You are on page 1of 2

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

I. Các dạng NLXH thường gặp


- Nghị luận về sự vật hiện tượng
- Nghị luận về tư tưởng đạo lý
a/ Tư tưởng đạo lý
1. Giải thích về tư tưởng đạo lý
+ Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng
+ Giải thích nghĩa chung, trình bày quan điểm, đánh giá của người
viết, paraphrase lại đề bài.

2. Phân tích, chứng minh


+ Chỉ ra tính đúng đắn hoặc không đúng đắn của tư tưởng đạo lý
+ Đưa ra dẫn chứng cụ thể để chứng minh tính đúng đắn của tư tưởng
đạo lý. Đồng thời, bác bỏ những tư tưởng sai lệch về tư tưởng đạo lý
được bàn luận
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lý đối với con người.
3. Bình luận, liên hệ
+ Phê phán những biểu hiện sai lệch về tư tưởng đạo lý, đồng thời ca
ngợi những tấm gương tốt đẹp về tư tưởng đạo lý.
+ Dẫn chứng cụ thể

*LƯU Ý
- Người viết cần tự đặt cho mình câu hỏi và tự trả lời rằng : Tư tưởng
đạo lý ấy đã đủ, đã toàn diện chưa ? Cần bổ xung them điều gì ?
- Cần nhìn từ nhiều góc độ và cần có bản lĩnh để chứng minh chính
kiến của mình là đúng.
4. Kết đoạn
+ Khái quát tư tưởng đạo lý vừa nghị luận

b/ Sự vật hiện tượng


1. Mở đoạn
- Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận, bám sát hiện tượng,
không lan man.
2. Thân Đoạn
- Giải thích ngắn gọn về hiện tượng đời sống
- Nêu thực trạng về hiện tượng đời sống
- Chỉ ra tác động, ảnh hưởng của hiện tượng ấy đối với đời
sống của con người. Nêu đánh giá, nhận định về mặt đúng-
sai, lợi-hại của vấn đề. Lý giải mặt tính cực cũng như hạn
chế của sự việc, bày tỏ thái độ đồng tình hay phê phán
- Giải thích nguyên nhân xuất hiện hiện tượng xã hội cần nghị
luận.
- Đề xuất giải pháp ( phát triển hoặc hạn chế)
- Rút ra bài học nhận thức về vấn đề
3. Kết đoạn
- Khái quát về vấn đề hiện tượng nghị luận.

You might also like