You are on page 1of 4

A.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG


*Phương pháp trực quan
a.Mục tiêu: Tạo hứng thú cho học sinh sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
b.Nội dung: Giáo viên nêu câu hỏi học sinh trả lời.
c.Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên trực quan các hình ảnh về
thực trạng và đặt câu hỏi.
Câu hỏi: Mỗi hình ảnh gợi cho em liên tưởng đến vấn đề nào?
Hình ảnh 1: Hình ảnh bạo lực học đường.
Hình ảnh 2: Hình ảnh về sự ảnh hưởng mạng xã hội đến học sinh.
Hình ảnh 3: Hình ảnh thói vô cảm.
Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát hình ảnh và suy nghĩ
trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả: Giáo viên gọi 1-2 học sinh trình bày (sử dụng kỷ
thuật trình bày 1 phút).Các học sinh còn lại lắng nghe và nhận xét.
Bước 4: Giáo viên đánh giá kết quả thực hiện: Giáo viên nhận xét đánh giá
dẫn dắt vào bài học.
Dẫn dắt vào bài học: Mỗi hình ảnh đã gợi ra một vấn đề trong đời sống xã hội,
tốt có, xấu có như: lòng biết ơn, nghị lực sống của con người hay thói xấu vô
cảm, trễ hẹn…Vậy làm thế nào để có thể viết bài văn nghị luận thuyết phục mọi
người từ bỏ thói xấu hoặc làm theo những việc tốt? Tiết viết “Viết bài văn nghị
luận về một vấn đề xã hội” sẽ giúp các em trả lời câu hỏi này.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
* Phương pháp vấn đáp
Hoạt động 2: Phân tích ngữ liệu tham khảo
Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức: Ngữ liệu và hệ thống câu hỏi trong SGK
Bước 2: Thiết kế hệ thống câu hỏi
Câu 1: Các em hãy cho biết bài viết bàn về vấn đề gì?
Câu 2: Em hãy nhận xét về hệ thống các luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn
bản?
Câu 3: Em hãy cho biết bài viết đã sử dụng những cách thức nào để phần mở
bài và kết bài gây ấn tượng?
Câu 4: Em hãy chỉ ra cách lập luận của tác giả khi trao đổi với ý kiến trái chiều
có gì đáng lưu ý?
Bước 3: GV đặt câu hỏi
Bước 4: Cá nhân HS trả lời, nhận xét lẫn nhau và bổ sung ý kiến (kĩ thuật
trình bày 1 phút)
Bước 5: GV nhận xét, đánh giá kết quả.
*Phương pháp nêu giải quyết vấn đề
- Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức: hình thành kiến thức
- Bước 2: GV xác định tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết.
+ Tình huống: Nếu em là một nạn nhân của bạo lực trên không gian mạng thì
em sẽ đối diện hay giải quyết vấn đề này như thế nào? Vì sao em lại làm như
vậy?
+ Hướng dẫn HS giải quyết:
• Bạo lực không gian mạng với em có đáng sợ không?
• Em có cái nhìn tích cực hay tiêu cực về vấn đề này?
• HS sử dụng kĩ thuật động não để đưa ra hướng giải quyết vấn đề.
- Bước 3: GV nêu tình huống có vấn đề, hướng dẫn HS giải quyết cho HS
làm cá nhân.
HS dùng kĩ thuật động não để giải quyết vấn đề.
- Bước 4: HS trình bày cách giải quyết, cá nhân trình bày
- Bước 5: GV nhận xét
+ Giải quyết vấn đề theo hướng như sau:
• Chặn tài khoản mạng xã hội và tin nhắn bạo lực.
• Lưu giữ bằng chứng bạo lực.
• Nói chuyện với người đáng tin cậy.
• Hạn chế công khai quá nhiều thông tin, hình ảnh trên không gian mạng.
• Báo cơ quan chức năng để có sự hỗ trợ.
• Tránh kích thích đối tượng xấu.
• Đặt lại tất cả mật khẩu.
*Phương pháp thảo luận nhóm
Bước 1: Xác định đơn vị kiến thức: nội dung trọng tâm.
Bước 2: Chuyển giao nhiệm vụ
GV chia lớp thành 4 nhóm cùng thảo luận về chủ đề GV đặt ra theo kỹ
thuật “khăn trải bàn” để hoàn thành phiếu học tập trong thời gian 15 phút. 7
phút đầu HS làm bài cá nhân, 8 phút sau HS thảo luận và thống nhất ý kiến vào
PHT.
Yêu cầu: Hiện nay, bạo lực học trên không gian mạng đang là vấn đề
nhức nhối tồn tại trong xã hội. Các em hãy cho biết nguyên nhân, hậu quả và
biện pháp ngăn chặn vấn nạn này. Từ đó rút ra dàn ý chi tiết cho bài viết “Viết
văn bản nghị luận về vấn nạn bạo lực trên không gian mạng”.
Bước 3: HS thực hiện nhiệm vụ
HS tiến hành phân chia nhiệm vụ theo yêu cầu của GV
Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện
GV chọn 2 nhóm trình bày sản phẩm trước lớp. Các nhóm còn lại lắng
nghe, quan sát và đặt câu hỏi.
Bước 5: Đánh giá kết quả.
- GV nhận xét, góp ý.
- GV chốt lại kiến thức và rút ra dàn ý.
Dàn ý chi tiết:
a. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận xã hội: Bạo lực
mạng.
b. Thân bài:
- Giải thích khái niệm: Bạo lực mạng là tình trạng gửi cho người khác những
tin nhắn quấy rối hoặc gây tổn thương thông qua các mạng xã hội như
Facebook, Twitter, Instagram… Điều đáng nói, nhiều khi nạn nhân không biết
người gửi tin nhắn hay bình luận “xấu” về mình là ai. So với bắt nạt trực diện,
vấn đề bạo lực mạng cũng để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng.
- Thực trạng:
+ Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến. Tại Việt Nam những mạng xã hội
phổ biến như facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở
những lứa tuổi khác nhau.
+ Trên MXH, con người cư xử với nhau theo nhiều cách, có người trang nhã,
lịch sự nhưng cũng có người thô lỗ. Dù không quen biết nhưng chỉ qua một hình
ảnh, một bài viết, họ vẫn sẵn sàng chửi bới, ném đá nhau, dẫn tới xô xát thật
ngoài đời.
+ Bạo lực mạng là hành vi xúc phạm danh dự, tổn hại đến nhân phẩm, xúc
phạm thân thể của người khác. Đây là hành vi vô đạo đức, ảnh hưởng tới uy tín,
để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng cho người bị hại.
+ Nhiều người dùng mạng xã hội để giải tỏa bức xúc, làm phương tiện để nói
xấu và nhục mạ người khác.
- Biểu hiện: Lăng nhục mọi người qua mạng xã hội, lôi kéo mọi người chửi rủa
người khác. Lan truyền thông tin chưa được chứng thực hoặc những video xúc
phạm danh dự người khác.
- Nguyên nhân:
+ Nguyên nhân chủ quan: Do ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa
tốt; nhiều bản trẻ muốn “chứng minh” bản thân mình, muốn được mọi người
công nhận quan điểm của mình.
+ Nguyên nhân khách quan: Do ảnh hưởng từ môi trường sống, hiểu biết kém,
chưa được giáo dục tử tế, “hùa” theo số đông…
- Hậu quả:
+ Hành vi này để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về tinh thần, sức khỏe, thậm
chí là tính mạng người khác.
+ Bạo lực mạng khiến xã hội trở nên xấu xí hơn, dẫn tới nhiều xung đột, cãi vã,
thậm chí là bạo lực ở ngoài đời.
- Giải pháp: Mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, hạn chế tối đa việc sử
dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Nâng cao nhận thức,
nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện.
c. Kết bài:
Tổng kết lại vấn đề, đó là bạo lực mạng. Rút ra bài học và liên hệ bản thân.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
*Sử dụng kĩ thuật tia chớp
a. Mục tiêu: Củng cố kiến thức cho học sinh
b. Nội dung: Giáo viên cho học sinh tham gia trò chơi
c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS cho học sinh chơi trò chơi “ Hộp quà may mắn”. Luật chơi GV sẽ
mở hộp quà mà HS chọn. Trong mỗi hộp quà sẽ là một câu hỏi. GV sẽ gọi một
bạn ngẫu nhiên trả lời đó. HS nào trả lời đúng sẽ nhận được một phần quà.
Hộp quà 1: Em hãy liệt kê những yêu cầu đối với bài viết nghị luận về một vấn
đề xã hội?
Hộp quà 2: Em hãy nêu luận điểm cần có của một bài viết văn bản nghị luận về
một vấn đề xã hội?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS tham gia trò chơi.
Bước 3: Báo cáo kết quả (Sử dụng kĩ thuật tia chớp)
HS trả lời câu hỏi trong hộp quà đã chọn.
Bước 4: Đánh giá
GV đánh giá và nhận xét câu trả lời của học sinh.

You might also like