You are on page 1of 7

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Bản chất của tâm lý người (nội dung, ví dụ)


Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua lăng kính chủ quan.
Phản ánh tâm lí là một loại phản ánh đặc biệt:
- Sự tác động của hiện thực khách quan vào con người,vào hệ thần kinh, vào bộ não – tổ chức cao nhất của
vật chất.
- Phản ánh tâm lí tạo ra hình ảnh tâm lí như một “bản sao”, “bản chụp” về thế giới.
+ Mang tính sinh động, sáng tạo:
Vd: Hình ảnh về cuốn sách trong đầu người biết chữ khác với hình ảnh của cuốn sách đặt trước gương
(hình ảnh chết cứng).
+ Hình ảnh Tâm lý:Mang tính chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân (nhóm người).

 Phản ánh cơ học:


Ví dụ: +Viên phấn được dùng để viết lên bảng để lại vết trên bảng và ngược lại bảng làm
mòn (để lại vết) trên đầu viên phấn.
 Phản ánh vật lí: mọi vật chất đều có hình thức phản ánh này.
+Khi mình đứng trước gương thì mình thấy hình ảnh của mình qua gương.
 Phản ánh sinh học: phản ánh này có ở thế giới sinh vật nói chung.
+Hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời mọc.
 Phản ánh hóa học: là sự tác động của hai hợp chất tạo thành hợp chất mới.
+2H2 + O2 -> 2H2O
+Trong cuộc sống cần có sự giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau như câu “Lá lành đùm lá
rách
- Mỗi chủ thể đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm, đưa cái riêng của mình (nhu cầu, xu hướng, tính
cách,…) vào trong hính ảnh đó.
Tính chủ thể trong phản ánh Tâm lý thể hiện ở chổ:
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lý là người cảm nhận, cảm nghiệm và thể hiện nó rõ nhất.
+ Mỗi chủ thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với HTKQ
2. Quy luật của cảm giác (nội dung quy luật, vận dụng)
a, Quy luật ngưỡng cảm giác (quy luật về tính nhạy cảm):
- K/n:Giới hạn mà ở đó kích thích gây ra được cảm giác
- Cảm giác có 2 ngưỡng : phía trên và phía dưới
+ ngưỡng cảm giác phía dưới ( ngưỡng tuyệt đối ) là cường độ kích thích tối thiểu để gây được cảm giác .
+ ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được cảm giác.
+ phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác là vùng cảm giác được, trong đó có một vùng phản ánh tốt nhất.
+ mỗi giác quan thích ứng với một loại kích thích nhất định và có những ngưỡng xác định
-Vận dụng quy luật ngưỡng cảm giác:
- Tránh các kích thích vượt quá ngưỡng hay chưa tới ngưỡng (nói quá to thì chói tai, quá nhỏ thì không có
cảm giác nghe)
- Chú ý đến đặc điểm cơ thể (giác quan) để sắp xếp công việc (người nào tai, mắt kém thì ở gần hơn)
- Rèn luyện giác quan tinh nhạy (chú ý đến vùng phản ánh tốt nhất)
VD:Con người nghe được trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz , nếu nằm ngoài khoảng đó thì nghe k rõ
hoặc không nghe thấy
b. Qui luật thích ứng của cảm giác
* Thích ứng? Khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho phù hợp với cường độ kích thích.
Thích ứng diễn ra theo các quy luật sau đây:
- Cường độ kích thích mạnh thì giảm độ nhạy cảm.
- Cường độ kích thích yếu thì tăng độ nhạy cảm.
- Nếu kích thích kéo dài liên tục với cường độ không đổi thì dẫn đến chai dạn cảm giác (mất cảm giác).
Vận dụng quy luật thích ứng của cảm giác:
Có thể vận dụng quy luật này theo 2 hướng sau:
- Chống thích ứng: Thay đổi môi trường, phương pháp, phương tiện làm việc,…
- Làm cho thích ứng: Đối với những người rụt rè, nhút nhát thì thường xuyên giao tiếp, tiếp xúc,…
c. Qui luật tác động qua lại giữa các cảm giác
Sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các cảm giác với nhau đã làm thay đổi độ nhạy cảm của nhau:
Kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm của một cơ quan phân tích kia và
ngược lại.
Vd: mắt mờ thì tai thính, đói mờ cả mắt,...
* Tương phản trong cảm giác: Sự thay đổi của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó hay đồng thời
Có 2 loại tương phản:
- Tương phản nối tiếp: sau 1 kích thích lạnh thì 1 kích thích ấm ta thấy có vẻ nóng hơn
Lạnh à Nóng à Nóng hơn
Ngọt à Chua à Chua hơn
- Tương phản đồng thời: với lan da “bánh mật” mặc quần áo màu tối sẽ thấy đen hơn.
Vận dụng quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác
- Trong cuộc sống, người ta vận dụng quy luật này khi so sánh hoặc khi muốn làm nổi bật 1 sự vật nào đó.
- Sử dụng đồ dùng có màu sắc khác nhau (tranh ảnh, bản đồ,…) để dễ nhận thấy và phân biệt được, sử
dụng bảng đen với phấn trắng, dùng viết màu để tô lên những nội dung chính của bài học,…
3. Quy luật của tri giác (nội dung quy luật, vận dụng)
a. Quy luật về tính đối tượng của tri giác
- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại thuộc về một SVHT (đối tượng).
- Vừa phản ánh đặc điểm của đối tượng tri giác, vừa là hình ảnh chủ quan về thế giới.
Xác định đúng đối tượng cần tri giác, đồ dùng phải đúng đối tượng,…
b. Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
- Là khả năng tách đối tượng ra khỏi bối cảnh để tri giác.
- Sự vật (thuộc tính) càng được phân biệt với bối cảnh thì tri giác dễ dàng, đầy đủ hơn.
- Sử dụng trong: nguỵ trang quân sự; trang trí, bố cục; dạy học (thay đổi kiểu chữ, màu mực,…)
c. Quy luật về tính ý nghĩa của tri giác
- Bằng kinh nghiệm, khi TG con người gọi được tên SVHT và xếp nó vào một nhóm, một loại nhất định.
- SVHT không quen biết ta vẫn tìm trong nó một cái gí đó giống với các đối tượng mà ta đã quen biết
- Sử dung tài liệu trực quan; kèm theo những lời chỉ dẫn, giải thích.
d. Quy luật về tính ổn định của tri giác
- Khi điều kiện thay đổi (độ chiếu sáng, không gian, khoảng cách) chúng ta vẫn tri giác được SVHT đó ổn
định về hình dạng, kích thước, màu sắc…
- Chú ý đến kinh nghiệm, sử dụng đồ dùng mang tính ổn định,…
e. Quy luật tổng giác
- Ngoài tính chất và đặc điểm của vật kich thích, tri giác còn phụ thuộc vào đặc điểm nhân cách của chủ thể
(nhu cầu, hứng thú, tình cảm, động cơ…).
- Chú ý đến vốn hiểu biết, bồi dưỡng hứng thú, niềm tin, tình cảm,...
g. Quy luật ảo giác
Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch về svht (ảo ảnh thị giác, ảo giác).
Vận dụng trong kiến trúc, hội họa, trang trí, trang phục…
4. Đặc điểm của tư duy (nội dung, ví dụ)
* Tính có vấn đề của Tư duy
Tư duy chỉ nảy sinh trước tình huống, hoàn cảnh có vấn đề:
- Chứa đựng mục đích mới, nhiệm vụ mới mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ không đủ sức giải
quyết.
- Chứa đựng mâu thuẫn
Điều kiện đủ để tư duy xuất hiện:
- Nhận thức tình huống có vấn đề (mâu thuẫn).
- Có nhu cầu giải quyết .
- Có những tri thức liên quan đến vấn đề đó.
* Tính gián tiếp của Tư duy
- Sử dụng các kết quả nhận thức của loài người (công thức, quy luật, khái niệm,…) để tư duy.
- Dùng công cụ kỹ thuật: đồng hồ, nhiệt kế, máy móc,... để nhận thức đối tượng khi không tri giác trực tiếp
được
* Tính trừu tượng và khái quát của Tư duy
- Tư duy có khả năng trừu xuất khỏi SVHT những thuộc tính, dấu hiệu cá biệt, cụ thể và chỉ giữ lại cái bản
chất, chung ở nhiều SVHT.
- Trên cơ sở đó khái quát những SVHT riêng lẻ có những thuộc tính bản chất chung thành một nhóm, một
loại, một phạm trù.
VD: khi nghĩ đến “cái bàn” là cái bàn nói chung chứ không chỉ cái bàn cụ thể (to, nhỏ, vuông, tròn,…)
* Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Nếu không có ngôn ngữ thì TD không thể diễn ra được và sản phẩm của TD (khái niệm, quy luật, phán
đoán,…) không được chủ thể và người khác tiếp nhận
- Nếu không có TD (sản phẩm TD) thì ngôn ngữ chỉ là những chuổi âm thanh vô nghĩa
* Tư duy quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
- TD lấy tài liệu từ NTCT, NTCT là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa TD với hiện thực.
- TD và kết quả của nó ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ NTCT, làm cho cảm giác con người tinh vi, nhạy
bén.
Kết luận
- Muốn kích thích tư duy thì phải đứng trước tình huống có vấn đề và tổ chức giải quyết độc lập, sáng tạo
- Phát triển tư duy phải thông qua truyền thụ tri thức (mang tính khái quát)
- Phát triển tư duy phải gắn với việc trau dồi ngôn ngữ
- Phát triển tư duy phải gắn liền với rèn luyện cảm giác, tri giác, năng lực quan sát và trí nhớ
5. Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng (nội dung, ví dụ)
a.Thay đổi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật:Là cách thức tạo ra hình ảnh
mới bằng thủ thuật biến đổi kích thước, số lượng củabản thân sự vật hay các thành phần chứa trong sự vật -
hiện tượng.
Ví dụ: Người khổng lồ và quả địa cầu (thay đổi kích thước), Na Tra 3 đầu 6 tay và phật bà trăm tay nghìn
mắt (thay đổi số lượng) là những hình ảnh mới được tạo ra bằng cách này
b.Nhấn mạnh các chi tiết, thành phần, thuộc tính của sự vật:Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng sự
nhấn mạnh một đặc điểm, thành phần nhất định chứa trong sự vật - hiện tượng. Sự nhấn mạnh đặc biệt
hoặc đưa lên hàng đầu một phẩm chất nào đó, một mối quan hệ nào đó của một sự vật, hiện tượng này với
những sự vật, hiện tượng kia sẽ tạo ra hình ảnh mới độc đáo và lý thú.
Ví dụ: Pinocchio (mũi dài), Suneo (mỏ nhọn) là những nhân vật được tạo ra bằng cách này
c.Chắp ghép:Tạo ra hình ảnh mới bằng cách ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khácnhau
thành một hình ảnh mới. Trong đó, các bộ phận hợp thành vẫn giữ nguyên, không bị thay đổi, chế biến, chỉ
được ghép nối với nhau một cách đơn giản.
Ví dụ: Tượng nhân sư (chắp ghép đầu người mình sư tử), sơ đồ tư duy (hình tượng hóa kiến thức và chắp
ghép với nhau thành một thể kiến thức hoàn chỉnh)
d.Liên hợp:Hình ảnh mới được tạo ra từ các hình ảnh cũ nhưng có sự thay đổi và nằm trong những mối
tương quan mới nhưng không như chắp ghép, liên hợp có tính sáng tạo.
Ví dụ: Thủy phi cơ (liên hệ giữa tàu thủy và máy bay), xe điện bánh hơi (kết hợp giữa xe buýt và tàu điện)
e.Điển hình hóa: Là cách thức tạo ra hình ảnh mới bằng cách tạo ra hình ảnh mới độc đáo mang tính nổi
trội, điển hình một cách đặc biệt. Yếu tố mấu chốt của cách thức sáng tạo này là sự tổng hợp sáng tạo mang
tính chất khái quát những thuộc tính và đặc điểm cá biệt, điển hình của nhân cách như là đại diện của giai
cấp hay tầng lớp xã hội dựa trên nền tảng một đặc điểm “gốc”Nói đơn giản: Điển hình hóa là tạo ra hình
ảnh mới phức tạp, torng đó các thuộc tính đặc điểm điển hình là một đại diện của giai cấp hay tầng lớp xã
hội nhất định được biểu hiện trong hình ảnh mới này.
Ví dụ như Nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất
Tố đều được tạo nên bằng cách thức này để trở nổi trội và điển hình. Cách thức này được sử dụng nhiều
trong hoạt động sáng tác văn học nghệ thuật, trong điêu khắc.
Ví dụ tiếp: Hình ảnh cờ Búa Liềm, búa là biểu tượng đại diện cho giai cấp công nhân còn liềm là biểu
tượng cho những người thuộc giai cấp nông dân. Hai công cụ này cũng tượng trưng cho tầng lớp lao động
đô thị và nông thôn. Hình ảnh 2 công cụ vắt chéo chồng lên nhau thể hiện tinh thần đoàn kết, thân ái, thống
nhất của tầng lớp lao động.
f.Loại suy:Là cách thức tạo ra hình ảnh mới dựa trên những hành động, sự vật hiện tượng có thực mà nó
rất là độc đáo, ấn tượng thì người ta sẽ, tạo ra những cái mới, những máy móc tương tự về mặt hình ảnh –
chức năng để đạt được nhu cầu mà chúng ta mong muốn.
Ví dụ: Cái búa, người máy là những hình ảnh sáng tạo dựa trên các thao tác có thậtcủa con người trong
cuộc sống lao động, sản xuất.Ví dụ khác: Người ta dựa vào màu sắc của con tắc kè thì người ta tạo ra
những sản phẩm đổi màu sắc, thay đổi về hình dáng, thay đổi về vẻ bề ngoài để đáp ứng nhu cầu ngụy
trang hoặc là máy bay chính là hình ảnh loại suy từ hình ảnh con chim, máy bay trực thăng thì loại suy từ
hình ảnh con chuồn chuồn,…
6. Quy luật của tình cảm (nội dung quy luật, vận dụng)
a. Quy luật “thích ứng”
Một tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần một cách đơn điệu thì đến một lúc nào đó nó trở nên “chai dạn” (thích
ứng).
Hiện tượng "gần thường xa thương" chính là do quy luật này tạo nên.
b. Quy luật “cảm ứng” (tương phản)
Sự xuất hiện hay suy yếu của tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm một tình cảm khác xảy ra đồng thời
(nối tiếp).
Ví dụ: khi chấm bài, sau một loạt bài kém, gặp một bài khá, GV thấy hài lòng hơn so với trường hợp bài
khá đó nằm trong một loạt bài khá ta đã gặp trước đó.
c. Quy luật “pha trộn”
Nhiều khi hai tình cảm đối cực nhau xảy ra cùng một lúc, nhưng chúng không loại trừ nhua mà pha trộn
vào nhau.
Ví dụ: "giận mà thương", "thương mà giận", sự "ghen tuông" trong tình yêu, "thương cho roi cho vọt, ghét
cho ngọt cho bùi" đều do quy luật này tạo nên.
d. Quy luật “di chuyển”
Tình cảm của con người có thể di chuyển từ đối tượng này sang đối tượng khác.
“Giận cá chém thớt, vơ đũa cả nắm,..." hay "Yêu nhau yêu cả đường đi, ghét nhau ghét cả tông chi họ
hàng".
Phải biết kiềm chế, kiểm soát và làm chủ xúc cảm, tình cảm của mình, tránh những hiện tượng trên.
e. Quy luật “lây lan”
Tình cảm của con người có thể truyền, “lây” từ người này sang người khác (vui lây, buồn lây, đồng cảm).
“Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, cổ động viên quá khích, biểu tình,…
g. Qui luật về sự hình thành tình cảm
Tình cảm được hình thành trên cơ sở tổng hợp hóa, động hình hóa, khái quát hóa những xúc cảm đồng loại.
Ví dụ: tình cảm yêu mến, kính trọng cha mẹ.
7. Quy luật của kĩ xảo (nội dung quy luật, vận dụng)
a. Quy luật “tiến bộ không đều”
Quá trình luyện tập kỹ xảo có sự tiến bộ không đều:
- Có KX khi mới luyện tập tiến bộ nhanh, sau đó chậm
- Có loại kỹ xảo khi mới luyện tập thì tiến bộ chậm, nhưng đến một giai đoạn nào đó thì nó tăng nhanh
- Có trường hợp, khi bắt đầu luyện tập, sự tiến bộ tạm thời thụt lùi, sau đó lại tăng dần
Khi hình thành kỹ xảo không nên nóng vội, không chủ quan, cần phải kiên trì luyện tập
b. Quy luật “đỉnh” của phương pháp luyện tập
Mỗi phương pháp luyện tập kỹ xảo chỉ đem lại một kết quả cao nhất, kết quả đó gọi là "đỉnh" của phương
pháp luyện tập đó.
Muốn đạt được kết quả cao hơn ta phải thay đổi phương pháp luyện tập để có "đỉnh" cao hơn.
c. Quy luật về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo củ và kỹ xảo mới
- Cộng kỹ xảo (di chuyển kỹ xảo): kỹ xảo củ ảnh hưởng tốt, có lợi cho việc hình thành kỹ xảo mới, làm cho
kỹ xảo mới hình thành nhanh hơn, dễ dàng hơn, bền vững hơn.
Ví dụ: biết đánh máy chữ thủ công thì soạn văn bản bằng máy tính dễ dàng hơn.
- Giao thoa kỹ xảo: kỹ xảo củ ảnh hưởng xấu, gây trở ngại cho việc hình thành kỹ xảo mới.
Ví dụ: chơi bóng bàn giỏi, khi chuyển sang chơi cầu lông thì những động tác sécbít, cắt xoáy bóng trong
bóng bàn gây khăn khi chơi cầu lông.
Khi hình thành kỹ xảo cho bản thân hay cho học sinh, chúng ta phải chú ý đến các kỹ xảo đã có
d. Quy luật dập tắt kỹ xảo
Nếu không luyện tập, cũng cố và sử dụng thường xuyên thì sẽ bị suy yếu và có thể bị mất hẳn.
Ví dụ: chơi thể thao, học ngoại ngữ,... nếu không luyện tập, cũng cố thường xuyên thì những kỹ xảo (thao
tác, vốn từ, kiến thức) có được trước đây sẽ bị mai một đi.
Có sự dập tắt kỹ xảo tạm thời khi con người có những xúc động mạnh hay khi bị mệt mõi.
8. Biểu hiện của xu hướng và các kiểu khí chất (nội dung, ví dụ, vận dụng)
* Biểu hiện của xu hướng
- Nhu cầu: có đối tượng, điều kiện và phương thức thỏa mãn quy định nội dung, có tính chu kỳ, có bản chất
xã hội
- Hứng thú: thái độ đặc biệt, có ý nghĩa cuộc sống, mang lại khoái cảm; tập trung cao độ, say mê; nảy sinh
khát vọng,…
- Lý tưởng: mục tiêu cao đẹp, hình ảnh mẫu mực, lôi cuốn; vừa hiện thực vừa lãng mạn; tính lịch sử - giai
cấp
- Thế giới quan: hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân
- Niềm tin: kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được trở thành chân lý vững bền
- Động cơ: những yếu tố tâm lý kích thích, thúc đẩy cá nhân hành động
* Các kiểu khí chất
Kiểu thần kinh cơ bản Kiểu khí chất
Mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt Hăng hái
Mạnh mẽ, cân bằng, kg linh hoạt Bình thản
Mạnh mẽ, không cân bằng Nóng nảy
Kiểu yếu Ưu tư

You might also like