You are on page 1of 17

CHƯƠNG 1

I. Tư duy
1. Khái niệm
- Tư duy là giai đoạn cao của quá trình nhận thức nhắm phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ mang tính quy luật của các sự vật, hiện tượng trong thế giới
khách quan mà trước đó ta chưa biết.
2. Điều kiện để quá trình tư duy nảy sinh và diễn biến
- Nhận thức được tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết vấn đề đó
- Có thức cần thiết liên quan đến vấn đề, đủ để có thể giải quyết được vấn đề sau những cố
gắng nhất định
3. Phân biệt tư duy và ghi nhớ

Tư duy Ghi nhớ


- Đều là hình thức hoạt động của hệ thần - Đều là hình thức hoạt động của hệ thần
kinh. kinh.
- Không có cơ hội để đối tượng tác động - Lặp đi lặp lại nhiều lần  ghi nhớ 
nhiều lần kinh nghiệm.
- Đòi hỏi hệ thần kinh phải tư duy (so - Tìm trong sự ghi nhớ, không đòi hỏi hệ
sánh, phân tích, đánh giá, tổng hợp). thần kinh phải tư duy.
- Hoạt động của hệ thần kinh trung ương - Áp dụng cho nhiều dạng hệ thần kinh
khác nhau

 Như vậy:
- Tư duy là hoạt động của hệ thần kinh trung ương,
- Tư duy không phải là sự ghi nhớ,
- Tư duy không phải là hoạt động điều khiển cơ thể,
- Tư duy giúp cho sự định hướng điều khiển / định hướng hành vi,
- Tư duy là sự vận động của vật chất, không phải là vật chất,
- Tư duy cũng không phải là ý thức.
II. Phản biện
1. Khái niệm
- Phản biện là huy động vốn tri thức, kinh nghiệm và năng lực lập luận, biện bác của mình để
chỉ ra những điểm (đúng) sai / (hợp lý) bất hợp lý / (khả thi) bất khả thi / (khả dụng) bất khả
dụng,… của đối tượng, vấn đề được đem ra tra vấn.
2. Mục đích của phản biện
- Nhận thức đúng đắn, sâu sắc về đối tượng.
- Có giải pháp phù hợp /hiệu quả tác động lên đối tượng.

 Phản biện là hành động thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ, tái kiến tạo giải pháp cho
thích đáng, hiệu quả
3. Chất lượng, chiều sâu của phản biện
- Thái độ và niềm tin
- Tri thức đủ rộng và sâu
- Kỹ năng đủ thuần thục
III. Tư duy phản biện
1. Khái niệm
- Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông
tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại
tính chính xác của vấn đề.
2. Lập luận phản biện phải:
- Rõ ràng
- Logic
- Đầy đủ bằng chứng
- Tỉ mỉ
- Công tâm
3. Ý kiến phản biện
- Ý kiến phản biện thường là ý kiến của thiểu số, trái ngược với ý kiến của nhóm
(thường bị đám đông chê cười, vùi dập).
- Ý kiến phản biện có giá trị rất lớn đến sự thành bại của tổ chức, sự tiến bộ của loài người.
- Cần tôn trọng ý kiến phản biện.
4. Phân biệt tư duy phản biện và tư duy phê phán
Tư duy phản biện Tư duy phê phán

Chú ý Những cái mới, cái hay, cái khác biệt, Những yếu điểm, lỗi, sai lầm để phê bình
cái đóng góp để học hỏi

Cơ sở Ý tưởng, lập luận, minh chứng, đánh Tấn công cá nhân, cảm xúc cá nhân, quy chụp
giá bằng các tiêu chuẩn khách quan động cơ, nhiều ngụy biện

Thái Tôn trọng, học hỏi, biết mình có thể Chỉ trích, chê bai, dèm pha, coi thường, cho ý
độ sai kiến mình là đúng

Góc Đa chiều, khách quan Thường chủ quan, định kiến


nhìn

Mục Cải thiện chất lượng Xóa bỏ, không công nhận
tiêu

Kết Sự vật được nhìn nhận rõ ràng và Thắng thua trong tranh cãi, có thể xúc phạm
quả công bằng hơn người khác, sự thật vẫn không rõ ràng hơn
5. Phân loại
- Tư duy tự phản biện: là tự mình phản biện những ý nghĩ, hành động của chính bản thân mình
- Tư duy phản biện ngoại cảnh: là sự phản biện những ý nghĩ, hành động của các sự vật, hiện
tượng khác xảy ra xung quanh cuộc sống không phải là của chính bản thân mình.
6. Vai trò
- Tiếp nhận và chọn lọc thông tin, đưa ra những lựa chọn hợp lý, chu đáo
- Tạo ra con người tự do
- Nền tảng của giáo dục khai phóng
- Khám phá và thích nghi cái mới
7. Rào cản đối với tư duy phản biện
Rào cản 1: Thành kiến sâu sắc
Bắt bằng chứng phải thích hợp với lòng tin, lái chứng cứ theo hướng suy nghĩ của mình
Rào cản 2: Sai lệch quy kết cơ bản
Thành kiến này tạo nên những quy kết về hành động của người khác, đặc biệt là đối với những
hành động xấu, rằng những lỗi lầm của họ là do bản chất chứ không phải hoàn cảnh
Rào cản 3: Tin vào những bình luận
Sự sai lầm của việc tin tưởng những thông tin không đáng tin cậy, chưa được kiểm chứng, không
xem xét đến các cơ sở khoa học hay minh chứng nào của thông tin, sau đó lan truyền những
thông tin này với tốc độ quá nhanh.
Rào cản 4: Mơ hồ
Rào cản mơ hồ là rào cản mà người phản biện nghèo nàn tri thức, sự hiểu biết, không có thông
tin hay ý kiến gì với vấn đề đang được tra xét.
Rào cản 5: Mặc nhiên thừa nhận quyền lực
Việc chấp nhận một cách mù quáng những người mà trình độ và chuyên môn vẫn còn là một câu
hỏi.
Rào cản 6: Tổng quát hóa từ một vài quan sát
Người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để khái quát hóa cho cộng đồng, một tập hợp.
Rào cản 7: Sự tảng lờ hay thất bại trong việc thừa nhận
Không ai muốn trông mình ngu dốt cho nên thay vì thừa nhận sự yếu kém, một người có thể bịa
ra một câu trả lời và tìm cách giải thích phù hợp.
8. Như thế nào là người có tư duy phản biện
Người có tư duy phản biện có những khả năng sau:
- Khả năng quan sát: là khả năng nhìn nhận và hiểu vấn đề.
- Khả năng nghiên cứu: Lập luận phản biện nhằm mục đích thuyết phục, điều đó có nghĩa là
các sự kiện và số liệu đáng tin cậy phải được trình bày.
- Xác định thành kiến: Gạt sang một bên những thành kiến cá nhân có thể làm lu mờ phán
đoán
- Suy luận: Khả năng suy luận cho phép người phản biện ngoại suy và khám phá các kết quả
tiềm năng khi đánh giá một tình huống
- Xác định mức độ liên quan: Đánh giá thứ tự quan trọng của các bên có ảnh hưởng; Đặt các
câu hỏi về dữ liệu để đảm bảo dữ liệu đó chính xác
- Sự tò mò: Để có thể giải quyết thành công một vấn đề đòi hỏi một số kiến thức và học hỏi
hoặc tìm hiểu

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1


1. Ghi nhớ có phải là tư duy hay không? Tại sao?
2. Trình bày sự khác nhau giữa tư duy phản biện; tư duy logic và tư duy sáng tạo?
3. Trong bày rào cản của tư duy phản biện, bạn thường mắc phải những rào cản nào? Bạn sẽ
làm gì để khác phục những rào cản này?

CHƯƠNG 2: SUY LUẬN


I. Suy luận
1. Khái niệm
- Suy luận là thao tác logic của tư duy dựa vào một hay vài phán đoán có sẵn để rút ra phán
đoán mới.
2. Kết cấu suy luận
- Tiền đề
- Cơ sở logic
- Kết luận
3. Điều kiện cho 1 suy luận đúng
- Tiền đề phải đúng và đầy đủ
- Quá trình lập luận phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic
4. Dấu hiệu nhận biết tiền đề và kết luận:
- Nếu kết luận đứng sau các tiền đề, thì ngay trước kết luận ấy là các từ như: “suy ra”, “có
nghĩa là”, “vì vậy”, “vậy là”, “từ đó suy ra”, …
- Nếu kết luận đứng trước các tiền đề, thì ngay sau nó là các từ như: “bởi”, “vì”, “do”, “vì
rằng”, … rồi mới đến các tiền đề.
- Nếu như kết luận được đặt giữa các tiền đề, thì trước và sau nó đều phải dùng đồng thời các
từ tương ứng.
5. Phân loại suy luận
a. Suy luận diễn dịch
- Suy luận diễn dịch (hay còn gọi là suy luận suy diễn) là hình thức lập luận đi từ cái chung
đến cái riêng nhằm rút ra những tri thức riêng biệt từ những tri thức phổ biến.
- Khi tất cả tiền đề của nó là đúng thì chúng ta có thể tin tưởng rằng kết luận của nó là đúng.
- Xét về tính khái quát của tri thức thì tiền đề sẽ có tính khái quát cao hơn tính khái quát của
kết luận.
 Suy luận diễn dịch trực tiếp
- Suy luận diễn dịch trực tiếp là hình thức suy luận mà kết luận được rút ra từ một tiền đề, mà
trong đó tiền đề có thể là phán đoán đơn hoặc phán đoán phức.
 Suy luận diễn dịch gián tiếp
- Suy luận diễn dịch gián tiếp là hình thức suy luận mà kết luận được rút ra từ hai hay nhiều
tiền đề, trong đó các tiền đề này có thể là các phán đoán đơn (suy luận diễn dịch gián tiếp
đơn), hoặc các tiền đề có thể bao gồm ít nhất một phán đoán phức và các phán đoán còn lại là
phán đoán đơn (suy luận diễn dịch gián tiếp phức).
b. Suy luận quy nạp
- Suy luận quy nạp là hình thức lập luận đi từ cái riêng đến cái chung nhằm rút ra những tri
thức chung, khái quát từ những tri thức riêng biệt, cụ thể.
- Trong suy luận quy nạp người ta đi từ nhiều cái riêng đến cái chung.
- Lập luận quy nạp chỉ có thể chứng minh kết luận của nó là hợp lý và có thể chấp nhận được.
- Cấu trúc của suy luận quy nạp:
Đối tượng a1 có tính chất P
Đối tượng a2 có tính chất P

Đối tượng an có tính chất P
Các đối tượng a1, a2, … , an thuộc lớp S
Vậy mọi đối tượng thuộc lớp S đều có tính chất P
Quy nạp hoàn toàn: Nếu ngoài các đối tượng a1, a2, … , an ra lớp S không còn đối tượng
nào khác.
Quy nạp không hoàn toàn: Nếu ngoài các đối tượng a1, a2, … , an ra lớp S còn có thêm
các đối tượng khác.
 Suy luận quy nạp hoàn toàn
- Suy luận quy nạp hoàn toàn là phép suy luận trong đó kết luận được rút ra từ tiền đề bao quát
được tất cả các đối tượng thuộc lớp đó.
- Quy nạp hoàn toàn là phép suy luận trong đó kết luận tổng quát được rút ra trên cơ sở đã
khảo sát tất cả các trường hợp riêng.
- Kết luận không có sự khái quát hoá, không có sự vượt ra bên ngoài các thông tin đã khảo sát.
- Nếu các tiền đề đều đúng thì kết luận chắc chắn đúng.
 Suy luận quy nạp không hoàn toàn
- Suy luận quy nạp không hoàn toàn là phép suy luận trong đó kết luận được rút ra từ một số
tiền đề đại diện cho một số đối tượng thuộc lớp đó chứ không bao quát được tất cả các đối
tượng thuộc lớp đó.
- Kết luận của suy luận quy nạp không hoàn toàn chỉ mang tính chất tổng quát và ước đoán.
- Các tiền đề đúng và suy luận hợp quy tắc logic chưa đảm bảo kết luận chắc chắn đúng.
II. Chứng minh
1. Khái niệm
- Chứng minh là một hình thức suy luận dựa trên các quy tắc, quy luật logic để khẳng định tính
chân lý của một luận điểm nào đó bằng cách dựa vào những luận điểm có quan hệ với luận
điểm cần chứng minh mà tính chân lý của chúng đã được thực tiễn xác nhận.
2. Cấu trúc
a. Luận đề
- Luận đề là vấn đề được đưa ra và yêu cầu chứng minh, đây là phán đoán mà tính chân thực
của nó cần phải được khẳng định.
- Luận đề chính là thành phần cốt yếu nhất trong quá trình chứng minh
- Trả lời cho câu hỏi: Chứng minh cái gì?
- Luận đề có thể là luận điểm khoa học; hiện tượng khách quan đời sống; Phán đoán về thuộc
tính, về quan hệ, về nguyên nhân của sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.
- Các quy tắc đối với luận đề:
Quy tắc 1: Luận đề phải đảm bảo tính chân thực
Quy tắc 2: Luận đề phải rõ ràng, chính xác
Quy tắc 3: Luận đề phải được giữ nguyên trong suốt quá trình chứng minh
b. Luận cứ
- Luận cứ là những cơ sở, phán đoán được dùng để khẳng định tính chân thực của luận đề
- Luận cứ là những tiền đề logic của chứng minh
- Trả lời cho câu hỏi: Dùng cái gì để chứng minh?
- Luận cứ có thể là những luận điểm, tư liệu đã được thực tiễn xác nhận; những tiền đề, định
lý, luận điểm khoa học đã được chứng minh.
- Các quy tắc đối với luận cứ:
Quy tắc 1: Luận cứ phải là những phán đoán chân thực
Quy tắc 2: Luận cứ phải là những phán đoán có tính chân thực được chứng minh độc lập với
luận đề
Quy tắc 3: Luận cứ phải có lý do đầy đủ của luận đề
c. Luận chứng
- Luận chứng:là những cách thức, phương pháp sắp xếp, liên kết các luận cứ và luận đề lại với
nhau bằng cách quy luật và quy tắc logic nhằm xác lập mối quan hệ tất yếu giữa luận cứ và
luận đề, từ đó khẳng định tính chân thực của luận đề.
- Luận chứng là cách thức chứng minh, nhằm vạch ra tính đúng đắn của luận đề dựa vào
những luận cứ đúng đắn, chân thực.
- Trả lời cho câu hỏi: Chứng minh như thế nào?
- Các quy tắc đối với luận chứng:
Quy tắc 1: Luận chứng phải tuân theo các quy tắc, quy luật logic
Quy tắc 2: Luận chứng phải bảo đảm tính hệ thống
Quy tắc 3: Luận chứng phải bảo đảm tính nhất quán – phi mâu thuẫn
3. Các phương pháp chứng minh
a. Chứng minh trực tiếp
- Chứng minh trực tiếp là cách chứng minh mà trong đó người tổ chức luận chứng làm sao cho
tính chân thật của luận cứ trực tiếp dẫn tới tính chân thật của luận đề.
b. Chứng minh gián tiếp
- Chứng minh gián tiếp là cách chứng minh trong đó người tổ chức luận chứng làm sao cho
tính chân thực của luận đề được rút ra trên cơ sở lập luận tính giả dối của phản luận đề hoặc
loại trừ các khả năng khác
 Chứng minh phản chứng
- Chứng minh phản chứng:là kiểu chứng minh gián tiếp mà trong đó người lập luận vạch ra
tính giả dối, sai lầm của phản luận đề để từ đó khẳng định tính chân thực của luận đề.
 Chứng minh loại trừ
- Chứng minh loại trừ:là kiểu chứng minh gián tiếp mà trong đó người lập luận vạch ra tính giả
dối, sai lầm của tất cả các thành phần trong phán đoán lựa chọn, trừ một thành phần còn lại là
luận đề để từ đó khẳng định tính chân thực của luận đề.
III. Bác bỏ
1. Khái niệm
- Bác bỏ là một hình thức suy luận dựa trên các quy tắc, quy luật logic để vạch ra tính chất giả
dối của một luận điểm nào đó bằng cách dựa vào các luận điểm có quan hệ với luận điểm cần
bác bỏ mà tính chân lý của chúng đã được thực tiễn xác nhận.
- Bác bỏ là một kiểu chứng minh, nhưng không phải chứng minh cho tính đúng đắn, chân thực
của luận đề mà vạch trần tính giả dối, sai lầm của luận đề.
2. Cấu trúc
a. Luận đề
- Khái niệm: Luận đề của bác bỏ là luận điểm cần phải xác định tính giả dối, tính không chân
thực của nó.
- Trả lời cho câu hỏi: Bác bỏ cái gì? Cần bác bỏ điều gì?
- Luận đề bác bỏ có thể là:
+ Luận đề của chứng minh vi phạm các quy tắc đối với luận đề
+ Luận cứ của chứng minh vi phạm các quy tắc đối với luận cứ
+ Luận chứng của chứng minh vi phạm các quy tắc đối với luận chứng
+ Phản luận đề của luận đề (trường hợp chứng minh gián tiếp thông qua vạch ra tính giả dối)
b. Luận cứ
- Khái niệm: Luận cứ của bác bỏ là những cơ sở, phán đoán được thu thập và sử dụng để vạch
ra tính giả dối của luận đề cần bác bỏ.
- Trả lời cho câu hỏi: Dùng cái gì để bác bỏ? Bác bỏ bằng cái gì? Bác bỏ dựa vào những căn
cứ, cơ sở nào?
c. Luận chứng
- Khái niệm: Luận chứng là những cách thức, phương pháp sắp xếp, liên kết các luận cứ và
luận đề lại với nhau bằng cách quy luật và quy tắc logic nhằm xác lập mối quan hệ tất yếu
giữa luận cứ và luận đề, từ đó vạch ra tính giả dối của luận đề và bác bỏ luận đề
- Trả lời cho câu hỏi: Bác bỏ như thế nào? Bác bỏ bằng cách nào?
3. Phân loại
a. Bác bỏ luận đề
- Khái niệm: Bác bỏ luận đề là bác bỏ khi luận đề giả dối, không chân thực.
 Bác bỏ trực tiếp
- Bác bỏ trực tiếp là loại bác bỏ trong đó chúng ta đi thẳng vào việc đưa ra các lý lẽ và chứng
cứ để chỉ ra tính giả dối của luận đề.
 Bác bỏ gián tiếp
- Bác bỏ gián tiếp là cách bác bỏ luận đề thông qua việc vạch ra tính giả dối của hệ quả rút ra
từ luận đề hoặc thông qua chứng minh phản luận đề.
- Có 2 cách bác bỏ gián tiếp:
Bác bỏ luận đề thông qua vạch ra tính giả dối của hệ quả rút ra từ luận đề.
Bác bỏ luận đề thông qua chứng minh tính chân thực của phản luận đề.
b. Bác bỏ luận cứ
- Khái niệm: Bác bỏ luận cứ là chỉ ra tính không chân thực, không đầy đủ của luận cứ.
- Luận cứ không chân thực, không đầy đủ thì luận đề không thể đứng vững, luận đề cũng bị
bác bỏ.
- Luận cứ không phù hợp để chứng minh luận đề có thể là do:
- Luận cứ sai lầm hoặc các luận cứ mâu thuẫn nhau
- Luận cứ đúng nhưng chưa đủ vững chắc để chứng minh luận đề
c. Bác bỏ luận chứng
- Khái niệm: Bác bỏ luận luận chứng là vạch ra những sai lầm, vi phạm các quy tắc, quy luật
logic trong quá trình chứng minh.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2


1. Suy luận là gì? Trình bày kết cấu của suy luận và các điều kiện để một suy luận đúng.
2. Trình bày các loại hình suy luận.
3. Chứng minh là gì? Trình bày các bộ phận trong cấu trúc chứng minh.
4. Phân biệt chứng minh trực tiếp và chứng minh gián tiếp.
5. Bác bỏ là gì? Trình bày các bộ phận trong cấu trúc bác bỏ và các phương pháp bác bỏ.
6. So sánh chứng minh và bác bỏ.
7. Trình bày các quy tắc đối với luận đề, luận cứ và luận chứng.

CHƯƠNG 3: CÁC DẠNG NGỤY BIỆN


I. Ngụy biện
1. Định nghĩa
- Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận nhằm mục đích đánh lạc
hướng người nghe, người đọc, làm cho người khác nhầm tưởng cái sai là đúng và cái đúng là
sai.
2. Phân loại
Có 2 dạng ngụy biện:
- Ngụy biện không tương hợp: Là những lập luận mà tiền đề (hay luận cứ) không có mối quan
hệ một cách logic với kết luận được rút ra.
- Ngụy biện tương hợp: Là những lập luận mà tiền đề (hay luận cứ) có mối quan hệ logic với
kết luận nhưng luận cứ chứng minh cho kết luận không đầy đủ hoặc sai lầm.
a. Các dạng ngụy biện không tương hợp
 Tấn công cá nhân
Khi không tìm một lý lẽ hợp lý nào để bác bỏ lập luận của người khác, bạn tấn công vào
những đặc điểm cá nhân của người kia. Kẻ ngụy biện sẽ công kích, mạt sát, hoặc nêu ra
những khuyết điểm cá nhân để làm nao núng đối thủ.
 Tấn công vào động cơ
Người lập luận tấn công vào động cơ của đối phương, thay vì đưa ra những luận điểm phản
bác lập luận.
 Dựa vào uy tín cá nhân
Người lập luận dựa vào quan điểm, sự nổi tiếng của một cá nhân nào đó thay vì nêu lên
những luận điểm chứng minh cho tính đúng đắn của lập luận.
 Dựa vào tình cảm
Kẻ ngụy biện thường sẽ tự mô tả bản thân hoặc hoàn cảnh theo cách lấy lòng thương hại
hoặc cảm thông của người khác; thay cho những lập luận tương quan đến vấn đề đang xem
xét.
 Hai sai thành đúng
Khi một người cố gắng bào chữa cho hành động sai trái của mình bằng việc lý giải rằng
những người khác có hành động sai trái hơn.
 Dựa vào sức mạnh
Ngụy biện dựa vào sức mạnh là khi người lập luận đe dọa dùng sức mạnh hay quyền lực đối
với người nghe và những đe dọa này không tương hợp với sự đúng đắn của kết luận người
lập luận.
 Dựa vào đám đông
Người lập luận đưa ra lý lẽ rằng hầu hết mọi người đều tin vào lập luận đó nên kết luận được
rút ra từ lập luận đó là đúng đắn.
 Bù nhìn
Khi người lập luận cố tình xuyên tạc lập luận của người khác nhằm biến lập luận đó trở nên
dễ tấn công hơn.
 Cá trích đỏ (đánh tráo luận đề)
Khi kẻ ngụy biện làm người khác xao nhãng khỏi vấn đề đang tranh luận; bằng những lập
luận không liên quan đến chủ đề đang tranh luận.
 Lập luận vòng quanh
Khi một người vi phạm yêu cầu đối với luận cứ, ở đó luận cứ không được chứng minh độc
lập với luận đề.
b. Các dạng ngụy biện không tương hợp
 Dựa vào sự kém cỏi
Đòi hỏi một điều gì đó là đúng đắn chỉ bởi không ai có thể chứng minh rằng nó sai
 Đen – trắng
Người lập luận chỉ thấy và nêu lên các khả năng đối lập nhau, và cho rằng nếu cái này đúng
thì cái kia phải sai. Những tình huống trong thực tế luôn có nhiều hơn các khả năng khả dĩ.
 Khái quát hóa vội vã
Biểu hiện của ngụy biện khái quát hóa vội vã là khi:
Người lập luận chưa thu thập đủ tiền đề đã vội đi đến kết luận.
Người nói chỉ dùng ví dụ cho vài trường hợp nhỏ để từ đó khái quát hóa cho số đông.
 Diễn đạt mập mờ
Người lập luận cố tình hành văn một cách mập mờ để sau đó giải thích theo ý mình.
 Dẫn sai quyền lực
Nếu vi phạm một trong hai hoặc cả hai điều kiện để một lập luận trở nên chặt chẽ:
+ những luận cứ đúng
+ luận cứ có sự tương quan logic với kết luận.
 Nhân quả
- Đánh đồng nguyên nhân với nguyên cớ
Nhà ngụy biện cố tình lấy nguyên cớ thay cho nguyên nhân để biện minh cho hành động của
mình, hay để thuyết phục người khác.
- Nhân quả sai
Sai lầm khi xem xét các điều kiện nhân quả, dẫn đến ngụy biện nhân quả không liên kết.
Thường người ngụy biện sẽ kết luận về một vấn đề mà không đủ bằng chứng nhân quả của
vấn đề đó.
- Sau cái này, do đó sẽ là
Khi hiểu nhầm hai sự việc / sự vật được tìm thấy cùng nhau là có quan hệ nhân quả.
3. Hai góc nhìn của ngụy biện
- Nhìn thấy sự ngụy biện ở mọi nơi, mọi người (nhưng thường không thấy ở bản thân).
- Sử dụng kiến thức về Ngụy biện để thao túng người khác.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3


1. Ngụy biện là gì? Đâu là sự khác nhau giữa Ngụy biện và Ngộ biện?
2. Nhìn chung, có những loại ngụy biện nào?
3. Làm sao để bạn phân biệt được các loại ngụy biện?
4. Nếu phát hiện ra một người đang ngụy biện, bạn sẽ xử lý thế nào?
5. Điều gì cần né tránh để không trở thành một người lạm dụng ngụy biện?

CHƯƠNG 4: ĐỐI TƯỢNG PHẢN BIỆN VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ TƯ


DUY PHẢN BIỆN
I. Phản biện với công cụ cây vấn đề
1. Khái niệm
Cây vấn đề là một biểu diễn đồ họa của một vấn đề đang tồn tại, xuất phát từ các nguyên
nhân và gây ra những tác động nhất định. Cây vấn đề giúp nhận biết và xác định rõ vấn đề
cốt lõi tưởng chừng dễ thấy, nhưng khó nhận biết chính xác và hay có sự nhầm lẫn giữa vấn
đề và nguyên nhân.
2. Đối tượng phản biện, mục đích và lợi ích
- Phản biện theo hướng nhân - quả để tìm đúng vấn đề cần giải quyết
- Xác định đúng các nguyên nhân cốt lõi (áp dụng kỹ thuật phân tích “nhưng tại sao”).
- Xác định được vấn đề và những nguyên nhân gốc rễ của nó, hậu quả mà vấn đề đó đem lại.
- Phản biện và xác định đúng vấn đề một cách khoa học, đúng kỹ thuật, một cách hệ thống,
logic, tránh nhầm lẫn nguyên nhân và vấn đề.
3. Kỹ thuật phân tích
- Xác định vấn đề: từ phân tích nhân - quả dẫn tới tìm ra vấn đề cốt lõi
- Đặt câu hỏi “nhưng tại sao” lần 1
- Tiếp tục đặt câu hỏi “nhưng tại sao” lần 2
- Tiếp tục đặt câu hỏi “nhưng tại sao” lần 3
- Tiếp tục đặt câu hỏi “nhưng tại sao” lần 4
4. Những lưu ý quan trọng
- Cần dựa vào thông tin và số liệu thực tế chứ không chỉ dựa vào các suy luận và phản biện.
- Các vấn đề nêu ra cần cụ thể, tránh nói chung chung.
- Hạn chế đưa ra vấn đề - nguyên nhân theo hướng đường cùng, không thể giải quyết được.
- Tránh xác định vấn đề hay những nguyên nhân gốc rễ mà nó có thể biến ngay thành giải
pháp.
II. Phản biện bằng công cụ biểu đồ xương cá
1. Khái niệm
Biểu đồ xương cá (“sơ đồ nhân quả” hoặc sơ đồ ishikawa) được sử dụng để khám phá các
nguyên nhân tiềm ẩn của một vấn đề cụ thể, cho phép chúng ta tìm ra giải pháp hiệu quả hơn.
2. Lợi ích
- Tập trung vào một nguyên nhân, thay vì các triệu chứng.
- Xem nhanh tất cả các nguyên nhân tiềm ẩn.
- Tạo lời nhắc để động não.
- Tập trung mọi người xung quanh nguyên nhân gốc rễ.
3. Khi nào sử dụng sơ đồ xương cá
- Để xác định các nguyên nhân có thể gây ra sự cố.
- Để giúp phát triển một sản phẩm giải quyết các vấn đề trong các dịch vụ thị trường hiện tại.
- Để bộc lộ những điểm nghẽn hoặc những điểm yếu trong quy trình kinh doanh. Để tránh các
vấn đề tái diễn hoặc sự kiệt sức của nhân viên.
- Để đảm bảo rằng bất kỳ hành động khắc phục nào được thực hiện sẽ giải quyết được vấn đề.
4. Cách tạo sơ đồ xương cá:
- Bước 1: định nghĩa câu lệnh vấn đề.
- Bước 2: xác định các loại nguyên nhân.
- Bước 3: liệt kê các nguyên nhân.
5. Công cụ: khung xương cá (fishbone diagram)
Mô tả mối liên hệ giữa một vấn đề và các nguyên nhân gây ra vấn đề đó.
III. Phản biện bằng công cụ khung logic
1. Khái niệm
Công cụ khung logic là một ma trận gồm các thành tố để xây dựng kế hoạch công việc hay
dự án, được dùng như một công cụ để hỗ trợ cho việc đánh giá phản biện một kế hoạch hay
dự án được đưa ra trên tính logic của các thông tin trong khung logic.
2. Đối tượng phản biện và mục đích
- Giúp phát hiện những bất cập hay tính thiếu logic của kế hoạch đưa ra.
- Giúp nhìn thấy được liệu các hoạt động và các chỉ báo đề ra có giúp đạt được mục tiêu giải
quyết vấn đề không.
3. Cấu trúc và các thành phần
Mục tiêu dài hạn/mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu ngắn Chỉ số Giả định các


Kết Hoạt Các phương điều kiện
hạn/mục tiêu cụ / chỉ
quả động tiện xác minh thực hiện
thể báo

4. Khung logic và tiến trình tư duy logic


5. Những yêu cầu của một kế hoạch được xây dựng theo khung logic:
a. Tính logic
- Các hoạt động đưa ra phải giúp đạt được các kết quả đầu ra.
- Các kết quả giúp đạt được các mục tiêu cụ thể/mục tiêu ngắn hạn.
- Các chỉ số, chỉ báo đặt ra làm tiêu chuẩn đánh giá kết quả của các hoạt động.
- Nguồn kiểm tra là chứng cứ, làm minh chứng cho kết quả hay việc đã hoàn tất các hoạt động.
- Các giả định là những tiên liệu những nguy cơ có thể xảy ra trong quá trình thực hiện kế
hoạch hay dự án.
b. Tính cụ thể
- Mục tiêu nên là smart
- Các hoạt động cần viết rõ ràng ý tưởng
- Kết quả và chỉ báo phải là những con số định lượng hay định tính rõ ràng
 Mục tiêu
- Phải ngắn gọn, rõ ràng
- Phải đảm bảo được 5 đặc tính cơ bản sau (smart):
- Ðặc thù (specific): không lẫn lộn vấn đề này với vấn đề khác
- Ðo lường được (measurable): quan sát, theo dõi, đánh giá được
- Thích hợp, phù hợp (achievable): có thể đạt được
- Tính liên quan (relevant): cân bằng giữa mục tiêu và nguồn lực
- Có giới hạn về thời gian (time bound): phải được qui định rõ
6. Tiêu chí đánh giá, phản biện một kế hoạch dựa trên khung logic
- Các hoạt động được đưa ra có giúp đạt được các kết quả đầu ra?
- Các kết quả đầu ra có giúp đạt các mục tiêu mục tiêu ngắn hạn?
- Khi đạt được các mục tiêu ngắn hạn có giúp đạt được mục tiêu dài hạn?
- Các chỉ số đưa ra có phản ảnh rõ kết quả của các hoạt động?
IV. Phản biện bằng công cụ sáu chiếc mũ tư duy
1. Tổng quan về sáu chiếc mũ tư duy
- "6 chiếc mũ tư duy” là công cụ trợ giúp tư duy được ts. Edward de bono phát kiến năm 1980
và giới thiệu trong cuốn “6 thinking hats” năm 1985.
- Phương pháp này cho phép phát triển tất cả các quan điểm khác nhau về một chủ đề xác định
và tránh mọi tranh luận không có kết quả giữa các đồng nghiệp có ý kiến khác nhau.
2. Đặc điểm mỗi màu sắc của sáu chiếc mũ tư duy
- Mũ trắng: tư duy phân tích, khách quan, chú trọng đến sự kiện và tính khả thi.
- Mũ đỏ: suy nghĩ cảm tính, cảm giác chủ quan, nhận thức và quan điểm.
- Mũ đen: tư duy phản biện, hoài nghi, tập trung vào rủi ro và xác định vấn đề.
- Mũ vàng: suy nghĩ lạc quan, suy đoán, các tình huống tốt nhất.
- Mũ xanh lá cây: tư duy sáng tạo, liên tưởng, ý tưởng mới, động não, đột phá.
- Mũ xanh lam: tư duy có cấu trúc, tầm nhìn tổng quan ở cấp độ cao về tình hình, bức tranh
lớn.
a. Tư duy theo chiếc mũ trắng: nhìn sự kiện/sự việc/vấn đề khách quan và công
tâm
- Màu trắng có ý nghĩa trung tính: khách quan, không thiên vị, không thành kiến…
- Thu thập những thông tin, sự kiện, dữ liệu cách khách quan
- Xem xét khách quan cần những thông tin gì, đã có và còn thiếu những thông tin gì?
- Làm sao để có được những thông tin cần thiết, chính xác và đáng tin cậy?
b. Tư duy theo chiếc mũ đỏ: cảm xúc, cảm tính
- Biểu thị con tim – cảm tính
- Đưa ra những cảm xúc, linh cảm, trực giác, ý kiến cá nhân của mình
- Cảm giác của chúng ta về vấn đề này/về sản phẩm này?
- Trực giác mách bảo cho chúng ta điều gì về vấn đề này?
- Chúng ta thích hay không thích vấn đề/ý kiến /ý tưởng này?
c. Tư duy theo chiếc mũ vàng: tích cực, lạc quan
- Biểu thị sự vui tươi, sáng sủa, tích cực
- Những ưu thế, thuận lợi có được, những điểm tích cực của ý kiến, của ý tưởng, của vấn đề
- Những lợi ích khi chúng ta tiến hành dự án này là gì?
- Đâu là mặt tích cực của vấn đề này?
- Đâu là điểm mạnh của ý tưởng/ý kiến, của vấn đề này, của sản phẩm này?
d. Tư duy theo chiếc mũ đen: tiêu cực, bi quan
- Biểu thị cho sự lo lắng, tiêu cực, bi quan về sản phầm, ý tưởng…
- Những bất lợi, điểm yếu, những rủi ro, nguy cơ tiềm tàng
- Những rắc rối, nguy hiểm nào có thể xảy ra khi tiến hành làm theo những ý tưởng này?
- Những khó khăn nào có thể phát sinh khi tiến hành làm theo những ý tưởng này?
- Cần phản biện, tranh luận, góp ý
e. Tư duy theo chiếc mũ xanh lá: tìm ý tưởng cho vấn đề, tìm giải pháp, tìm cách
phát huy
- Biểu thị cho cây cỏ phát triển, sinh sôi, nảy nở
- Tìm kiếm ý tưởng (càng nhiều càng tốt) để giải quyết vấn đề, áp dụng những phương pháp
tìm ý tưởng - Động não, thảo luận nhóm, hội thảo, hỏi ý kiến chuyên gia…
- Luôn đặt câu hỏi: Chúng ta có thể làm gì khác nữa không trong trường hợp này? Sản phẩm
này có thể làm tốt hơn nữa không?
f. Tư duy theo chiếc mũ xanh dương: nhìn tổng quan
- Màu của bầu trời, biểu thị cho sự cái nhìn lại bao quát, nhìn tổng quan (helicopter view)
- Xem xét lại những ý tưởng/giải pháp (mũ xanh lá) có phù hợp với những thông tin, sự kiện
(mũ trắng), cảm xúc (mũ đỏ), thuận lợi/tích cực (mũ vàng) khó khăn/tiêu cực (mũ đen)
- Sắp xếp các ý tưởng theo thứ tự ưu tiên, mức độ quan trọng, khẩn cấp, theo thời gian.. Từ đó
hình thành kế hoạch hành động, những công việc sẽ làm tiếp theo.
3. Nguyên tắc phản biện với sáu chiếc mũ tư duy
- "Tại một thời điểm nhất định, mọi người phải đội mũ cùng một màu để tập trung các ý kiến
phản biện theo một góc nhìn chung".
- Sáu chiếc mũ tạo ra những cặp mũ đối lập nhau:
- Trắng - Đỏ: Mũ trắng mang tính lý trí, mũ đỏ mang tính cảm xúc. Đây là hai phương diện đối
lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
- Đen - Vàng: Mũ đen mang tính bi quan, mũ vàng mang tính lạc quan. Đây là hai đặc trưng
tâm lý đối lập tác động đến quá trình ra quyết định của con người.
- Xanh lá cây - Xanh dương: Mũ xanh lá mang tính phân tán, mũ xanh dương mang tính điều
phối. Đây là hai phương diện đối lập tác động đến quá trình ra quyết định.
4. Khi nào sử dụng sáu chiếc mũ tư duy
- Đưa ra quyết định tốt hơn bằng cách có một cái nhìn toàn diện hơn và bao quát hơn về vấn
đề.
- Tiếp cận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau của sự kiện, cảm xúc và sự sáng tạo.
- Truyền cảm hứng cho việc hình thành ý tưởng như một hoạt động phá băng bằng cách để
những người khác nhau đóng các vai trò khác nhau.
- Cộng tác nhiều hơn trong quá trình động não và ra quyết định với các vai trò được giao bao
gồm cả trách nhiệm của người điều hành.
- Điều hành các cuộc họp tốt hơn và có cấu trúc hơn, đặc biệt nếu có xu hướng chỉ có một chế
độ xem duy nhất tại mỗi cuộc họp.
5. Hiệu quả của sáu chiếc mũ tư duy
- Tạo bầu không khí hiệu quả để giảm thiểu các hành vi phản tác dụng và tiêu cực, tránh dẫn
đến xung đột giữa các thành viên.
- Tránh chủ nghĩa bảo thủ và cái tôi ảnh hưởng đến việc ra quyết định.
- Tạo ra các cuộc họp năng suất và hiệu quả hơn, tràn đầy năng lượng và tập trung cao độ.
- Khuyến khích đổi mới và trao quyền cho mọi người để thách thức hiện trạng.
- Nâng cao hiệu quả và hiệu quả giải quyết vấn đề, bằng cách phân tích vấn đề từ mọi khía
cạnh và nhìn xa hơn những điều hiển nhiên để tìm ra giải pháp phù hợp.
- Đánh giá kỹ lưỡng các vấn đề để phân tích nguyên nhân gốc rễ.

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4


1. Trình bày phương pháp thực hiện kỹ thuật cây vấn đề?
2. Khi nào nên sử dụng kỹ thuật sơ đồ xương cá?
3. Lợi ích của công cụ phản biện khung Logic là gì?
4. Trình bày phương pháp thực hiện kỹ thuật 6 chiếc mũ tư duy?

CHƯƠNG 5: RÈN LUYỆN VĂN HÓA PHẢN BIỆN


I. Văn hóa phản biện
1. Khái niệm
- Phản biện có văn hóa là phản biện mang tính xây dựng, góp phần thúc đẩy và cải tiến công
việc.
2. Chiến lược rèn luyện kỹ năng phản biện mang tính xây dựng:
- Phương pháp bánh sandwich
- Tập trung vào kế hoạch hành động hoặc giải pháp
- Tìm đúng thời điểm
- Hãy nhân đạo
- Đề cao sự khiêm tốn về trí tuệ
3. Văn hóa tiếp nhận phản biện
- Thái độ tích cực khi nhận được ý kiến phản biện không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là trong
các trường hợp tiếp nhận những lời phê bình, chỉ trích ít mang tính xây dựng.
- Tiếp nhận những lời phản biện hiệu quả có thể rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát
triển cá nhân cũng như tập thể.
4. Lưu ý khi tiếp nhận ý kiến phản biện:
- Luôn mời gọi các ý kiến phản biện
- Hãy cởi mở khi nhận được ý kiến phản biện
- Tương tác phản biện hợp lý

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5


1. Người phản biện có tâm là người có văn hóa phản biện như thế nào?
2. Mục đích của rèn luyện văn hóa phản biện và văn hóa tiếp nhận phản biện là để làm gì?
3. Đâu là tiêu chí bạn quan tâm nhất khi rèn luyện văn hóa phản biện và tại sao?
4. Đâu là tiêu chí bạn quan tâm nhất khi rèn luyện văn hóa tiếp nhận phản biện và tại sao?

You might also like