You are on page 1of 2

GIÁO DỤC SO SÁNH BỀN VỮNG

CHỦ ĐỀ: RÁC THẢI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

I- YÊU CẦU CẦN ĐẠT:


1. Năng Lực Nhận Thức
- Nêu được khái niệm về rác thải.
- Nêu được tác động của rác thải đối với sự phát triển bền vững.
- Phân biệt được các loại rác thải.
2. Năng Lực Thực Hiện
- Tái chế rác thải.
- Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
3. Năng Lực Phẩm Chất.
- Thể hiện trách nhiệm làm giảm rác thải.
- Thể hiện thái độ cẩn trọng đối với việc thải rác ra môi trường.
II- HOẠT ĐỘNG:
Hoạt Động 1: Hoạt Động Khởi Động
- Yêu cầu cần đạt: Phải gây hứng thú và thu hút cho học sinh.
- Các bước tiến hành:
b1: Giáo viên chuẩn bị video về chủ đề rác thải
b2: Cho học sinh xem video
b3: Dẫn dắt học sinh vào hoạt động 2
-Kết luận: học sinh phải có hứng thú và bị thu hút bởi chủ đề.
Hoạt Động 2: Hoạt Động Khai Phá Tri Thức
Hoạt Động 2.1: Tìm Hiểu Khái Niệm Về Rác Thải
-Yêu cầu cần đạt: nêu được khái niệm về rác thải
-Các bước tiến hành:
b1: Đặt câu hỏi cho học sinh (khai thác thông tin từ video)
b2: Đưa ra nhận xét ( dựa vào khái niệm)
b3: Đưa ra khái niệm về rác thải
-Kết luận: học sinh hiểu được khái niệm về rác thải.
Hoạt Động 2.2: Tìm Hiểu Tác Động Của Rác Thải
-Yêu cầu cần đạt: nêu được tác động của rác thải đối với sự phát triển bền vững
-Các bước tiến hành:
b1: Xem các hình ảnh về ô nhiễm môi trường.
b2: Học sinh nêu lên được tác động của rác thải đến môi trường, xã hội và kinh
tế.
b3: Tổng kết và đưa kết luận chung.
-Kết luận: Học sinh hiểu được các tác động của rác thải đối với sự phát triển bền vững
Hoạt Động 2.3: Tìm Hiểu Cách Phân Loại Rác Thải
-Yêu cầu cần đạt: phân loại được các loại rác thải sinh hoạt
-Các bước tiến hành:
b1: Trò chơi nhìn hình nối chữ.
b2: Đưa ra kiến thức về cách phân loại rác thải
b3: Trò chơi nối hình.
-Kết luận: Học sinh có năng lực phân biệt và phân loại rác thải.
Hoạt Động 3: Tìm Hiểu Biện Pháp Hạn Chế Rác Thải
Hoạt động 3.1: giáo dục học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
-Yêu cầu cần đạt: Giữ gìn vệ sinh nơi công cộng
-Các bước tiến hành:
b1: Câu hỏi ( bạn đã làm gì để giữ gìn vệ sinh nơi công cộng)
b2: Đưa ra các giải pháp để học sinh giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
-Kết luận: học sinh biết cách giữ gìn vệ sinh nơi công cộng.
Hoạt Động 3.2: Tìm Hiểu Các Loại Rác Thải Có Thể Tái Chế
-Yêu cầu cần đạt: biết tái chế rác thải
-Các bước tiến hành:
b1:Nhận biết các loại rác thải có thể tái chế ( cho xem hình ảnh)
b2: Cho học sinh thực hiện nhận biết ( trò chơi nối hình)
b3: Giáo viên đưa đáp án và kết luận;.
-Kết luận: học sinh nhận biết được các loại rác thải có thể tái chế và có khả năng tái
chế được rác thải.
Hoạt Động 4: Giáo Dục Học Sinh Có Thái Độ Trách Nhiệm Đối Với Việc Làm Giảm Rác
Thải Ra Môi Trường.
-Yêu cầu cần đạt: thể hiện thái độ và trách nhiệm đối với việc thải rác ra môi trường.
-Các bước tiến hành:
b1: Xem hình ảnh về ô nhiễm môi trường.
b2: Học sinh nêu cảm nhận
b3: Giáo viên tổng kết và nêu lên các việc làm tích cực giáo dục học sinh có
trách nhiệm và thái độ đúng đắn đối với việc giảm rác thải và bảo vệ môi
trường.
-Kết luận: học sinh có thái độ và trách nhiệm đối với việc giảm rác thải.

You might also like