You are on page 1of 12

3.

Phạm vi nghiêm cứu


- Để đúc kết được những khảo sát có tính xác thực thì chúng em đã thực hiện
phạm vi nghiên cứu ở toàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào đó có thể ra được
những con số chuẩn xác nhất về lối tư duy của nhiều người và nhiều ý kiến
được đưa ra để tham khảo thêm về lối tư duy của nhiều người trong xã hội hiện
nay
-Tư duy phản biện là một kỹ năng tư duy quan trọng được áp dụng trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như triết học, tâm lý học, giáo dục, luật pháp, và các ngành
khoa học xã hội. Phạm vi nghiên cứu của tư duy phản biện có thể bao gồm các
chủ đề như:
1/Đánh giá chính sách và quyết định hành chính: Tư duy phản biện được sử
dụng để đánh giá tính logic và hiệu quả của các chính sách và quyết định hành
chính.
2/ Trong lĩnh vực giáo dục: Tư duy phản biện giúp học sinh phát triển khả năng
phân tích, đánh giá và suy luận về các vấn
Những vấn đề lý luận cơ bản
Tư duy lý luận là quá trình mà hiện thực khách quan được phản ánh một cách
gián tiếp, trừu tượng và khái quát hóa bằng hệ thống khái niệm, phạm trù quy
luật.Ở đó, chủ thể nhận thức sử dụng ngôn ngữ và tư duy để nắm bắt những mối
liên hệ bản chất, khám phá những quy luật vận động nội tại tiềm ẩn trong đối
tượng nhận thức của con người.Tư duy lý luận có những đặc điểm cơ
bản sau Một là, sự xuất hiện của tư duy lý luận gắn liền với hoạt động thực tiễn
của con người.
Những tri thức lý luận được duy trì và hoạt động thông qua hệ thống khái niệm,
phạm trù, quy luật. Những tri thức khoa học mà loài người đã đạt được từ xưa
đến nay và luôn luôn được vận dụng một cách tiện lợi vào thực tiễn sinh động,
phong phú để không ngừng bổ sung, hoàn thiện và phát triển.
-Hiện nay, hằng ngày chúng ta đều sử dụng hoạt động cuộc sống bằng cách suy
nghĩ về các vấn đề trong một ngày làm việc. Chúng ta luôn suy nghĩ vào mọi
lúc mọi vụ việc, từ những chuyện bé đến những chuyện lớn trong cuộc sống lúc
nào trong đầu chúng ta cũng xuất hiện những câu chuyện hay những câu hỏi về
nó. Đó có thể gọi là tư duy đời sống, ở xã hội hiện tại có rất nhiều vấn đề chúng
ta phải đối mặt với chúng từ những điều của đời thật hay mạng xã hội thì nó
luôn chiếm một phần trong cuộc sống của chúng ta. Thế cho nên , để có thể
sáng suốt trong hành trình tiến hoá lên công dân 4.0 văn minh thì chúng ta cần
luyện cho bản thân một tư duy phản biện hay tư duy logic thật tốt để có thể áp
dụng nó vào đời sống.
-Tuy vậy chúng ta vẫn thường bị chi phối bởi cảm xúc hay các linh cảm khi đưa
ra một quyết định nào đấy. Người có tư duy phản biện sẽ luôn đặt ra những câu
hỏi liên quan đến các vấn đề của họ, và sau đó họ sẽ tìm cách giải đáp các câu
trả lời ấy bằng cách áp dụng vào những tình huống đời sống bình thường.
Người có tư duy phản biện tốt sẽ không quan trọng mình nhớ được bao nhiêu,
thứ quan trọng với họ là cách họ học tập trong những tình huống giả định.
-Tư duy phản biện chính là những móc nối của chúng ta đối với xã hội, khi con
người là một động vật cấp cao trong tất cả các giống loài chính là nhờ vào khả
năng suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta biết được những suy toán hay những tư
duy mà các giống loài khác không thể làm được thế cho nên tư duy logic chính
là một phần quan trọng trong cách tồn tại của loài người. Và ở thời đại 4.0 này
nơi mạng xã hội là một thứ cần thiết không thể thiếu của nhân loại thì tư duy
phản biện còn quan trọng hơn và cần được trang bị kĩ càng hơn. Bởi vì mạng xã
hội là một nơi công cộng tất cả đều có quyền lên tiếng để nói lên tiếng nói của
mình nhưng sẽ có nhiều người lợi dụng nó để khiến nó trở thành bạo lực mạng
hay bạo lực ngôn từ. Đúng với tư duy phản biện thì chúng ta không duy trì cuộc
trò chuyện để phê phán hay lên án một vấn đề đấy một cách gây gắt mà là cùng
nhau thảo luận về những nút thắc của vấn đề một cách bình tĩnh và có văn hoá.
Tư duy phản biện chính là đánh giá một con người qua những lời nói hay những
câu từ về vấn đề nào đấy
-Nhưng muốn sử dụng tư duy phản biện một cách đúng đắn thì chúng ta phải
phân biệt được đâu là phản biện một cách hợp lý hay là những lý lẻ ngang tàn.
Chúng ta phải đưa ra được những lập luận hợp lí thống nhất được với nhau về
mặt ý kiến hay những ý tưởng để từ đó phát triển ra những tư duy lớn hơn và tốt
hơn.
-Vấn đề tư tưởng được Engels phát triển và thảo luận trong nhiều cuốn sách.
Trong tác phẩm "Chống Dühring", ở phần đầu mang tên "Triết học", bàn luận
với Ô. Trước câu hỏi về các nguyên tắc , Ph. Engels viết "Nếu một người hỏi ý
thức tư duy, là gì và chúng đến từ đâu, thì người ta phát hiện ra rằng chúng là
sản phẩm của bộ não con người và của bản thân con người, một
sản phẩm của thế giới tự nhiên, một sản phẩm lớn lên trong một môi trường
nhất định và cùng với môi trường đó
Engels về bản chất của tư tưởng lý luận, sự hình thành của tư tưởng lý luận và
vai trò của nó không chỉ có tầm quan trọng lớn vào thời điểm của
luận án tiến sĩ. - thời điểm cần tìm hiểu và nắm vững điều kiện hình thành
một loại hình lý thuyết mới, khác về chất so với các loại hình tư duy lý luận
trước đây nhưng cũng có ý nghĩa khoa học sâu sắc cho chúng tôi. nhất là đối với
Việt Nam chúng ta đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện tư duy lý luận
của mình để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước.
Tư duy ỷ lại
- Hiện nay, các loại suy nghĩ hay các hướng tư duy đã có được những tên gọi
nhất định của chúng. Như việc chúng ta lười biếng không phát huy được hết
những năng lượng của bản thân, hay những lúc không làm tròn được trách
nhiệm mình. Cùng chung một bộ phận nhưng lại cho rằng đối tượng hợp tác của
mình sẽ làm hết được các nhiệm vụ được giao thế nên bản thân không chú tâm
đến chúng. Tình trạng đó hiện nay vẫn diễn ra thường xuyên và phổ biến ở các
giới trẻ khi họ chỉ đùng đẩy trọng trách cho người khác và muốn làm phần nhẹ
nhàng cho bản thân.
- Sự thật hiện nay tư duy ỷ lại đang là xu hướng của nhiều người bị mắc phải
khi họ không thể xác định được sức nặng của trách nhiệm bản thân họ. Khi đó,
họ bắt đầu có những hành động vô trách nhiệm với những việc làm đáng lý họ
phải thực hiện
Tư duy đổ lỗi
-Từ rất lâu trong mỗi chúng ta đề đã bị nhiễm một tư duy đó là tư duy đổ lỗi.
Chúng ta ít khi nhận phần lỗi về mình mà lại đem lỗi lầm của mình đổ lên một
sự vật hay sự việc nào đó có liên quan. Chẳng hạn như khi còn nhỏ mỗi lần
chúng ta vấp ngã, thay vì phân tích cho đứa trẻ hiểu vì sao nó lại vấp ngã thì
chúng ta lại đổ lỗi cho những thứ cản đường chúng. Nhưng chúng ta không lý
giải với chúng rằng không nên chạy nhảy nhanh để xảy ra thương tích cho cơ
thể, thế cho nên tư duy đỗ lỗi đã hình thành từ bên trong con người từ rất sớm
bởi những hành động của người lớn. Và hậu quả của những sự đổ lỗi đó chính
là sau này khi lớn lên những người trẻ thường có xu hướng đổ lỗi do cuộc sống,
do vấn đề nhưng không nhìn nhận ra được lỗi của bản thân
- Mở rộng vấn đề thì tư duy đổ lỗi cũng là một phần dẫn đến cuộc sống của
chúng ta trở nên tiêu cực hơn, bị lúng sâu vào những suy nghĩ mang năng lượng
xấu ảnh hưởng đến tinh thần. Nhìn thấy sự thành công của một người thay vì
chúc mừng thì chúng ta lại có xu hướng đỗ lỗi rằng bản thân không cố gắng,
không xứng đáng có được sự công nhận đó nên khiến tinh thần chúng ta tuột
dóc và không thể hòan thành được những mục tiêu của bản thân
Tư duy vâng lời
Vì khi còn nhỏ nhiều người đã bị thuần hoá bởi tư tưởng vâng lời từ chính gia
đình hoặc từ những người lân cận. Họ đã làm giảm đi sự phản biện vốn có của
những người thế hệ trẻ trong gia đình chính mình. Do đó, khi lớn lên ra xã hội
những người trẻ có xu hướng vâng lời dễ dàng nhận sự yếu thế về phần mình
không thể phản kháng về sự bất bình của mình trong cuộc sống . Nên suy ra
ngày nay nhiều người trẻ bị mất đi cơ hội một phần nguyên nhân là do thói quen
từ nhỏ đã bị tướt đi sự phản biện trong các tình huống. Tư duy vâng lời chỉ hợp
lí vào một khoảng thời gian nhất định trong đời mỗi người.
-Tuy nhiên,tư duy vâng lời nếu có thể vận dụng tốt sẽ giúp cho hành trình thăng
tiến của bản thân trong công việc hay cuộc sống sẽ thuận lợi hơn. Chúng ta
không thể phát triển được với tư duy chống đối nhưng cũng không thể hoàn
toàn phụ thuộc vào người khác. Để tiến xa hơn trong cuộc sống hay xã hội
chính bản thân mỗi người phải có chính kiến riêng của minh, để có thể đưa ra
cái tốt cái mới lạ của bản thân.
Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Xã hội ngày nay đang là thời đại chuyển đổi số, luôn có các thông tin hằng ngày
liên tục cập nhật có nhiều định lý sáng kiến mới mỗi giây mỗi phút được đưa ra.
Thế cho nên các kiến thức hiện tại của bản thân có thể sẽ cũ trong khoản thời
gian sắp tới. Mỗi người trong chúng ta phải luôn biết tự trao đồi tự đưa ra được
nét riêng biệt của chính mình giữa muôn vàn định lý mới.

You might also like