You are on page 1of 6

Sở GD&ĐT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG THCS…..

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP


Chủ đề: Cuộc chiến với rác thải nhựa
I. Mục tiêu
Thực hiện xong chủ đề, học sinh:
1. Phẩm chất:
- Có ý thức, trách nhiệm trong việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường là một
trong những cách giữ cho môi trường trong, sạch, đẹp.
2. Năng lực:
- Tự chủ trong việc sắp xếp, phân chia các công việc trước và trong lúc diễn ra
hoạt động.
- Biết thiết kế, lên kế hoạch và tổ chức hoạt động một cách bài bản, khoa học.
- Nêu được thực trạng, giải pháp nhằm giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường.
- Xây dựng và thực hiện được một kế hoạch tuyên truyền nhằm nâng cao nhận
thức của cộng đồng về giảm thiểu rác thải nhựa.
- Hình thành động lực, thúc đẩy học sinh tham gia sử dụng các vật liệu thân thiện
với môi trường.
II. Đối tượng tham gia, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức
- Đối tượng tham gia: Học sinh lớp 6A4
- Quy mô tổ chức: Tổ chức theo đơn vị lớp học
- Thời gian thực hiện: 2 tiết
- Địa điểm: Trong lớp học
III. Nội dung
- Mạch nội dung: Hướng đến tự nhiên
- Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường. Gồm những hoạt động sau:
+ Hoạt động 1: Bạn có biết?
+ Hoạt động 2: Bạn đã sẳn sàng?
+ Hoạt động 3: Bạn lựa chọn
+ Hoạt động 4: Bạn hành động
IV. Chuẩn bị
 Giáo viên:
- Chuẩn bị tài liệu: các báo cáo thống kê có liên quan đến thực trạng rác thải
nhựa, video clip trình chiếu.
- Chuẩn bị về phương tiện: máy chiếu, máy tính, bảng nhóm.
- Chuẩn bị về đồ dùng: Các văn phòng phẩm phù hợp: kéo, băng dính, hồ dán,
giấy màu, các đồ dùng trang trí,...
 Học sinh
- Chuẩn bị giấy, vải ( từ quần áo cũ)
- Văn phòng phẩm: khuyến khích học sinh đem thêm giấy màu, các đồ dùng
trang trí để thực hiện sản phẩm theo sáng tạo của mình.
IV. Tiến trình hoạt động
Hoạt động Mô tả hoạt động Phương
tiện, thiết bị
1. Mục tiêu hoạt động
Bạn có biết? - Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản Máy chiếu,
(15 phút) về thực trạng rác thải nhựa, tác hại nghiêm trọng của powerpoint
chúng đối với môi trường và một số biện pháp giảm
thiểu lượng rác thải nhựa hiệu quả.
2. Cách thức hoạt động
2.1. Game show khởi động “Nhanh nhanh
đoán lẹ” (5phút)
- Nội dung: Giúp học sinh phân biệt đâu là các
vật dụng làm gia tăng rác thải nhựa trong môi trường
- Hình thức: Trò chơi
- Tổ chức:
+ Thể lệ chơi: Chia lớp thành 4 đội. Trên slide lần
lượt hiển thị hình ảnh bóng mờ của các dạng rác thải
nhựa phổ biến (túi nilon, chai nhựa, ống hút nhựa,..)
với câu hỏi “Đây là gì”. Đại diện 4 đội sẽ trả lời một
câu hỏi để giành quyền ưu tiên về cho đội mình. Sau
đó hai đội sẽ lần lượt đoán các hình ảnh mà ban tổ
chức đưa ra. Đội trả lời được nhiều đáp án đúng nhất
sẽ thắng cuộc.
2.2. Xem video clip (10 phút)
- Nội dung: Video clip được lựa chọn đề cập đến
những tác hại nghiêm trọng của rác thải nhựa và biện
pháp cần làm để giảm thiếu lượng rác thải nhựa ngoài
môi trường.
- Hình thức: Xem một đoạn clip ngắn do giáo
viên chuẩn bị về thực trạng ô nhiễm môi trường do rác
thải nhựa.
2.3. Giáo viên chốt ý
- Qua đoạn video trên chúng ta cũng đã phần nào
hình dung được tác hại của rác thải nhựa đối với môi
trường. Điển hình như:
+ Làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng
+ Mất cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
+ Không phân hủy sinh học. Nếu đốt gây ô nhiễm
môi trường không khí còn không đốt rác thải tích tụ
lâu gây ô nhiễm môi trường đất
+ Làm gia tăng đáng kể số lượng rác thải hằng năm
+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của các
loài sinh vật nhất là sinh vật biển
+ Rác thải nhựa làm mất mỹ quan môi trường sống
của con ngừoi
- Một số biện pháp mà chúng ta có thể làm nhằm
giảm thiểu rác thải nhựa:
+ Tuyên truyền nâng cao ý thức của mọi người về
tác hại của rác thải nhựa và lợi ích của việc sử dựng
các sản phẩm dùng nhiều lần
+ Hạn chế sử dụng các sản phẩm được đóng gói
bằng nhựa
+ Thường xuyên làm vệ sinh, thu gom rác thải xung
quanh nơi mình sống
+ Phân loại, tái chế rác thải nhựa thành các vật
dụng cần thiết thay vì vứt đi
+ Tái sử dụng túi nhựa, túi nilon thay vì mua mới
+ Tại lớp học mỗi tuần chúng ta sẽ thu gom chai
nhựa theo định kì.
Hoạt động 1. Mục tiêu hoạt động: Giấy A3
2: Bạn đã - Học sinh có ý thức trong việc tuyên truyền cho các
sẳn sàng? giảm thiểu rác thải nhựa nhóm, màu
(20 phút) 2. Cách thức hoạt động vẽ
 Nội dung: Học sinh bày tỏ quan điểm và thông
điệp đến việc giảm thiểu rác thải nhựa ra môi trường
 Hình thức: Hùng biện, trình bày thông điệp
sáng tạo.
 Tiến hành
- Bước 1: Giáo viên đưa về cho các 4 nhóm mỗi
nhóm 1 tờ giấy A3 và nhiệm vụ của mỗi nhóm đó
chính là ghi lại hoặc vẽ lại sáng tạo một thông điệp mà
mình muốn nhắn gửi đến mọi người trong việc giảm
thiểu rác thải nhựa kèm hastag “không nhựa”. Thời
gian cho các nhóm thực hiện là 10 phút.
- Bước 2: Các nhóm sẽ lần lượt trình bày thông
điệp của mình đến cả lớp (mỗi nhóm 2 phút).
- Bước 3: Giáo viên tổng kết
Hoạt động 1. Mục tiêu hoạt động
3: - Rèn luyện tư duy phản biện, nâng cao nhận
Bạ lựa chọn thức của học sinh về việc lựa chọn các vật liệu có thể
(15 phút) thay thế nhựa.
2. Cách thức hoạt động
 Nội dung: Học sinh quan sát hình ảnh các vật
liệu, sau đó đưa ra lựa chọn và biếu đạt ý tưởng của
bản thân vì sao chọn vật liệu đó .
 Hình thức: Diễn đàn
 Tiến hành:
- Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi: Vật liệu nào có
thể thay thế nhựa dùng một lần tối ưu nhất? Và đưa ra
mẫu tranh về 4 vật liệu có thể thay thế nhựa dùng một
lần phổ biến nhất gồm: Giấy, vải, kim loại, thiên nhiên
(các sản phẩm làm bằng cỏ, tre, khoai mì,..).
- Bước 2: Học sinh lựa chọn, giáo viên ghi nhận
số lượng và dựa vào kết quả lựa chọn để chia học sinh
thành các nhóm. (2 phút)
- Bước 3: Các nhóm có 4 phút thảo luận xoay
quanh câu hỏi trên.
- Bước 4: Sau đó trình bày quan điểm của mình
trả lời cho câu hỏi: “Vì sao bạn cho rằng đây là vật
liệu thay thế nhựa dòng một lần tối ưu nhất? bằng
hình thức tranh luận, phát biểu ý kiến của mình. (mỗi
nhóm 2 phút)
- Bước 4: Giáo viên đánh giá thái độ tham gia
của lớp, tổng hợp ý kiến của học sinh và đưa ra kết
luận. (1 phút)

Hoạt động 1. Mục tiêu hoạt động: Làm được sản phẩm từ Học sinh
4: Bạn hành giấy và vải thay thế nhựa dùng một lần sáng tạo, phát mang đến
động huy trí tưởng tượng. giấy hoặc
(30 phút) 2. Cách thức hoạt động vải ( từ
 Nội dung: Thực hiện các sản phẩm thủ công có quần áo cũ)
thể sử dụng thay thế nhựa dùng một lần mà mình đã
 Hình thức: Thảo luận, làm đồ thủ công, bình chuẩn bị
chọn GV chuẩn
 Tiến hành: bị màu, keo,
- Bước 1: Giáo viên phát những nguyên liệu đã hồ, đồ
chuẩn bị về cho các nhóm trưởng 4 nhóm bấm…
- Bước 2: Giáo viên trình chiếu video hướng dẫn
chỉ làm những vật dụng từ giấy và vải không sử dụng
tiếp (video 5 phút)
- Bước 3: Mỗi nhóm tự sáng chế các thành phẩm
bằng sự sáng tạo của mình (20 phút)
- Bước 4: Sau thời gian thực hiện các nhóm
thuyết trình về sản phẩm của mình và các bạn còn lại
bình chọn cho các sản phẩm mà mình cho là sáng tạo
nhất (5 phút)

Tổng kết - Sau 4 hoạt động các nhóm tự đánh giá hoạt GV chuẩn
(10 phút) động của nhóm mình thông qua mẫu phiếu mà giáo bị phiếu
viên đã chuẩn bị trước đó. Mẫu tự đánh giá này và đánh giá
bảng đánh giá của giáo viên sẽ cho ra đánh giá cuối
cùng về hoạt động của mỗi nhóm.
- GV dựa vào kết quả trên và quan sát của mình
trong suốt tiến trình hoạt động để đưa ra nhận xét và
trao quà cho các nhóm.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NHÓM HỌC SINH


Họ tên người đánh giá:
Nhóm:........................................................................................... Lớp:
Tên dự án:
Tiêu chí
Kết
Mục đánh giá Điểm tối
Chi tiết quả
đa
1. Sự tham gia của các
3
thành viên
2. Sự lắng nghe của các
3
thành viên
3. Sự phản hồi của các
1. Quá trình hoạt động của 3
thành viên
nhóm (Điểm tối đa 18)
4. Sự hợp tác của các
3
thành viên
5. Sự sắp xếp thời gian 3
6. Giải quyết xung đột
3
trong nhóm
7. Ý tưởng 3
2. Đánh giá hoạt động 2 (Điểm
8. Nội dung 3
tối đa 9)
9. Thể hiện 3
3. Đánh giá hoạt động 3 (Điểm 10. Ý tưởng 3
tối đa 9)
11. Nội dung 3
12. Thể hiện 3
13. Nội dung 10
14. Hình thức 8
4. Đánh giá hoạt động 3ư4 15. Thuyết trình 10
(Điểm tối đa 48) 16. Kỹ thuật 10
17. Tính sáng tạo của sản
10
phẩm
TỔNG ĐIỂM

….., ngày …… tháng …… năm ……….


Người đánh giá

You might also like