You are on page 1of 30

LOGIC HỌC ĐẠI CƯƠNG

04/10/22

Bài 1: Đối tượng nghiên cứu của logic học đại cương (Logic học hình thức)

I. Thuật ngữ logic

Logos : Lời nói; Tính tất yếu của sự kiện diễn ra

-> Logic khách quan: Những gì tồn tại bên ngoài ý thức con người. Xuất hiện trong nhiều lĩnh vực.

-> Logic chủ quan: Tư duy hay ý thức của con người diễn ra một cách tất yếu.

-> Logic học: Khoa học nghiên cứu về tư duy đúng đắn.

II. Logic học: Nghiên cứu về hình thức và quy luật của tư duy đúng đắn.

Phản ánh đúng tất yếu: Phản ánh phù hợp với hiện thực dựa trên bằng chứng khoa học và tuân thủ các quy tắc
của nhận thức. (TƯ DUY ĐÚNG ĐẮN)

Phản ánh đúng ngẫu nhiên: Phản ánh đúng hiện thực nhưng không tuân thủ theo bằng chứng khoa học và quy tắc
của nhận thức.

Hình thức >< Nội dung


Nội dung của tư duy là những tri thức con người có được trong quá trình phản ảnh về đối tượng.

Hình thức của tư duy là những hình thức, cấu trúc trong quá trình phản ánh của đối tượng qua quá trình phản
ảnh.

4 hình thức tồn tại của tư duy: Khái niệm, phán đoán, suy luận, chứng minh.

Quy luật là mối liên hệ tất yếu của tư tưởng trong quá trình phản ánh về đối tượng.

Hai loại quy luật của tư duy:

-> Cơ bản: Cả 4 hình thức.

-> Không cơ bản: Từng hình thức.

III. Đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức (đại cương).

- Đối tượng nghiên cứu của logic học đại cương là tư duy đúng đắn, phản ảnh về đối tượng ở trạng thái tĩnh tại,
đứng im tương đối tức phản ánh đối tượng ở mặt hình thức của đối tượng.

Bài tập: Có 3 nghệ sĩ Vàng – Trắng – Hồng cùng đi vào 1 quán café, khi vừa ngồi xuống ghế thì nghệ sĩ Vàng nói:
“Không ai trong số chúng ta đội mũ trùng với tên của mình”, Nghệ sĩ Vàng vừa dứt lời thì người đội mũ hồng
hưởng ứng. Bằng lập luận logic hãy chỉ ra nghệ sĩ nào đội mũ màu gì?

Nghệ sĩ Vàng đội mũ trắng/hồng


Mũ hồng không phải Vàng vì đáp lại Vàng => Vàng đội mũ trắng

Vì đội mũ không cùng với tên và chỉ còn Hồng và Trắng

=> Hồng mũ Trắng; Vàng mũ Hồng.

Bài tập 2: Tại một ngôi đền có 3 vị thần một vị chuyên nói thật gọi là thần nói thật; một vị chuyên nói dối gọi là
thần nói dối, một vị lúc nói thật lúc nói dối, biết rằng 3 vị đều có diện mạo giống hệt nhau, họ ngồi thành hàng
ngang trước điện thờ, có một người đã hỏi mỗi vị 1 câu và sau khi nghe câu trả lời đã biết được là ai, hỏi vị thứ
nhất: Thần ngồi cạnh ngài là ai? Trả lời: “Thần nói dối”; Hỏi vị thứ hai: Ngài là ai? Trả lời “ta là thần khôn ngoan”;
Hỏi vị thứ 3: Thần ngồi cạnh ngài là ai? “Thần nói thật”

Bài tập 3: Tại một xã có hai xóm, một xóm chuyên nói thật gọi là xóm nói thật; một xóm chuyên nói ngược gọi là
xóm nói ngược. Có một người đi tìm bạn của mình ở xóm nói thật, người đó đã về đến xã đó nhưng không biết
mình ở xóm nào tình cờ gặp một người dân sở tại người đó hỏi một câu và sau khi nghe câu trả lời đã biết mình
đang ở xóm nào biết rằng người dân ở hai xóm có thể qua lại trao đổi lẫn nhau. Hỏi câu hỏi là gì và câu trả lời gì?

11/10/22

KHÁI NIỆM

I. Quan niệm chung về khái niệm


1. Đnghĩa: là hình thức tồn tại cơ bản của tư duy thông qua dấu hiệu bản chất khác biệt (thông qua thuộc tích của
đối tượng)

- Dấu hiệu là tất cả những gì đối tượng bộc lôkj ra bên ngoài mà tư duy ta nhận diện được.

- Dấu hiệu không bản chất không nhất thiết tồn tại ở đối tượng và không quyết định tự tồn tại của đối tượng.

- Dấu hiệu bản chất nhất quyết tồn tại nên đối tượng và quyết định sự tồn tại của đối tượng

- Dấu hiệu bản chất chung: nhất quyết tồn tại của đối tượng và quyết định sự tồn tại của đối tượng nhưng không
tồn tại ở chỉ đối tượng, lớp đối tượng này mà còn ở đối tượng, lớp đối tượng khác.

- Dấu hiệu bản chất khác biệt: nhất quyết tồn tại của đối tượng và quyết định sự tồn tại của đối tượng và giúp
nhận biết đối tượng, lớp đối tượng này với đối tượng, lớp đối tượng khác.

BT: SV Việt Nam là những người trẻ tuổi, là những người có tri thức, là những người đang học tập tại các trường
đại học và cao đẳng tại Việt Nam.

+ Trẻ tuổi: Không bản chất

+ Có tri thức: Bản chất chung

+ Đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng tại Việt Nam: Không bản chất
-> LÀ người Việt Nam đang … => Bản chất khác biệt

2. Cấu trúc logic của khái niệm

- Nội hàm: Là tập hợp các dấu hiệu có trong khái niệm phản ánh về đối tượng.

- Ngoại diên: Là tập hợp các đối tượng có trong hiện thực thỏa mãn những dấu hiệu được nêu trong nội hàm của
khái niệm.

- Mối quan hệ giữa nội hàm – ngoại diên: Nghịch biến

3. mối quan hệ giữa KN và từ

- Chỉ những từ xác định có nghĩa và từ đó truyền tải nội dung của khái niệm mới được con là khái niệm. “Từ” bao
hàm “khái niệm”

Một từ truyền đạt nội dung nhiều khái niệm.

II. Phân loại khái niệm:

Theo NỘI HÀM Theo NGOẠI DIÊN


- Khái niệm cụ thể: là phản ánh chính - Khái niệm tập hợp: Phản ánh về một
đối tượng với đầy đủ các đặc điểm, lớp các đối tượng được nói đến như
tính chất, thuộc tính của nó. một chỉnh thể thống nhất.
- Khái niệm trừu tượng: phản ánh về - Khái niệm không tập hợp: Trong đó
thuộc tính hay quan hệ của đối tượng. mỗi đối tượng được nói đến như một
- Khái niệm khẳng định: Phản ánh sự phần tử -> phần tử của một tập hợp
có tồn tại của bản thân đối tượng, các - Khái niệm đơn nhất: Ngoại diên chỉ
thuộc tính hay các mối quan hệ của đối có 1 đối tượng duy nhất thỏa mãn.
tượng. - Khái niệm chung: Ngoại diên có
- Khái niệm phủ định: Phản ánh sự nhiều hơn 1 đối tượng.
không tồn tại của bản thân đối tượng, - Khái niệm thực/ảo: Có đối tượng
các thuộc tính hay các mối quan hệ của thỏa mãn/không có đối tượng thỏa
đối tượng. mãn. (Ngoại diên khác 0/ ngoại diên
- Tương quan: Phản ánh về đối tượng bằng 0)
chỉ tồn tại trong một mối quan hệ nhất
định không thể tồn tại độc lập, nếu tồn
tại độc lập -> tồn tại vô nghĩa.
- Khái niệm không tương quan: Có thể
tồn tại độc lập với đầy đủ thuộc tính,
yếu tố.
Ví dụ:

Theo nội hàm Theo Ngoại diên


Việt Nam Cụ thể Đơn nhất, thực
Mẹ Tương quan Chung, thực
Học giỏi Trừu tượng Chung, thực
Không gương mẫu Phủ định Chung, thực
Khối NATO Cụ thể Đơn nhất, tập hợp, thực

III. Mối quan hệ giữa các khái niệm:

Quan hệ điều hòa: Quan hệ giữa các Quan hệ không điều hòa: Quan hệ
khái niệm mà ngoại diên của chúng có giữa các khái niệm mà ngoại diên của
ít nhất 1 phần trùng nhau chúng không có bất kì phần nào trùng
+ Quan hệ đồng nhất: Quan hệ giữa nhau
các khái niệm mà ngoại diên của khái + Quan hệ ngang hàng: Là quan hệ
niệm này trùng với ngoại diên của khái giữa các khái niệm CHỦNG mà ngoại
niệm kia, và ngược lại. diên của chúng hoàn toàn tách rời
+ Quan hệ giao nhau: Là quan hệ giữa nhau nhưng vẫn lệ thuộc vào một khái
các khái niệm mà một phần ngoại diên niệm LOẠI chung.
của khái niệm này là một phần ngoại + Quan hệ đối lập: LÀ quan hệ giữa các
diên của khái niệm kia, và ngược lại. khái niệm mà trong nội hàm của chúng
+ quan hệ bao hàm: Là quan hệ giữa có những dấu hiệu trái ngược nhau
các khái niệm mà một phần ngoại diên nhưng tổng ngoại diên của chúng
của khái niệm này là toàn bộ ngoại không lấp đầy ngoại diện của khái
diên của khái niệm kia. Khái niệm có niệm LOẠI chung.
ngoại diên lớn hơn được gọi là khái + Quan hệ mâu thuẫn: Là quan hệ giữa
niệm bao hàm (loại), khái niệm có các khái niệm mà trong nội hàm của
ngoại diên nhỏ hơn gọi là khái niệm bị chúng không chỉ có các dấu hiệu trái
bao hàm (chủng). ngược nhau mà còn loại trừ nhau hoàn
toàn và tổng ngoại diên của chúng lấp
đầy ngoại diên của khái niệm LOẠI
chung.

18/10/22
IV. CÁC THAO TÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁI NIỆM

1. Thao tác mở rộng khái niệm: Là thao tác logic mà trong đó xuất phát từ một khái niệm có NGOẠI DIÊN NHỎ
hơn chuyển sang một khái niệm có NGOẠI DIÊN LỚN hơn bằng cách MỞ RỘNG ngoại diên của khái niệm cho
trước tức là đi tìm khái niệm bao hàm với khái niệm cho trước.

Ví dụ: Con người => Động vật bậc cao => Động vật => Sinh vật … (Từ chủng -> Loại)

2. Thao tác thu hẹp khái niệm: Là thao tác logic mà trong đó xuất phát từ một khái niệm có NGOẠI DIÊN LỚN hơn
chuyển sang một khái niệm có NGOẠI DIÊN NHỎ hơn bằng cách THU HẸP ngoại diên của khái niệm cho trước tức
là đi tìm khái niệm bị bao hàm với khái niệm cho trước.

3. Thao tác định vị khái niệm:

Định nghĩa là 1 thao tác của tư duy (Khái niệm là 1 hình thức của tư duy). Định nghĩa là THAO TÁC xây dựng một
khái nệm.

Bản chất của định nghĩa: Chỉ ra những nội dung cơ bản nhất trong nội hàm (dấu hiệu bản chất khác biệt) của khái
niệm.

 Cấu trúc logic của khái niệm: Nội hàm, ngoại diên

 Cấu trúc logic của phép định vị khái niệm:


+ Khái niệm được/cần định nghĩa: Là khái niệm mà ta phải chỉ rõ ra nội dung cơ bản nhất trong nội hàm của nó.
(Dfd)

+ Khái niệm dùng để định nghĩa: Là khái niệm mà chứa những dấu hiệu chung và cơ bản nhất cấu thành nên nội
hàm của khái niệm được định nghĩa. (Dfn)

Dfd là Dfn
Ví dụ: Con người là động vật bậc cao (Con người – Dfd; Động vật bậc cao – Dfn)

* Các kiểu định nghĩa.

- Dựa vào đối tượng được định nghĩa:

 Định nghĩa thực: Định nghĩa về đối tượng = cách chỉ ra đặc trưng, dấu hiệu cơ bản nhất.

 Định nghĩa duy danh: Định nghĩa cho đối tượng = cách đặt tên cho đối tượng tức là vạch ra nghĩa của từ
biểu thị khái niệm.

VD: Đạo luật cơ bản nhất của 1 quốc gia là hiến pháp.

- Dựa vào tính chất của đối tượng dùng để định nghĩa.
 Định nghĩa thông qua loại gần nhất và khác biệt về chủng. VD: Hình vuông là hcn có 4 cạnh = nhau; là
hình thoi có 4 góc bằng nhau.

 Định nghĩa thông qua quan hệ: Là kiểu định nghĩa đối tượng bằng cách chỉ ra khái niệm nằm trong quan
hệ đối lập và mâu thuẫn với đối tượng được định nghĩa sau đó chỉ ra mqh giữa khái niệm được định nghĩa và khái
niệm dùng được định nghĩa.

 Định nghĩa thông qua nguồn gốc: Kiểu định nghĩa chỉ ra nguồn gốc hoặc phương thức cấu thành đối
tượng.

- Các kiểu định nghĩa khác:

 Định nghĩa mô tả: Liệt kê ra những dấu hiệu khác biệt bên ngoài của đối tượng giúp cta có thể phân biệt
đối lượng/lớp đối tượng này với đối tượng/lớp đối tượng khác.

 Định nghĩa so sánh: Chỉ ra dấu hiệu của đối tượng bằng cách so sánh nó với dấu hiệu tương tự ở đối
tượng khác đã biết.

4. Các quy tắc của phép định nghĩa khái niệm:

- Định nghĩa phải cân đối: Ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa (Dfn) phải đúng bằng ngoại diên của khái
niệm được định nghĩa (Dfd).

 Định nghĩa quá rộng:


 Định nghĩa quá hẹp:

 Định nghĩa vừa rộng vừa hẹp:

- Không được định nghĩa vòng quanh: Đợi là chờ - chờ là đợi

- Tránh sử dụng mệnh đề phủ định trong định nghĩa:

+ Khái niệm đc định nghĩa và dùng để định nghĩa nằm trong quan hệ đối lập/mâu thuẫn. VD: Vô tội là
không có tội

+ Khái niệm dùng để định nghĩa đã được làm rõ nghĩa trước đó: Bất động sản là tài sản không di dời.

- Định nghĩa phải tường minh: sử dụng từ ngữ đơn nghĩa, rõ ràng, không sử dụng từ đa nghĩa, mập mờ, ví von, so
sánh dễ gây hiểu lầm về đối tượng được định nghĩa.

5. Thao tác phân chia khái niệm: Cấu trúc gồm 3 phần.

- Tổng chủng = Loại

- Cơ sở của phép phân chia (tuổi, giới, tộc…)

 Quy tắc: Cùng cơ sở, không thừa/thiếu thành phần (không cân đối); các khái niệm sau phân chia phải ngang
hàng với nhau; phân chia phải liên tục và cùng cấp độ.

25/10/22
Bài 3: Phán đoán

I. Quan niệm chung về phán đoán:

1. Khái niệm: Là một hình thức tồn tại cơ bản của tư duy được hình thành bằng việc liên kết các khái niệm với
nhau dùng để khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, các thuộc tính hay các mối liên hệ của đối tượng.

2. Đặc trưng của phán đoán: Có 4 ĐẶC TRƯNG

 Có đối tượng phản ánh xác định và nội dung phản ánh xác định.

Đối tượng phản ánh của phán đoán: Là các sự vật sự việc hay quá trình trong hiện thực khách quan mà tư
duy của chúng ta hướng tới nhận thức.

Nội dung phản ánh của phán đoán: Sự khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, các thuộc tính
hay các mối liên hệ của đối tượng. Nói cách khác, nó là sự khẳng định hay phủ định mối liên hệ của đối tượng
được phản ánh của phán đoán với lớp còn lại trong phán đoán.

 Phải có cấu trúc logic xác định

Cấu trúc logic: Là những kết cấu logic, công thức logic được thể hiện bằng các kí hiệu logic.

Chủ từ: Nêu lên đối tượng phản ánh của phán đoán. (S)

Vị từ: Nêu lên nội dung phản ánh của phán đoán. (P)
Lượng từ: Số lượng đối tượng thuộc chủ từ tham gia vào phán đoán.

 Nếu phán đoán xét đến toàn bộ lớp đối tượng: Lượng từ toàn thể (Mọi; tất cả, toàn bộ…)

 Lượng từ bộ phận: Một số, có những ,đa số…

Hệ từ: Nêu lên mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ:

 Nếu xác định có mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ: Hệ từ khẳng định (Là)

 Không có mối quan hệ giữa chủ và vị từ: Hệ từ phủ định (Không là)

 Có giá trị logic xác định.

Giá trị logic: Là sự phù hợp/không phù hợp của nội dung phản ánh của phán đoán với hiện thức.

TH1: Nếu nội dung phản ánh phù hợp với hiện thực -> Giá trị chân thức: 1

TH2: Nếu nội dung phản ánh không phù hợp hiện thực -> Giá trị giả dối: 0

 Phán đoán được thể hiện bằng câu hoặc mệnh đề trần thuật. Vì chỉ có câu/mệnh đề trần thuật mới đáp ứng
điều kiện có nội dung phản ánh xác định và có giá trị logic xác định.

3. Phân loại phán đoán: Phân loại căn cứ vào số lượng khái niệm tạo thành phán đoán.

 Phán đoán đơn: Tạo thành bởi 2 khái niệm


 Phán đoán phức: Tạo thành bởi các phán đoán đơn với > 3 khái niệm.

4. Tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn: Thể hiện mối quan hệ giữa chủ từ và vị từ.

- Một thuật ngữ S và P muốn xác định có chu diên hay không phải đặt nó trong mối quan hệ với thuật ngữ còn lại.

- Tính chu diên chỉ được đặt ra và xem xét khi các thuật ngữ nằm trong mối quan hệ xác định tạo nên phán đoán
đơn bất kì.

- Một thuật ngữ được gọi là chu diên nếu ngoại diên của nó hoan toàn nằm trong hoặc hoàn toàn nằm ngoài
ngoại diên của thuật ngữ còn lại hay thuật ngữ nào được xét đến toàn bộ lớp đối tượng thì thuật ngữ đó có chu
diên. (S+; P+)

- Một thuật ngữ được gọi là không chu diên néu ngoại diên của nó chỉ có một phần nằm trong hoặc một phần
nằm ngoài ngoại diên của thuật ngữ còn lại. Thuật ngữ nào chỉ được xét đến một phần lớp đối tượng thì thuật
ngữ đó không chu diên. (S-; P-).

Tính chu diên của từng thuật ngữ trong từng phán đoán đơn cụ thể:

 Phán đoán toàn thể khẳng định (A): Mọi S là P

+) S = P => S+ P+

+) P > S => S+ P-
 Phán đoán toàn thể phủ định (E): Mọi S không là P => S+; P+

 Phán đoán bộ phận khẳng định (I): Tồn tại S là P

+) S giao P => S- P-

+) S > P => S- P+

 Phán đoán bộ phận phủ định: Tồn tại S không là P

+) S giao P => S- P+

+) S > P => S+ P-

Bài tập: Xác định tính chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán đơn sau:

- Mọi giáo sư là giảng viên. (A) ->

- Một số giảng viên không là giáo sư

- Có nhiều nhà khoa học là nhà quản lí

- Mọi số chẵn không là số lẻ

- Mọi số chẵn đều chia hết cho 2


- Mọi sinh viên đều phải học ngoại ngữ.

- Có nhiều người học ngoại ngữ là sinh viên.

- HCM là người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam - Dân chủ Cộng Hòa.

- Mọi số chia hết cho 9 thì đều chia hết cho 3.

- Một số số chia hết cho 3 không là số chia hết cho 18.

- Một số số chia hết cho 3 là số không chia hết cho 2.

- Mọi tam giác đều là tam giác cân.

- Một số tam giác cân không là tam giác vuông.

- Trẻ em có quyền được giáo dục.

- Thỉnh thoảng có những ngày đông không rét.

- Mọi người Việt Nam đều nói tiếng Kinh.

08/11/22

5. Mối quan hệ giữa các phán đoán đơn dựa trên hình vuông logic

A ĐLT E
Lệ thuộc Mâu thuẫn Lệ thuộc

I ĐLD O

Quan hệ mâu thuẫn: Quan hệ khác nhau về cả chất và lượng của phán đoán.

- Là quan hệ giữa các phán đoán nằm ở 2 đường chéo của hình vuông logic: Toàn thể khẳng định A – Bộ phận phủ
định O; Toàn thể phủ định E và bộ phận khẳng định I

Đặc trưng của các phán đoán nằm trong quan hệ mâu thuẫn là:

 Không thể cùng chân thực/giả dối: Nhất thiết phải 1 chân thực/giả dối.

Quan hệ lệ thuộc: Là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về chất, khác nhau về lượng.

- Là quan hệ giữa các phán đoán nằm ở cạnh bên của hình vuông logic: Toàn thể khẳng định A và bộ phận
khẳng định I; Toàn thể phủ định E và bộ phận phủ định O.

- Các phán có lượng toàn thể thì gọi là phán đoán bậc trên.

- Các phán có lượng bộ phận thì gọi là phán đoán bậc dưới.

- Đặc trưng của các phán đoán nằm trong quan hệ lệ thuộc:
Nếu bậc trên chân thực thì tất yếu bậc dưới sẽ chân thực.

Nếu bậc dưới chân thực thì bậc trên chưa xác định.

 Nếu bậc dưới giả dối bậc trên tất yếu giả dối.

 Nếu bậc trên giả dối thì bậc dưới chưa xác định.

Quan hệ đối lập: Là quan hệ giữa các phán đoán giống nhau về lượng khác nhau về chất.

- Là quan hệ giữa các phán đoán nằm ở cạnh trên và dưới của hình vuông logic: Toàn thể khẳng định A –
Toàn thể phủ định E; Bộ phận khẳng định O và bộ phận phủ định I

- Các phán đoán có lượng toàn thể nằm trong đối lập trên.

- Các phán đoán có lượng bộ phận nằm trong đối lập dưới.

Đặc trưng của các phán đoán nằm trong đối lập trên là: Không thể cùng chân thực nhưng có thể cùng giả dối.

Đặc trưng của các phán đoán nằm trong đối lập dưới là: Không thể cùng giả dối nhưng có thể cùng chân thực.

PHÁN ĐOÁN PHỨC: TẠO THÀNH BỞI SỰ LIÊN KẾT CÁC PHÁN ĐOÁN ĐƠN DỰA VÀO LIÊN TỪ LOGIC. Các phán
đoán đơn là các phán đoán thành phần a, b, c.. còn các liên từ logic thể hiện mối quan hệ giữa các phán đoán đơn
thành phần.

1. Phân loại phán đoán phức:


Phán đoán liên kết (phép hội):

- Định nghĩa: PĐLK (phép hội) thể hiện mối quan hệ đồng thời tồn tại giữa các phán đoán thành phần.

- Liên từ: “và”; “vừa…vừa”; “tuy…nhưng”; “chẳng những…mà còn”

- Cấu trúc: a ^ b

- Cách tính giá trị logic:

a b a^b
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 0

Phán đoán phân liệt (Phép tuyển):


- Định nghĩa: Thể hiện mối quan hệ lựa chọn tồn tại giữa các phán đoán thành phần trong đó có ít nhất 1
thành phần là tồn tại.

- Liên từ: Hay, hoặc, hay hay hoặc

 Phán đoán phân +liệt tuyệt đối (Phép tuyển mạnh):

 Phản ánh sự lựa chọn tồn tại giữa các phán đoán thành phần nhưng trong đó sự tồn tại của một thành
phần thì loại trừ hoàn toàn sự tồn tại của các thành phần còn lại.

- Công thức: a v b

- Cách tính:

a b avb
1 1 0
1 0 1
0 1 1
0 0 0
Phán đoán phân liệt liên kết (Phép tuyển yếu): Phản ánh sự lựa chọn tồn tại giữa các phán đoán thành
phần nhưng trong đó sự tồn tại của một thành phần thì không loại trừ sự tồn tại của các thành phần còn
lại.

a b avb
1 1 1
1 0 1
0 1 1
0 0 0

Phán đoán điều kiện (Phép kéo theo): Có cấu trúc của một mối quan hệ nhân quả trong đó một thành
phần đóng vai trò là nguyên nhân hay điều kiện và thành phần còn lại đóng vai trò là kết quả.

Liên từ logic: “Nếu… thì”; “Muốn, hễ, để… thì”; “Vì, do… nên”

Cấu trúc logic: a  b

Cách tính giá trị logic: Chỉ sai khi nguyên nhân đúng và kết quả sai, đúng ở các trường hợp còn lại.

a b ab
1 1 1
1 0 0
0 1 1
0 0 1

Phán đoán tương đương (Phép tương đương): Thể hiện mối quan hệ 2 chiều giữa các phán đoán thành
phần. Phán đoán tương đương a khi và chỉ khi b là sự kết hợp

- Liên từ logic: khi và chỉ khỉ

- Cấu trúc: a  b hay (a  b) ^ (b  a)

- Công thức:

a b a  b
1 1 1
1 0 0
0 1 0
0 0 1
Phán đoán phủ định (PHép phủ định): Phản ánh sự không tồn tại của phán đoán không thành phần. Nếu phán
đoán thành phần là a thì phán đoán phủ định là không a.

Liên từ: “Không”; “Không có chuyện”; “Làm gì có chuyện”

Cấu trúc: 7a

Cách tính giá trị logic:

a Phủ định a
1 0
0 1

3. Tính đẳng trị của các phán đoán fức và Phủ định phán đoán

Định nghĩa: Là tính bình đẳng về mặt giá trị của các phán đoán phức. Vậy thao tác đi tìm phán đoán đẳng trị với
phán đoán đã cho chính là thao tác đi tìm các cách diễn đạt khác đi sao cho cấu trúc logic của mệnh thì thay đổi
nhưng không làm thay đổi nội dung và giá trị của mệnh đề.

Các đẳng trị:

a  b = 7b  a = 7a v b = 7(a ^ 7b)
a ^ b = 7(a  7b) = 7(b 7a) = 7(7a v 7b)

a \/ b = 7a  b = 7b  a = 7(7a ^ 7b)

7(7a) = a

* PHỦ ĐỊNH CỦA PHÁN ĐOÁN

- Phủ định phán đoán đơn: 7A = O ; 7O = A ; 7E = I ; 7I = E

- Phủ định phán đoán phức:

7 (a  b) = a ^ 7b

7 (a ^ b) = 7a v 7b

7 (a v b) = 7a ^ 7b
a b c d 7a 7b 7c 7d ac (A) b  d (B) A ^ B (C) 7c v 7d (D) C ^ D (E) 7a v 7b (F) EF
1 1 1 1 0 0 0 0 1 1 1 0 0 0 1
1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1
1 1 0 1 0 0 1 0 0 1 0 1 0 0 1
1 1 0 0 0 0 1 1 0 0 0 1 0 0 1
1 0 1 1 0 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1
1 0 1 0 0 1 0 1 1 1 0 1 0 1 1
1 0 0 1 0 1 1 0 0 1 0 1 0 1 1
1 0 0 0 0 1 1 1 0 1 0 1 0 1 1
0 1 1 1 1 0 0 0 1 1 1 0 0 1 1
0 1 1 0 1 0 0 1 1 0 0 1 0 1 1
0 1 0 1 1 0 1 0 1 1 1 1 1 1 1
0 1 0 0 1 0 1 1 1 0 0 1 0 1 1
0 0 1 1 1 1 0 0 1 1 1 0 0 1 1
0 0 1 0 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1 1
0 0 0 1 1 1 1 0 1 1 1 1 1 1 1
0 0 0 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1

A giết người: a
B giết người: b

Nhân chứng 1: A không giết người = 7a

Nhân chứng 2: B không giết người = 7b

Nhân chứng 3: Ít nhất có một trong hai lời khai trên đúng = 7a v 7b = 0

Nhân chứng 4: Lời khai của người thứ 3 sai => 7a v 7b = 0  7(a ^ b) = 0 => a ^ b = 1 => a = 1 và b = 1

22/11/22

I. Các quy luật logic cơ bản của tư duy hình thức: Là những mối liên hệ khách quan bên trong bản chất tất yếu và
lặp đi lặp lại của tư tưởng trong quá trình phản ánh về đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, đứng im tương đối hay nói
cách khác là phản ánh đối tượng ở mặt hình thức của đối tượng.

Đặc trưng:

- Tính khách quan: Xảy ra theo quy luật tự nhiên.

- Tính tất yếu:

- Tính phổ biến: Thể hiện ở việc các quy luật logic cơ bản tác động đến cả 4 hình thức của tư duy.

Phạm vi tác động: Chỉ tác động tới đối tượng ở trạng thái đứng im tương đối. Không áp dụng lên “tư duy biện
chứng”
II. Các quy luật:

Quy luật đồng nhất:

- Cơ sở khách quan:

- Nội dung: Trong quá trình tư duy hay lập luận thì tư tưởng phải đồng nhất với chính nó.

- Công thức: A là A được hiểu là đối tượng đồng nhất với đối tượng
A=A
Tư duy tiệm cận gần nhất với đối tượng
AA
Tư duy đồng nhất với tư duy
- Yêu cầu:

Phải có sự đồng nhất giữa tư duy và đối tượng về mặt phản ánh.

Phải biết đang phản ánh về đối tượng ở hình thức nào giai đoạn nào tránh trường hợp phản ánh
nhầm lẫn giữa các hình thức và giai đoạn của đối tượng.

Tư duy phản ánh về đối tượng nào thì phải phản ánh đúng đối tượng đó tránh hiện tượng nhầm lẫn
với nhau

-> Mắc lỗi khi tư duy phản ánh sai đối tượng -> Ngộ biện và Ngụy biện.
-> Tránh trường hợp khi tư duy phản ánh đối tượng này nhưng khi dùng ngôn ngữ để thể hiện thì thành một đối
tượng khác hoặc vừa đối tượng này vừa đối tượng khác. (Dùng tư đa nghĩa; Từ không rõ nghĩa;

Các Quy luật về nhà làm: Quy luật cấm mâu thuẫn (Trực tiếp, gián tiếp), Quy luật bài trung; Quy luật lý do đầy đủ.
Lấy 2 ví dụ thể hiện sự vi phạm yêu cầu của quy luật.

Bài: SUY LUẬN

I. Quan niệm chung về suy luận

Định nghĩa: Là một hình thức tồn tại cơ bản của tư duy đồng thời cũng là một thao tác tư duy cơ bản xuất phát
từ những tri thức đã biết để rút ra được tri thức mới.

Cấu trúc logic của suy luận:

- Tiền đề: Những tri thức đã biết được dùng lám căn cứ/cơ sở cho suy luận.

+ Là sự thật khách quan hiển nhiên đúng.

+ Định luật, quy luật được khoa học tổng hợp và chứng minh lại

+ Những vấn đề mang tính chân lý xã hội không cần chứng minh nhưng ai cũng thừa nhận.
- Kết luận: Tri thức mới rút ra từ các tiền đề.
Cơ sở logic: Là những định luật, quy luật, mối liên hệ tất yếu của suy luận cho phép rút ra câu kết luận tất yếu từ
những tiền đề đã cho.

+ Câu kết luận tất yếu: Xuất phát từ những tiền đề xác định, tuân thủ những quy luật logic xác định thì tư
duy chỉ có thể có 1 kết luận; Kết luận phải là thế này, không thể thế khác.

+ Điều kiện để có một suy luận đúng: Xuất phát từ tiền đề chân thực; tuân thủ cơ sở logic của tư duy

You might also like