You are on page 1of 4

Nhóm 3: Thuyết trình về Đặc điểm chung của khái niệm

Chương 3. KHÁI NIỆM


3.1. Đặc điểm chung của khái niệm
3.1.1.Định nghĩa:
Khái niệm là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng / phản ánh những thuộc
tính bản chất của sự vật, hiện tượng. Mỗi sự vật, hiện tượng đều bao gồm nhiều
thuộc tính, khái niệm chỉ phản ảnh chất những thuộc tính bản chất, và bỏ qua
nhưng thuộc tính riêng biệt đơn lẻ, không phải bản chất của sự vật hiện tượng.
Vd: ta từ “ ghế ” thì ta nhiều loại ghế, ghế gỗ , ghế nhựa … ghế to, ghế nhỏ,
nhiều hình dạng kích cơ mẫu mã khác nhau điều là thuộc tính riêng còn thuộc
tính chung là dung để ngồi
3.1.2.Sự hình thành của khái niệm
o Khái niệm là hình thức đầu tiên của tư duy trừu tượng. Để hình thành khái
niệm tư duy cần sử dụng các phưởng pháp so sách, phân tích, tổng hợp, trừu
tượng hóa,khái quát hóa, trong đó so sánh bao giờ cũng gắn liền với các thao
tác phân tích, tổng hợp , trừu tượng hóa,khái quát hóa.
o Trong quá trình này so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng
hóa giữ vai trò rất quan trọng.
o Phương pháp so sánh để xác định sự vật hiện tượng là giống nhau hay khác
nhau. Bao gồm các thao tác logic như phân tích, tổng hợp, khái quát hóa,
trừu tượng hóa.
o Nhờ phân tích tách ra được những bộ phận khác nhau với những thuộc tính
khác nhau.
o Với tổng hợp gom các đối tượng có những thuộc tính bản chất giống nhau
gom về một nhóm.
o Nhờ khái quát hóa gạt bỏ những thuộc tính không cơ bản.
o Sau khi gom nhóm các thuộc tính cơ bản giống nhau về một nhóm và biểu
thị bằng tên gọi.
o Tên gọi  khái niệm.
o Ví dụ hình thành khái niệm:
 Các nguyên tố hóa học Oxy, Nitơ, Cu, Fe, Zn, …. Phân tích. tổng hợp.
so sánh.

Trang 1
Nhóm 3: Thuyết trình về Đặc điểm chung của khái niệm

 Cu, Fe, Zn,… có thuộc tính có các thuộc tinh giống nhau như: dẫn nhiệt,
dẫn điện tốt và gạt bỏ những thuộc tính không cơ bản (màu sắc, trọng
lượng riêng, …) gom thành một nhóm  hình thành khái niệm là Kim
loại
3.1.3.Khái niệm và từ
Khi hình thành một khái niệm, con người sẽ đặt tên cho khái niệm đó, bằng một
từ hay một cụm từ. Như vậy khái niệm luôn gắn bó chặt chẽ với từ, từ ngữ là vỏ
vật chất của khái niệm.
Nếu không có từ, khái niệm không thể hình thành và tồn tại đuợc.
Khái niệm về cùng một đối tượng là có tính phổ biến, nó có giá trị chung cho
toàn nhân loại, không phân biệt dân tộc, quốc gia. Tuy vậy, khái niệm lại biểu
thị bằng những từ khác nhau ở những ngôn ngữ khác nhau.
Ví dụ:
Khái niệm kem: Kem là một thực phẩm có vị ngọt, béo và mát lạnh rất thích
hợp dùn trong những ngày trời nóng, được diễn tả bằng từ ICECREAM trong
tiếng anh hay bằng từ 冰淇淋(Bīngqílín) trong tiếng Trung
Tên gọi trước tiên được biểu hiện dưới hình thức âm thanh sau đó là chữ viết.
Vậy âm thanh và chữ viết là hai phương tiện cơ bản để vật chất hoá khái niệm,
vật chất hoá tư tưởng. Đặt tên cho khái niệm là để nhận biết khái niệm, phân biệt
khái niệm này với khái niệm khác. Vì vậy, chuỗi âm thanh dung để gọi tên các
khái niệm thường không dài. Do vậy có hai trường hợp đáng quan tâm khi sử
dụng các từ để biểu đạt các khái niệm:
+ Cùng một thứ ngôn ngữ, mỗi khái niệm cũng có thể được diễn đạt bằng nhiều
từ khác nhau (từ đồng nghĩa).
Ví dụ :
Khái niệm : Loài thú dữ ăn thịt, cùng họ với mèo, lông màu vàng có vằn đen,
được diễn đạt bằng các từ ; CỌP, HÙM, HỔ
+ Cùng một thứ ngôn ngữ, mỗi từ có thể diễn đạt nhiều khái niệm khác nhau (từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa).
Ví dụ :
Từ ĐỒNG biểu thị các khái niệm : ĐỒNG RUỘNG, ĐỒNG KIM LOẠI.

Trang 2
Nhóm 3: Thuyết trình về Đặc điểm chung của khái niệm

3.1.4.Nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Nội Hàm Của Khái Niệm


Nội hàm của khái niệm là nội dung hiểu biết về đối tượng hàm chứa trong khái
niệm, là tập hợp những dấu hiệu cơ bản khác biệt liên kết lại phản ánh bản chất
của đối tượng, nhờ đó ta xác định được đối tượng đó là gì, và phân biệt được đối
tượng với các sự vật hiện tượng khác.

Ví dụ:
Nội hàm của khái niệm "người" là tập hợp nhiều thuộc tính như: sinh vật
duy nhất có dáng đi thẳng trên hai chân sau, có bộ óc phát triển vượt bậc so
với động vật, biết suy nghĩ, có khả năng sáng tạo....
Nội hàm của khái niệm "nước" là các thuộc tính của nước như: được cấu
tạo từ 2 nguyên tử hydro và 1 nguyên tử oxi, trong suốt, không màu, không
mùi, không vị...
Quá trình hình thành khái niệm cũng chính là quá trình hình thành nên nội
hàm khái niệm. Không thể có khái niệm mà không có nội hàm. Nhưng về một
đối tượng xác định nào đó thì không nhất thiết chỉ có một khái niệm duy nhất
hình thành trong tư duy để phản ánh về nó. Tuỳ góc độ xuất phát của thực tiễn
và nhận thức mà khía cạnh này hay khía cạnh kia của đối tượng được nổi lên
như là cái đặc trưng cho bản chất của đối tượng và tạo nên những nội hàm
khác nhau, phản ánh những khía cạnh khác nhau về cùng một đối tượng –
nghĩa là trong tư duy có thể hình thành nhiều khái niệm khác nhau về cùng
một đối tượng.
Nội hàm của khái niệm không có sẵn trong tư duy, tuỳ thuộc ở mức độ phát
triển của đối tượng, mức độ phát triển của thực tiễn, ngoài ra còn tuỳ thuộc
vào trình độ, năng lực nhận thức của chủ thể mà nội hàm của khái niệm phong
phú hay nghèo nàn, nông cạn hay sâu sắc, xa hay gần với chân lý khách quan

Trang 3
Nhóm 3: Thuyết trình về Đặc điểm chung của khái niệm

Ngoại Diên Của Khái Niệm


Ngoại diên của khái niệm là tập hợp của những đối tượng mà khái niệm phản
ánh, là lớp các đối tượng có các dấu hiệu được phản ánh trong nội hàm khái
niệm. ngoại diên của khái niệm trả lời câu hỏi: Khái niệm phản ánh bao nhiêu
đối tượng?
Chúng ta cần lưu ý phân biệt ngoại diên với đối tượng, đây là sự phân biệt
giữa tập hợp và phần tử. Mỗi đối tượng là một phần tử hợp thành ngoại diên,
còn ngoại diên là lớp, là tập hợp của các phần tử ấy.
Trong ngoại diên của khái niệm có tất cả những đối tượng riêng biệt mà đối
với chúng, ta có thể khẳng định được nội hàm của khái niệm này thuộc về
chúng.
Ví dụ:
- Trong khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”,
ngoại diên của nó bao gồm tất cả các người đang học đại học và cao đẳng
tại Học viện Công nghệ Bưu chính.
-Ta có thể xác định“Anh Nguyễn Văn A”là sinh viên Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông, sự xác định đó là chân thực nếu anh“Nguyễn Văn
A” cũng mang dấu hiệu “ người đang học đại học và cao đẳng ” ; “ là đối
tượng quản lý đào tạo của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông”, vì
nội hàm của khái niệm “sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn
thông” chính là những dấu hiệu đó.
Mối Quan Hệ Giữa Nội Hàm Và Ngoại Diên
Giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm có mối tương quan xác định, đó là
mối tương quan giữa chất và lượng của khái niệm. Nghĩa là với một nội hàm
xác định sẽ có một ngoại diên tương ứng và ngược lại. Đó là mối tương quan
tỷ lệ nghịch. Nếu nội hàm càng sâu, càng phong phú (càng nhiều dấu hiệu) thì
ngoại diên của khái niệm càng nhỏ, càng hẹp (càng ít đối tượng). Hoặc ngược
lại, ngoại diên của khái niệm càng lớn thì nội hàm của nó lại càng ít dấu hiệu.

Trang 4

You might also like