You are on page 1of 4

BÀI TẬP LOGIC HỌC

BIÊN SOẠN: GV. TS ĐÀO THỊ HỮU

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

CHƯƠNG I: NHẬP MÔN LOGIC HỌC

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Trình bày các nghĩa khác nhau của thuật ngữ logic? Logic học quan
tâm đến nghĩa nào của thuật ngữ đó?

Thuật ngữ “logic” có gốc từ một từ Hy Lạp cổ là “logos” có nghĩa:

+Thứ nhất, là từ, lời nói, câu, quy tắc viết; và việc nghiên cứu chúng ngay
từ thời cổ đại đã làm nảy sinh môn khoa học là ngôn ngữ học.

+Thứ hai, là dùng để chỉ tư tưởng, ý nghĩ, sự suy tư; và việc nghiên cứu
chúng tạo tiền đề cho sự ra đời về sau này của logic học. Ngoài ra, chúng ta
còn thường dùng thuật ngữ trên để chỉ những mối liên hệ bản chất, tất yếu
và khách quan giữa:

 các đối tượng hoặc giữa các bộ phận trong cùng một đối tượng, và
nói chung để chỉ trình tự sắp xếp, thứ tự diễn ra của chúng; ở nghĩa
này nó được gọi là logic khách quan.

 các ý nghĩ, các tư tưởng diễn ra trong đầu óc con người vốn phản ánh
các đối tượng của hiện thực khách quan; ở nghĩa này nó được gọi là
logic chủ quan.

Logic học quan tâm đến nghĩa cuối cùng này của thuật ngữ logic.

Câu 2: Tư duy là gì? Phân tích đối tượng nghiên cứu của logic học?
- Tư duy là sự phản ánh gián tiếp và khái quát hiện thực khách quan vào đầu óc
con người, được thực hiện bởi con người xã hội trong quá trình hoạt động
thực tiễn cải biến thế giới xung quanh.
- Đối tượng nghiên cứu của logic học: Nếu xét tư duy như một khách thể, thì có
thể phân chia ra trong nó những mặt, những khía cạnh khác nhau, mà mỗi một
trong số chúng sẽ trở thành đối tượng nghiên cứu của một ngành khoa học
nhất định như triết học, ngôn ngữ học, tâm lý học, sinh lý học hoạt động thần
kinh cấp cao, điều khiển học... Logic học cũng là khoa học về tư duy, nó quan
tâm đến các bộ phận cấu trúc của tư duy và chức năng của chúng trong quá
trình nhận thức lý tính. Cụ thể hơn thì, logic học hình thức là khoa học về các
hình thức và các quy luật của tư duy đúng đắn dẫn đến chân lý.

Câu 4: Trình bày ngắn gọn quá trình phát triển của logic học? Phân biệt logic học
hình thức và logic học biện chứng?

Câu 5: Ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu logic học? Liên hệ với chuyên ngành
đang được đào tạo.

Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng nhất

Câu 1: Logic học là gì?

a. Khoa học về tư duy


b. Khoa học nghiên cứu tính chân thực của tư duy
c. Khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy nhằm đạt tới chân
lý trong quá trình nhận thức
d. Khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư
duy

Câu 2: Thuật ngữ “Logic” có nghĩa là gì?

a. Từ, lời nói, quy tắc ngữ pháp


b. Mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
c. Mối liên hệ giữa các ý nghĩa, tư tưởng
d. Cả a,b và c
Câu 3: Tư duy là:
a. Sự phản ánh gián tiếp, khái quát hiện thực khách quan bởi con người xã hội
trong quá trình hoạt động thực tiễn
b. Là sự phản ánh hình ảnh bề ngoài, ngẫu nhiên của sự vật, hiện tượngLà
hình ảnh tri giác được lưu lại trong đầu óc con người
c. Là sự tổng kết của giai đoạn nhận thức cảm tính
Câu 4: Đâu là quan điểm sai về mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ:

a. Ngôn ngữ là hình thức tư duy


b. Ngôn ngữ là phương tiện truyền tải nội dung tư duy
c. Ngôn ngữ là cái vỏ vật chất của tư duy
d. Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư duy

Câu 5: Phương pháp đặc trưng nghiên cứu logic học là gì?

a. Phân tích
b. Tổng hợp
c. Phân tích và mô hình hóa
d. Quy nạp và diễn dịch

Câu 6: Người sáng lập khoa học logic (“cha đẻ của logic học”) là ai?

a. Đêmôcơrit
b. Arixtôt
c. Denon
d. Platon

Câu 7: Đối tượng nghiên cứu của logic học hình thức

a. Tư duy biện chứng


b. Tư duy logic
c. Tư duy hình thức
d. Tư duy

Câu 8: Ai là người có công xây dựng Logic học biện chứng thành hệ thống chỉnh
thể

a. I. Cantơ
b. Hêghen
c. C.Mác và Ph.Ăngghen
d. V.I. Lênin

You might also like