You are on page 1of 5

Dàn ý nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm - mẫu 3

1/ Mở bài
Giới thiệu, dẫn dắt tư tưởng, đạo lý cần bàn luận và mở ra hướng giải quyết cho tư tưởng, đạo lý đó.

2/ Thân bài

Luận điểm 1: Giải thích về tư tưởng, đạo lý cần bàn luận

Giải thích rõ nội dung, tư tưởng đạo lý đó, đồng thời giải thích rõ các từ ngữ, khái niệm, thuật ngữ,
nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).

Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý của đề bài

Lưu ý: Bám sát vào tư tưởng, đạo lý mà đề bài yêu cầu, tránh những suy nghĩ mang tính tùy tiện, chủ
quan.

Đi từ yếu tố nhỏ đến yếu tố lớn: giải thích từ ngữ, hình ảnh trước rồi mới khái quát ý nghĩa của toàn bộ
tư tưởng, đạo lý.

Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh

Nêu ra mặt đúng của tư tưởng, đạo lý đó

Dùng những lý lẽ, lập luận và dẫn chứng xảy ra trong xã hội thực tế để chứng minh.

Chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống văn hóa xã hội

Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề

Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý đó

Đưa ra dẫn chứng minh học, những tấm gương có thật trong đời sống

Luận điểm 4: Rút ra bài học và hành động

Đưa ra kết luận đúng để thuyết phục được người đọc và áp dụng đạo lý, tư tưởng đó vào thực tiễn đời
sống.

3/ Kết bài

Đánh giá khái quát về ý nghĩa tư tưởng đạo lý nghị luận

Mở ra hướng suy nghĩ mới và mong muốn bản thân.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen không đội mũ bảo hiểm
I/ Mở bài

Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận: Thói quen không đội mũ bảo hiểm trở thành vấn đề nóng trong xã hội,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người.

II/ Thân bài

1/ Thực trạng về ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

- Hầu hết, mọi người dân khi tham gia giao thông đều đã có ý thức đội mũ bảo hiểm.

- Tuy nhiên vẫn còn một số người dân thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, coi việc đội mũ
là ép buộc, hoặc đội một cách đối phó.
2/ Nguyên nhân

- Nhiều người cưa ý thức, chưa thấy hết được tầm quan trọng, giá trị to lớn của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông.

- Lối sống buông thả, xem thường pháp luật, sự an toàn của bản thân và những người xung quanh mình.

- Lối sống thích thể hiện cá tính của một số thanh thiếu niên hiện nay

3/ Hậu quả

- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông là lối sống văn minh, đảm bảo an toàn cho bản thân và những người
xung quanh

- Thiếu ý thức không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm luật giao thông và lại để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Việc
không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông nếu chẳng may xảy ra tai nạn sẽ để lại hậu quả đến tính mạng, ảnh
hưởng và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.

- Trở thành người vô ý thức, ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh.

4/ Biện pháp

- Cần tăng cường tuần tra, giám sát và nâng cao các chế tài xử lí đối với những hành vi vi phạm.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tới mọi người dân trên toàn đất nước để người dân thấy được tầm
quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm.

III/ Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Dàn ý thuyết phục người khác từ bỏ thói quen thức khuya


1. Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen thức khuya.

2. Thân bài:

* Trình bày thực trạng hiện nay:

- Nhiều người thức đến hai, ba giờ sáng để chơi game, xem phim, lướt mạng xã hội,...

* Chỉ ra tác hại của việc thức khuya:

- Ảnh hưởng đến sức khỏe: gây đau đầu và suy giảm trí nhớ,...

- Ảnh hưởng tới tinh thần: không ngủ đủ sẽ làm con người dễ cáu gắt, uể oải.

- Hệ luỵ: con người thường ngủ bù vào sáng sớm -> dễ làm trễ giờ, lỡ kế hoạch,...

* Lợi ích của việc từ bỏ thói quen này:

- Sức khỏe, tinh thần được cải thiện.

* Đề xuất một số giải pháp để từ bỏ thói quen này:

- Sắp xếp thì giờ sinh hoạt, học tập hợp lí.

- Hạn chế sử dụng mạng xã hội trước khi đi ngủ.

- Cài báo thức nhắc nhở giờ đi ngủ.

3. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của việc từ bỏ thói quen thức khuya.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ quan niệm kì thị người khuyết tật


1. Mở bài: giới thiệu ngắn gọn vấn đề: cần từ bỏ quan niệm kỳ thị người khuyết tật.

2. Thân bài.

a) Giải thích quan niệm:

Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khuyết tật vì lý do khuyết tật của người đó.

b) Nguyên nhân của việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật:
- Nhận thức của người dân về chính sách và quyền của người khuyết tật còn nhiều hạn chế.

- Một số người còn có nhận thức sai lầm về người khuyết tật, có những quan niệm mê tín dị đoan không nên có hay
một số quan niệm nhân quả kiếp trước, …

c) Hậu quả của việc kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật:

- Kỳ thị và phân biệt đối xử đối với người khuyết tật là những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến việc người khuyết tật
không được hòa nhập vào các hoạt động văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội của cộng đồng.

- Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao và dẫn đến trình độ học vấn thấp đối với người khuyết
tật và cũng là nguyên nhân khiến nhiều người khuyết tật mất cơ hội kết hôn và sinh con trong khi đây là những vấn
đề rất quan trọng về mặt văn hoá.

3. Kết bài: khẳng định lại vấn đề.

Mỗi chúng ta phải biết thông cảm, sẽ chia và giúp đỡ những người khuyết tật khi họ gặp khó khăn, cần từ bỏ quan
niệm kì thị người khuyết tật ngay từ bây giờ.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen đi học muộn


1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: việc học sinh đi học muộn.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.

2. Thân bài

a. Thực trạng

Ở các trường học khắp nơi, đầu mỗi buổi học không khó để bắt gặp tình trạng các bạn học sinh đi học muộn, tiếng
trống báo hiệu vào lớp đã vang lên trước đó nhưng vẫn còn có nhiều bạn chưa đến trường, ở ngoài cổng trường
hoặc bắt đầu vào trường.

b. Nguyên nhân

 Do ý thức chủ quan của các bạn học sinh chưa tốt, chưa chủ động trong cuộc sống của chính mình cũng như
chưa tôn trọng thời gian của mình.
 Do cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, việc rèn luyện tầm quan trọng của việc tiết
kiệm thời gian cho con em mình chưa thực sự đạt được hiệu quản.
 Nhà trường chưa giám sát và xử lí nghiêm khắc những trường hợp đi học muộn, tái phạm việc đi học muộn
nhiều lần.
c. Hậu quả

 Việc học của các em bị trì trệ, tâm lí hớt hải, việc chủ động trong học tập chưa thực sự tốt và hiệu quả học tập
từ đó sẽ bị giảm sút.
 Ảnh hưởng đến thầy cô, những bạn học sinh khác đã có mặt đúng giờ, ảnh hưởng đến sự thi đua, thành tích
của cả lớp học.
 Hình ảnh đi học muộn của học sinh ngày càng phổ biến sẽ khiến cho môi trường học đường bị ảnh hưởng tiêu
cực, sẽ ngày càng nhiều bạn học sinh vi phạm hơn.
d. Giải pháp

 Đầu tiên bạn phải là một người biết coi trọng thời gian và đơn giản là có ý thức tôn trọng người khác và tôn
trọng chính bản thân mình.
 Phải lên kế hoạch làm việc và đến chỗ hẹn đúng giờ, lập cho mình một thời gian biểu khoa học và thường
xuyên theo dõi nó để chắc rằng mình không bỏ quên các cuộc hẹn.
 Nhà trường cũng cần giám sát và kỉ luật nghiêm khắc hơn nữa những học sinh có tình trạng đi học muộn nhiều
lần.
3. Kết bài

Khái quát lại vấn đề nghị luận: việc học sinh đi học muộn.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh
1. Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề cần thuyết phục: từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh.

2. Thân bài:
- Giải thích thế nào là thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc kháng sinh:

Thuốc kháng sinh là "những chất kháng khuẩn (antibacterial substances) tạo ra bởi các chủng vi sinh vật (nấm, vi
khuẩn, Actinomycetes) có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi sinh vật khác".

- Trình bày hiện trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay trong cộng đồng:

 Ra hiệu thuốc và yêu cầu dược sĩ bán thuốc kháng sinh mà không cần kê đơn.
 Cầm đơn thuốc cũ để mua cho bệnh mới.
 Một số trường hợp bệnh nhẹ chưa cần thiết phải sử dụng kháng sinh nhưng bác sĩ vẫn tiến hành kê toa.
- Nêu ra những lí do để từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

 Lạm dụng thuốc kháng sinh làm lãng phí tiền bạc.
 Lạm dụng thuốc kháng sinh gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
 Lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến tình trạng kháng thuốc kháng sinh, gây nguy hiểm cho tính mạng,...
- Phản biện lại quan điểm chưa đúng hoặc không đồng tình của những người có thói quen lạm dụng thuốc kháng
sinh.

- Đề xuất giải pháp từ bỏ thói quen lạm dụng thuốc kháng sinh:

 Hiểu đầy đủ về tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh.
 Khi có bệnh cần đi khám, mua và sử dụng thuốc theo đúng toa đã ghi.
3. Kết bài:

- Khái quát, khẳng định lại vấn đề.

Dàn ý thuyết phục từ bỏ thói quen vứt rác bừa bãi


Bước 1: Chuẩn bị viết

- Xác định đề tài: chọn một thói quen cần từ bỏ: Xả rác, chất thải không đúng nơi quy định.

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc

+ Mục đích viết: thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen có hại

+ Người đọc bài viết của bạn có thể là thầy cô giáo bộ môn, bạn bè cùng lớp, phụ huynh,...

- Thu thập tư liệu: Có thể thu thập từ truyền thông và từ những quan sát, trải nghiệm đời sống của chính bạn; nên ưu
tiên thu thập tư liệu liên quan đến tác hại hay mặt trái của thói quen hoặc quan niệm mà mình muốn bác bỏ.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Tìm ý

 Xác định hướng nghị luận về vấn đề: chẳng hạn bạn sẽ tập trung khẳng định hay bác bỏ hay kết hợp khẳng
định với bác bỏ khi nghị luận về vấn đề.
 Ghi lại bất cứ ý tưởng nào nảy sinh trong đầu trong quá trình thu thập tài liệu và tìm ý cho bài viết.
 Phác hoạ một số luận điểm chính, rồi tìm lí lẽ, bằng chứng cho các luận điểm ấy.
Lập dàn ý: Bạn sắp xếp nội dung các phần mở bài, thân bài, kết bài; các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong thân
bài.

Dàn ý thuyết phục bạn từ bỏ thói quen nghiện điện tử


1. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về trò chơi điện tử và tác hại của chúng

2. Thân bài

- Khái niệm của trò chơi điện tử và khẳng định điện tử là con dao hai lưỡi

- Hiện trạng sử dụng trò chơi điện tử của giới trẻ

- Lợi ích mà trò chơi điện tử mang lại

- Bên cạnh đó, nếu không sử dụng đúng mục đích sẽ để lại rất nhiều tác hại không thể lường trước

- Một số biện pháp để từ bỏ nghiện điện tử


3. Kết bài

- Hãy sử dụng trò chơi điện tử một cách thông minh, đúng với mục đích ban đầu nó mang lại

You might also like