You are on page 1of 2

TƯ DUY PHẢN BIỆN LÀ GÌ

Tư duy phản biện hay còn được biết đến với tên gọi là tư duy phân tích (critical thinking). Tư duy
phản biện là một quá trình bao gồm hai bước là phân tích và đánh giá thông tin. Như vậy, có thể
hiểu là:
* Sự tiếp nhận, khả năng nắm bắt nguồn thông tin.
* Phân tích, đánh giá các hệ tư tưởng được tiếp nhận
* Đánh giá và chất vấn lại vấn đề giả định. Theo khái niệm triết học, tư duy phản biện đề cập đến 2
khả năng của con người:
* Khả năng suy nghĩ, tư duy rõ ràng
* Khả năng giao tiếp, diễn đạt và lập luận vấn đề đúng đắn. Tư duy phản biện bên cạnh việc thúc
đẩy quá trình suy nghĩ chủ động của bản thân. Còn tác động, làm nâng cao khả năng phản biện ở
người khác. Nó như một chiếc kim chỉ nam, hướng bạn vào những tư duy và mục đích đúng đắn.
(Trích nguồn tenky.edu.vn)
CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY PHẢN BIỆN
*** Ta có 4 cách rèn Luyện ****
*Không ngừng trau dồi kiến thức cho bản thân. Học thêm những điều mới mẻ -Một suy nghĩ sai lầm
mà rất nhiều người gặp phải. Đó là người có tư duy phản biện tốt là người nói giỏi. Tôi muốn nhấn
mạnh lại rằng, ở kỹ năng này, điều được đề cập đến đầu tiên, cũng là điều quan trọng nhất là Tư
Duy. Trước khi nói ra, lập luận một vấn đề, cần phải hiểu rõ vấn đề đó. Để có thể có cái nhìn
khách quan, tổng quát nhất. Điều đầu tiên phải làm đó là học tập. Không ngừng chau dồi thêm
kiến thức của bản thân, đọc sách và rèn luyện khả năng quan sát, đánh giá vấn đề. Một người có
kiến thức sâu rộng, am hiểu về vấn đề sẽ có được kỹ năng tự tin. Đó là điều cần thiết.
. *Đánh giá mọi việc khách quan -Một trong những rào cản lớn nhất của tư duy phản biện đó là
suy nghĩ chủ quan. Khi các vấn đề được giải quyết theo hướng cảm tính và quá đặt nặng cái tôi
vào đó. Vấn đề sẽ không được mở rộng, phân tích cũng như giải quyết triệt đề. Hãy loại bỏ góc
nhìn chủ quan mà mở rộng, khách quan trong mọi việc. Từ đó, vấn đề sẽ được xem xét một cách
logic, hạn chế rào cản trong phản biện.
*Luôn đặt ra giả định và lật lại, xem xét lại vấn đề -Để tư duy phản biện được rõ ràng, chỉn chu
nhất.Khi tiếp cận với một vấn đề hoặc một thông tin mới, cần luôn luôn đặt câu hỏi. Các câu hỏi giả
định được đặt ra có thể liên quan đến vấn đề, liên quan đến các đánh giá về vấn đề. Từ đó, chủ đề
được đưa ra sẽ sâu sắc hơn, hiểu chi tiết hơn. Câu hỏi giả định có thể liên quan đến đánh giá của
bản thân mình. Bạn có thể đưa ra giả định về tính đúng, sai của vấn đề. Đặt thêm nhiều câu hỏi để
tư duy của bạn thêm hoàn thiện, hoàn hảo hơn. Sau khi có những câu hỏi giả định và đưa ra được
những đánh giá riêng. Hãy đem vấn đề ra để lật lại một lần nữa. Xem xét chúng theo khía cạnh
ngược lại, có thể bạn sẽ tìm thêm được niều ý tưởng mới. Thậm chí, có thể phát hiện ra lỗ hỏng
trong những suy nghĩ, lập luận trước đó.
*Kết luận của vấn đề phải được đưa ra dựa trên tình hình thực tế -Trong quá trình tư duy phản
biện, có thể sẽ gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Trước những phản bác, bạn đừng vội kết luận kết
quả. Hãy bình tĩnh và phân tích lại vấn đề một lần nữa theo hướng thực tế. Xem xét sự việc đúng sai
dựa trên những điều đã được chứng minh trước đó. Và tự đúc kết cho mình những kiến thức riêng.
Kết luận vấn đề theo cảm tính là điều tối kỵ.
(Trích nguồn tenky.edu.vn)
Duy

[1] Dựa vào những nghiên cứu gần đây, các nhà giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng trường học nên
tập trung hơn vào việc dạy học sinh tư duy phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là sự
tiếp nhận và duy trì thông tin thụ động. Đó có thể tóm tắt là quá trình tư duy tìm lập luận phản
bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác để xác định lại tính chính xác của thông tin. ( -
theo Wikipedia)
2 Tư duy phản biện là một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực nghề nghiệp chuyên môn
và mọi chuyên ngành khoa học (qua dẫn ra những câu hỏi chấp nhận được, những nguồn minh
chứng hay tiêu chí, v.v.. Tư duy phản biện được coi là quan trọng trong mọi lãnh vực khoa học là vì
nó tạo điều kiện cho người ta phân tích, đánh giá, giải thích, và xây dựng lại những suy nghĩ của
mình, bằng cách đó làm giảm rủi ro vận dụng, hay hành động, hay suy nghĩ với một niềm tin
sai lầm. Tuy nhiên, ngay cả với những kiến thức về phương pháp đặt câu hỏi và lập luận logic,
người ta vẫn có thể phạm sai lầm do thiếu năng lực vận dụng hay do những đặc điểm tính cách
như tự coi cái tôi của mình là trung tâm vũ trụ. Với những kết quả nghiên cứu trong tâm lý học tri
nhận, một số nhà giáo dục tin rằng nhà trường cần phải tập trung vào việc dạy cho sinh viên những
kỹ năng về tư duy phản biện và nuôi dưỡng trong họ những phẩm chất cốt lõi của hoạt động trí tuệ.
(Tư duy phản biện - một nhân tố quan trọng của tất cả mọi lãnh vực | Diễn đàn BigSchool )
5/ Rèn luyện để có một não bộ khỏe mạnh Việc này thực chất rất dễ hiểu: nếu cơ thể của chúng ta
đang ở trong tình trạng mệt mỏi, não bộ của chu1ng ta cũng sẽ không hoạt động một cách hiệu quả,
dẫn đến việc những luồng suy nghĩ của chúng ta bị tắc nghẽn, ứ đọng và chắc chắn là quá trình tư
duy phản biện sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, những việc như rèn luyện thân thể, ngủ nghỉ và ăn uống một
cách khoa học và tham gia vào các hoạt động rèn luyện trí não như đọc sách, chơi cờ, rubik...là rất
cần thiết
. 6/ Hiểu được rằng đa số mọi người đều thiếu sót kỹ năng tư duy phản biện Một khi chúng ta nhận ra
được rằng tư duy phản biện là một kỹ năng (skill) chứ không phải một khả năng (ability), chúng ta sẽ
trở nên cởi mở và rộng lượng hơn đối với sự sai lệch của những luồng thông tin đến từ những người
khác. Suy cho cùng thì, tất cả chúng ta cùng là con người, vì vậy đều có những định kiến và suy nghĩ
rất chủ quan của riêng mình. Việc nhận ra được điều này cũng giúp chúng ta cởi bỏ áp lực tâm lý
phải tin vào bất cứ luồng thông tin nào mà chúng ta được chia sẻ. (Cách rèn luyện tư duy phản biện
(Critical Thinking) (noron.vn))

WordPress.com: Fast, Secure Managed WordPress Hosting


wordpress.com

You might also like