You are on page 1of 74

Bài 2

KHÁI NIỆM
Bài 2: Khái niệm
1 Định nghĩa và đặc điểm của khái niệm

2 Mối quan hệ giữa khái niệm và từ

3 Cấu tạo của khái niệm

4 Phân loại khái niệm

5 Quan hệ giữa các khái niệm


6 Các thao tác logic xử lý khái niệm
1. Định nghĩa và đặc điểm của khái niệm
1.1. Định nghĩa về khái niệm

*Tính tất yếu, khách quan của sự xuất hiện khái niệm trong tư
duy:
- Hoạt động lao động sản xuát
vật chất.
- Quan sát các hiện tượng xung
quanh.
- Những câu hỏi vì sao.
- Nhu cầu tất yếu của nhận thức:
muốn nắm bắt những gì là bản
chất, là quy luật đằng sau các
hiện tượng, từ đó tác động có
hiệu quả vào thế giới tự nhiên,
phục vụ cuộc sống con người.
1. Định nghĩa và đặc điểm của khái niệm
1.1. Định nghĩa về khái niệm

*Tính tất yếu, khách quan của sự xuất hiện khái niệm trong tư duy:

- Một đối tượng có nhiều thuộc


tính. Trong quá trình nhận thức,
tư duy phân xuất ra: bên cạnh
thuộc tính bản chất có thuộc tính
không bản chất, bên cạnh thuộc
tính chung có thuộc tính riêng,
bên cạnh thuộc tính khác biệt có
thuộc tính không khác biệt.
- VD: “Con người” – đâu là thuộc
tính bản chất?
- Tư duy nhằm vào những thuộc
tính nào?
1.1 Định nghĩa khái niệm

Khái niệm là một trong những hình thức cơ bản của


tư duy, phản ánh đối tượng thông qua những dấu
hiệu chung, bản chất, khác biệt.
1. Định nghĩa và đặc điểm của khái niệm
1.2. Các đặc điểm của khái niệm

Thế nào là một sự hiểu


biết đạt đến trình độ
khái niệm?
1.2 Các đặc điểm của khái niệm

• Một sự hiểu biết đạt trình độ khái niệm:


- Phải là sự hiểu biết về BẢN CHẤT của đối tượng.
- Phải là sự hiểu biết TOÀN DIỆN về đối tượng
- Phải là sự hiểu biết HỆ THỐNG về đối tượng
- Phải là sự hiểu biết có tính KIM CHỈ NAM cho hoạt động thực tiễn.
2. Mối quan hệ giữa khái niệm và từ
2.1 Phân biệt từ và khái niệm

“Sinh viên” là từ hay khái niệm?


+ Từ: là khái niệm thuộc lĩnh vực ngôn
ngữ học, là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất.
Cấu tạo của từ: âm và nghĩa.
+ Khái niệm: là khái niệm thuộc lĩnh vực
logic học, là một trong những hình thức
cơ bản của tư duy, phản ánh đối tượng
thông qua dấu hiệu chung, khác biệt.
 Vậy “Từ’ và “Khái niệm” có phân
biệt với nhau.
2. Mối quan hệ giữa khái niệm và từ
2.2 Sự thống nhất giữa từ và khái niệm

• Phần nghĩa của từ chứng đựng nội


dung của khái niệm.
• Bất kỳ khái niệm nào luôn được
chuyển tải thông qua 1 từ hoặc cụm
từ, nhưng không phải từ nào cũng là
khái niệm. Vì vậy không thể tuỳ tiện
thay đổi nội dung của khái niệm
bằng cách dùng âm và nghĩa của
một từ khác.
• . Câu chuyện “Đậu phụ làng cắn
2. Mối quan hệ giữa khái niệm và từ
2.2 Sự thống nhất giữa từ và khái niệm

- Hiện tượng một khái niệm có thể được chuyển


tải bằng nhiều từ khác nhau (Đồng nghĩa khác
âm). VD: Ăn; Chết.
 Lỗi sử dụng từ không đúng văn cảnh.
- Hiện tượng một từ có thể chuyển tải nhiều khái
niệm khác nhau (Đồng âm khác nghĩa)
 Lỗi đánh tráo khái niệm. VD:
3. Cấu tạo của khái niệm

3.1 Nội hàm của khái niệm


- Là bộ phận chỉ nội dung của khái niệm, được xét
dưới dạng chia nhỏ thành những dấu hiệu bản
chất, khác biệt.
- Đặc trưng cho khái niệm về mặt chất.
- Có 2 loại dấu hiệu: Dấu hiệu loại và dấu hiệu
chủng.
Ví dụ: “Con người là động vật xã hội có năng lực tư
duy”
3. Cấu tạo của khái niệm

3.2 Ngoại diên của khái niệm


- Là bộ phận chỉ tập hợp các đối tượng thoả mãn
những dấu hiệu được nêu ra ở trong nội hàm.
- Đặc trưng cho khái niệm về mặt lượng.
- Các mức đội của ngoại diên: hữu hạn, vô hạn, 0,
không xác định được.
Ví dụ: “Học viên lớp logic HV1”, “Tế bào”, “Động cơ
vĩnh cửu”, “Rồng”, “Tiên”.
3. Cấu tạo của khái niệm

3.3 Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của


khái niệm
Xem xét các khái niệm sau:
Sinh vật Độn͢g vật Động vật bậc cao Con
người Sơn Tùng MTP.
Xác định nội hàm của các khác niệm sau

Sinh vật Là động vật bậc cao có khả


năng tư duy. (1), (2), (3), (4)
Động vật
Là những sinh vật có khả
năng trao di chuyển (1), (2).
Động vật
bậc cao Là Sinh vật, Động vật, Động vật
bậc cao, Con người, tác giả bài
“Lạc trôi’ (1), (2), (3), (4), (5)

Con người
Các đối tượng có khả năng
trao đổi chất. (1)
Sơn Tùng Là động vật có hệ thần kinh
MTP phát triển (1) (2) (3)
Xác định nội hàm của các khác niệm sau

Sinh vật Là động vật bậc cao có khả


năng tư duy. (1), (2), (3), (4)
Động vật
Là những sinh vật có khả
năng di chuyển. (1), (2).
Động vật
bậc cao Là Sinh vật, Động vật, Động vật
bậc cao, Con người, tác giả bài
“Lạc trôi’ (1), (2), (3), (4), (5)

Con người
Các đối tượng có khả năng
trao đổi chất. (1)
Sơn Tùng Là động vật có hệ thần kinh
MTP phát triển (1) (2) (3)
3.3 Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái niệm

Sinh vật  Động vật  Động vật bậc cao  Con


người  Sơn Tùng MTP.
-> Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên của khái
niệm là quan hệ ngược. Nội hàm càng phong phú,
ngoại diên càng hẹp. Ngược lại, ngoại diên càng
rộng, nội hàm càng nghèo nàn.
* Luyện tập về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên

Bài tập: Hãy sắp xếp các khái niệm sau đây theo thứ tự
ngoại diên thu hẹp dần.
a) Xe đạp, ô – tô, phương tiện giao thông, xe máy, ô –
tô Ford, tàu thủy, xe có động cơ, xe máy Honda.
b) Tứ giác, tam giác, hình thoi, hình thang, hình bình
hành, hình vuông, hình chữ nhật, tứ giác có 4 góc
bằng nhau, tứ giác có 4 cạnh bằng nhau.
* Luyện tập về mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên

Đáp án: Hãy sắp xếp các khái niệm sau đây theo thứ tự ngoại diên thu hẹp
dần. Xe máy Xe máy Honda
a) Phương tiện giao thông Xe có động cơ
Ô tô Ô tô Ford
Tàu thủy
Xe đạp.
Hình thoi = Tứ giác có 4
b) Tam giác cạnh bằng nhau (1).

Tứ giác Hình thang Hình bình hành


Hình chữ nhật = Tứ giác
có 4 góc bằng nhau (2)

(1)
Hình vuông
(2)
4. Phân loại khái niệm

Phân loại khái niệm

Theo nội hàm Theo ngoại diên

 Khái niệm cụ thể  Khái niệm tập hợp và


và trừu tượng không tập hợp
 Khái niệm khẳng  Khái niệm thực và khái
định và phủ định niệm ảo
 Khái niệm tương  Khái niệm chung và
quan và không khái niệm đơn nhất
tương quan
4.1 Căn cứ vào nội hàm khái niệm
a) Khái niệm cụ thể và trừu tượng

Khái niệm cụ thể là khái niệm Khái niệm trừu tượng là khái niệm
phản ánh đối tượng hay lớp đối phản ánh tính chất, quan hệ của các
tượng hiện thực, tồn tại một đối tượng, mà không tồn tại độc lập
cách độc lập tương đối trong nếu thiếu các đối tượng ấy. VD: lễ
tính chỉnh thể các mặt, các độ, khiêm tốn, bằng nhau...
thuộc tính, tính chất của nó. * Thử xem xét:
VD: Sinh viên, trường học, nền . Các bạn sinh viên ấy rất khiêm tốn.
kinh tế thị trường… . Khiêm tốn là một từ gồm 2 âm tiết.

08/26/2023
4.1 Căn cứ vào nội hàm khái niệm
b) Khái niệm khẳng định và phủ định
* Khái niệm khẳng định là * Khái niệm phủ định nhấn
khái niệm nhấn mạnh sự mạnh sự không tồn tại của
hiện diện của các đối đối tượng, thuộc tính hay
tượng, các thuộc tính hay quan hệ của chúng ở phẩm
các quan hệ của chúng. chất đang xét. VD: Vô học,
VD: Có học, có lý, có tình, vô lý, vô tình, vô nghĩa….
có nghĩa…. - Thử xem xét:
“Vô thường” , “Vô vi”
4.1 Căn cứ vào nội hàm khái niệm
c) Khái niệm tương quan và không tương quan

* Khái niệm tương quan là * Khái niệm không tương quan


khái niệm chỉ mang đầy đủ nội là những khái niệm phản ánh
dung khi đứng trong quan hệ các đối tượng có thể tồn tại
với khái niệm khác cùng cặp. độc lập tương đối, không phụ
VD: Thầy – trò, vợ - chồng, thuộc vào sự tồn tại của đối
ông – cháu, nội dung – hình tượng khác, và do vậy có đầy
thức, bản chất – hiện tượng… đủ nội dung khi đứng độc lập.
VD: Trường học, bệnh viện,
nền kinh tế…
4.2 Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm
a) Khái niệm chung và khái niệm đơn nhất

* Khái niệm chung là khái * Khái niệm đơn nhất là


niệm mà ngoại diên của nó khái niệm mà ngoại diên
có chứa ít nhất từ 2 đối của nó có chứa duy nhất 1
tượng trở lên. đối tượng.
VD: Mẹ, Sinh viên…. VD: Trái đất, mẹ đẻ của
tôi, Học viện Phật giáo Việt
Nam tại Hà Nội.
4. 2 Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm

b) Khái niệm tập hợp và không tập hợp.


* Khái niệm tập hợp là những * Khái niệm không tập hợp là khái
khái niệm phản ánh về một lớp niệm trong đó mỗi đối tượng riêng
đối tượng đồng nhất được coi rẽ được đề cập tới một cách độc
như một chỉnh thể thống nhất. lập. Đặc trưng của nó là dấu hiệu
Đặc trưng của nó là dấu hiệu nội nội hàm của chỉnh thể có thể quy
hàm của chỉnh thể không thể quy về cho từng đối tượng.
về cho từng đối tượng. VD: Sinh viên, Con người…
VD: Đội bóng đá, Rừng
4.2 Căn cứ vào ngoại diên của khái niệm
c) Khái niệm ảo (rỗng) và khái niệm thực.

* Khái niệm ảo (rỗng) là * Khái niệm thực là


những khái niệm mà ngoại những khái niệm mà ngoại
diên bằng 0 hoặc không diên có ít nhất một đối
xác định được. tượng.
VD: Động cơ vĩnh cửu, ma, VD: Giảng viên, học
quỷ, rồng, phượng. viên.
* Luyện tập về phân loại khái niệm

1. Cho biết khái niệm "Gen  Z" trong câu sau thuộc loại nào: “
Gen  Z là thế hệ đầu tiên lớn lên với sự tiếp
cận Internet cùng các thiết bị kỹ thuật số và điện tử từ
nhỏ, các thành viên của thế hệ Z còn được mệnh danh là
những "công dân thời đại kĩ thuật số".
a. KN ảo
b. KN đơn nhất
c. KN thực
* Luyện tập về phân loại khái niệm

2. Cho biết khái niệm "Trẻ em" trong câu sau

thuộc loại nào “Mọi trẻ em đều có quyền được


giáo dục".
a. KN đơn nhất
b. KN tập hợp
c. KN không tập hợp
* Luyện tập về phân loại khái niệm

3. Cho biết khái niệm "Con người Việt Nam" trong

câu sau thuộc loại nào “Con người Việt Nam ở đâu


cũng thân thiện, mến khách”
a. KN đơn nhất
b. KN ảo
c. KN tập hợp
* Luyện tập về phân loại khái niệm

4. Cho biết khái niệm "Hạnh phúc" trong câu sau

thuộc loại nào: "Hạnh phúc là một trạng thái cảm xúc
của con người khi được thỏa mãn một nhu cầu nào đó
mang tính trừu tượng”.
a. KN trừu tượng
b. KN phủ định
c. KN cụ thể
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Các khái niệm gạch chân dưới đây là khái niệm
tập hợp hay không tập hợp.
a) Học viên nhà trường đến từ khắp mọi nơi.
b) Sách không thể không đọc, báo không thể không
xem.
c) Công dân từ 16 tuổi trở lên phải tham gia nghĩa vụ
công ích.
d) Ai muốn thành công phải lao động.
Bài tập: Các khái niệm gạch chân dưới đây là khái niệm tập hợp
hay không tập hợp.
a. Mọi phim khiêu dâm đều đe dọa tới văn minh và lễ nghĩa.
b. Quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của
lực lượng sản xuất.
c. Các sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội rất
năng động.
d. Một số nhà thờ có kiến trúc u ám.
e. Khái niệm đơn nhất là khái niệm tập hợp
f. Khoa học là hệ thống tri thức phản ánh các quy luật khách quan
của tự nhiên, xã hội và tư duy.
g. Khái niệm thường được chuyển tải bằng một từ hoặc cụm từ.
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Các khái niệm gạch chân dưới đây là khái niệm tập hợp hay không tập
hợp.
a) Học viên nhà trường đến từ khắp mọi nơi.
KN tập hợp
b) Sách không thể không đọc, báo không thể không xem.
KN tập hợp KN tập hợp
c) Công dân từ 16 tuổi trở lên phải tham gia nghĩa vụ công ích.
KN không tập hợp
d) Ai muốn thành công phải lao động.
KN không tập hợp
e) Quần chúng luôn công bằng.
KN tập hợp
5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.1 Căn cứ vào nội hàm


• Khái niệm thuộc vào hai nhóm quan hệ:
+ Quan hệ so sánh được.
+ Quan hệ không so sánh được.
.
5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.1 Căn cứ vào nội hàm


* Quan hệ không so sánh được: là quan hệ giữa những khái niệm
không có điểm chung nào về mặt nội hàm

Sinh viên Khủng long

Không so sánh được


5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.1 Căn cứ vào nội hàm


- Quan hệ so sánh được: là quan hệ giữa những khái niệm có ít
nhất một điểm chung về mặt nội hàm.

Đảng viên
Sinh viên

Sinh viên đảng viên


5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.2 Căn cứ vào ngoại diên


5.2.1 Quan hệ điều hòa: là quan hệ giữa những khái niệm mà
ngoại diên của chúng có ít nhất một phần tử chung nhau.

a) Quan hệ đồng nhất:


là quan hệ giữa những A, B
khái niệm mà ngoại diên
của chúng hoàn toàn
VD: Số chẵn (A) - Số chia hết cho 2 (B).
trùng nhau, nhưng nội
Phật tử (A) - Những người quy y tam bảo (B).
hàm của chúng vẫn
Hồ Chủ Tịch (A) – Tác giả “Nhật ký trong tù”
phân biệt.
5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.2.1 Quan hệ điều hòa: là quan hệ giữa những khái niệm mà


ngoại diên của chúng có ít nhất một phần tử chung nhau.

b) Quan hệ bao hàm: là


quan hệ giữa những khái
A B
niệm mà toàn bộ ngoại
diên của khái niệm này là
một bộ phận ngoại diên
của khái niệm kia. VD: Số chẵn (A) - Số chia hết cho 4
(B).
- Khái niệm bao hàm
Phật tử (A) – Cư sĩ (B).
- Khái niệm bị bao hàm
5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.2.1 Quan hệ điều hòa: là quan hệ giữa những khái niệm mà


ngoại diên của chúng có ít nhất một phần tử chung nhau.

c) Quan hệ giao nhau:


là quan hệ giữa những A B
khái niệm mà một phần
ngoại diên của khái
niệm này là một phần
VD: Phật tử (A) – Sinh viên (B).
ngoại diên của khái
Sinh viên (A) – Đảng viên (B).
niệm kia.
5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.2.2 Quan hệ không điều hòa: là quan hệ giữa những khái niệm
mà ngoại diên của chúng không có phần tử nào chung nhau.

a) Quan hệ ngang hàng: là A


quan hệ giữa các khái niệm
ngoại diên của chúng không B C
có phần tử nào chung nhau,
đồng thời tất cả chúng cùng bị
bao hàm trong ngoại diên của
VD: Phật tử (A) – Tăng ni (B) – Cư sĩ (C).
khái niệm loại chung của Số tự nhiên (A) – Số chẵn (B) – Số lẻ (C).
chúng.
5. Quan hệ giữa các khái niệm

5.2.2 Quan hệ không điều hòa: là quan hệ giữa những khái niệm
mà ngoại diên của chúng không có phần tử nào chung nhau.

b) Quan hệ đối lập: là quan A


hệ giữa các khái niệm mà nội
B C
hàm của chúng có những dấu
hiệu trái ngược nhau, nhưng
tổng ngoại diên của chúng
VD: Màu sắc (A) – Màu trắng (B) – Màu đen
bao giờ cũng nhỏ hơn ngoại
(C).
diên của khái niệm loại chung
Học lực (A) – Học lực giỏi (B) – Học lực kém
của chúng..
(C).
6. Quan hệ giữa các khái niệm

6.2 Quan hệ không điều hòa: là quan hệ giữa những khái niệm
mà ngoại diên của chúng không có phần tử nào chung nhau.

c) Quan hệ mâu thuẫn: là


quan hệ giữa các khái niệm
A 7A
mà nội hàm của chúng không
chỉ trái ngược còn loại trừ
nhau, đồng thời tổng ngoại
VD: Màu trắng (A) – Màu không trắng (7A).
diên của chúng lấp đầy ngoại
Học lực giỏi (A) – Học lực không giỏi (7A).
diên của khái niệm loại
chung.
* Bài tập vận dụng
Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
a) “Nhà khoa học, giáo sư, nhà sử học”, “Số chia hết cho 3, số chia hết cho 6, số chia
hết cho 9”.
b) “Nhà khoa học, giảng viên, giáo sư”, “Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết
cho 18”, “Thuốc lá, chất gây nghiện, chất có hại cho sức khỏe”.
c) “Số chia hết cho 3, số chia hết cho 2, số chia hết cho 9”, “Giáo sư, nhà khoa học, nhà
quản lý”.
d) “Người lao động, nông dân, trí thức”.
e) “Nhà văn, nhà thơ, nhà báo”.
f) “Tam giác cân, tam giác đều, tam giác vuông”.
g) “Số chẵn, số chia hết cho 4, số lẻ”.
l) “Sử học, nhà sử học, lịch sử”.
m) “Đảng, Đảng CS Việt Nam, Đảng viên”.
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
a) “Nhà khoa học (A), giáo sư (B), nhà sử học (C)”, “Số chia hết
cho 3 (A), số chia hết cho 6 (B), số chia hết cho 9 (C)”.

B C
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
b) “Nhà khoa học (A), giảng viên (B), giáo sư (C)”, “Số chia hết
cho 3 (A), số chia hết cho 2 (B), số chia hết cho 18 (C)”, “Thuốc lá
(C), chất gây nghiện (A), chất có hại cho sức khỏe (B)”.

A C B
7. Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
c) “Số chia hết cho 3 (A), số chia hết cho 2 (C), số chia
hết cho 9 (B)”, “Giáo sư (B), nhà khoa học (A), nhà quản
lý (C)”.

B C
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
d) “Người lao động (A), nông dân (B), trí thức (C)”.

B C
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
e) “Nhà văn (A), nhà thơ (B), nhà báo (C)”.

B
A

f) “Tam giác cân (A), tam giác đều (B), tam giác vuông (C)”.

A
C
B
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
g) “Số chẵn (A), số chia hết cho 4 (B), số lẻ (C)”.

A C
B

l) “Sử học (A), nhà sử học (B), lịch sử (C)”.

A B C
* Bài tập vận dụng

Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
m) “Đảng (A), Đảng CS Việt Nam (B), Đảng viên (C)”.

A
B C

n) “TP. Hà Nội, Q. Thanh Xuân, P. Thành Xuân Trung”.

A B C
* Bài tập vận dụng
Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.
a) Vải trắng, màu trắng.
b) Thanh niên, phụ nữ, công nhân.
c) Hình thức tư duy, khái niệm, phán đoán, suy luận.
d) Phi kim, thể lỏng, chất không dẫn điện.
e) Khái niệm riêng, Khái niệm tập hợp, Ngoại diên.
f) Nông dân, sinh viên, thanh niên, tội phạm.
g) Bác sĩ, kỹ sư, luật sư.
h) Giây, phút, giờ.
i) Bàn, ghế, đồ đạc.
j) Đàn ông, anh, cha.
k) Chó, thú cưng, mèo.
l) Thư ký, nhà giáo, viên chức.
* Bài tập vận dụng
Bài tập: Mô hình hóa quan hệ giữa các khái niệm sau.

a) Khái niệm riêng, Khái niệm tập hợp, Ngoại diên.


b) Nông dân, sinh viên, thanh niên, tội phạm.
c) Bác sĩ, kỹ sư, luật sư.
d) Giây, phút, giờ.
e) Đàn bà, mẹ, bác sĩ.
f) Đàn ông, cha, trẻ con.
g) Giáo sư, tác giả, trẻ con.
* Bài tập vận dụng

- Phần mô hình hóa khái niệm: sau này sẽ bổ sung


thêm clip về trò Vua tiếng việt và trò chơi giải nghĩa,
đoán chữ.
- Cần thiết kế thời gian, khái niệm và đoán. Game –
gọi là Fun activities
6.Các thao tác logic xử lý khái niệm

6.1 Mở rộng và thu hẹp khái niệm

a) Mở rộng khái niệm

Là thao tác logic trong đó từ khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn
(chủng) chuyển sang khái niệm có ngoại diên lớn hơn (loại).

Con ĐV bậc
Động vật
người cao

Sinh vật
6. Các thao tác lôgic xử lý khái niệm

6.1 Mở rộng và thu hẹp khái niệm

b) Thu hẹp khái niệm


Là thao tác logic trong đó từ khái niệm có ngoại diên lớn hơn
(loại) ta chuyển đến khái niệm có ngoại diên nhỏ hơn (chủng).

Con Người da Người Việt PTT


người vàng Nam Đam
* Bài tập vận dụng

Thực hiện thao tác thu hẹp và mở rộng một bậc


đối với 2 khái niệm sau:
a) Quần áo
b) Đại học KH XH và Nhân văn, Hà Nội
c) Ý thức
d) Người Việt Nam
* Câu hỏi của đội phản biện 2
Câu 1:
Phân chia khái niệm “ Gia đình ”:
1. Thành phần thu được: gia đình nông dân, gia đình cán bộ, gia đình thành phố, gia đình đông con .
2. Thành phần thu được: ông ,bà ,bố ,mẹ ,con ,cháu.
Các cách phân chia trên đúng hay sai ? Vì sao?
 Câu 2: Điểm khác nhau của “Phân chia khái niệm” và “Phân chia một chỉnh thể thành các bộ phận đơn giản”.  
 Câu 3:
1. Số: số thực, số phức
2. Cá: cá chép, cá phi, cá rô
3. Cá: cả nước ngọt, cả nước mặn, cả nước lợ
4. Xe đạp: xe đạp, leo núi, xe đạp điện, xe đạp đôi, xe đạp Martin
Cách phân chia trên đúng hay sai? Vì sao?
* Bài tập vận dụng
Đáp án

Trang phục Các trường ĐH

Quần áo
Đại học Duy Tân

Quần áo thu Không thể thu hẹp


đông được nữa (Vì đây là
khái niệm đơn nhất.)
6.2 Phép định nghĩa khái niệm

a) Bản chất của phép định nghĩa khái niệm


- Là thao tác logic nhằm vào nội hàm khái niệm để vạch ra những
dấu hiệu bản chất, khác biệt.

b) Các tình huống cần đến phép định nghĩa khái niệm
-Tổng kết những điểm chủ yếu sau quá trình nhận thức đối tượng.
VD: KN "Văn hóa".
-Khi sử dụng khái niệm mà người khác chưa biết. VD: KN "Anh hùng bàn
phím".
- Khi sử dụng từ đã biết, nhưng được dùng ở nghĩa mới. VD: KN "Bóc
lột"...
6.2 Phép định nghĩa khái niệm

c) Cấu tạo của phép định nghĩa khái niệm


* Phép định nghĩa khái niệm bao gồm 2 bộ phận: Dfd và Dfn

Là khái niệm mà ta phải vạch rõ nội hàm cơ bản của nó.


Dfd
Định nghĩa cái gì?

Là khái niệm có những dấu hiệu chung và cơ bản cấu


thành nội hàm của khái niệm được định nghĩa
Dfn
Định nghĩa bằng cái gì?
6.2 Phép định nghĩa khái niệm

VD: "Con người là động vật xã hội có năng


lực tư duy"

Dfd Con người

Động vật xã hội có năng


Dfn lực tư duy
6.2 Phép định nghĩa khái niệm

d) Các kiểu định nghĩa khái niệm


- Căn cứ vào đối tượng được định nghĩa

Định nghĩa thực Định nghĩa duy danh

Là định nghĩa về chính đối tượng Là thao tác đặt tên cho đối
đó tượng
Sinh viên là những người đang
học tại các trường CĐ, ĐH, có
năng lực tự học, tự nghiên cứu
Định nghĩa thực

Covid 19 là tên gọi của


bệnh viêm phổi cấp do vius
corona gây ra.
Định nghĩa duy danh
6. Các thao tác logic xử lý khái niệm
6.2 Phép định nghĩa khái niệm
- Căn cứ vào tính chất của Dfn (khái niệm dùng để định nghĩa):
. Định nghĩa loại chủng: (Dfn bao hàm Dfd), là kiểu định nghĩa phổ
biến trong KH.
. Định nghĩa thông qua quan hệ: Dfn và Dfd là những phạm trù.
. Định nghĩa nguồn gốc: Dfn vạch thảo nguồn gốc của Dfd.
. Định nghĩa mô tả: Dfn chứa đựng những đặc điểm bề ngoài để
khắc họa Dfd.
. Định nghĩa so sánh: Dfn không trực tiếp liên quan Dfd, nhưng là
hình ảnh hoặc biểu tượng đã quen thuộc với mọi người.
d) Các kiểu định nghĩa khái niệm
* Định nghĩa loại - chủng:
- Là kiểu định nghĩa trong đó phải chỉ ra khái niệm loại gần nhất
chứa khái niệm cần định nghĩa, sau đó vạch ra những dấu hiệu
khác biệt của khái niệm cần định nghĩa với khái niệm đó.

Logic học là một môn khoa học


nghiên cứu về các hình thức và
các quy luật của tư duy đúng đắn
dẫn đến chân lý.
d) Các kiểu định nghĩa khái niệm
* Định nghĩa theo quan hệ:

Là kiểu định nghĩa trong đó người ta chỉ một khái niệm đối lập với khái niệm
cần định nghĩa và nêu rõ mối quan hệ giữa các đối tượng mà hai khái niệm đó
phản ánh.
Kiểu định nghĩa này dùng khi định nghĩa các phạm trù.

Vật chất là một phạm trù triết học


dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lai cho con người trong cảm giác,
được cảm giác chép lại, chụp lại và
tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác
d) Các kiểu định nghĩa khái niệm
* Định nghĩa nguồn gốc:
Là kiểu định nghĩa trong đó vạch thảo nguồn gốc hoặc phương thức
sinh thành nên đối tượng mà Dfd phản ánh.

Thổ dân châu Mỹ là những cư dân đầu


tiên ở lục địa Châu Mỹ trước khi C.
Colomba "khám phá" châu lục này vào
cuối thế kỹ 15. Các sắc tộc sống ở cả
Bắc và Nam Mỹ. Hậu duệ của họ ngày
nay vẫn còn nhưng là thiểu số. Một số
được đồn hóa và hòa nhập vào xã hội
chung ở châu Mỹ.

Phụ nữ Quechua tại Peru


d) Các kiểu định nghĩa khái niệm
* Định nghĩa mô tả:

Là kiểu định nghĩa bằng cách liệt kê các dấu hiệu bên ngoài của
đối tượng nhằm phân biệt nó với các đối tượng khác.

Đào tạo online về cơ bản là


một phương thức phân phối
tài liệu, nội dung học tập đựa
trên các công cụ điện tử hiện
đại như: điện thoại, máy tính
thông qua mạng internet.
d) Các kiểu định nghĩa khái niệm
* Định nghĩa so sánh:

Là kiểu định nghĩa trong đó dấu hiệu của khái niệm được nêu ra bằng
cách so sánh nó với các dấu hiệu tương tự ở khái niệm khác đã biết.

Đàn ông nông nổi giếng


khơi.
Đàn bà sâu sắc như cơi
đựng trầu.
* Bài tập vận dụng: Căn cứ vào tính chất của Dfn, cho biết các định nghĩa
sau đây thuộc kiểu nào?

a) Cạnh tranh là sự sống của buôn bán và cái chết của nhà buôn.
b) Nhà ngoại giao là người nhớ ngày sinh của phụ nữ, nhưng không nhớ được tuổi
của bà ta.
c) Bạn bè là người mang điều tốt đẹp đến cho người khác và làm điều đó chính để
cho người ấy (Aristotles).
d) Con người là cây sậy biết suy nghĩ (Pascal).
e) Con người là động vật xã hội biết chế tạo công cụ lao động (Phranklin).
f) Dân chủ là khi người ta điều khiển con người vì lợi ích của con người.
g) Chính phủ tốt nhất là chính phủ dạy ta làm chủ chính mình.
h) Kinh nghiệm là cái lược cho bạn ở cuối cuộc đời, khi bạn đã không còn tóc nữa.
i) Người tráo trở là loại chính trị gia, mà có thể sau khi đốn gãy thân cây cuối cùng lại
diễn thuyết trước công chúng về việc bảo vệ môi trường.
j) Kinh doanh là sự phối hợp của chiến tranh và thể thao.
* Bài tập vận dụng: Căn cứ vào tính chất của Dfn, cho biết các định nghĩa
sau đây thuộc kiểu nào?
a) Cạnh tranh là sự sống của buôn bán và cái chết của nhà buôn (Đn so sánh).
b) Nhà ngoại giao là người nhớ ngày sinh của phụ nữ, nhưng không nhớ được tuổi của
bà ta. (Đn loại – chủng).
c) Bạn bè là người mang điều tốt đẹp đến cho người khác và làm điều đó chính để cho
người ấy (Aristotles). (Đn loại – chủng)
d) Con người là cây sậy biết suy nghĩ (Pascal). (Đn so sánh).
e) Con người là động vật xã hội biết chế tạo công cụ lao động, (Đn loại – chủng).
• Dân chủ là khi người ta điều khiển con người vì lợi ích của con người. (Đn nguồn
gốc).
a) Chính phủ tốt nhất là chính phủ dạy ta làm chủ chính mình (ĐN loại – chủng).
b) Kinh nghiệm là cái lược cho bạn ở cuối cuộc đời, khi bạn đã không còn tóc nữa. (ĐN
so sánh)
c) Người tráo trở là loại chính trị gia, mà có thể sau khi đốn gãy thân cây cuối cùng lại
diễn thuyết trước công chúng về việc bảo vệ môi trường. (Đn so sánh)
d) Kinh doanh là sự phối hợp của chiến tranh và thể thao. (Đn so sánh)
6.2 Phép định nghĩa khái niệm

e) Các quy tắc của phép định nghĩa khái niệm

- Định nghĩa phải cân đối: ngd (Dfn) = ngd (Dfd). Nếu vi phạm, sẽ dẫn
đến các lỗi:
. Định nghĩa quá rộng: ngd (Dfn) > ngd (Dfd)
VD: Sinh viên ĐH KHXH&NV là những động vật xã hội.
. Định nghĩa quá hẹp: ngd (Dfn) < ngd (Dfd)
VD: Sinh viên ĐH KHXH&NV là những người đang học tại khoa Báo trường
này.
. Định nghĩa vừa quá rộng, vừa quá hẹp:
VD: Sinh viên ĐH KHXH&NV là những người năng động.

-
6.2 Phép định nghĩa khái niệm
e) Các quy tắc định nghĩa
- Không được định nghĩa vòng quanh: là kiểu định nghĩa mà khái niệm
Dfn lại được xác định nội hàm qua khái niệm Dfd.
VD: Logic học là khoa học nghiên cứu về logic.
- Tránh dùng mệnh đề phủ định trong định nghĩa:
VD: Yêu là không ghét. Ghét là không yêu.
Có thể dùng mệnh đề phủ định trong định nghĩa nếu thỏa mãn 2 điều kiện: 1 –
Khái niệm Dfn đã được làm rõ nội hàm ở dạng khẳng định; 2 – Dfd và Dfn phải
nằm trong quan hệ mâu thuẫn VD: Động sản là không phải bất động sản.
- Định nghĩa phải tường minh: định nghĩa phải ngắn gọn, chính xác, rõ ràng,
đơn nghĩa, tránh ví von.
VD: Người ta là hoa của đất.
* Bài tập vận dụng

Các định nghĩa sau đây đúng hay sai? Nếu sai, hãy chỉ ra những
quy tắc mà định nghĩa đó vi phạm.
a) Mẹ là người phụ nữ sinh con.
b) Vòng quanh là luẩn quẩn.
c) Văn minh không phải là dã man
d) Danh tiếng là loài thảo mộc được tưới bằng huyền thoại.
e) Sự tế nhị là lòng tốt đối với trí tuệ.
f) Báo chí định kỳ là báo xuất bản theo từng tuần, từng tháng.
g) Quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội giữa người với người.
h) Công việc là muối của cuộc sống.
i) Logic là thuốc của tinh thần
* Bài tập vận dụng
Các định nghĩa sau đây đúng hay sai? Nếu sai, hãy chỉ ra những quy tắc
mà định nghĩa đó vi phạm.
a) Mẹ là người phụ nữ sinh con (ĐN quá rộng).
b) Vòng quanh là luẩn quẩn. (ĐN vòng quanh).
c) Văn minh không phải là dã man. (Dùng mệnh đề phủ định trong ĐN).
d) Danh tiếng là loài thảo mộc được tưới bằng huyền thoại. (ĐN không tường
minh).
e) Sự tế nhị là lòng tốt đối với trí tuệ. (ĐN không tường minh)
f) Báo chí định kỳ là báo xuất bản theo từng tuần, từng tháng. (ĐN quá rộng).
g) Quan hệ sản xuất là quan hệ xã hội giữa người với người. (Đn quá rộng).
h) Công việc là muối của cuộc sống. (ĐN không tường minh).
i) Logic là thuốc của tinh thần. (ĐN không tường minh).

You might also like