You are on page 1of 5

TÂM LÝ HỌC

Câu 1: Bản chất của tâm lý người ( Nội dung, ví dụ)


- Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thông qua hoạt
động của mỗi người, là sự phản ánh đặc biệt – Phản ánh thông qua lăng kính chủ
quan của mỗi người:

+ Hình ảnh tâm lý mang tính chất sinh động, sáng tạo
VD: Hình ảnh cuốn sách đã đọc rồi trong đầu với hình ảnh của cuốn sách cơ học
( cuốn sách mà mới chỉ nhìn bên ngoài) khác ở chỗ là không chỉ phản ánh bề
ngoài mà còn ở bên trong ( nội dung).

+ Hình ảnh tâm lý mang tính chất chủ thể, mang đậm màu sắc cá nhân.
*Cùng một hiện tượng khách quan nhưng các chủ thế khác nhau cho ta những
hình ảnh, phản ánh tâm lý khác nhau:
VD: Có người thích xài iphone vì cho rằng iphone xài mượt và sang nhưng cũng
có người không thích xài iphone mà chỉ thích xài Samsung vì cho rằng iphone
nhanh hết pin và mắc còn Samsung thì lâu hết pin và rẻ.
*Cùng một chủ thể nhưng ở các thời điểm và hoàn cảnh, trạng thái khác nhau:
VD: Iphone 7 vào năm 2016 thì là mới nhất, hiện đại nhất, được ưa chuộng nhất
nhưng giờ đã cũ và không còn được ưa chuộng nữa.

- Tâm lý người mang bản chất xã hội và có tính lịch sử:

+ Bản chất xã hội:


VD: Ở Việt Nam, mọi người đi bên tay phải nhưng ở Nhật Bản thì mọi người đi
bên tay trái.
+ Bản chất lịch sử:
VD: Ngày xưa, chỉ có con trai hoặc con nhà vua chúa mới được đi học nhưng
ngày này thì nam nữ bình đẳng đều có điều kiện được đi học như nhau.
Câu 2: Quy luật của cảm giác ( nội dung quy luật, vận dung)
1) Quy luật về ngưỡng của cảm giác: Giới hạn của cường độ mà ở đó kích thích gây
ra cảm giác thì gọi là ngưỡng của cảm giác
- Có 2 loại ngưỡng:
+ Ngưỡng tuyệt đối phía trên
+ Ngưỡng tuyệt đối phía dưới
Trong phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên là vùng cảm giác được trong
đó có một vùng phản ánh tối nhất
VD: Cá sống trong bể ở nhiệt độ từ 25-28 độ C là thích hợp nhất, nếu cao hơn
hoặc thấp hơn thì cá sẽ chết

2) Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: Đó là khả năng thay đổi độ nhạy cảm cho
phù hợp với cường độ kích thích của nó :
+ Cảm giác hoàn toàn mất đi khi quá trình kích thích kéo dài
VD: Ít ai có cảm giác về sức nặng của đồng hồ đeo tay, kính đeo ở mắt và quần
áo mặc trên người
+ Khi cường độ kích thích tăng thì giảm độ nhạy cảm
VD: Người lái máy bay bị đèn chiếu dọi vào mắt ít nhất cũng qua từ 3-6 giây
mới giảm được sự nhạy cảm để nhìn rõ con số trên đồng hồ
+ Khi cường độ kích thích giảm thì tăng độ nhạy cảm
VD: Từ nơi sáng bước vào nơi tối mắt ta từ 3-6 giây có thể nhìn thấy được mọi
thứ trong bóng tối

3) Quy luật về sự tác động qua lại giữa các cảm giác: Là sự thay đổi tính nhạy cảm
của một cảm giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác kia.
VD: Lúc bênh ăn gì cũng không cảm thấy ngon
+ Sự tác động qua lại giữa các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp
giữa các cảm giác cùng loại hay khác loại
VD: Ăn chua rồi ăn ngọt thì không còn vị ngọt như ban đầu nữa
Câu 3: Quy luật của tri giác (nội dung quy luật và vận dụng)
Có 6 quy luật của tri giác:
- Quy luật về tính đối tượng của tri giác: Là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại
bao giờ cũng là cũng thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế
giới bên ngoài, là cơ sở của chức năng định hướng hành vi và hoạt động con
người
VD: Khi vào lớp thấy cửa đóng thì mở ra. Khi chạy xe trên đường thấy vật cản
thì né để tránh gây tai nạn.
- Quy luật về tính lựa chọn của tri giác: Là ta tách sự vật đó ra khỏi bối cảnh
chung quanh lấy nó làm đối tượng phản ánh của mình
VD: Con tắc kè ẩn mình vào màu cây lá, vật xung quanh để trốn kẻ thù. Bộ đội
mặc quân phục màu xanh để trốn kẻ thù.

- Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác: Những hình ảnh của tri giác mà con
người thu được luôn luôn có một ý nghĩa xác định, xếp sự vật, hiện tượng đó vào
một nhóm, một lớp các sự vật hiện tượng nhất định
VD: Ta có thể gọi tên các đồ vật khác nhau như sách, vở, cặp, bút, mặc dù tên
khác nhau nhưng vi tác dụng của chúng nên ta có thể xếp chúng vào đồ dung học
tập

- Quy luật về tính ổn định của tri giác: là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng mộ
cách không thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi
VD: Khi quan sát hang cây, ta thấy cây ở gần có cao và to hơn những cây ở xa
nhưng thực tế ta biết chúng có kích thước bằng nhau. Khi cầm tờ giấy màu trắng
ở dưới ánh nến xanh, nó sẽ ngả sang xanh nhưng ta vẫn biết là nó có màu trắng

- Quy luật tổng giác: là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý,
vào đắc điểm nhân cách của họ
VD: Khi đói nìn bánh ngon hơn khi no. Khi thích gì đó thì ta thấy nó đẹp hơn.

- Ảo giác: Phản ánh không đúng về 1 sự vật, hiện tượng.


VD: Khi con người mặc quần áo tối màu sẽ thấy mình gầy hơn.
Câu 4: Đặc điểm của tư duy ( nội dung và ví dụ)
- Đặc điểm của tư duy
- Tính gián tiếp của tư duy
- Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
- Tư duy có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tính chất lý tính của tư duy
Câu 5: Các cách tạo ra hình ảnh mới trong tưởng tượng ( nội dung, ví dụ)
- Thay đỏi kích thước, số lượng của sự vật hay các thành phần của sự vật ( chiều
cao, cân nặng tang hay giảm). Nhấn mạnh biểu tượng cũ để tạo ra hình ảnh mới
VD: Phật Bà nghìn mắt nghìn tay, người khổng lồ, người tí hon

- Chắp ghép và kết dinh: ghép các bộ phận của nhiều sự vật, hiện tượng khác nhau
thành một hình ảnh mới
VD: Nhân sư, Nhân mã, con lân

- Liên hợp: Các yếu tố ban đầu bị cải tổ, biến đổi nhưng vận dụng được
VD: Xe ba gác, xe lăm

- Điển hình hóa: Tạo hình ảnh mới phức tạp nhất, trong đó các thuộc tính điển
hình, những đặc điểm điển hình của nhân cách được biểu hiện trong hình ảnh
mới này
VD: Vận dụng trong nghệ thuật như Chí Phèo, Thị Nở, Mị

- Loại suy: Cách tạo hình ảnh mới dựa trên mô phỏng các tao tác
VD: Chén, ly, lược, búa, máy hút bụi, xe
Câu 6: Quy luật của tình cảm( nội dung quy luật, vân dụng)
- Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể lây, truyền sang người
khác, có ý nghĩa lớn trong các hoạt động tập thể
VD: Lá lành đùm lá rách. Yêu nhau bỏ chín làm mười
- Quy luật thích ứng:
VD: Xa thương gần thường
- Quy luật tương phản:
VD: Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay
- Quy luật di chuyển:
VD: Giận cá chém thớt. Vơ đũa cả nắm
- Quy luật pha trộn:
VD: Vừa giận, vừa thương
- Quy luật hình thành tình cảm:
VD: Cưới trước yêu sau
Câu 7: Quy luật của kỹ xảo ( nội dung quy luật và vận dụng)
- Quy luật về sự tiến bộ không đều của kĩ xảo
- Quy luạt về sự tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới
- Quy luật về đỉnh của phương pháp luyện tập
- Quy luật dập tắt kĩ xảo
Câu 8: Biểu hiện của xu hướng và các kiểu khí chất ( Nội dụng, ví dụ, vận dung)
Xu hướng của cá nhân:
- Nhu cầu: Là sự đòi hỏi tất yếu mà con người cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn
tại và phát triển
- Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đấy
- Lý tưởng: Là mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực tương đối hoàn chỉnh có
sức lôi cuốn con người vươn tới nó
- Thế giới quan: Là hệ thống các quan điểm về tự nhiên , xã hội và bản chất , xác
định phương châm hành động của con người
- Niềm tin:Là một phẩm chất của thế giới quan , là cái kết tinh các quan điểm, tri
thức, rung cảm, ý chí của của con người thể nghiệm , trở thành chân lý bền vững
trong mỗi cá nhân.

4 loại thần kinh tương ứng với 4 loại khí chất


- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng linh hoạt : Hăng hái, hoặt bát, nóng vội, vội vàng
- Kiểu mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt: Bình thản, có khả năng thích nghi với
môi trường, bình tĩnh trong việc giải quyết vấn đề
- Kiểu mạnh mẽ, không cân bằng ( Hưng phấn mạnh hơn ức chế): nống nảy, hoạt
bát nhưng khó kiềm chế cảm xúc, hay dễ bị cảm xúc cá nhân chi phối
- Kiểu yếu: Ưu tư, ngại giao tiếp

You might also like