúc rõ ràng: 8 điểm.
Thuyết trình:
 Giọng thuyết trình rõ ràng, có cảm xúc, dễ nghe, thể hiện và trình bày được hết nội
dung: 10 điểm.
 Giọng thuyết trình rõ ràng, dễ nghe: 9 điểm
 Thuyết trình đôi chỗ còn ngắt quãng, chưa rõ ràng, mạch lạc: 8 điểm
Tương tác với người nghe:
 Trả lời xuất sắc các ý kiến phản hồi, câu hỏi khi thảo luận: 8 điểm
 Trả lời được một số các ý kiến phản hồi, câu hỏi khi thảo luận: 8 điểm
 Chưa trả lời được các ý kiến phản hồi, câu hỏi khi thảo luận: không cho điểm
 
Phụ lục 3: BẢNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ TIỂU PHẨM
(CHO HOẠT ĐỘNG 3)

Điểm Ghi chú


STT Tiêu chí đánh giá Thang
Điểm thực chấm
điểm
1 Phần thi tiểu phẩm 10

- Nội dung kịch bản 4


- Kĩ thuật biểu diễn 3

- Dàn dựng 2
- Đạo cụ 1

2 Thang điểm trừ


- Qua phút thứ 4 -1

- Qua phút thứ 5 -2


- Đội sai chủ đề Loại

Tổng điểm 10

You might also like