You are on page 1of 5

Mở Đầu

1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển như vũ bão của các nền tảng website, mạng xã hội trong thời đại số đã giúp mọi
người dễ dàng hơn trong việc tiếp cận hàng ngàn thông tin ở vô số lĩnh vực và tồn tại ở nhiều
hình thức.Nói tóm lại, nguồn thông tin sẵn có và miễn phí hiện nay là vô cùng nhiều, rất rất
nhiều, rất rất đồ sộ! Vì lẽ đó mà con người ngày nay phải tạm gác lại cái thời “đọc để hiểu
biết” để bắt đầu tiến vào thời kì “hiểu biết để chọn lọc”. Kĩ năng này được chính phủ, các
công ty,tập đoàn kinh doanh đa quốc gia đều săn tìm những nhân tài đang sở hữu khả năng
này.Sinh viên khi có được kĩ năng này luôn được các công ty săn đón với rất nhiều ưu đãi.
Không những thế tầm quan trọng của tư duy phản biện đang được mọi người đặt lên hàng
đầu khi tất cả con người đang được đắm chìm trong hàng vạn kiến thức.
Một điều hiển nhiên vẫn luôn xảy ra hàng năm đó chính là trên thị trường vẫn xuất bản các
quyển sách xoay quanh vấn đề về tư duy phản biện. Người đọc khi thấy tựa đề như vậy chắc
chắn ngấm ngầm tự đặt ra cho mình một lời hứa hẹn sau khi đọc quyển sách này chắc chắn sẽ
hiểu và dùng được kĩ năng này. Bên cạnh đó các trường đại học cố gắng hết sức tạo điều kiện
cho sinh viên của mình tiếp thu được kĩ năng quý giá bằng cách tạo ra các khoá học để cải
thiện khả năng suy nghĩ cũng như hiểu và biết cách ứng dụng tư duy phản biện trong cuộc
sống.Nhờ đó mà sinh viên có thể có góc nhìn tích cực hơn, nắm bắt vấn đề dựa trên nhiều
yếu tố và quan điểm từ đó có thể đánh giá một cách có hệ thống chứ không bằng bản năng.
Chúng ta sinh ra không có sẵn những kỹ năng tư duy phản biện. Thay vào đó, chúng ta phải
học hỏi và luyện tập thì mới có thể sử dụng tốt những kỹ năng đó. Tin tốt là, ai cũng có thể
học cách tư duy phản biện! Như tất cả các quá trình tự cải thiện bản thân, học cách tư duy
phản biện bắt đầu với việc nhận ra những thứ bạn cần cải thiện. Những người có tư duy phản
biện tốt chắc chắn khả năng sáng tạo của họ không hề tầm thường. Nhờ vào tư duy phản biện
mà chúng ta có thể phân tích và nhìn vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau từ đó đưa ra nhiều
giải pháp cho một vấn đề và tạo ra sự sáng tạo. Quả thật phản biện và sáng tạo chúng luôn đi
đôi với nhau là hệ quả quan trọng và cần có nhau.
Trong bối cảnh cách mang công nghiệp 4.0 đang ngày càng trên đà phát triển vượt bậc thì
con người cũng phải có năng lực tư duy và kiến thức vững để có thể hoà nhập và giải quyết
vấn đề một cách nhanh chóng. Chính vì thế sinh viện cần có kỹ năng này càng sớm càng tốt
để chọn lọc thông tin, tiếp thu kiến thức cũng như đánh giá quan điểm. . Có rât nhiều phương
pháp để rèn luyện tư duy phản biện nhưng nó có thật sự dễ như mọi người vẫn thường nghĩ.
Liệu mọi người đã hiểu đúng kỹ năng này và cách ứng dụng của nó trong cuộc sống hay
chưa. Trong bài tiểu luận này, tôi muốn đề cập đến tầm quan trọng của tư duy phản biện đối
với sinh viên năm nhất nói riêng và mọi người nói chung.

Chương 1: Sự hiểu biết về tư duy phản biện


1.1 Khái niệm tư duy phản biện
Theo R.Ennis:” Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc,nhạy cảm,thực tế và hữu ích để
quyết định niềm tin hay hành động”. Qua đó, yếu tố của tư duy phản biện theo định nghĩa
của R.Ennis chính là ra quyết định. Nói một cách dễ hiểu hơn tư duy phản biện được coi là
quá trình tư duy của chúng ta phát triển theo từng ngày bằng việc rèn luyện thu nạp kiến thức
từ mọi sự vật để từ đó hình thành những khái niệm,đưa ra đánh giá và phân tích để định
hướng cho hành vi của cá nhân. Như vậy, tư duy phản biện là một phạm trù của tư duy,không
những thế người tư duy huy động vốn tri thức, vốn kinh nghiệm,năng lực lập luận,năng lực
biện bác để phân tích,suy xét,đánh giá nhằm chỉ ra những ưu cũng như khuyết điểm của vấn
đề,đối tượng,sự vật. Nếu như suy nghĩ thông thường chỉ dùng ở mức độ tiếp nhận thông tin
một cách bị động mà không nghi ngờ bất cứ điều gì thì tư duy phản biện là quá trình chủ
động tự đối chiếu,suy xét cũng như tự tìm ra những thông tin cần thiết để tạo niềm tin cho
chính bản thân.
Tư duy phản biện bao gồm: tư duy tự phản biện và tư duy phản biện ngoại cảnh. Tư duy tự
phản biện là việc tự mình phản biện những suy nghĩ,hành động của bản thân còn tư duy phản
biện ngoại cảnh từ nhiều chiều để phân tích,đánh giá về những sự vật,sự việc khác.
Mối quan hệ kết nối giữa “phản” và “biện” luôn song hành cùng nhau có thể hiểu một cách
đơn giản phản biện là đặt lại hay tự xét lại một sự việc,vấn đề theo cơ sở lập luận, phân tích
theo hướng khách quan và khoa học có sức thuyết phục để tìm và đưa các chính kiến vốn
thuộc giá trị của nó để phân biệt rõ cái tốt và cái xấu.
1.2 Tầm quan trọng của tư duy phản biện
Trong một xã hội đang ngày càng phát triển về mọi thứ và tri thức cũng không ngoại lệ.
Những cái mới liên tục được sinh ra thì cái cũ được bổ sung và cải tiến. Tư duy phản biện
cũng như vậy, nếu ai thiếu hụt kĩ năng này sẽ tụt hậu và không theo kịp xã hội tiến bộ. Vậy,
tư duy phản biện là công cụ tất yếu không thể thiếu để có thể chất vấn về một vấn đề trong
mọi mặt hoạt động của đời sống, là tiền đề cho sự phát triển.Khi không có tư duy phản
biện,tầm nhìn chúng ta bị thu hẹp lại nên chỉ thấy được “bề ngoài” và phần “bề nổi” của sự
vật hiện tượng. Nhờ phân tích và đặt câu hỏi đồng thời tìm ra lý lẽ và chứng cứ thì kĩ năng
này sẽ cho phép con người nhận thức đúng đắn và sâu sắc bản chất của sự vật. Nhờ đó, từ bỏ
thói quen tiêu cực nhưng vẫn lặp lại, suy nghĩ chưa chín chắn, xoá bỏ những sai lầm để tìm
tới sự nhất quán trong các quyết định và hành vi của mình, từ đó đưa ra những giải pháp cũng
như quyết định đúng đắn tạo nên hiệu quả tác động lên đối phương.
Tư duy phản biện giúp vượt ra khỏi khuôn mẫu, không theo một cách máy móc để trong suy
nghĩ có tâm thế sẵn sàng tìm tòi,tiếp thu cái mới,cái tiến bộ mang những giá trị hữu ích từ
những vấn đề cũ, phát huy óc sáng tạo khi xem xét và phân tích vấn đề đặc biệt cái vấn đề
phức tạp gặp trong cuộc sống vì thế giới không ngừng biến động và khó lường trước được.
Không chỉ giúp loại bỏ sai lầm để có được sự hợp lí đúng đắn trong các quyết định lựa chọn
cũng như hành động, bên cạnh đó còn giúp suy nghĩ của con người theo hướng tích cực, loại
bỏ các trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng và chán nản, kĩ năng này giúp thúc đẩy nhận
thức và thái độ.
Trong tổ chức, quản lý đời sống xã hội của một tổ chức hay quốc gia tiến bộ hay ở bất kì lĩnh
vực nào thì kĩ năng này không thể thiếu vì nó như một phương tiện hay công cụ để giảm bớt
những xung đột,tạo ra sự ổn định và đồng thuận xã hội. Vì thế xây dựng tổ chức một xã hội
phản biện là điều đúng đắn tạo nên nền dân chủ mở đầu cho sự phồn thịnh của một quốc gia.
Tư duy phản biện đóng vai trò thiết yếu trong mọi mặt hoạt động của xã hội.
1.3 Sự khác nhau giữa tu duy phản biện và tư duy phê phán
Phản biện là sự xem xét cũng như đánh giá một vấn đề,các sự vật và sự việc trên 2 luồng ý
kiến như đúng sai hay tích cực và tiêu cực từ đó có thể đưa ra những giải quyết phù hợp với
vấn đề đó dưới nhiều quan điểm và góc nhìn để có thể đối chứng từ đó rút ra kết luận chính
xác trung thực
Phản biện (critical) tuyệt đối không được nhầm lẫn với phê phán (criticism).Tư duy phản bác,
phê phán là xu hướng phán xét nặng nề tiêu cực và luôn moi móc lỗi ở các kiến thức, thông
tin, luận điểm được thu nhận . Tư duy phản biện là một quá trình chủ động mà người suy
nghĩ hiệu quả về suy nghĩ của bản thân, thường xuyên xem xét suy nghĩ và tự chữa lỗi.Trong
khi tư duy phê phán là một quá trình phát triển tư duy tích cực và thông thạo trong
việc đưa ra khái niệm, phân tích, tổng hợp, và đánh giá những tin tức thu nhận
được từ sự quan sát hay do kinh nghiệm, suy niệm, lý luận, hay giao tiếp để hướng
tới hành động cũng như sự tin tưởng. Như vậy có thể thấy rằng:
Phản biện không đồng nghĩa với việc phản bác nhưng phản bác lại đồng nghĩa với phủ định,
từ chối ý kiến của một vấn đề nào đó nhưng không có sự phân tích đánh giá hay xem xét. Điều
đó mang tính chủ quan dựa trên những lý lẽ và dẫn chứng. Phản biện dù có cả phản bác nhưng
không có nghĩa chỉ là bác bỏ, phủ định mà là sự tổng kết của nhiều quá trình tư duy để quyết
định sự chính xác và độ tin cậy. Quá trình này có thể đi đến sự phản bác nhưng nó luôn gắn liền
với các chứng cứ lý lẽ và lập luận. Ngoài ra phản biện là sự ủng hộ và khẳng định những ưu
điểm trong vấn đề,sự việc được phản biện. Người có tư duy phản biện không nhất thiết là người
hay phản bác. Ngược lại, người hay phản bác cũng không hẳn là người có tư duy phản biện. Nếu
chỉ khăng khăng bác bỏ ý kiến của người khác nhưng không đưa ra được những lập luận với
bằng chứng tốt để hỗ trợ, hoặc đơn giản chỉ vì ý tưởng đó không phải là của mình (hoặc không
phù hợp với mình) thì đó không phải là cách hành xử của người có tư duy phản biện. Điều đó
chứng tỏ: trong khi phản biện có mục đích hướng đến nâng cao chất lượng tư duy, thì thái độ
phản bác vô căn cứ lại là rào cản sự phát triển của tư duy. Trong khi các ý kiến phê phán thường
chỉ xuất phát từ một quan điểm, một góc nhìn nào đó thì phản biện luôn phân tích, đánh giá dựa
trên tổng thể dữ liệu thu nhận từ nhiều phía để phân loại, sàng lọc, thay thế, bổ sung, so sánh với
dữ liệu mới trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Bởi vậy, phản biện luôn bao hàm cách xem xét,
đánh giá vấn đề mang tính toàn diện.
1.4 Rèn luyện tư duy phản biện
1.4.1 Tích cực trau dồi kiến thức
Để có thể nhận định một thông tin là đúng hay sai, trước hết chúng ta cần có một nền tảng
kiến thức với mức tổng quát vừa đủ. Những kiến thức tổng quát này sẽ trở thành nền tảng để
chúng ta có thể dựa vào và đưa ra các lập luận và phê bình. Một người thiếu nền tảng kiến
thức tổng quát, dù muốn tư duy phản biện cũng sẽ gặp khó khăn vì anh ta sẽ không biết phải
dựa vào điều gì để lập luận, phê bình.
1.4.2 Thái độ khách quan
Một trong những rào cản khiến chúng ta không thể tư duy phản biện chính là những áp đặt trong
tư tưởng và những niềm tin mang tính chủ quan của chúng ta về thế giới. Những người nào quá
bám víu vào những thành kiến chủ quan của mình sẽ khó có thể phát triển được kỹ năng tư duy
phản biện.
1.4.3 Lật ngược vấn đề
Phương pháp này đặc biệt hữu ích khi bạn muốn đào sâu tìm hiểu một tình huống (scenario) hoặc
câu chuyện nào đó mà bạn được thuật lại. Cụ thể, thay vì được người kể chuyện thuật lại rằng
một sự việc X đã gây ra một sự việc Y, chúng ta không nên vội tin vào kết luận đó, mà hãy thử
đặt ra giả thuyết: liệu có phải chính sự việc Y mới dẫn đến sự việc X? Phương pháp này cũng sẽ
giúp chúng ta trở thành những người giải quyết vấn đề hiệu quả hơn, vì nó giúp chúng ta có được
cái nhìn toàn cảnh (big picture).
1.4.4 Một bộ não khoẻ mạnh
Việc này thực chất rất dễ hiểu: nếu cơ thể của chúng ta đang ở trong tình trạng mệt mỏi, não bộ
của chúng ta cũng sẽ không hoạt động một cách hiệu quả, dẫn đến việc những luồng suy nghĩ
của chúng ta bị tắc nghẽn, ứ đọng và chắc chắn là quá trình tư duy phản biện sẽ bị ảnh hưởng. Vì
vậy, những việc như rèn luyện thân thể, ngủ nghỉ và ăn uống một cách khoa học và tham gia vào
các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, chơi cờ, rubik...là rất cần thiết.
1.4.5 Đặt ra giả định và xem xét vấn đề
Khi thực hành tư duy phản biện, nhất đinh phải đưa ra những giải định. Tư duy
phản biện được sinh bởi những nghi vấn và giả định là điều cần thiết để hình
thành nên tư duy phản biện. Hãy luôn đặt mình trước nghi vấn và thắc mắc là
cách để bạn có thể phản biện tốt một vấn đề nào đó. 
1.4.6 Hạn chế sự thoả hiệp khi tranh luận
Đừng dễ dàng thoả hiệp khi tranh luận. Đây chính là cách để bạn hình thành nên lối
tư duy phản biện. Điều này không có nghĩa là bạn luôn đúng hay người khác lúc nào
cũng sai. Đừng đánh đồng “phản biện” và tư tưởng “chủ quan hóa”, đề cao cái tôi cá
nhân. Tư duy phản biện đó là tranh luận, là “đấu tranh” một cách văn minh để bảo
vệ quan điểm của mình, dưới một góc nhìn khách quan, không mang tính phiến
diện. Hơn hết, chúng được bảo vệ bởi những luận điểm và dẫn chứng rõ ràng. Đây
là dẫn chứng về tư duy phản biện dễ thấy nhất.
1.5Kỹ năng tư duy phản biện
1.5.1 Quan sát ( Observation)
Điểm khởi đầu của tư duy phản biện đó là kỹ năng quan sát. Những người tinh ý dễ
dàng nhận ra và xác định vấn đề mới. Ngoài ra họ còn có thể dự đoán trước về khả
năng xảy ra vấn đề trong tương lại dựa trên kinh nghiệm mà họ đúc kết được trong
quá trình tiếp thu kiến thức.Để cải thiện kỹ năng này bằng cách giảm tốc độ xử lý
thông tin, tập trung chú ý đến môi trường xung quanh.
1.5.2 Phân tích ( Analysis)
Sau khi xác định vấn đề, tiếp theo là khả năng phân tích. Kỹ năng phân tích và đánh
giá hiệu quả tình huống đòi hỏi bạn phải có kiến thức để biết thông tin nào quan
trọng bằng việc tìm hiểu các nghiên cứu và đặt câu hỏi để đảm bảo độ chính xác. Có
thể cải thiện kỹ năng này bằng việc tiếp nhận thông tin mới
1.5.3 Suy luận ( Interference)
Khả năng đưa ra kết luận về thông tin mà bạn có được, quá trình này đòi hỏi phải
đưa ra câu trả lời dựa trên thông tin hạn chế. Cải thiện kỹ năng suy luận bằng cách
tập trung đưa ra các phỏng đoán cơ sở thay vì vội vàng đưa ra kết luận. Điều này
yêu cầu phải tìm càng nhiều manh mối càng tốt đển phục vụ cho mục đích đánh giá
vấn đề
1.5.4 Giao tiếp ( Communication)
Kỹ năng này đóng vai trò rất quan trọng khi cần phân tính và thảo luận vấn đề. Đây
là kỹ năng thiết yếu cần có cho nhiều mục đích trong công việc kể cả phát triển tư
duy phản biện. Để nâng cao khả năng giao tiếp bằng cách thường xuyên tham gia
thảo luận với những người đưa ra quan điểm khác biệt về một chủ đề nhất định.
Phải tập lắng nghe tích cực để tiếp thu quan điểm của người khác sau đó tập trung
giải thích ý tưởng một cách bình tĩnh có chứng cứ để giải quyết vấn đề.

You might also like