You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG HỒ CHÍ MINH

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN MÔN: LOGIC HỌC

TÊN ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA KHÁI NIỆM TRONG HOẠT


ĐỘNG CẢI THIỆN TƯ DUY CỦA SINH VIÊN

Họ và tên sinh viên : Ngô Đặng Thùy Trúc


Mã số sinh viên : 030837210255
Lớp : MLM305_211_D01
Hệ đào tạo : Đại học chính quy

CHẤM ĐIỂM
Bằng số Bằng chữ

TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2022


1
MỤC LỤC

1. Lời mở đầu............................................................................................................
2. Nội dung..........................................................................................................................
2.1 Định nghĩa..............................................................................................................
2.2 Cấu trúc của khái niệm...........................................................................................
2.3 Quan hệ giữa khái niệm và từ ngữ..........................................................................
2.4 Phân loại khái niệm.................................................................................................
2.5 Các thao tác logic với khái niệm............................................................................
2.6 Phân chia khái niệm................................................................................................
3. Thực trạng hiện nay...................................................................................................
4. Vai trò của khái niệm đối với cải thiện tư duy sinh viên.................................................
5. Phương pháp rèn luyện....................................................................................................
6. Kết luận............................................................................................................................

2
1. Lời mở bài

Trong xã hội ngày càng phát triển như ngày nay, những ý tưởng, sáng kiến
sáng tạo, những phát minh mới là điều vô cùng cần thiết. Vậy để hình thành nên
những điều đó, buộc mỗi người chúng ta, đặt biệt là những sinh viên của thời
đại mới, phải trang bị đầy đủ các kiến thức về năng lực tư duy logic. Tư duy
logic, cụm từ mới nghe thì có thể là khá trừu tượng với nhiều người, nhưng
thực chất chúng lại hiện hữu xung quanh chúng ta qua các khái niệm của các
môn học như toán học, ngữ văn, các môn khoa học tự nhiên- xã hội,... Song,
nếu chỉ nói khái niệm chung chung về mặt lý thuyết mà không áp dụng được
vào thực tế cuộc sống thì khái niệm cũng chỉ là con chữ khô khan trong bộ não
của con người. Giống như Rene Descartes đã từng nói: “Có trí óc tốt vẫn chưa
đủ, quan trọng là phải biết sử dụng nó”. Vì vậy, mỗi sinh viên cần hiểu hơn về
vai trò của khái niệm để từ đó có thể dùng nó trong hoạt động cải thiện năng
lực tư duy của mình.

2. Nội dung

2.1 Định nghĩa

Trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa được từ khái niệm. Theo định
nghĩa của môn logic học, khái niệm được hiểu là hình thức tư duy phản ánh
những thuộc tính, bản chất của một lớp đối tượng trong thế giới khách quan và
được diễn đạt qua từ ngữ. Lấy ví dụ cho khái niệm như: tam giác vuông là tam
giác có một góc vuông, hoặc nhà là công trình xây dựng có mái, tường bao
quanh dùng để trú ngụ, sinh hoạt...

Những thuộc tính, dấu hiệu của những khái niệm khác nhau giúp ta có thể
phân biệt các đối tượng với nhau. Đó là sự hiện hữu hay thiếu vắng những tính
chất của đối tượng hoặc trong mối quan hệ so sánh đối chiếu với các đối tượng

3
khác. Từ đó làm bật lên những dấu hiệu tiêu biểu giúp ta có thể nhận biết được
đối tượng một cách nhanh chóng hơn.

Ví dụ như khi bạn A nhắc đến một loài động vật thở bằng mang, bơi bằng
vây, sống dưới nước thì ta có thể đoán ra được rằng người đó muốn nhắc về
cá,... Đây là những dấu hiệu tất yếu phải có nên được gọi là các dấu hiệu cơ
bản. Một ví dụ khác chẳng hạn như bạn B muốn nêu lên khái niệm về con
người nhưng bạn lại định nghĩa rằng con người là sinh vật xương sống, thở
bằng phổi. Những dấu hiệu này vẫn chưa nêu lên đặc trưng của con người, là
những dấu hiệu không cơ bản.

2.2 Cấu trúc của khái niệm

Qua các ví dụ đã nêu ở trên, để tạo nên một khái niệm hoàn chỉnh ta cần
phải hiểu rõ về các thành phần cấu trúc của nó. Một khái niệm đầy đủ bao
gồm hai phần cơ bản. Đầu tiên, nội hàm (mặt chất của khái niệm): là tập hợp
các dấu hiệu cơ bản, bản chất của các lớp sự vật, hiện tượng được nêu trong
khái niệm. Tiếp đến là ngoại diên (mặt lượng của khái niệm): là tập hợp các
đối tượng có đầy đủ đặc điểm được nêu lên ở nội hàm của khái niệm.

Một ví dụ cụ thể để hiểu rõ hai khái niệm trên: như nội hàm của khái niệm
“tứ giác lồi” là tập hợp những đặc điểm: là một hình đa giác, có bốn cạnh, bốn
đỉnh, không có hai đoạn bất kì nào nằm trên cùng một đường thẳng... Còn khi
nói đến ngoại diên của tứ giác ta có thể kể đến: tứ giác thường, hình thang,
hình thoi, hình bình hành,...

Nội hàm và ngoại diên có mối quan hệ chặt chẽ nhưng lại tỷ lệ nghịch với
nhau. Nội hàm càng sâu (thêm nhiều dấu hiệu mới) thì ngoại diên càng hẹp (ít
đối tượng hơn). Và ngược lại, nội hàm càng nông (ít dấu hiệu hơn) thì ngoại
diên càng rộng (nhiều đối tượng hơn).

2.3 Quan hệ giữa khái niệm và từ ngữ

4
Muốn thể hiện được khái niệm một cách dễ hiểu và đầy đủ thì việc sử
dụng từ ngữ hợp lí là điều vô cùng cần thiết. Khái niệm có sự liên hệ mật thiết
với ngôn ngữ, chúng có quan hệ thống nhất nhưng không đồng nhất với nhau.

Từ ngữ được coi là vỏ vật chất bên ngoài của khái niệm, không có từ ngữ
thì khái niệm không thể bộc lộ được. Và ngược lại, nếu không có khái niệm
chứa bên trong thì từ ngữ đó cũng coi như là vô nghĩa.

Trong quá trình phát triển của xã hội, ngôn ngữ dần được hình thành. Từ
bắt đầu được hình thành, được quy ước theo mỗi khu vực, vùng miền nên từ
chỉ mang tính chủ quan. Nhưng khái niệm về các đối tượng lại là tri thức của
nhân loại, mang tính khách quan. Lấy ví dụ như ở Việt Nam người đàn ông
sinh ra mình được gọi là ba, bố, thầy; còn người Anh gọi là father, người Nga
lại gọi là papa...

Một từ có thể diễn đạt bằng nhiều khái niệm. Ví dụ như từ “bò”, nếu hiểu
theo nghĩa là danh từ thì đây là loại động vật móng guốc, ăn cỏ, được nuôi để
lấy thịt hoặc sữa; còn hiểu theo nghĩa là động từ thì “bò” ở đây là sự di chuyển
áp sát xuống bề mặt hoặc sự vươn dài trên bề mặt (thực vật)...

Một khái niệm có thể diễn đạt bằng nhiều từ. Chẳng hạn từ “mẹ”, tùy theo
từng vùng miền mà sẽ xuất hiện ra những cách gọi khác như: má, u, bầm,
mạ...

2.4 Phân loại khái niệm

Để hiểu rõ hơn về các mặt của của một khái niệm người ta thường xét
khái niệm dựa theo hai hướng. Xét về mặt nội hàm, ta có thể chia thành khái
niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng; khái niệm khẳng định và khái niệm phủ
định. Còn nếu xét về mặt ngoại diên thì thường được phân thành 3 loại cơ bản:
khái niệm chung, khái niệm đơn nhất, khái niệm rỗng.

5
Ngoài ra, khi xét về mặt ngoại diên của một khái niệm, ta không thể
không xét đến các mối quan hệ giữa các khái niệm như: quan hệ tương hợp
(đồng nhất,bao hàm và giao nhau), quan hệ không trùng lặp (tách rời, ngang
hàng, phụ thuộc, mâu thuẫn).

2.5 Các thao tác logic với khái niệm

Để lập tạo nên một khái niệm bất kì thì cần 2 thao tác cơ bản: mở rộng –
thu hẹp khái niệm và định nghĩa khái niệm.

Mở rộng khái niệm là thao tác logic làm cho ngoại diên của khái niệm
rộng hơn bằng cách bỏ bớt dấu hiệu đặc trưng thuộc nội hàm của khái niệm
đó. Thu hẹp khái niệm là thao tác logic làm cho ngoại diên của khái niệm nhỏ
đi bằng cách thêm vào nội hàm những dấu hiệu đặc.

Định nghĩa khái niệm là thao tác logic vạch rõ nội hàm của khái niệm.
Mỗi định nghĩa khái niệm gồm 2 vế: vế chứa khái niệm được định nghĩa (A) -
là khái niệm cần làm sáng tỏ nội hàm và vế chứa khái niệm định nghĩa (B) - là
khái niệm cần làm sáng tỏ nội hàm. Hai vế này được liên kết với nhau bằng từ
“là”: A là B. Tuy nhiên, có những câu có từ “là” nhưng không phải là khái
niệm, lấy ví dụ: Trường học là ngôi nhà thứ hai của học sinh,... Trong một số
trường hợp, khái niệm được định nghĩa được đặt ở sau khái niệm định nghĩa.

Bên cạnh đó, để xây dựng một định nghĩa khái niệm cần lưu ý một số quy
tắc sau. Thứ nhất, định nghĩa phải cân đối (ngoại diên của khái niệm dùng để
định nghĩa phải đồng nhất với ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa), nếu
không sẽ dẫn đến vi phạm lỗi logic.Thứ hai, định nghĩa phải ngắn gọn, rõ
ràng, chính xác, không dẫn đến tình trạng định nghĩa mơ hồ và dài dòng. Thứ
ba, định nghĩa không được vòng quanh, luẩn quẩn. Cuối cùng, định nghĩa
không được phát biểu theo kiểu phủ định, bởi nó không nêu lên bản chất của
khái niệm cần định nghĩa.

6
Một số phương pháp định nghĩa khái niệm như: định nghĩa thông qua loại
và sự khác biệt về chủng (hạng) - (định nghĩa nội hàm), định nghĩa liệt kê các
khái niệm chủng thuộc khái niệm loại cần định nghĩa- (định nghĩa ngoại diên),
định nghĩa thông qua quan hệ, đỉnh nghĩa bằng lối mô tả, định nghĩa bằng lối
mô tả, định nghĩa bằng lối mô tả...

2.6 Phân chia khái niệm

Đây là thao tác tư duy nhằm vạch rõ ngoại diên của khái niệm (khái niệm
chủng nằm trong khái niệm loại). Mỗi khái niệm gồm có 3 phần: khái niệm
được phân chia, thành phần phân chia và căn cứ phân chia. Căn cứ phân chia
được lựa chọn tùy theo mục đích của con người, với những căn cứ phân chia
khác nhau thì các khái niệm thu được cũng rất khác nhau. Vì vậy, việc xác lập
căn cứ để phân chia khái niệm là hết sức cần thiêt và là yêu cầu bắt buộc để
đảm bảo việc phân chia được đúng đắn, chính xác,đáp ứng yêu cầu của người
phân chia.

Để phân chia hiệu quả trước hết phải tuyệt đối, triệt để, không thừa cũng
không thiếu những đặc điểm của khái niệm. Thứ hai, phải phân chia rạch ròi,
không trùng lặp. Thứ ba, phải liên tục và không vượt cấp.Và cuối cùng là phân
chia phải theo một cơ sở.

Các kiểu phân chia khái niệm thường gặp: phân chia theo sự biến đổi dấu
hiệu, phân đôi, phân loại khái niệm (nhân tạo và tự nhiên).

3. Thực trạng hiện nay

Như đã nói trên, khái niệm phải được biểu thị qua từ ngữ và ngược lại nếu
không có khái niệm thì từ ngữ cũng vô nghĩa. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều bạn
trẻ sử dụng ngôn ngữ mạng, ngôn ngữ thời @, ... tạo ra ngày càng nhiều khái
niệm mới (còn được gọi là ngôn ngữ gen Z) thì liệu có phải là những khái niệm
này đã chuẩn quy tắc mà đề tài logic này đề cập đến chưa? Đây quả thực là một

7
câu hỏi gây ra khá nhiều ý kiến trái chiều. Các bạn trẻ tao ra những khái niệm
hoặc những quy ước ngầm sử dụng các khái niệm về từ ngữ chẳng hạn: gato
(ghen ăn tức ở), khum/hông (không),... Hay quá trình đất nước vươn ra thế giới
không ít các từ ngữ nước ngoài khi du nhập vào Việt Nam đã bị hiểu sai nghĩa
khá nhiều như: sex (Tiếng Anh có nghĩa là giới tính, nhưng nhiều bạn trẻ khi
vừa nghe đến lại nghĩ rằng đó là một loại phim 18+),... Trong khi các bạn trẻ
hào hứng với những khái niệm “tự chế” này thì nhiều bậc phụ huynh và giáo
viên vô cùng lo ngại. Bởi khi hiểu sai và lạm dụng vào những từ ngữ này quá
nhiều không chỉ ảnh hưởng đến sự trong sáng của ngôn ngữ mà còn ảnh hưởng
đến quá trình giao tiếp, năng lực tư duy ngôn ngữ đặc biệt là viết có thể nhầm
lẫn từ ngữ (khi việc sử dụng sai đã trở thành một thói quen khó bỏ).

4. Vai trò của khái niệm đối với cải thiện tư duy sinh viên

Từ thực trạng vừa nêu trên, việc sử dụng các khái niệm sao cho hợp lí đóng
vai trò quan trọng trong sự phát triển năng lực tư duy của sinh viên. Vậy những
vai trò đó là gì?

Trước tiên, đó là quá trình soạn thảo đặc biệt là khi các sinh viên học vào
chuyên ngành, cần phải làm rõ những khái niệm thường gây nhầm lẫn với
nhau. Trong ngành học về marketing, một số sinh viên thường có sự nhầm lẫn
giữa hai khái niệm thương hiệu và nhãn hiệu là một nhưng thực chất lại là các
khái niệm độc lập nhau. Thương hiệu là khái niệm thể hiện hình ảnh, danh tiếng
của công ty trong mắt công chúng. Còn nhãn hiệu chỉ là nhãn hiệu được bảo hộ
bởi luật về quyền sở hữu trí tuệ, nó có thể là các slogan, logo,… Ví dụ: khi nhắc
đến các dòng xe như Airblade, Wave alpha, Vision, SH... thì đây là các nhãn
hiệu xe của thương hiệu xe Honda. Hay trong cuộc sống hằng ngày, nhiều
người vẫn thường có sự nhầm lẫn giữa khái niệm mục tiêu và mục đích. Mục
tiêu là thứ cụ thể, là quá trình, là thứ ta có thể nhìn thấy được; còn mục đích là
thứ trừu tượng, là điểm đến là thứ ta muốn nhìn thấy. Chẳng hạn như bản thân
8
em đặt ra bản thân những mục tiêu cụ thể: mỗi ngày tiết kiệm 10.000VND để
có thể mua được một bộ quần áo mà mình yêu thích (mục đích).

Bên cạnh việc chú ý sử dụng các từ ngữ chuyên ngành, việc phân rõ cái
khái niệm cũng cần được quan tâm trong các văn bản đặc thù đặc biệt là các
văn bản pháp luật. Đây là văn bản có tính pháp lí cao, nó quy định những điều
mà công dân một nước phải làm, được làm và không được làm, được Nhà nước
đảm bảo thực hiện. Một số điểm lưu ý trong quá trình xây dựng một văn bản
pháp luật như: tránh sử dụng từ nhiều nghĩa, không định nghĩa một khái niệm
đã rõ nghĩa, sử dụng quá nhiều định nghĩa trong một văn bản luật,...Vì vậy,
những nhà soạn thảo, cơ quan chủ trì soạn thảo thiết kế luật cần phải đưa ra
cách định nghĩa chuẩn mực, đủ ý, tránh việc sử dụng các từ ngữ mơ hồ, lấp
lửng trong câu để tạo ra khe hở cho người vi phạm mà lách luật, dẫn đến việc
thi hành pháp luật không được nghiêm minh. Hiện nay, qua nhiều lần sửa đổi,
hệ thống pháp luật của nhà nước ta ngày càng chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn
nhiều trường hợp lách luật như làm giả giấy giám định về sức khỏe để chạy tội,
đổ lỗi cho việc sử dụng rượu bia quá đà gây ra tai nạn giao thông để làm giảm
số năm ngồi tù... Đây là những vấn đề rất đáng được sự quan tâm của các nhà
làm luật, cần phải có những khái niệm chắt lọc, chặt chẽ hơn với những trường
hợp này để có thể giải quyết những vụ án thấu tình đạt lý, đảm bảo quyền lời
cho mọi công dân.

Với cá nhân em - một sinh viên của ngành kinh tế quốc tế nói riêng và các
bạn học và làm việc liên quan đến kinh tế thị trường nói chung thì việc hiểu
được cái khái niệm có một tầm quan trọng nhất định trong các giao dịch thương
mại. Điều này thường được thể hiện chủ yếu qua các bản hợp đồng. Trong hợp
đồng là các quy ước để mỗi bên đều có lợi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp
nếu bản thân ta đọc không kĩ cũng sẽ dẫn đến những vấn đề sai sót và người
chịu thiệt là mình. Mỗi sinh viên học về lĩnh vực kinh tế không chỉ dừng lại

9
việc tìm hiểu các khái niệm chuyên về ngành nghề của mình trong nước mà còn
phải tăng cường trau dồi khả năng ngoại ngữ. Bởi Việt Nam đang có nền kinh
tế với nhiều bước chuyển mình mới và có chỗ đứng ngày càng vững trên thị
trường quốc tế nên không thể thiếu được sự liên doanh với các công ty nước
ngoài, việc tăng cường học ngoại ngữ sẽ giúp sinh viên thể hiện tiềm năng của
mình thông qua việc sử dụng đúng các khái niệm, trong bị sai lệch, mơ hồ khi
tham gia hội thảo hoặc các buổi ký hợp đồng vói các công ty nước ngoài một
cách hiệu quả nhất.

Mặt khác, như đã đề cập ở trên thì khái niệm chính là tri thức của nhân
loại, mang tính khách quan. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng một khái niệm
sao cho súc tích mà vẫn hợp logic. Điều đó càng được yêu cầu vô cùng cao
trong các bài nghiên cứu khoa học - nơi những tư duy về điều mới mẻ thể hiện.
Với sự phát triển vượt bật như hiện nay, sinh viên ngày càng có nhiều sự sáng
tạo trong lối tư duy của mình. Thế nhưng, để một bài nghiên cứu được hoàn
chỉnh hơn, mỗi người nghiên cứu cần phải xác định được rõ ý tưởng, lựa chọn
ra những trường khái niệm có liên quan về ý tưởng từ đó xây dựng cho bài
nghiên cứu của mình những khái niệm mới mẻ, hợp logic và không trùng lặp
với những người đi trước. Chẳng hạn như trong diễn biến dịch bệnh phức tạp
như hiện nay, các nhà khoa học đã đưa ra khái niệm về loại bệnh mới - Covid-
19. Trong mỗi giai đoạn phát triển của vi-rút thì lại xuất hiện nhiều định nghĩa
về các loại biến thể: alpha, beta, delta, omicron...

Qua mỗi nội dung vừa phân tích trên, ta nhận thấy việc sử dụng chuẩn các
khái niệm trong các văn bản, lĩnh vực khoa học là điều cần thiết. Vậy đối với
trong thực tế đời sống thì khái niệm có quan trọng gì đối với tư duy của mỗi
sinh viên không? Có thể có một số sinh viên cho rằng việc dùng đúng khái
niệm không tác động quá lớn đến tư duy của sinh viên trong đời sống, cho rằng
đây chỉ là một chương của môn học logic hoặc dùng cho các văn bản có yêu

10
cầu chính xác cao. Nhưng thực tế lại không như vậy, yêu cầu sử dụng đúng
khái niệm được thể hiện qua sự nhận biết thông tin và trả lời thông tin ấy trong
quá trình giao tiếp. Bởi việc sử dụng đúng các khái niệm giúp ta nhận diện
được chính xác về đối tượng, tạo ra một thói quen tư duy nhận biết đúng và
nhanh nhạy hơn - điều cần thiết cho mỗi người nói chung và sinh viên nói riêng
khi làm việc. Như đã biết, Tiếng Việt ta hiện nay được xếp vào loại ngôn ngữ
có độ khó trung bình và là một trong những ngôn ngữ khá phong phú về ngữ
nghĩa. Nên làm sao để phân biệt các khái niệm gần như nhau đòi hỏi mỗi sinh
viên cần có kiến thức vững về khái niệm của các đối tượng mà người nói muốn
nói tới. Một số từ thường gây nhầm lẫn trong đời sống như: hàng ngày (chỉ số
lượng nhiều không xác định, tính theo đơn vị ngày) và hằng ngày (chỉ sự lặp đi
lặp lại một cách định kỳ theo đơn vị ngày), hay chủ kiến (ý kiến của bản thân
minh, không phụ thuộc vào người khác) và chính kiến (ý kiến của mỗi người về
chính trị, quan điểm chính trị)... Việc sử dụng linh hoạt các khái niệm cũng
giúp ta hạn chế tình trạng “bản thân hiểu nhưng không biết dùng khái niệm nào
thích hợp để diễn tả”, hoặc sử dụng các từ như: cái ấy đấy, cái đó đó,... làm cho
người nghe không hiểu, dẫn đến việc truyền tải thông tin không rõ.

5. Phương pháp rèn luyện

Khái niệm là một trong những chương trọng tâm của môn logic học, giúp
sinh viên hình thành và phát triển tư duy. Song, một số sinh viên vẫn còn khá
coi nhẹ và không biết cách vận dụng vào thực tiễn. Vậy làm cách nào để nắm
bắt và vận dụng vào thực tế? Có nhiều phương pháp để nâng cao khả năng sử
dụng khái niệm, chủ yếu nằm ở sự cố gắng vận dụng của mỗi người.

Trước hết, nố lực đọc sách là điều ưu tiên nhắc tới hàng đầu bởi sách chính
là kho tàng tri thức của nhân loại. Với các bạn trẻ hiện nay, văn hóa đọc sách
ngày càng mất dần mà thay vào đó là việc lướt các trang mạng xã hội hằng
ngày hằng giờ. Tuy nhiên, để học hỏi theo cách diễn đạt logic của tác giả, sinh
11
viên cần lựa chọn, chắt lọc các khái niệm phù hợp để có thể áp dụng tốt trong
các tình huống cụ thể của đời sống.

Thứ hai, sinh viên có thể ghi chú những khái niệm mà mình quan tâm; đặt
ra những câu hỏi xoay quanh khái niệm liệu tác giả đã nêu ra chuẩn, so sánh
khái niệm liên quan mà các tác giả khác định nghĩa để từ đó bản thân có thể
nhận định chính xác được và nhớ lâu hơn khái niệm.

Cuối cùng, đó là thường xuyên sử dụng các khái niệm đã học trong giao
tiếp. Bởi, khi dùng chuẩn khái niệm trong giao tiếp hằng ngày sẽ dần dần tạo
phản xạ tự nhiên trong khái niệm từ ngữ, tạo ra thói quen định nghĩa chính xác
các đối tượng cần nói tới giúp người nghe có thể hiểu rõ, không hiểu lầm ý của
mình.

6. Kết luận

Tóm lại, hiểu rõ vai trò của khái niệm nói riêng và bộ môn logic nói chung
là điều cần thiết đối với mỗi sinh viên. Qua những nội dung vừa nêu trên, khái
niệm là hình thức tư duy nhằm phản ánh các đặc điểm, bản chất của đối tượng.
Nói cách khác, hình thành nên những khái niệm chuẩn xác cũng là một trong
những cách tạo ra lối tư duy logic, nhận biết được những sai sót trong sử dụng
từ ngữ lập luận. Khái niệm đúng là “tiền đề”, cơ sở để có sự logic lập luận trong
đời sống hằng ngày cũng như trong các văn bản yêu cầu có độ chính xác cao.
Vì vậy, khi nắm được điều đó mỗi sinh viên sẽ đề ra cho bản thân một phương
pháp thực hiện và áp dụng sao cho hợp lí.

12
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TS. Phạm Như Hải, Giáo trình Logic học đại cương.

Nguyễn Đình Nghiệm, Nhập môn Logic học.

Phạm Kim Oanh, “Khái niệm là gì? So sánh khái niệm và định nghĩa”,
15/12/2021.

Trang Phương, “50+ từ ngữ dễ nhầm lẫn khiến bài viết của bạn bị “mất điểm”,
20/02/2021.

Đào Hồng Minh, “Quy định về giải thích từ ngữ của Nghị định số 34/2016/NĐ-
CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật, hạn chế và hướng sửa đổi, bổ sung”, 22/12/2020.

13

You might also like