You are on page 1of 12

A.

Tiếng Việt (đọc hiểu)


I. Phương thức biểu đạt/Phong cách chức năng ngôn ngữ/Thể thơ
1. Phương thức biểu đạt
- Căn cứ
+ Nguồn dẫn
+ Giọng văn, cách sử dụng từ ngữ, cú pháp
- Phân loại
+ Tự sự: có nhân vật, đối thoại, diễn biến, kể chuyện; thường trong truyện,
tiểu thuyết
+ Miêu tả: có đường nét, màu sắc, khung cảnh
+ Biểu cảm: dùng ngôi kể số 1, có độc thoại, cảm xúc
+ Nghị luận: có lí lẽ, luận điểm, dẫn chứng
+ Thuyết minh: có nguồn gốc, đặc điểm, công dụng
+ Hành chính: công vụ, có khuôn mẫu
2. Phong cách chức năng ngôn ngữ:
- Phong cách nghệ thuật: thơ, kịch, tiểu thuyết, truyện ngắn
- Phong cách sinh hoạt: thư từ, nhật kí
- Phong cách khoa học: phổ cập kiến thức
- Phong cách chính luận: tuyên ngôn, lời kêu gọi
- Phong cách báo chí: phỏng vấn, phóng sự, bản tin
- Phong cách hành chính: văn bản pháp luật, văn bằng, chứng nhận, đơn từ,
kiến nghị
3. Thể thơ: tự do, lục bát thất ngôn bát cú (8 câu – 7 chữ), thất ngôn tứ tuyệt (4
câu – 7 chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (4 câu – 5 chữ)
II. Nội dung trong văn bản
- Hình ảnh thơ, câu thơ / Cụm từ ngữ, câu
- Đọc / Liệt kê
- Đọc hiểu + Liệt kê
III. Biện pháp tu từ
- Số lượng
- Nhận diện
- Cách trả lời:
+ Đoạn/Văn bản trên sử dụng x biện pháp tu từ A và B
+ A (chỉ rõ) (kết hợp ____)
=> Tác dụng: …
+ B (chỉ rõ)
=> Tác dụng: …
- Biện pháp tu từ và tác dụng: tăng hiệu quả diễn đạt
+ So sánh: làm nổi bật lên tính chất của A giống như …, làm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho câu văn
+ Nhân hóa: ví A như … khiến A trở nên sinh động, gần gũi và có hồn hơn
+ Ẩn dụ, hoán dụ: (chỉ rõ thể loại), giúp tăng sức gợi hình gợi cảm cho diễn đạt
+ Nói quá, liệt kê, điệp, đảo ngữ: nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm
(liệt kê + điệp có thêm tác dụng tạo nhịp điệu và gợi liên tưởng; liệt kê có diễn
tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của ___)
+ Nói giảm nói tránh: giúp diễn đạt thêm tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau
buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự
+ Câu hỏi tu từ: bộc lộ, tăng cường thể hiện cảm xúc, trạng thái
+ Dấu ba chấm: tạo điểm nhấn, gợi sự lắng đọng cảm xúc
IV. NLXH:
- Các thao tác lập luận:

Thao
Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm
tác

Giải Vận dụng tri thức để hiểu vấn đề - Giải thích cơ sở: Giải thích từ
thích nghị luận một cách rõ ràng và giúp ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen,
Thao
Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm
tác

nghĩa bóng của từ


- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ
người khác hiểu đúng ý của mình
vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và
nghĩa hàm ẩn

- Chia tách đối tượng, sự vật, hiện


tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố
nhỏ; xem xét kĩ lưỡng nội dung và
- Khám phá chức năng biểu hiện
mối liên hệ.
của các chi tiết
- Tác dụng: thấy được giá trị ý
- Dùng phép liên tưởng để mở
nghĩa của sự vật hiện tượng, mối
rộng nội dung ý nghĩa- Các cách
quan hệ giữa hình thức với bản
phân tích thông dụng
Phân chất, nội dung. Phân tích giúp nhận
+ Chia nhỏ đối tượng thành các bộ
tích thức đầy đủ, sâu sắc cái giá trị
phận để xem xét
hoặc cái phi giá trị của đối tượng.
+ Phân loại đối tượng
- Yêu cầu: nắm vững đặc điểm cấu
+ Liên hệ, đối chiếu
trúc của đối tượng, chia tách một
+ Cắt nghĩa bình giá
cách hợp lí. Sau phân tích chi tiết
+ Nêu định nghĩa
phải tổng hợp khái quát lại để
nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu
sắc
- Đưa lí lẽ trước
Đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng - Chọn dẫn chứng và đưa dẫn
xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ chứng. Cần thiết phải phân tích
Chứng
một ý kiến để thuyết phục người dẫn chứng để lập luận chứng minh
minh
đọc người nghe tin tưởng vào vấn thuyết phục hơn. Đôi khi em có thể
đề thuyết minh trước rồi trích dẫn
chứng sau.
Bình - Bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, Bình luận luôn có hai phần:
luận hiện tượng ... đúng hay sai, hay / - Đưa ra những nhận định về đối
dở; tốt / xấu, lợi / hại...; để nhận tượng nghị luận.
thức đối tượng, cách ứng xử phù - Đánh giá vấn đề (lập trường đúng
Thao
Khái niệm/Yêu cầu/Tác dụng Cách làm
tác

hợp và có phương châm hành


động đúng.
- Yêu cầu của việc đánh giá là sát
đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn đắn và nhất thiết phải có tiêu chí).
diện, khách quan và phải có lập
trường tư tưởng đúng đắn, rõ
ràng"
- Là thao tác lập luận nhằm đối
- Xác định đối tượng nghị luận, tìm
chiếu hai hay nhiều sự vật, đối
một đối tượng tương đồng hay
tượng hoặc là các mặt của một sự
tương phản, hoặc hai đối tượng
vật để chỉ ra những nét giống nhau
cùng lúc.
hay khác nhau, từ đó thấy được
- Chỉ ra những điểm giống nhau
So giá trị của từng sự vật
giữa các đối tượng.
sánh - Có so sánh tương đồng và so
- Dựa vào nội dung cần tìm hiểu,
sánh tương phản.
chỉ ra điểm khác biệt giữa các đối
- Tác dụng: nhằm nhận thức nhanh
tượng.
chóng đặc điểm nổi bật của đối
- Xác định giá trị cụ thể của các đối
tượng và cùng lúc hiểu biết được
tượng.
hai hay nhiều đối tượng.
- Bác bỏ một ý kiến sai có thể thực
- Chỉ ra ý kiến sai trái của vấn đề,
hiện bằng nhiều cách: bác bỏ luận
trên cơ sở đó đưa ra nhận định
điểm, bác bỏ luận cứ, bác bỏ cách
đúng đắn và bảo vệ ý kiến lập
lập luận hoặc kết hợp cả ba cách.
trường đúng đắn của mình.
a. Bác bỏ luận điểm: thông thường
- Bác bỏ ý kiến sai là dùng lý lẽ và
có hai cách bác bỏ
dẫn chứng để phân tích, lí giải tại
- Dùng thực tế
Bác bỏ sao như thế là sai.
- Dùng phép suy luận
* Lưu ý: Trong thực tế, một vấn đề
b. Bác bỏ luận cứ: vạch ra tính chất
nhiều khi có mặt đúng, mặt sai. Vì
sai lầm, giả tạo trong lý lẽ và dẫn
vậy, khi bác bỏ hoặc khẳng định
chứng được sử dụng.
cần cân nhắc, phân tích từng mặt
c. Bác bỏ lập luận: vạch ra mâu
để tránh tình trạng khẳng định
thuẫn, phi lôgíc trong lập luận của
chung hay bác bỏ, phủ nhận tất cả.
đối phương.
- Áp dụng
+ Ý nghĩa của …  thao tác bàn luận (nêu cả tác động với cá nhân và tác động
với cộng đồng)
+ Giải thích tại sao…  thao tác bàn luận, giải thích
+ Nói về…  thao tác bàn luận
+ Chứng minh, làm sáng tỏ…  thao tác chứng minh (nêu khoảng 3 dẫn chứng)
B. Tác giả, tác phẩm (NLVH)
I. Quang Dũng – Tây Tiến
1. Tác giả: Quang Dũng
- 1921 – 1988
- Quê: Đan Phượng, Hà Nội
- Ông là 1 nghệ sĩ đa tài: làm thơ, viết văn, vẽ tranh nhưng Quang Dũng trước
hết là một nhà thơ
- Thơ Quang Dũng vừa hồn nhiên, vừa tinh tế, mang vẻ đẹp hào hoa, phóng
khoáng, đậm chất lãng mạn.
- Các tác phẩm chính: Mùa hoa gạo (50), Thơ văn Quang Dũng (88)
2. Tác phẩm - Hoàn cảnh sáng tác:
- Tây TIến là một đơn vị bộ đội thành lập năm 47, có nhiệm vụ phối hợp với bộ
đội Lào bảo vệ biên giới Việt Lào, đánh tiêu hao sinh lực địch ở Thượng Lào và
mien Tây Bắc Bộ Việt Nam
- Địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến khá rộng: từ Mai Châu, Châu Mộc
sang Sầm Nưa rồi vòng về phía Tây tỉnh Thanh Hóa
- Lính Tây TIến phần đông là thanh niên, sinh viên Hà Nội. Họ chiến đấu trong
điều kiện thiếu thốn, gian khổ nhưng vẫn lạc quan, yêu đời.
- Quang Dũng làm đại đội trưởng ở đó rồi chuyển đơn vị khác vào năm 48. Xa
đơn vị cũ không lâu, tại làng Phù Lưu Chanh, vì nhớ anh em, đồng đội nên
Quang Dũng đã viết bài thơ này
- Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng, thể hiện sâu sắc phong
cách nghệ thuật của nhà thơ, được in trong tập Mây đầu ô
II. Tố Hữu – Việt Bắc
1. Tác giả: Tố Hữu
1.1. Cuộc đời
- 1920 – 2002
- Tên khai sinh: Nguyễn Kim Thành
- Quê: làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa
Thiên – Huế
- Ông sinh ra trong một gia đình Nho học trên mảnh đất thơ mộng, trữ tình
(Huế)
- Thời thanh niên, ông sớm giác ngộ cách mạng và hăng say hoạt động, kiên
cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân
- Sau cách mạng tháng Tám, ông đảm nhiệm cương vị trọng yếu trên mặt trận
văn hóa, văn nghệ, trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước
1.2. Phong cách thơ Tố Hữu
- Về nội dung: thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình, chính trị sâu sắc
+ Trong việc biểu hiện tâm hồn, thơ Tố Hữu luôn hướng đến cái “ta” chung
+ Trong việc miêu tả đời sống, thơ Tố Hữu mang đậm chất sử thi
+ Giọng thơ mang tính chất tâm tình, tự nhiên, đằm thắm, chân thành
- Về nghệ thuật: thơ Tố Hữu mang phong cách đậm đà
+ Về thể thơ:
 Vận dụng thành công thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc
 Thể thất ngôn trang trọng mà tự nhiên
+ Về ngôn ngữ: dùng từ ngữ và cách nói chuyện dân gian, phát huy tính nhạc
phong phú của tiếng Việt
- Kết luận: thơ Tố Hữu là bằng chứng sinh động về sự kết hợp hài hòa 2 yếu tố
cách mạng và dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo thi ca
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954), hiệp định Genève được kí kết
(7/1954), hòa bình trở lại, Miền Bắc hoàn toàn được giải phóng
- 10/1954, các cơ quan Trung ương rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội  Tố
Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc
2.2. Nội dung
- Tái hiện những kỉ niệm cách mạng và kháng chiến
- Gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng, của Bác
2.3. Ý nghĩa nhan đề
- Việt Bắc là một địa danh lịch sử, không chỉ là cái nôi của cách mạng Việt Nam
trong những năm tiền khởi nghĩa, mà đó còn là căn cứ địa vững chắc, là đầu
não của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Việt Bắc là nhắc tới đồng bào Việt Bắc đã cưu mang, che chở cho Đảng, cho
chính phủ, cho bộ đội từ những ngày khó khăn, gian khổ cho đến ngày toàn
thắng vẻ vang  Nghĩa tình quân dân
2.4. Đoạn trích: Nằm ở phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng
chiến)
III. Nguyễn Khoa Điềm - Đất nước:
1. Tác giả: Nguyễn Khoa Điềm
- Sinh năm 1943, tại Thừa Thiên – Huế
- Ông xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng, giàu truyền thống văn
chương.
- Nguyễn Khoa Điềm là một trong những nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ
những năm chống Mĩ
- Thơ ông giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí
thức tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu của nhân dân.
- Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (thơ, 72), Mặt đường khát vọng (trường ca, 74)
2. Tác phẩm:
- Trường ca Mặt đường khát vọng được Nguyễn Khoa Điềm hoàn thành ở
chiến khu Trị - Thiên năm 71, in lần đầu năm 74
- Thể loại: Trường ca (là một tác phẩm được viết bằng thơ trên phương thức
kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố tự sự và trữ tình, có tính hoành tráng về cả
phương diện nội dung, tư tưởng và cấu trúc nghệ thuật tác phẩm, được nhà
thơ viết nên bằng một dung lượng cảm hứng mạnh mẽ, cảm xúc tuôn trào gắn
liền với những chấn động lớn lao của lịch sử, dân tộc và thời đại.)
- Mặt đường khát vọng là bản trường ca viết về sư thức tỉnh của tuổi trẻ các
thành thị vùng tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Đế quốc
Mĩ, hướng về nhân dân, đất nước, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp
với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc
IV. Nguyễn Tuân – Người lái đò sông Đà
1. Tác giả: Nguyễn Tuân
1.1. Cuộc đời
- 1910 – 1987
- Sinh ra trong gia định nhà Nho khi Hán học đã tàn
- Quê: Làng Mọc, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội
- Học đến cuối bậc Thành chung ở Nam Định, sau đó về Hà Nội viết văn, làm
báo
- Cách mạng tháng Tám thành công, ông đến với Cách mạng và tự nguyện dùng
ngòi bút của mình để phục vụ cuộc kháng chiến của dân tộc
1.2. Con người:
- Nguyễn Tuân là một trí thức giàu long yêu nước và tinh thần dân tộc
- Ý thức cá nhân trong con người Nguyễn Tuân phát triển rất cao
- Là người rất tài hoa và uyên bác
- Vô cùng quý trọng nghề nghiệp của mình
1.3. Sự nghiệp văn học:
- Quá trình sáng tác và các đề tài chính:
+ Trước Cách mạng: sáng tác của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài:
“chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc
+ Sau Cách mạng: đất nước và con người Việt Nam trong chiến đấu và lao
động sản xuất
- Các tác phẩm chính: Vang bóng một thời (40), Sông Đà (60),…
1.4. Phong cách nghệ thuật: Phong cách nghệ thuật độc đáo mà hạt nhân nằm
ở chữ “ngông”
- Văn Nguyễn Tuân thể hiện rõ nét chất tài hoa, uyên bác
- Khám phá thiên nhiên, sự vật ở phương diện văn hóa, thẩm mĩ và khám phá
con người ở phương diện tài hoa, nghệ sĩ
- Bậc thầy của ngôn ngữ văn xuôi hiện đại
2. Tác phẩm
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân, được in trong tập
Sông Đà (60)
- Thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền
Tây Bắc rộng lớn, xa xôi
2.2. Thể loại
- Tùy bút: một thể thuộc loại hình kí, nét nổi bật của tùy bút là qua việc ghi
chép những sự kiện và con người cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú trọng đến
việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về cuộc sống con
người và hiện tại
V. Hoàng Phủ Ngọc Tường - Ai đã đặt tên cho dòng sông?
1. Tác giả: Hoàng Phủ Ngọc Tường
1.1. Cuộc đời
- Sinh năm 1937
- Quê: làng Bích Khê, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nhưng sinh ra, lớn lên
và gắn bó cuộc đời mình với thành phố Huế
- Ông học hết bậc trung học tại Huế, tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Sài
Gòn năm 60 và trường Đại học Huế năm 64
- Năm 66, ông bắt đầu tham gia kháng chiến chống Mĩ bằng hoạt động văn
nghệ
- Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng của Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị
Thiên
1.2. Sự nghiệp văn học
- Ông là một trong những gương mặt nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam
hiện đại
- Là một nhà văn có phong cách độc đáo với sở trường là thể bút kí
+ Giàu chất trí tuệ, đậm chất thơ
+ Nghị luận sắc bén, tư duy đa chiều
+ Lối viết hướng nội, súc tích, tài hoa, có chiều sâu văn hóa và cảm hứng nhân
văn
- Các tác phẩm bút kí chính: Rất nhiều ánh lửa (79), Ai đã đặt tên cho dòng
sông? (86),…
2. Tác phẩm
- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, được viết tại Huế vào ngày
4/1/1981, in trong tập bút kí cùng tên vào năm 86
- Tác phẩm tiêu biểu cho đặc trưng thể loại kí và văn phong Hoàng Phủ Ngọc
Tường
- Thể loại: Bút kí
+ Kí viết về cuộc đời thực tại, viết về người thật, việc thật, kí đòi hỏi sự trung
thực, chính xác
+ Tác giả kí khéo sử dụng tài liệu đời sống kết hợp với tưởng tượng, cảm thụ,
nhận xét, đánh giá. Vì vậy, sức hấp dẫn của kí chính là ở khả năng tái hiện sự
thật một cách sinh động của tác giả.
+ Nổi bật lên trong tác phẩm kí chính là tính chủ quan, chất trữ tình sâu đậm
của cái tôi tác giả. Cho nên, sức hấp dẫn của kí còn phụ thuộc vào sức hấp dẫn
của cái tôi ấy (thường là những cái tôi uyên bác, phong phú, tài hoa, độc đáo,
…)
VI. Tô Hoài – Vợ chồng A Phủ
1. Tác giả: Tô Hoài:
1.1. Cuộc đời
- 1920 – 2014
- Quê: Kim Bài, Thanh Oai nhưng sinh ra và lớn lên trong một gia đình thợ thủ
công ở phủ Hoài Đức
- Từ nhỏ, ông đã phải lăn lộn kiếm sống bằng nhiều nghề
- Năm 43, ông tham gia Hội Văn hóa cứu quốc
1.2. Sự nghiệp văn học
- Trước Cách mạng tháng Tám, Tô Hoài là cây bút văn xuôi nổi tiếng với truyện
Dế Mèn phiêu lưu kí. Sau Cách mạng tháng Tám, ông nổi tiếng với tập Truyện
Tây Bắc
- Sáng tác của Tô Hoài thiên về diễn tả những sự thật của đời thường. Ông có
vốn hiểu biết phong phú sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng đất
khác nhau và có lối trần thuật hóm hỉnh, hấp dẫn người đọc
2. Tác phẩm
- Năm 52, Tô Hoài theo bộ đội lên giải phóng Tây Bắc. Trong chuyến đi 8 tháng
này, ông đã sống gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc vùng cao Tây Bắc
- Năm 53, ông viết thành công tập Truyện Tây Bắc và tập truyện được tặng giải
Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 54-55
- “Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể
bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành
nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi”. (Tô Hoài)
VII. Nguyễn Minh Châu – Chiếc thuyền ngoài xa:
1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu
1.1. Cuộc đời
- 1930 – 1989
- Quê: xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An
- Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo
- Năm 50, ông gia nhập quân đội, theo học trường Sĩ quan Lục quân Trần Quốc
Tuấn
- Năm 62, ông về Phòng Văn nghệ Quân đội, sau đó chuyển sang tạp chí Văn
nghệ Quân đội
1.2. Sự nghiệp văn học:
- Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Minh Châu được chia làm hai giai đoạn chính
+ Trước 1975: cây bút tiêu biểu cho nền văn xuôi chống Mĩ với các tác phẩm
mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhân vật chính trong giai
đoạn này là những người lính, những người anh hùng mang vẻ đẹp lí tưởng
+ Sau 1975: cây bút tiêu biểu cho văn học đổi mới. từ cảm hứng sử thi chuyển
sang cảm hứng thế sự đời tư, từ giọng điệu lãng mạn chuyển sang giọng điệu
triết lí. Nhân vật chính là các nhân vật đời thường
- Tác phẩm chính: Bến quê (85), Chiếc thuyền ngoài xa (87), Cỏ lau (89)
- Quan niệm nghệ thuật về con người: “Văn học và cuộc sống là hai vòng tròn
đồng tâm mà tâm điểm là con người”
- Phong cách nghệ thuật:
+ Tư tưởng nhân bản: Nguyễn Minh Châu là nhà văn có tình yêu thương tha
thiết với con người, mang một mối quan hoài thường trực về số phận và
những nỗi đau khổ của những con người ở xung quanh mình
+ Năng lực miêu tả và phân tích tâm lí: Nguyễn Minh Châu là nhà văn có sự
hiểu biết thấu đáo, sâu sắc về con người, đặc biệt là đời sống tâm lí con người
+ Hướng về 2 vẻ đẹp trong sáng và chất trữ tình với 2 thái độ với con người:
sự thương cảm và niềm tin
+ Bút pháp: Nguyễn Minh Châu cũng ngày càng đa dạng, tinh tế và giàu chất
tạo hình trong miêu tả, linh hoạt, biến hóa trong lối kể chuyện và nhất là sắc
sảo trong miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật
- Nhà văn Nguyên Ngọc đã miêu tả Nguyễn Minh Châu “thuộc trong số những
nhà văn mở đường tinh anh và tài năng nhất của văn học hiện nay”
2. Tác phẩm
- Được hoàn thành vào tháng 8/1983
- Truyện ngắn lúc đầu được in trong tập Bến quê (85), sau được in lại trong tập
cùng tên (87)
- Truyện in đậm phong cách tự sự - triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu
cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác
thứ hai.
- Là một trong những sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.

You might also like