You are on page 1of 3

1.

Các bước thao tác lập luận

 Với hiện tượng xấu:

Thực trạng - Nguyên nhân - Hậu quả - Giải pháp - Liên hệ bản thân- Bài học

 Với hiện tượng tốt:

Thực trạng - Nguyên nhân - Liên hệ bản thân - Bài học

a. Thực trạng
Trong phần này, chúng ta sẽ cần nêu ra thực trạng của vấn đề đề bài đang bàn tới. Để bài viết
thêm tăng thêm độ tin cậy, chị khuyến khích chúng mình có thể phân tích thực trạng dựa trên các
góc độ sau:

 Xã hội
 Gia đình
 Bản thân
 Thế giới
 …

b. Nguyên nhân
Trong quá trình đưa ra nguyên nhân, em cần đảm bảo phân tích trên hai khía cạnh sau:

 Nguyên nhân khách quan


 Nguyên nhân chủ quan

c. Hậu quả
Khi đi phân tích hậu quả, chúng mình cũng sẽ cần nhìn nhận ở các góc độ:

 Hậu quả của vấn đề với bản thân chúng ta


 Hậu quả với người thân xung quanh
 Hậu quả với xã hội, cộng đồng

d. Giải pháp - LHBT - bài học


Đây sẽ là phần em đưa ra giải pháp để có thể giải quyết vấn đề này, đồng thời trong quá trình nêu
ra giải pháp em có thể song song liên hệ với bản thân mình và đưa ra bài học chung cho mọi
người.
2. Một số lưu ý

 Trong quá trình lập luận, chúng mình cần song song nêu ra những dẫn chứng về số liệu
cụ thể để tăng độ xác thực cho bài viết.
 Trong khi viết nếu bị bí ý tưởng, em có thể mã hóa câu hỏi theo cách tự đặt ra câu hỏi
cho bản thân.

Ví dụ: Vì sao lại có vấn đề này? Liệu rằng vấn đề này trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới đất nước,
xã hội, nền kinh tế ra sao?,....
 Do là dạng hiện tượng đời sống nên sẽ yêu cầu các dẫn chứng, lập luận cụ thể, có thông
tin xác thực hơn là do cảm tính. Vậy nên trong dạng bài này, chúng mình không nên cho
quá nhiều yếu tố biểu cảm nhé!

B. TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ

1. Các bước lập luận


Khái niệm - Biểu hiện - Ý nghĩa - Bàn luận mở rộng - Liên hệ, bài học
a. Khái niệm
Ở dạng đề tư tưởng đạo lý, đề sẽ thường có thể là:

 Một câu nói: Xác định từ khóa trọng tâm -> Giải nghĩa đen, nghĩa bóng -> Xác định ý
nghĩa câu nói (Vấn đề nghị luận)
 Một câu chuyện/ thơ: Tìm chi tiết, hình ảnh, hình tượng nhân vật quan trọng (lặp lại,
xuất hiện nhiều lần hoặc tạo ra sự thay đổi đột ngột cho câu chuyện/ bài thơ) -> Xác định
ý nghĩa, thông điệp chính của câu chuyện/ bài thơ (Vấn đề nghị luận)
 Vấn đề cụ thể: Giải thích vấn đề nghị luận
 Tranh/ ảnh: Sử dụng trí tưởng tượng tìm ra các cách nhìn hình ảnh khác nhau -> Giải
thích hình ảnh gọi ra vấn đề nghị luận nào -> Giải thích vấn đề nghị luận

b. Biểu hiện
Nêu ra các biểu hiện cụ thể của vấn đề nghị luận trong cuộc sống dựa trên các đối tượng:

 Học sinh
 Cộng đồng, xã hội chung

c. Ý nghĩa
Đây chính là phần để giúp các em có thể thể hiện quan điểm cá nhân, ý kiến, góc nhìn của bản
thân nên hãy có gắng tận dụng để sắp xếp những luận điểm sáng của mình lên trên đầu để giáo
viên khi chấm sẽ có những ấn tượng tốt ngay nhé. Có một số hướng sau để chúng mình có thể
khai thác những luận điểm tốt:

 Ý nghĩa của VĐNL


 Nếu không có VĐNL thì sao?

d. Bàn luận mở rộng


Có một trong hai cách sau để các em có thể lựa chọn trong phần mở rộng, hoặc cũng có thể lựa
chọn cả hai nhé:

 Mở rộng vấn đề: Em có thể mở rộng quy mô nhìn nhận vấn đề ra tầm xã hội, tương lai
hoặc có thể tìm ra phần chưa hoàn thiện trong đề bài để bổ sung giúp ý kiến hoàn chỉnh
hơn.
 Phản đề: Nếu không có VĐNL này trong xã hội thì sao?

e. Liên hệ, bài học


Liên hệ bản thân và đưa ra bài học về nhận thức và hành động cho bản thân, cá nhân và cả tập
thể.

You might also like