You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM

- Định nghĩa: giải thích cho từng đối tượng cụ thể được gọi là thao tác định nghĩa
- Khái niệm: các đối tượng nào mang các dấu hiệu đặc trưng cơ bản được nhóm lại
thành khái niệm
I. Đặc trưng chung của khái niệm
1. Khái niệm là gì?
- Khái niệm là một hình thức đặc biệt của tư duy trừu tượng, phản ánh một lớp các sự
vật, hiện tượng thông qua các đặc trưng, các dấu hiệu cơ bản của đối tượng
2. Hình thức ngôn ngữ biểu thị khái niệm
3. Các thao tác logic cơ bản để xây dựng khái niệm
4. Kết cấu của khái niệm
a. Nội hàm: Nội hàm (nội dung cơ bản hàm chứa bên trong khái niệm) là toàn bộ những
thuộc tính đặc trưng cơ bản được phản ánh vào trong khái niệm.
- Ví dụ: Khái niệm “con người” có nội hàm là: biết tư duy, sử dụng công cụ lao động,
ngôn ngữ.
b. Ngoại diên: Ngoại diên của khái niệm là tập hợp tất cả những phần tử có những thuộc
tính đặc trưng được phản ánh vào trong khái niệm
- Khái niệm “con người” có ngoại diên là: Linh, Khánh, My, cô, sinh viên,…
c. Ví dụ:
- Khái niệm “Nguyên tử là hạt chứa các điện tử và hạt nhân” có nội hàm là: Hạt chứa
các điện tử và hạt nhân, có ngoại diên là: động vật, thực vật, sự vật,…
Nội hàm Ngoại diên

Khái Nội hàm (nội dung cơ bản Ngoại diên của khái niệm là tập
niệm hàm chứa bên trong khái hợp tất cả những phần tử có những
niệm) là toàn bộ những thuộc thuộc tính đặc trưng được phản
tính đặc trưng cơ bản được ánh vào trong khái niệm
phản ánh vào trong khái
niệm.

Ví dụ “Con người”: biết tư duy, sử “Con người”: giáo viên, học sinh,
dụng công cụ lao động, ngôn kĩ sư, nông dân,…
ngữ.

Số chẵn: số tự nhiên chia hết 2, 4, 6, 8, 10, 12,…


cho 2
 Mối quan hệ giữa nội hàm và ngoại diên: tính tỷ lệ nghịch với nhau:
nếu một khái niệm có nội hàm phong phú thì ngoại diên sẽ rất hẹp; và ngược lại,
nếu một khái niệm có ngoại diên rộng thì nội hàm của nó sẽ rất nghèo nàn, ít thuộc
tính đặc trưng.
Ví dụ: Khái niệm “vật chất” có ngoại diên rất rộng (động thực vật, sự vật,…) tuy nhiên
nội hàm lại rất nghèo nàn.
5. Phân loại khái niệm
a. Theo nội hàm: Khái niệm cụ thể và khái niệm trừu tượng:
- Khái niệm cụ thể: là khái niệm phản ánh đối tượng hay lớp đối tượng hiện thực, tồn tại
một cách độc lập tương đối trong tính chỉnh thể
Ví dụ: cái bàn, cái ghế, con mèo, con chó,...
- Khái niệm trừu tượng: là khái niệm phản ánh tính chất, quan hệ của các đối tượng
hiện thực nhưng không tồn tại độc lập nếu thiếu các đối tượng ấy.
Ví dụ: tình yêu, sự thù hận, lễ phép,…
b. Theo ngoại diên: Khái niệm rỗng, đơn nhất, chung:
- Khái niệm rỗng (ảo): là những khái niệm không xác định được ngoại diên hoặc
là những khái niệm có ngoại diên bằng không.
Ví dụ: số tự nhiên lớn nhất, động cơ vĩnh cửu,…
- Khái niệm đơn nhất: là khái niệm chỉ phản ánh một đối tượng duy nhất.
Ví dụ: Việt Nam, Hồ Chí Minh, Mặt trăng, Mặt trời, Sao Hỏa,…
- Khái niệm chung: những khái niệm mà ngoại diên có từ hai đối tượng trở lên
Ví dụ: động vật, thực vật, hành tinh, số lẻ, số chẵn,…

*Mở rộng khái niệm: Mở rộng khái niệm là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên hẹp,
nội hàm phong phú, đến khái niệm có ngoại diên rộng, nội hàm nghèo nàn

Mở rộng đến rộng nhất, ta thu được phạm trù. (Triết học có 2 phạm trù: vật chất và ý thức.)
Phạm trù là khái niệm có ngoại diên rộng nhất và nội hàm hẹp nhất (nghèo nàn nhất). Chẳng
hạn mở rộng khái niệm chiến tranh→ xung đột xã hội → vận động xã hội → vận động (khái
niệm vận động có ngoại diên rộng tuyệt đối, không thể mở rộng hơn được nữa, nên người ta
cũng gọi là phạm trù vận động)
*Thu hẹp khái niệm: Thu hẹp khái niệm là thao tác logic đi từ khái niệm có ngoại diên rộng,
nội hàm nghèo nàn, đến khái niệm có ngoại diên hẹp, nội hàm phong phú.

Thu hẹp khái niệm đến hẹp nhất, ta thu được khái niệm đơn nhất. Chẳng hạn thu hẹp khái
niệm: các quốc gia châu Á → các quốc gia Đông Á→ các quốc gia Đông Nam Á→ quốc gia
Việt Nam. (Khái niệm quốc gia Việt Nam là khái niệm riêng, không thể thu hẹp được nữa).

6. Quan hệ giữa các khái niệm: Ngoại diên có mối quan hệ như thế nào?

a. Quan hệ trùng lặp: là quan hệ giữa các khái niệm có ngoại diên trùng nhau
một phần hay hoàn toàn. Bao gồm: Đồng nhất, giao nhau, bao hàm

- Quan hệ đồng nhất: là quan hệ của các khái niệm có ngoại diên đồng nhất với

nhau.

Ví dụ: Hai khái niệm có quan hệ đồng nhất với nhau

- A: Mặt trời; B: trung tâm thái dương hệ


- A: số lẻ; B: số tự nhiên không chia hết cho 2
- Quan hệ giao nhau: Quan hệ giao nhau là quan hệ giữa các khái niệm mà ngoại diên của
chúng có một số phần tử trùng nhau

Ví dụ: Hai khái niệm có quan hệ giao nhau

- A: giảng viên; B: Đảng viên


- A: giảng viên; B: tiến sĩ

- Quan hệ bao hàm: Quan hệ bao hàm là quan hệ của hai khái niệm, trong đó một khái niệm
có ngoại diên rộng hơn bao hàm một khái niệm có ngoại diên hẹp hơn.

Ví dụ: Hai khái niệm có quan hệ bao hàm

- A: giáo trình; B: giáo trình logic học


- A: vận động; B: vận động cơ học

b. Quan hệ không trùng lặp: là quan hệ giữa các khái niệm không có phần ngoại
diên nào trùng nhau. Bao gồm: Ngang hàng, đối lập, mâu thuẫn

- Quan hệ ngang hàng: Quan hệ ngang hàng là quan hệ của các khái niệm có ngoại diên tách
rời nhau nhưng cùng tồn tại trong một khái niệm có ngoại diên rộng hơn.

Ví dụ: A: học sinh giỏi, B: học sinh khá, C: học sinh trung bình

- Quan hệ đối lập: Quan hệ đối lập là quan hệ của hai khái niệm có nội hàm trái ngược nhau
mà tổng ngoại diên của hai khái niệm nhỏ hơn ngoại diên của một khái niệm bao hàm hai
khái niệm ấy

Ví dụ:

- A: yêu; B: ghét

- A: trắng; B: đen

- Quan hệ mâu thuẫn: Quan hệ mâu thuẫn là quan hệ của hai khái niệm có nội hàm phủ định
nhau, đồng thời tổng ngoại diên của hai khái niệm mâu thuẫn vừa bằng ngoại diên của khái
niệm bao hàm hai khái niệm ấy.
Ví dụ:

- A: học giỏi; B: học không giỏi


- A: màu trắng; B: màu không trắng

Quan hệ trùng lặp: là quan hệ giữa Quan hệ không trùng lặp: là quan hệ giữa các khái
các khái niệm có ngoại diên trùng niệm không có phần ngoại diên nào trùng nhau.
nhau một phần hay hoàn toàn.

Khái Quan Quan hệ Quan hệ Quan hệ Quan hệ đối Quan hệ mâu


niệm hệ đồng giao nhau: bao hàm: là ngang hàng: lập: là quan hệ thuẫn: là quan hệ
nhất: là là quan hệ quan hệ của là quan hệ của của hai khái của hai khái niệm
quan hệ giữa các hai khái các khái niệm niệm có nội có nội hàm phủ
của các khái niệm niệm, trong có ngoại diên hàm trái ngược định nhau, đồng
khái mà ngoại đó một khái tách rời nhau nhau mà tổng thời tổng ngoại
niệm có diên của niệm có nhưng cùng ngoại diên của diên của hai khái
ngoại chúng có ngoại diên tồn tại trong hai khái niệm niệm mâu thuẫn
diên một số rộng hơn một khái niệm nhỏ hơn ngoại vừa bằng ngoại
đồng phần tử bao hàm một có ngoại diên diên của một diên của khái
nhất với trùng nhau khái niệm có rộng hơn. khái niệm bao niệm bao hàm hai
nhau. ngoại diên hàm hai khái khái niệm ấy.
hẹp hơn. niệm ấy

Ví A: số A: giảng A: sinh viên A: học sinh A: yêu, B: ghét A: học giỏi, B:


dụ chẵn viên B: sinh viên giỏi, B: học A: trắng, B: đen học không giỏi
B: số tự B: tiến sĩ FTU sinh khá, C:
A: giỏi, B: tệ
nhiên học sinh trung

chia hết bình

cho 2

Bài tập: (vở note)


Đảng Đảng
Đảng CS Đảng DC
VN Mỹ viên

Sinh Vận Quản lý chất


Quản
động lượng GD
Quản lí
viên lý GD
viên xã hội
Thanh
niên

Quản lí

II. Định nghĩa khái niệm


1. Định nghĩa khái niệm là gì?
Thao tác logic xác định nội hàm, giới hạn ngoại diên của khái niệm; xác lập ý nghĩa của thuật
ngữ, nhằm mục đích giúp con người hiểu được khái niệm phản ánh đối tượng nào.

2. Kết cấu của phép định nghĩa khái niệm:


Dfd = Dfn
Trong đó:
- Dfd (definiendum) là khái niệm cần định nghĩa
- Dfn (definiens) là khái niệm dùng để định nghĩa
- Mối liên hệ giữa khái niệm cần định nghĩa và khái niệm dùng để định nghĩa được thể hiện
bằng từ ‘là” hoặc dấu gạch gang
a. Định nghĩa thông qua loại và hạng (nội hàm): là kiểu định nghĩa trong đó phải chỉ
ra khái niệm loại gần nhất chứa khái niệm cần định nghĩa, rồi sau đó vạch ra những thuộc tính
khác biệt của khái niệm cần định nghĩa so với khái niệm loại.

Ví dụ 1: Số chẵn/ là số tự nhiên/ chia hết cho 2.

- Số chẵn: khái niệm hạng -> khái niệm được định nghĩa
- Số tự nhiên: khái niệm loại
- Chia hết cho 2: đặc trưng riêng
Ví dụ 2: Hoạt động ngoại thương là hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
- Hoạt động ngoại thương: khái niệm hạng -> khái niệm được định nghĩa
- Hoạt động: khái niệm loại
- Mua bán hàng hóa quốc tế: đặc trưng riêng
Ví dụ 3: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ.
- Doanh nghiệp nhà nước: khái niệm hạng -> khái niệm được định nghĩa
- Doanh nghiệp: khái niệm loại
- Do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ: đặc trưng riêng
Ví dụ 4: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau
- Tam giác cân: khái niệm hạng -> khái niệm được định nghĩa
- Tam giác: khái niệm loại
- Có hai cạnh bằng nhau: đặc trưng riêng
Ví dụ 5: Con người là động vật có tư duy
- Con người: khái niệm hạng -> khái niệm được định nghĩa
- Động vật: khái niệm loại
- Có tư duy: đặc trưng riêng
b. Định nghĩa liệt kê (ngoại diên): là phương pháp định nghĩa bằng cách chỉ ra tất cả
những phần tử thuộc ngoại diên của khái niệm cần định nghĩa.
Ví dụ 1: Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành
viên trở lên.
Ví dụ 2: Hoạt động ngoại thương bao gồm: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất
tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh và các hoạt động khác liên quan đến hoạt động mua bán hàng
hóa quốc tế.
Ví dụ 3: Chỉ số Ả Rập là 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Ví dụ 4: Sự kiện bất khả kháng bao gồm: bão, động đất, lũ lụt, chiến tranh, chiến sự, xâm lược,
bạo động, nội chiến, đình công và phá hoại của công nhân.
3. Các quy tắc định nghĩa:
a. Định nghĩa phải cân đối, đầy đủ
- Cân đối: Nông dân là những người lao động trực tiếp sản xuất ra nông sản.
- Quá rộng: Con người là loài động vật đi bằng hai chân. Định nghĩa như thế, ngoại diện của
khái niệm con người hẹp hơn ngoại diên của khái niệm động vật đi bằng hai chân. Vì đi bằng
hai chân thì không phải chỉ là con người; gà, vịt… cũng đi bằng hai chân.
- Quá hẹp: Người lao động là người sản xuất ra của cải vật chất. Định nghĩa như thế là quá
hẹp, vì người lao động không chỉ là người tạo ra của cải vật chất mà còn là những người tạo ra
các giá trị về tinh thần…
- Vừa rộng và hẹp: Số nguyên tố là số lẻ. Khái niệm số nguyên tố có cả số chẵn và số lẻ, do
đó định nghĩa này quá hẹp. Khái niệm số nguyên tố không bao hàm được hết mọi số lẻ vì có
số lẻ không phải số nguyên số như 9, vậy định nghĩa này cũng quá rộng.
b. Không được có vòng tròn logic trong định nghĩa
- Định nghĩa không được luẩn quẩn: Đạo đức học là khoa học về đạo đức, khoa
học về đạo đức là đạo đức học
c. Định nghĩa phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác => định nghĩa tường minh
- Không dùng các từ mơ hồ, tối nghĩa, phức tạp:
+ Từ mơ hồ: là từ có ít nhất hai cách hiểu (ví dụ như những từ “không nhiều”, “một bộ phận
không nhỏ”, “biện pháp thích hợp”…)
+ Từ tối nghĩa: là từ không rõ nghĩa, có thể do cách diễn đạt, lỗi ngữ pháp, cấu trúc… (ví dụ
như tựa đề bài báo “Triển khai quy định mới về xuất khẩu gỗ quá chậm” có thể khiến người
đọc thắc mắc rằng, bài báo đề cập đến việc triển khai quy định mới còn quá chậm hay là việc
xuất khẩu gỗ quá chậm?)
+Từ phức tạp: là từ có nhiều thành phần kết hợp, đan xen, khó mà tách bạch.
 Dùng từ, khái niệm đã biết để định nghĩa và từ có ý nghĩa xác định
- Không so sánh: “Tiền là tiên, là phật, là sức bật của tuổi trẻ.” “Thủ tướng chính phủ là vị
nhạc trưởng của một dàn hợp xướng.”
- Không dài dòng: Một ví dụ về lỗi định nghĩa này là “Tam giác đều là tam giác có ba cạnh
bằng nhau và ba góc bằng nhau”
d. Không sử dụng các từ ngữ hoa mỹ hoặc có nghĩa bóng, ẩn dụ
e. Không nên định nghĩa bằng các dấu hiệu phủ định
- Không được phủ định nếu không có hai khái niệm mâu thuẫn nhau: Ví dụ về lỗi định nghĩa
là chính là “Chính trị gia không phải là một nhà khoa học, chẳng phải là một đạo sỹ, mà cũng
chẳng phải là một cụ nhà nho tốt bụng…”
- Được phép định nghĩa phủ định khi khái niệm cần định nghĩa có mối quan hệ
mâu thuẫn với khái niệm dùng để định nghĩa. Chẳng hạn, chết là không sống nữa; hai đường
thẳng song song là hai đường thẳng không bao giờ cắt nhau; khí trơ là khí không tham gia
phản ứng…

Bài tập 1: Xây dựng định nghĩa thông qua loại và hạng cho các khái niệm sau đây:

- Cạnh tranh kinh tế: là sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế nhằm giành lấy những lợi thế
tương đối trong sản xuất, tiêu thụ, tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ.
- Độc quyền: là cấu trúc thị trường chỉ có một người duy nhất bán sản phẩm, dịch vụ nhất định.
- Thị trường: là không gian thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại
hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong nền kinh tế.
- Phá sản: là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án
nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
Bài tập 2: Tìm 5 khái niệm trong lĩnh vực kinh tế được định nghĩa bằng cách liệt kê và 5
định nghĩa thông qua loại và hạng:

a. Định nghĩa liệt kê:


- Các biện pháp kiểm dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch động vật và các sản phẩm từ động
vật, kiểm dịch thực vật và kiểm dịch y tế biên giới theo quy định của pháp luật về bảo vệ và
kiểm dịch thực vật, thú y, phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp cho thương nhân;
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do thương nhân phát hành theo quy định tại khoản
2 Điều 34 của Luật này.
- . Giấy chứng nhận lưu hành tự do bao gồm giấy chứng nhận mang tính đặc thù hoặc mang
đầy đủ nội dung của giấy chứng nhận lưu hành tự do và các loại văn bản chứng nhận có nội
dung tương tự.
- Hoạt động hỗ trợ nâng cao năng lực hậu cần thương mại bao gồm: giao nhận, vận chuyển
hàng hóa, gia công, bao bì, đóng gói hàng hóa, bốc xếp hàng hóa, phiên dịch, bảo vệ và các
hoạt động nâng cao năng lực hậu cần thương mại khác;
- Hoạt động tài chính, tiền tệ bao gồm: đổi tiền, gửi tiền, thanh toán
b. Định nghĩa thông qua loại và hạng:
- Chứng thư điện tử là thông điệp dữ liệu do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện
tử phát hành nhằm xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân được chứng thực là người ký chữ ký
điện tử.
- Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.
- Hệ thống thông tin là hệ thống được tạo lập để gửi, nhận, lưu trữ, hiển thị hoặc thực hiện các
xử lý khác đối với thông điệp dữ liệu.
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử là tổ chức thực hiện hoạt động chứng
thực chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật.
- Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI – electronic data interchange) là sự chuyển thông tin từ máy
tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận
về cấu trúc thông tin.

You might also like