You are on page 1of 10

I.

CẢM GIÁC
1. Khái niệm cảm giác.
- Cảm giác là quá trình tâm lý.Phản ánh một cách riêng lẻ. Từng thuộc tính
bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Đang trực tiếp tác động đến các giác quan
của chúng ta
2. Các quy luật cơ bản của cảm giác: 3 quy luật
a) Quy luật ngưỡng cảm giác (quy luật về tính nhạy cảm):

- Muốn có cảm giác thì phải có kích thích. Tuy nhiên, cường độ kích thích
phải đạt đến mức độ nhất định mới có thể gây ra được cảm giác. Mức độ đó
được gọi là ngưỡng cảm giác.

- Cảm giác có 2 ngưỡng : phía trên và phía dưới

+ ngưỡng cảm giác phía dưới ( ngưỡng tuyệt đối ) là cường độ kích thích tối
thiểu để gây được cảm giác .

+ ngưỡng cảm giác phía trên là cường độ kích thích tối đa vẫn còn gây được
cảm giác.

+ phạm vi giữa hai ngưỡng cảm giác là vùng cảm giác được, trong đó có một
vùng phản ánh tốt nhất.

+ mỗi giác quan thích ứng với một loại kích thích nhất định và có những
ngưỡng xác định:

VD:con người nghe được trong khoảng từ 16 Hz đến 20000 Hz , nếu nằm
ngoài khoảng đó thì nghe k rõ hoặc không nghe thấy.

( Thêm ảnh vào sau )

- Ngưỡng sai biệt là mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất
của hai kích thích đủ để phân biệt sự khác nhau giữa chúng.
- Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt tỉ lệ nghịch với độ nhạy cảm của cảm
giác và độ nhạy cảm của sai biệt

VD : người ta nói một người nào đó có đôi tai rất thính có nghĩa là với âm
thanh khá nhỏ, trong khi người khác chưa nghe thấy thì người đó đã nghe
thấy. Như vậy độ nhạy cảm càng cao thì có nghĩa là ngưỡng cảm giác
càng thấp.

=> Quy luật này còn gọi là quy luật về tính nhạy cảm bởi lẽ khi nói đến
tính nhạy cảm cao thì điều đó có nghĩa là chỉ cần cường độ kích thích nhỏ
nhưng đã có thể có cảm giác.

* ỨNG DỤNG:

+ người có ngưỡng sai biệt về thính giác càng cao thì càng có khả năng cảm
thụ âm nhạc

+ người có ngưỡng sai biệt về thị giác càng cao thì càng có khả năng hội họa

( Thêm ảnh vào sau )

b) Quy luật thích ứng cảm giác:

- Để phản ánh được tốt nhất và bảo vệ hệ thần kinh, cảm giác của con người
có khả năng thích ứng với kích thích.

- Thích ứng là khả năng thay đổi độ nhạy cảm của cảm giác cho phù hợp với
sự thay đổi của cường độ kích thích.

+ cảm giác sẽ mất dần khi kích thích kéo dài

VD: khi ta đeo vòng tay thì lâu ngày ta sẽ không cảm nhận được sức nặng
của nó như khi mới đeo nữa.

+ khi cường độ kích thích tăng thì độ nhạy cảm giảm

+ và ngược lại, độ nhạy cảm tăng khi cường độ kích thích giảm.
VD: khi đang ở chỗ sáng (cường độ kích thích mạnh), đi vào chỗ tối (cường
độ kích thích yếu) thì lúc đầu ta không nhìn thấy gì, sau đó dần dần mới
nhìn rõ mọi vật. Điều này là do độ nhạy cảm tăng dần.

- Tất cả các giác quan đều tuân theo quy luật thích ứng. Tuy nhiên mức độ
khác nhau.

VD: Cảm giác thị giác có khả năng thích ứng cao. Trong bóng tối tuyệt
đối, độ nhạy cảm với ánh sáng tăng gần 200.000 lần sau 40 phút. Bên cạnh
đó, cảm giác đau hầu như không thích ứng.

- Khả năng thích ứng của cảm giác cũng có thể được phát triển do rèn luyện.

VD: công nhân luyện kim có thể chịu đựng được nhiệt độ cao tới 500 -
600C trong hàng giờ đồng hồ.

( Thêm ảnh vào sau )

* ỨNG DỤNG : có thể thay đổi và phát triển các loại cảm giác để phù hợp
với yêu cầu nghề nghiệp, năng lực cá nhân

c) Quy luật tác động lẫn nhau của cảm giác:

- Các cảm giác không tồn tại độc lập mà luôn tác động qua lại lẫn nhau.

- Do sự tác động qua lại như vậy, tính nhạy cảm của cảm giác bị thay đổi và
diễn ra theo quy luật:

+ Sự kích thích yếu lên một cơ quan phân tích này sẽ làm tăng độ nhạy cảm
của một cơ quan phân tích kia.

VD: những âm thanh nhẹ làm tăng thêm tính nhạy cảm nhìn.

+Ngược lại, sự kích thích mạnh lên một cơ quan phân tích này sẽ làm giảm
độ nhạy cảm của cơ quan phân tích kia.

VD: khi ta bị bệnh thì ăn sẽ không có cảm giác ngon.


- Sự tác động lẫn nhau của các cảm giác có thể diễn ra đồng thời hay nối tiếp
trên những cảm giác cùng loại hay khác loại.

- Có 2 loại tương phản: nối tiếp và đồng thời

+ Tương phản đồng thời là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác
dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra đồng thời.

VD: Khi ta đặt hai tờ giấy trắng cùng loại, một trên nền giấy đen, một trên
nền giấy xám thì tờ giấy trắng trên nền giấy đen ta sẽ có cảm giác như nó
trắng hơn so với tờ giấy trên nền xám kia.

+ Tương phản nối tiếp là sự thay đổi cường độ và chất lượng của cảm giác
dưới ảnh hưởng của một kích thích cùng loại xảy ra trước đó.

VD:Sau khi ăn kẹo ta tiếp tục ăn thêm 1 quả ổi thì sẽ cảm thấy quả ổi không
còn ngọt như trước nữa => tương phản nối tiếp

- Cơ sở sinh lí của quy luật này là các mối liên hệ trên vỏ não của các cơ quan
phân tích và quy luật cảm ứng qua lại giữa hưng phấn và ức chế trên vỏ não

* ỨNG DỤNG : Trong dạy học, sự tương phản được sử dụng khi so sánh
hoặc khi muốn làm nổi bật một sự vật nào đó trước học sinh.

Trong ăn uống: Ăn đồ chua trước đồ ngọt để tăng cảm giác ngọt. Ăn dưa hấu
chấm với muối để tăng vị ngọt. Nước cam bỏ thêm muối để làm tăng vị ngọt
của cam nếu muốn uống nước cam nguyên chất không bỏ thêm đường.

II. TRI GIÁC


1. Khái niệm tri giác:
Tri giác là một quá trình tâm lý.Phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc
tính bên ngoài của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động đến các giác
quan của chúng ta
2. Các quy luật cơ bản của tri giác: 6 quy luật
a,Quy luật về tính đối tượng của tri giác.

- Hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng là biểu tượng của một
sự vật, hiện tượng nhất định của thế giới bên ngoài.

VD:Những chú bộ đội có thể tri giác được chiếc xe tăng chỉ dựa vào tiếng
xích và tiếng động cơ

- Con người khi tạo ra hình ảnh tri giác phải sử dụng một tổ hợp các hoạt
động của các cơ quan phân tích, đồng thời chủ thể đem sự hiểu biết của mình
về sự vật, hiện tượng đang tri giác để “tách” các đặc điểm của sự vật, đưa
chúng vào hình ảnh của sự vật, hiện tượng.

VD : Người họa sĩ có thể dễ dàng tri giác bức tranh tốt hơn chúng ta

( Thêm ảnh vào sau )

- Nhờ mang tính đối tượng mà hình ảnh tri giác là cơ sở định hướng và điều
chỉnh hành vi, hoạt động của con người.

- Trong quy luật này đã hàm chứa tính chân thực của tri giác.

*ỨNG DỤNG: – Trong đời sống: Được dùng khi cần xác định đó là đối
tượng gì phản ánh bản chất bên trong của đối tượng. – Trong trị liệu: Nếu
một người tri giác sự vật hiện tượng quá khác biệt đối với hầu hết mọi người
thì ta có thể phân biệt được người đó đang có hành vi, hoạt động lệch lạc.

b,Quy luật về tính lựa chọn của tri giác:

- Tri giác không thể phản ánh được toàn bộ những kích thích đang tác động
lên giác quan của con người ở tại một thời điểm mà chỉ tách đối tượng ra
khỏi bối cảnh.

=> Điều này nói lên tính tích cực của tri giác

- Sự lựa chọn của tri giác cũng không mang tính cố định. Nó phụ thuộc
vào nhiều yếu tố bên ngoài cũng như bên trong của chủ thể.
( THÊM ẢNH MINH HOẠ VÀO SAU )

- Đối tượng của tri giác càng nổi rõ trong bối cảnh thì sự lựa chọn sẽ diễn ra
nhanh hơn và ngược lại.

- Kinh nghiệm của chủ thể về loại đối tượng nào càng phong phú thì chủ thể
dễ chọn đối tượng đó làm tri giác.

VD: Trong sách để giúp học sinh ghi nhớ những kiến thức quan trọng,
người ta thường in nghiêng để nhấn mạnh. Hay giáo viên thường dùng bút đỏ
để chấm bài giúp học sinh có thể nhận ra chỗ sai của mình dễ dàng.

( thêm ảnh minh hoạ vào sau )

*ỨNG DỤNG

- Trong dạy học như: trình bày chữ viết lên bảng , thay đổi màu mực hoạc
gạch dưới những chữ có ý quan trọng, dùng bài giảng kết hợp với tài liệu trực
quan sinh động, yêu cầu học sinh làm bài tập điển hình, nhấn mạnh những
phần quan trọng giúp các học sinh tiếp thu bài.

c,Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác:

- Tri giác của con người gắn chặt với tư duy, với bản chất của sự vật, hiện
tượng.

- Chính vì lẽ đó, biểu tượng tri giác cho phép người ta gọi tên được sự vật
hiện tượng, có thể sắp xếp chúng vào một nhóm, lớp nhất định.

- Trong tri giác, việc tách đối tượng ra khỏi bối cảnh gắn liền với việc hiểu ý
nghĩa và tên gọi của chúng.

VD: Khi đi mua hoa quả, ta có thể tri giác được đó là loại quả gì và có
thể gọi tên cũng như nói được những đặc điểm riêng biệt của quả đó. Chẳng
hạn như ta có thể phân biệt quả cam với quả bưởi, quả bưởi to hơn quả cam,
mùi vị cũng khác nhau
=> phải đảm bảo việc tri giác những tài liệu cảm tính và dùng ngôn ngữ
truyền đạt đầy đủ , chính xác trong dạy học

* ỨNG DỤNG:

- Người ta dùng khả năng tri giác sự vật, hiện tượng của con người để họ
nhận biết được sảm phẩm, tính chất sự việc thống qua quảng cáo, nghệ
thuât… Tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa ra những sản
phẩm phù hợp.

- giúp ta gọi tên ( con gì?, cái gì? ); biết công dụng, tính chất của sự vật, hiện
tượng; xếp loại và phân nhóm chúng

d,Quy luật về tính ổn định của tri giác:

- Tính ổn định của tri giác thể hiện ở chỗ: trong các điều kiện khác nhau
nhưng nội dung của biểu tượng tri giác vẫn không thay đổi.

VD:- Ngôi nhà, dù có cách xa chúng ta hàng ngàn mét và hình ảnh của nó
trên võng mạc nhỏ hơn hình ảnh của một người đang đứng trước mặt chúng
ta thì ngôi nhà vẫn được tiếp nhận to hơn so với con người.

- Khi viết lên trang giấy ta luôn thấy trang giấy có màu trắng mặc dù ta viết
dưới ánh đèn dầu, lúc trời tối.

- Sự ổn định tri giác còn thể hiện ở cả về mầu sắc, kích thước...

- Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào:

+ Cấu trúc ổn định của sự vật hiện tượng

+ Vốn tri thức, kinh nghiệm của cá nhân

+ Cơ chế tự điều khiển của hệ thần kinh, cụ thể là mối liên hệ ngược của hệ
thần kinh.

* ỨNG DỤNG :
– Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý, lãnh đạo ít bị tác động bởi môi
trường xung quanh, có cái nhìn bao quát, toàn diện.

– Trong đồ hoạ: về logo sản phẩm người ta cố tình viết thiếu nét để ta có thể
tự tri giác lấp đầy hình vẽ đó.

e,Quy luật tổng giác

- Hiện tượng tổng giác là sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung đời sống
tâm lí con người và đặc điểm nhân cách của họ : thái độ, nhu cầu, hứng thú,
sở thích, tình cảm, mục đích, động cơ, ….

=> con người có thể điều khiển được tri giác

VD: Trong một buổi học: bạn có trạng thái vui vẻ thoải mái sẽ dễ tiếp thu bài,
bạn có tâm trạng buồn bực hầu như khó tiếp thu.

* ỨNG DỤNG :

- Trong dạy học và giáo dục cần phải tính đến kinh nghiệm và hiểu biết của
học sinh, xu hướng, hứng thú và tâm thế của họ...,đồng thời việc cung cấp tri
thức, kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu,… cho học sinh sẽ làm cho sự
tri giác hiện thực của học sinh tinh tế, súc tích hơn.

- Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm,
quần áo, lời nói, nụ cưới, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu
biết về trình độ văn hóa, nhân cách, tình cảm dành cho nhau.

f) Ảo giác

- Trong một số trường hợp, tri giác có thể không cho ta hình ảnh đúng về sự
vật. Hiện tượng này gọi là ảo ảnh thị giác, gọi tắt là ảo giác.

- Ảo ảnh là tri giác không đúng , bị sai lệch, tuy không xuất hiện nhiều nhưng
có tính chất quy luật.

- Tính sai lầm của ảo giác có thể được kiểm tra bằng thực tế như đo đạc.
VD: Thấy người đang đến bắt mình, nghe tiếng người nói trong đầu ra lệnh
cho mình...

( THÊM ẢNH MINH HOẠ VÀO SAU )

* ỨNG DỤNG :

- Người ta đã lợi dụng ảo giác vào trong kiếm trúc, hội họa, trang trí, trang
phục... để phục vụ cho cuộc sống con người.

- Nếu bạn nữ có da trắng hồng thì nên chọn những trang phục có màu thẫm
hoặc tối để làm tôn lên làn da đó. Ngược lại, những bạn có da tối thì nên mặc
những trang phục có màu sáng, Hay nếu bạn thấp thì nên mặc áo kẻ dọc sẽ
tạo cảm giác cao hơn, nếu bạn cao, gầy thì nên mặc áo kẻ ngang.

( THÊM ẢNH MINH HOẠ VÀO SAU )

III. Ý nghĩa của quy luật cảm giác và tri giác

 Giúp con người hiểu được cơ chế hoạt động của các giác quan và quá trình
nhận thức thế giới xung quanh.
 Giúp con người rèn luyện các giác quan, nâng cao khả năng cảm nhận và tri
giác.
 Giúp con người giải thích được một số hiện tượng tâm lý như ảo giác, ảo ảnh.
 Giúp con người ứng dụng vào thực tiễn trong các lĩnh vực như giáo dục, y
học, nghệ thuật,…

IV. Kết luận

Quy luật của cảm giác và tri giác có vai trò quan trọng trong việc giúp con
người nhận thức thế giới xung quanh. Việc hiểu được các quy luật này sẽ
giúp con người rèn luyện các giác quan, nâng cao khả năng cảm nhận và tri
giác, đồng thời ứng dụng vào thực tiễn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

You might also like