You are on page 1of 6

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trường Đại học Giáo Dục


----------

KẾ HOẠCH DẠY HỌC

GIÁO ÁN SINH HOẠT LỚP


THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ TRONG HỌC ĐƯỜNG

Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thị Hà Phương


Sinh viên: Nguyễn Mai Linh
MSV: 17010619

HÀ NỘI NĂM 2021


THUỐC LÁ ĐIỆN TỬ TRONG HỌC ĐƯỜNG
(2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:
1. Kiến thức:
1.1. Nâng cao những hiểu biết của học sinh về vấn nạn hút thuốc lá điện tử trong trường
học.
1.2. Biết được thuốc lá điện tử là gì, nhận thức được những tác hại, thực trạng sử dụng và
hậu quả của việc hút thuốc lá điện tử
2. Kỹ năng:
2.1. Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
2.2. Rèn luyện kỹ năng sáng tạo.
3. Thái độ:
3.1. Có ý thức và trách nhiệm trong vấn đề phòng chống thuốc lá điện tử trong nhà
trường.
3.2. Có lối sống lành mạnh, tránh xa thuốc lá điện tử.

II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động:


Hoạt động theo mô hình nhóm: Học sinh được chia làm 4 nhóm, mỗi tổ là một
nhóm.
1. Hoạt động khởi động: xem clip về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử.
3. Phần thi “Thử tài diễn xuất”: Lớp chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm các vai xã hội
như nhà báo, biên tập viên, phụ huynh, giáo viên, để từ những vai xã hội trên, nói lên
nguyên nhân, thực trạng và tác hại của thuốc lá điện tử đối với giới trẻ hiện nay.
2. Phần thi kiến thức: “Lăng kính học trò”
4. Hoạt động vẽ tranh cổ động: “Vì một môi trường không khói thuốc”
III. Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
* Hoạt động 1: Khởi động
- Chuẩn bị video về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong giới trẻ hiện nay.
- Chuẩn bị những tài liệu về thuốc lá điện tử và tác hại của nó đến với sức khỏe con người.
- Xây dựng nội dung dẫn dắt vào chủ đề tác hại của thuốc lá điện tử.
- Chọn một 4 học sinh đại diện cho 4 nhóm nhận xét những vấn đề được xem trên video.
- Nhận xét, góp ý, bổ sung kiến thức cho học sinh.
* Hoạt động 2: Thử tài diễn xuất
- Nghiên cứu kỹ nội dung hoạt động 2, tự điều chỉnh để xây dựng nội dung hoạt động
cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp mình.
- Chia 4 nhóm thành các vai khác nhau: Nhà báo, biên tập viên, phụ huynh, giáo viên.
- Giao nhiệm vụ cho 4 nhóm, đề xuất ý tưởng cho các nhóm.
- Duyệt các ý tưởng của học sinh và chỉnh sửa nội dung, kịch bản biểu diễn của các
nhóm sao cho phù hợp.
* Hoạt động 3: Phần thi kiến thức “lăng kính học trò”
- Định hướng nội dung hoạt động 3, giao nhiệm vụ cho học sinh.
- Giáo viên chuẩn bị bảng trắng, bút dạ viết bảng.
- Thiết kế bảng tiêu chí đánh giá phần trình bày của học sinh.
- Chuẩn bị những câu hỏi định hướng kèm theo và những thông tin liên quan.
* Hoạt động 4: Vẽ tranh cổ động “Vì một môi trường không khói thuốc”
- Định hướng nội dung hoạt động 3, giao nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị giấy và
màu vẽ.
- Nêu chủ đề và đề xuất các ý tưởng cho học sinh.
- Giám sát hoạt động của các nhóm.
2. Học sinh:
* Hoạt động 1: Khởi động
Chuẩn bị những tài liệu về thuốc lá điện tử trong học đường.
Chuẩn bị những nhận xét của bản thân về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử.
* Hoạt động 2: Thử tài diễn xuất
Các nhóm thảo luận, lên kịch bản, những công việc cần phải chuẩn bị, đạo cụ, dự kiến phân công
tiến hành, cụ thể:
+ Chuẩn bị các tài liệu, bài viết, báo cáo về vấn đề hút thuốc lá điện tử trong nhà trường.
+ Lên kịch bản, phân công diễn viên, trợ diễn.
+ Chuẩn bị đạo cụ cho diễn kịch.
+ Diễn tập, chỉnh sửa nội dung kịch bản sao cho hợp lý.
* Hoạt động 3: Phần thi kiến thức “lăng kính học trò”
Học sinh chuẩn bị những tài liệu, kiến thức liên quan đến hậu qủa của thuốc lá điện tử và
các giải pháp phòng chống vấn nạn thuốc lá điện tử trong giới trẻ.
Học sinh tự phân công công việc cho các thành viên trong nhóm.
* Hoạt động 4: Vẽ tranh cổ động “Vì một môi trường không khói thuốc”
Học sinh lên ý tưởng về bố cục, màu sắc, ý nghĩa, đặt tên cho bức tranh.
Học sinh phân công công việc cho các thành viên trong nhóm mình.
Học sinh chuẩn bị giấy A2, màu vẽ, bút vẽ, tẩy, … để vẽ tranh.
Học sinh chuẩn bị bài thuyết trình trình bày về ý tưởng và nghĩa của bức tranh cổ động.

IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động:


Tên hoạt Nội dung hoạt động Người thực
động hiện
(Thời gian)
Hoạt động 1: Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động. Giáo viên, MC,
Khởi động Giáo viên phát một video về việc rất nhiều người trẻ ở Hà đại diện của
(15 phút) Nội sử dụng thuốc lá điện tử và tác hại của nó đối với sức các nhóm.
khỏe con người.
Đại diện của các nhóm bày tỏ quan điểm cá nhân về thuốc lá
điện tử và tác hại của nó đến với sức khỏe con người.
Hoạt động 2: Học sinh chia làm 4 nhóm và thảo luận trong vòng 5 phút sau Giáo viên, MC,
Thử tài diễn đó sẽ thực hiện hoạt động trình diễn, diễn xuất về vấn đề cả lớp, các diễn
xuất (30 phút) thuốc lá điện tử trong các vai bốc thăm được như sau: viên của nhóm
-Dưới góc nhìn của giáo viên
-Dưới góc nhìn của phụ huynh
-Dưới góc nhìn của biên tập viên
-Dưới góc nhìn của nhà báo

Hoạt động 3: Học sinh chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm được phát một tấm Giáo viên, MC,
Phần thi kiến bảng trắng và bút dạ để điền câu trả lời. cả lớp
thức “lăng Giáo viên đưa ra câu hỏi:
kính học trò” Câu 1: Hãy nêu những hậu quả của thuốc lá điện tử đối với
(15 phút) con người và xã hội?
Câu 2: Hãy nêu những biện pháp để phòng tránh và giảm
thiểu vấn nạn thuốc lá điện tử trong học đường.
Học sinh thảo luận nhóm và viết các đáp án vào bảng, sau 10
phút, học sinh trình bày đáp án.
Giáo viên kiểm tra đáp án, giải thích và bổ sung.
Nhóm nào trình bày được nhiều đáp án hợp lệ hơn thì nhóm
đó chiến thắng.
Hoạt động 4: Học sinh chia làm 4 nhóm, mỗi nhóm vẽ một bức tranh cổ Giáo viên, MC,
Vẽ tranh cổ động về chủ đề: “vì một môi trường không khói thuốc” cả lớp
động “Vì một Bức tranh phải có bố cục, màu sắc rõ ràng, có ý nghĩa về việc
môi trường tuyên truyền phòng chống tác hại của thuốc lá điện tử. Có tên
không khói ấn tượng, phù hợp với chủ đề.
thuốc” (25 Sau khi hoàn thiện bức tranh, các nhóm cử đại diện lên thuyết
phút) trình về sản phẩm của nhóm mình, bao gồm nội dung, ý
nghĩa và đưa ra được thông điệp phù hợp với chủ đề.
V. Kết thúc hoạt động (5 phút)
- Giáo viên nhận xét về tinh thần tham gia của lớp, đánh giá kết quả đạt được sau hoạt
động.
- Giáo viên nhận xét về sản phẩm của học sinh (tranh cổ động, bao gồm cả phần thuyết
trình của học sinh.
- Giáo viên tuyên dương những cá nhân học sinh và tổ chức có nhiều ý kiến hay, thiết
thực, đánh giá về khả năng tổ chức và điều hành hoạt động của học sinh.
VI. Rút kinh nghiệm, bổ sung:
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KIẾN TẬP GIÁO DỤC

You might also like