You are on page 1of 4

THAO TÁC LẬP LUẬN

I. Thao tác lập luận giải thích

- Khái niệm: "Giải thích" là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan
hệ,…cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho
con người.

- Người ta thường giải thích bằng các cách: nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối
chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng
hoặc noi theo,….của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

- Ví dụ:

Món quà mà cuộc hành trình mang lại cho tôi là lời ngợi khen cuộc sống và thế giới. Có câu
nói người thợ mỏ không kêu ca về những hòn đá. Mắt của người thợ mỏ chỉ nhìn thấy những
viên đá quý. Tấm lòng ngợi khen cũng làm cho tất cả những viên đá trở thành đá quý. Người
giàu là ai? Chính là người có nhiều rung cảm. Người không biết rung cảm chính là người
nghèo nàn nhất trên thế gian này.

(Trích Chú chim bay không quay đầu ngoảnh lại, Shiva Ryu, NXB Hà Nội, 2018, tr. 68 - 69)

II. Thao tác lập luận phân tích

- Khái niệm: "Phân tích" là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu
tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.

- Mục đích của phân tích là làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan
hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng,…)

- Khi phân tích, cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất
định (quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng
với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích,…)

- Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khía cạnh song cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ
giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất.

- Ví dụ:

Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn
tả không gian. Cái nắng đầu mùa, mỗi năm chỉ có một lần, báo hiệu đã hết những tháng
ngày lạnh ẩm. Thời điểm ấy, trong cuộc đời một con người, một gia đình, dễ nhớ kĩ, nhớ sâu
lắm. Bởi nó gắn với sự bùng nổ, sự rộng rãi, phơi phóng. Nỗi nhớ nhung của Lưu Trọng Lư
cũng được gợi lên từ đó.

(Về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư – Lê Quang Hưng)

III. Thao tác lập luận chứng minh

- Khái niệm: "Chứng minh" là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã
được thừ nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.

- Các lĩ lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra,
phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Yêu người, đó là một truyền thống cũ. “Chinh phụ ngâm”, “Cung oán ngâm khúc” đã nói
đến con người. Nhưng dù sao cũng là mới bàn đến một hạng người. Với “Kiều”, Nguyễn Du
đã nói đến cả xã hội người. Với “Chiêu hồn” thì cả loài người được bàn đến [...].

(Theo Tuyển tập Chế Lan Viên, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1990)

IV. Thao tác lập luận bình luận

- Khái niệm: "Bình luận" nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với
nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong
văn học.

- Có nhiều cách để bình luận, nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

+ Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận.

+ Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.

+ Có những lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận.

- Ví dụ:

Cuộc sống cũng y như vậy. Chúng ta luôn tìm kiếm một người bạn đời hoàn hảo, một công
việc hoàn hảo, một căn nhà hoàn hảo, một chiếc xe hoàn hảo...và không bao giờ nhận ra
được rằng ta đang bỏ phí biết bao thời gian và cơ hội.
V. Thao tác lập luận bác bỏ

- Khái niệm: "Bác bỏ" là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch
hoặc thiếu chính xác,...từ đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người đọc, người nghe
(người đọc).

- Có thể bác bỏ luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên
nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, …của luận điểm, luận cứ, lập
luận ấy.

- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực.

- Ví dụ:

Người ta thường nói : “Cứng quá thì gãy". Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay
không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn
là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc
hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh tỉ, thật là xứng
đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)

VI. Thao tác lập luận so sánh

- Khái niệm: "So sánh" là một thao tác lập luận nhằm đối chiếu hai hay nhiều sự vật, đối
tượng hoặc là các mặt của một sự vật để chỉ ra những nét giống nhau hay khác nhau, từ đó
thấy được giá trị của từng sự vật hoặc một sự vật mà mình quan tâm.

- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối
tượng khác. So sánh đúng làm bài văn nghị luận sáng rõ, cụ thể, sinh động và có sức thuyết
phục.

- Khi so sánh, phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí
mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến, quan
điểm của người nói (người viết).

- Ví dụ:

Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cỏi đã chia,


Phong tục Bắc Nam cũng khác;

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương;

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt thời nào cũng có.

(Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)

You might also like