You are on page 1of 40

1

Đề Cương Tâm Lý Y Học - Đạo Đức Y Học

Câu1:Phẩm chất nghề nghiệp của người thầy thuốc được hình thành với sự tác động
của những yếu tố nào?

• Tiêu chuẩn đạo đức y học có những cơ sở và yêu cầu chung của đạo đức xã hội.
Nhưng dưới những xã hội khác nhau, yêu cầu đạo đức y học cũng khác nhau. Bản
chất đạo đức y học XHCN có những đặc điểm yêu cầu riêng.
• 1. Đạo đức người thầy thuốc trước hết phải có đạo đức của một công dân XHCN
Người thầy thuốc có đạo đức không bao giờ bị luật pháp tước quyền công dân.
• 2. Người thầy thuốc XHCN luôn coi trọng trách nhiệm nghề nghiệp và đạo đức thầy
thuốc. Cả hai bổ sung cho nhau (vì trách nhiệm của thầy thuốc trước bệnh nhân,
khiến người thầy thuốc phải không ngừng vươn lên đỉnh cao đạo đức y học và
ngược lại vì trách nhiệm đạo đức mà người thầy thuốc không ngừng học tập nâng
cao tay nghề,..)
• 3. Phải có lòng nhân đạo đối với bệnh nhân. Lòng nhân đạo của người thầy thuốc
XHCN xuất phát từ bản chất chế độ, trách nhiệm lớn lao cao cả của thầy thuốc bắt
nguồn từ bản chất XHCN. Bản chất nhân đạo XHCN đó là làm cho con người được
giải phóng, được lao động sáng tạo, được phát huy trong điều kiện tự do, có nhà
nước bảo vệ. Nhân đạo, vì con người được xem là nhân tố phát triển quan trọng của
xã hội. Quan hệ nhân đạo đối với người bệnh là yêu cầu cơ bản của thầy thuốc XHCN
• 4. Thầy thuốc XHCN hành nghề vì mục đích trong sáng Thầy thuốc XHCN hết lòng vì
người bệnh, không vụ lợi. Nguyên lý y tế XHCN tạo tiền đề cho thầy thuốc vừa thực
hiện nghĩa vụ và lý tưởng của mình, vừa là điều kiện để nâng cao đạo đức. Thầy
thuốc XHCN xem đồng tiền là phương tiện để phát triển nghề nghiệp, đồng thời
không phải là mục đích.
• Đạo đức y học Việt Nam từ lâu mang màu sắc từ bi, bác ái, các thầy thuốc thường
sống hoặc nương nhờ cửa phật làm điều thiện như nuôi trồng cây thuốc, bốc thuốc
chữa bệnh không lấy tiền cho người nghèo.

Câu 2: Cảm giác là gì?Trình bầy cách phân loại của cảm giác và những quy luật cơ
bản của cảm giác.

• Trả lời: Cảm giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của
sự vật, hiện tượng khách quan khi chúng đang trực tiếp tác động vào giác quan.
• Cảm giác là một quá trình phản ánh tâm lý có mở đầu, diễn biến (khi sự vật, hiện
tượng đang trực tiếp kích thích vào giác quan) và có kết thúc (khi kích thích ngừng
tác động).

– Phân loại cảm giác


• Dựa trên những tiêu chuẩn khác nhau mà chúng ta có những cách phân loại cảm
giác khác nhau. Căn cứ vào vị trí của nguồn kích thích và của bộ máy thụ cảm, người
ta chia thành hai loại hệ thống: cảm giác bên ngoài và cảm giác bên trong cơ thể.
• Cảm giác bên ngoài
• Là những cảm giác phản ánh những thuộc tính của thế giới bên ngoài và do những
bộ máy thụ cảm ở mặt ngoài cơ thể thu nhận, bao gồm:
• Cảm giác nhìn (thị giác)
2

Loại cảm giác này cho ta biết những thuộc tính về hình dáng, độ lớn, màu sắc… của
đối tượng. Nó cung cấp tới 90% lượng thông tin mà con người thu nhận được từ tất
cả các giác quan
• Cảm giác nghe (thính giác)
• Là những cảm giác cho biết những thuộc tính như độ cao, cường độ… âm thanh
của đối tượng.
+Cảm giác ngửi (khứu giác)
• Là những cảm giác cho biết thuộc tính mùi của đối tượng.
+Cảm giác nếm (vị giác)
.Loại cảm giác này cho biết những thuộc tính vị của đối tượng. Có bốn loại thuộc tính
nếm cơ bản là chua, cay, mặn, đắng. Sự kết hợp của 4 loại này sẽ tạo nên sự đa dạng
của vị giác
+Cảm giác da (xúc giác)
• Là cảm giác cho biết các thuộc tính cơ học hoặc nhiệt độ của đối tượng. Có 3 loại
cảm giác da: cảm giác tiếp xúc da (đụng chạm, nén, rung động, ngứa); cảm giác nhiệt
độ (nóng, lạnh) và cảm giác đau.
Cảm giác bên trong
• Là những cảm giác phản ánh trạng thái của các cơ quan nội tạng và do các bộ máy
thụ cảm ở bên trong cơ thể nhận kích thích, bao gồm:

• Cảm giác vận động (cảm giác gân, cơ, khớp)


• Là những cảm giác về sự vận động, về vị trí từng bộ phận của thân thể, phản ánh độ
co, duỗi của cơ, của dây chằng và khớp xương… cảm giác này cùng với những cảm
giác bên ngoài, cho ta biết những thuộc tính như: rắn, mềm, khối lượng, co giãn, xù
xì, trơn nhẵn… của đối tượng
• Cảm giác thăng bằng
• Cảm giác này phản ánh vị trí của thân thể trong không gian, nhờ sự kích thích vào
các khí quan thụ cảm của bộ máy tiền đình.
• Cảm giác cơ thể (cảm giác bản thể)
• Đây là những cảm giác phản ánh tình trạng của các cơ quan nội tạng của con người
như cảm giác đau, đói, no, khát, buồn nôn và các cảm giác về hô hấp, tuần hoàn, gan
mật, cơ bắp…

– Một số quy luật cơ bản của cảm giác


• Quy luật ngưỡng, mối quan hệ giữa ngưỡng và độ nhạy cảm
• Mỗi giác quan được chuyên biệt hóa để phản ánh một dạng kích thích phù hợp, ví
dụ mắt phản ánh các sóng ánh sáng, tai phản ánh các sóng âm thanh… Song không
phải mọi kích thích khi đã tác động vào giác quan tương ứng đều gây ra cảm giác.
Muốn gây nên cảm giác, kích thích phải đạt tới một giới hạn nhất định. Giới hạn mà ở
đó kích thích gây ra được cảm giác gọi là ngưỡng cảm giác. Có hai loại ngưỡng cảm
giác:
– Ngưỡng tuyệt đối
• Bao gồm ngưỡng tuyệt đối phía dưới (là cường độ hoặc tính chất kích thích tối thiểu
đủ gây ra cảm giác) và ngưỡng tuyệt đối phía trên (là cường độ hoặc tính chất kích
thích tối đa mà ở đó vẫn còn gây ra cảm giác tương ứng)
• Phạm vi giữa ngưỡng dưới và ngưỡng trên gọi là vùng cảm giác, trong đó có vùng
phản ánh tốt nhất. Ví dụ, với cảm giác nhìn, ngưỡng dưới là sóng ánh sáng có bước
sóng 390 mM và ngưỡng trên là 780 mM, vùng phản ánh tốt nhất là 565 mM. Vùng
3

cảm giác nghe là sóng âm thanh từ 16 hec đến 20.000 hec và vùng phản ánh tốt nhất
là 1000 hec.
• - Ngưỡng sai biệt
• Mức độ chênh lệch tối thiểu về cường độ hoặc tính chất của hai kích thích đủ để
phân biệt được chúng gọi là ngưỡng sai biệt. Ngưỡng sai biệt của thị giác là 1% (ví
dụ như, nếu 2 màu đỏ chênh nhau 1% về cường độ hoặc bước sóng trở lên, thì ta
mới phân biệt được chúng), của thính giác là 1/10 (ví dụ, nếu 2 nốt nhạc “đô” chênh
nhau 1/10 cường độ hoặc tần số trở lên, ta nghe mới phân biệt được chúng). Ngưỡng
sai biệt của cảm giác trọng lượng, nén ép là 1/30.
• Ngưỡng tuyệt đối và ngưỡng sai biệt không giống nhau giữa các loại cảm giác và
giữa các cá nhân. Ngưỡng cảm giác có thể thay đổi theo lứa tuổi, trạng thái sức
khoẻ, trạng thái tâm - sinh lý, tính chất nghề nghiệp, sự rèn luyện, kinh nghiệm… của
mỗi người.
• Mối quan hệ giữa ngưỡng cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt
• Khả năng cảm nhận được các kích thích rất yếu tác động vào giác quan gọi là độ
nhạy cảm của giác quan. Khả năng cảm nhận sự khác nhau rất nhỏ giữa hai kích
thích (nhận ra ngưỡng sai biệt) gọi là độ nhạy cảm sai biệt, hay tính nhạy cảm sai
biệt.
• Ngưỡng cảm giác phía dưới và ngưỡng sai biệt tỷ lệ nghịch với độ nhạy cảm của
cảm giác và độ nhạy cảm sai biệt. Ngưỡng dưới càng thấp thì độ nhạy cảm càng cao;
ngưỡng sai biệt càng bé thì độ nhạy cảm sai biệt càng cao.

Câu 3: Tri giác là gì?Trình bày những quy luật cơ bản của tri giác

• Tri giác là quá trình tâm lý phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác quan.
• Trên cơ sở kết quả của các quá trình cảm giác mà tri giác được hình thành và phát
triển. Nhưng tri giác không phải là sự cộng lại đơn thuần các cảm giác, mà là một sự
phản ánh cao hơn so với cảm giác, ở mức độ tri giác, con người đã phản ánh được
một cách tổng hợp các thuộc tính của sự vật
hiện tượng. Các cảm giác riêng lẻ được tổng hợp lại trên vỏ não và cho ta một hình
ảnh trọn vẹn, hoàn chỉnh về sự vật, hiện tượng.
– Các quy luật của tri giác
1.Quy luật về tính đối tượng của tri giác
• Hình ảnh tri giác một mặt phản ánh đặc điểm của đối tượng, mặt khác nó là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan. Con người tạo ra hình ảnh tri giác bằng những
cảm giác khách quan, kết hợp với vốn hiểu biết, kinh nghiệm của bản thân; Kết quả là
hình ảnh tri giác mang khá đầy đủ các thuộc tính bề ngoài, khách quan của một đối
tượng nhất định. Nhờ tính đối tượng mà hình ảnh tri giác giúp con người định
hướng, điều chỉnh hành động của mình trong thế giới đồ vật.
• 2.Quy luật về tính trọn vẹn của tri giác
• Tri giác có khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách trọn vẹn, nghĩa là trong
quá trình tri giác, các thuộc tính riêng lẻ của sự vật, hiện tượng được phản ánh trong
một kết cấu chặt chẽ, theo một cấu trúc nhất định và cho ta một hình ảnh hoàn chỉnh
về sự vật, hiện tượng đó. Ví dụ, khi nhìn một hình tam giác vẽ thiếu một góc, rất nhiều
người vẫn nhận ra đó là hình tam giác. Tính trọn vẹn của tri giác phụ thuộc vào khả
năng phối hợp hoạt động của nhiều giác quan, vào khả năng phân tích, tổng hợp của
vỏ não và phụ thuộc vào kinh nghiệm của chủ thể về đối tượng đang tri giác.
4

• 3.Quy luật về tính lựa chọn của tri giác


• Khi ta tri giác một sự vật, hiện tượng nào đó, nghĩa là ta đã chọn nó làm đối tượng
phản ánh còn các sự vật, hiện tượng xung quanh trở thành nền. Sự vật, hiện tượng
càng khác biệt với bối cảnh thì tri giác lựa chọn càng dễ dàng. Tính lựa chọn của tri
giác thể hiện thái độ tích cực của con người đối với sự vật, hiện tượng đang được tri
giác.
• Nhờ có tính chất này mà hiệu quả tri giác được nâng cao và kết quả tri giác càng
phù hợp với hoạt động của chủ thể. Bản chất của quá trình tri giác tích cực là quá
trình tách đối tượng ra khỏi bối cảnh xung quanh.
• . Tính đối tượng của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố khách quan, như đặc điểm vật
kích thích (cường độ, nhịp điệu vận động, sự tương phản…), đặc điểm của môi
trường xung quanh (độ sáng, tối; khoảng cách từ vật đến chủ thể, sự tác động của
người khác…); và phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan, như nhu cầu, hứng thu, tình
cảm, xu hướng, tâm trạng, kinh nghiệm sống, tuổi tác, sức khoẻ, nghề nghiệp của cá
nhân và tính chất, nhiệm vụ cụ thể… Cho nên khi tri giác cần khắc phục kiểu nhìn sự
vật, hiện tượng một cách phiếm diện hoặc định kiến, sai lầm.
• 4.Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
• Khi tri giác sự vật, hiện tượng nào, chúng ta gọi được tên, chỉ ra công dụng, ý nghĩa
của sự vật, hiện tượng đó hoặc xếp được nó vào trong nhóm đối tượng cùng loại.
Đây chính là tính ý nghĩa của hình ảnh tri giác. Tính ý nghĩa này phụ thuộc vào vốn
hiểu biết, kinh nghiệm, khả năng tư duy, ngôn ngữ… của chủ thể và liên quan chặt
chẽ với tính trọn vẹn của tri giác (tri giác càng đầy đủ các thuộc tính, bộ phận của sự
vật, hiện tượng thì việc gọi tên, chỉ ra công dụng của nó càng cụ thể, chính xác).
• 5.Quy luật về tính ổn định của tri giác
• Đây là khả năng phản ánh tương đối ổn định sự vật, hiện tượng, cả khi điều kiện tri
giác đã có những thay đổi nhất định. Ví dụ, trong ánh sáng trắng hay ánh sáng đỏ,
người bác sỹ vẫn tri giác đó là cái ống nghe.
6.Quy luật tổng giác
• Khi tri giác, con người không những sử dụng hệ thống các giác quan mà còn sử
dụng toàn bộ các hoạt động tâm lý, đặc điểm nhân cách của mình như: nhu cầu,
hứng thú, tình cảm, thái độ, tâm thế, năng lực… Nhờ sự tham gia tích cực của các
thuộc tính nhân cách vào quá trình tri giác mà con người có khả năng tổng giác về
thế giới. Khả năngtổng giác của con người được hình thành và phát triển trong hoạt
động nhận thức và hoạt động thực tiễn
• Nó trở thành một năng lực nhận thức đặc biệt, giúp con ngưòi nhận thức thế giới
ngày càng tinh vi, sâu sắc và tổng thể.
• Các quy luật của tri giác có quan hệ chặt chẽ, bổ sung cho nhau và làm cho tri giác
của con người trở nên tích cực, nhạy bén và sinh động vô cùng.

Câu 4: Phân loại các hiện tượng tâm lý? Phân tích sâu quá trình tâm lý loại I

A, Phân loại các hiện tượng tâm lý


• Chia theo thời gian tồn tại của các hiện tượng tâm lý
– Các quá trình tâm lý
– Các trạng thái tâm lý
– Các thuộc tính tâm lý
• Chia theo dấu hiệu của từng người hay nhóm người, bao gồm:
-Những hiện tượng tâm lý cá nhân.
5

– Những hiện tượng tâm lý xã hội như dư luận xã hội, tập quán,mốt…
– Chia theo chức năng các hiện tượng tâm lý

Các hiện tượng tâm lý vận động - cảm giác như thị giác, thính giác, sự co duỗi của
tay, chân…
– Trí tuệ, bao gồm các quá trình tiếp nhận và sử dụng tri thức như cảm giác, tri giác,
tư duy, trí nhớ…
– Nhân cách, bao gồm các thuộc tính tâm lý quy định hành vi, giá trị xã hội của con
người…
– Chia theo mức độ nhận biết của chủ thể
– Căn cứ vào những hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đến đâu, có thể chia
các hiện tượng tâm lý thành ba nhóm:
– Ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý được nhận biết. Ví dụ như, biết mình
đang suy nghĩ, đang tri giác, hoặc đã nhớ đến điều gì đó… Đây còn gọi là những hiện
tượng tâm lý có ý thức.
– Vô thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý của bản thân mà không được cá nhân
nhận biết, như giấc mơ, bản năng tự vệ…
- Chia theo mức độ nhận biết của chủ thể
• Căn cứ vào những hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đến đâu, có thể chia
các hiện tượng tâm lý thành ba nhóm:
• Tiền ý thức, bao gồm những hiện tượng tâm lý ở giữa vùng ý thức và vô thức, hay
còn gọi là hoạt động tiền ý thức. Ví dụ như giấc mơ báo hiệu bệnh tật nếu con người
trong trạng thái tỉnh táo thì những kích thích từ ổ bệnh còn ở mức dưới ngưỡng,
chưa đủ để báo thành bệnh.

Câu 5: Trình bày nhận thức cảm tính và lý tính?

.-Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người
thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở
mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận
thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau,
chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

-Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong
đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác
động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.

-Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản
ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức
khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau: cảm giác, tri giác, biểu tượng.

Đặc điểm:

– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.
6

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và
không bản chất.

— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất,
tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao
hơn, giai đoạn lý tính.

Nhận thức lý tính: là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được
thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

Đặc điểm:

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.

Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính.

Không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.

Câu 6: Trình bày quá trình tình cảm của hiện tượng tâm lý và những con đường biểu
hiện cảm xúc qua cơ thể?

Các dạng thể hiện của tình cảm

Tình cảm được biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm là sự thể nghiệm trực tiếp của một
tình cảm nào đó. Tuỳ theo cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp mà có
thể chia xúc cảm thành các dạng sau:

1.Rung cảm

• Là những xúc cảm ban đầu, có cường độ thấp, chưa gây nên những biến đổi nào
trong hoạt động sinh lý, chưa biểu lộ thật cụ thể ra vẻ mặt, điệu bộ… ở bên ngoài.
Những rung cảm này thường nhẹ nhàng, thoáng qua,
không rõ nét và dễ mất đi, không để lại dấu vết gì. Ví dụ, sự thoáng buồn vu vơ, sự
bứt rứt trong người, một niềm vui thoáng qua…
• 2.Cảm xúc
• Là những xúc cảm có cường độ tương đối cao, rõ ràng và có đối tượng cụ thể (về
một cái gì đó). Nó được biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ và khi mất đi, sẽ để lại những
dấu ấn nhất định, như sự vui mừng, buồn, giận…
3.Xúc động
7

• Là những cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian tương đối
ngắn và khi xảy ra xúc động thì con người thường không làm chủ được bản thân
mình, không ý thức được hậu quả hành động của mình. Thông thường xúc động diễn
ra thành từng cơn (cơn giận, cơn ghen, cơn sợ hãi…).
4.Tâm trạng

• Đây là loại xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một
thời gian tương đối dài (có khi hàng tháng, hàng năm) và con người không ý thức
được nguyên nhân gây ra nó.
• Tâm trạng thường bao trùm lên toàn bộ các rung động và làm nền cho hoạt động
của con người, có khi ảnh hưởng rõ rệt đến toàn bộ hành vi của họ trong một thời
gian khá dài. Nguồn gốc nảy sinh của tâm trạng rất khác nhau, tùy theo vị trí của cá
nhân trong xã hội, điều kiện kinh tế, sự thành đạt
• 6.Sự say mê là một dạng đặc biệt của tình cảm, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn
tại khá lâu và được cá nhân ý thức rất rõ ràng. Có những say mê tích cực (say mê
học tập, say mê nghiên cứu khoa học…) và có những say mê tiêu cực, thường được
gọi là đam mê (đam mê cờ bạc, rượu chè…).

Câu 7:Trình bày những quy luật của tình cảm?

Có 6 quy luật tình cảm: quy luật thích ứng, quy luật lây lan, quy luật di chuyển, quy
luật tương phản, quy luật pha trộn và quy luật về sự hình thành tình cảm.
1. Quy luật thích ứng: Một xúc cảm, tình cảm được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
không thay đổi thì cuối cùng sẽ bị suy yếu, bị lắng xuống. Đó là hiện tượng “chai
sạn” tình cảm.
Biểu hiện: “Gần thường xa thương”
Dao năng mài thì sắc, người năng chào thì quen.
“ Sự xa cách đối với tình yêu giống như gió với lửa,gió sẽ dập tắt những tia lửa
nhỏ,nhưng lai đốt cháy,bùng nổ những tia lửa lớn”
(Ngạn ngữ Nga)
Ví dụ: Một người thân của chúng ta đột ngột qua đời,làm cho ta và gia đình đau
khổ,vất vả,nhớ nhung … nhưng năm tháng và thời gian cũng lui dần vào dĩ vãng,ta
cũng phải nguôi dần …để sống.
Ứng dụng: Tránh thích ứng và tập thích ứng
Biết trân trọng những gì mình đang có .
Trong đời sống hằng ngày qui luật này được ứng dụng như phương pháp “lấy độc trị
độc” học sinh.
Ví dụ: Hoa là một học sinh nhút nhát,luôn rụt rè trước mọi người.Mỗi lần bị giáo viên
gọi dậy trả lời câu hỏi,Hoa đều tỏ ra lúng túng và đỏ mặt.Nhưng một thời gian
sau,việc Hoa luôn phải đứng dậy trả lời lặp đi lặp lại nhiều lần và nhờ sự khuyến
khích động viên của bạn bè thầy cô thì Hoa đã tự tin trả lời những câu hỏi trước lớp.
2. Quy luật lây lan: Xúc cảm, tình cảm của người này có thể truyền, lây sang người
khác
8

Biểu hiện: Vui lây,buồn lây,đồng cảm


Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Niềm vui nhân đôi, nỗi buồn sẻ nửa
Ví dụ: An vừa nhận được giấy báo nhập học.An vô cùng sung sướng,vui mừng.An
thông báo cho bố mẹ và bạn bè của mình.Sự vui vẻ của An đã tạo nên không khí thoải
mái,vui mừng cho mọi người xung quanh.
Ứng dụng: Các hoạt động tập thể của con người.Đây là cơ sở tạo ra các phong
trào,hoạt động mang tính tập thể.
Ví dụ: Ba lớp : Kinh tế-Tài chính-Đô thị cùng chung một lớp.Lúc đầu mỗi thành viên
của 3 lớp luôn tự đặt cho mình một khoảng cách.Nhưng khi 3 lớp trưởng đều là
những người biết quan tâm,giúp đỡ,hòa đồng với tất cả các thành viên không phân
biệt lớp nào đã tạo cho lớp không khí vui vẻ đoàn kết.
3. Quy luật tương phản: Trong quá trình hình thành và biểu hiện tình cảm,sự xuất hiện
hoặc suy yếu của một tình cảm này có thể làm tăng hoặc giảm của một hiện tượng
khác diễn ra đồng thời.
Biểu hiện: Càng yêu nước càng căm thù giặc
​ “Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay”
Mai sau anh gặp người đẹp
Đẹp hơn người cũ anh thời quên tôi.
Ví dụ: Khi chấm bài,sau một loạt bài kém,gặp một bài khá,giáo viên thấy hài lòng
.Bình thường bài khá này chỉ đạt điểm 7 nhưng trong hoàn cảnh này giáo viên sẽ cho
điểm 9.
Ứng dụng: Trong dạy học,giáo dục tư tưởng,tình cảm người ta sử dụng quy luật này
như một biện pháp “ôn nghèo nhớ khổ,ôn cố tri ân” và nghệ thuật xây dựng nhân vật
phản diện chính diện.
Cần có cái nhìn khách quan hơn
Trong nghệ thuật,quy luật này là cơ sở để xây dựng các tình tiết gây cấn,đẩy cao mâu
thuẫn.
Ví dụ: Càng yêu mến nhân vật Bạch Tuyết hiền lành thì càng căm ghét mụ hoàng hậu
độc ác .
4. Quy luật di chuyển: Là hiện tượng tình cảm, cảm xúc có thể di chuyển từ người
này sang người khác.
Biểu hiện: “Giận cá chém thớt”
“Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghét nhau ghét cả tông ti họ hàng”
Ví dụ: Hương đang tập trung làm một bài tập rất khó,áp lực tâm lí đang đè lên người
cô.Lúc này cô cần sự yên tĩnh nhưng Hạnh vô tình đã hỏi cô liên tục một câu
hỏi.Hương cảm thấy khó chịu và cáu gắt với Hạnh cho dù Hạnh không thực sự có lỗi.
• Ứng dụng: Kiềm chế cảm xúc và tránh hiện tượng vơ đũa cả nắm.
Tránh thiên vị trong đánh giá “yêu tốt ghét xấu”
Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan,công bằng khi chấm bài.
5. Quy luật pha trộn: Trong đời sống tình cảm của con người,nhiều khi hai tình cảm
đối cực nhau,có thể xảy ra cùng một lúc nhưng không loại trừ nhau,chúng pha trộn
vào nhau.
Biểu hiện: “Giận mà thương,thương mà giận”
“Cái gì càng khó khăn gian khổ mới đạt được thì khi đạt được ta càng tự hào”
9

Ví dụ: Thanh yêu Lợi,cô luôn muốn Lợi ở bên cạnh cô,quan tâm chăm sóc cô.Nhưng
khi cô thấy Lợi có một cử chỉ thân mật hay một hành động quan tâm tới một người
con gái khác thì Thanh tỏ ra khó chịu ghen tuông.
Ứng dụng: Đời sống tình cảm đầy mâu thuẫn, phức tạp vì vậy cần phải biết quy luật
này để thông cảm, điều khiển, điều chỉnh hành vi của mình.
Giáo viên phải nghiêm khắc trên tinh thần thương yêu học sinh.
Ví dụ: Giáo viên phải luôn là một người khách quan công bằng.Khi chấm bài,không vì
sự yêu mến học trò này mà cho điểm cao và không có cảm tình với học trò kia nên
cho điểm thấp.Phải nhìn vào kết quả học sinh đó làm được để đánh giá.
6. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm,tình cảm được
hình thành từ những xúc cảm đồng loại,chúng được động hình hóa,tổng hợp hóa và
khái quát hóa mà thành
Tổng hợp hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rồi
nhờ sự phân tích thành một chỉnh thể.
Động hình hóa: là khả năng làm sống lại một phản xạ hoặc một chuỗi phản xạ đã
được hình thành từ trước
Khái quát hóa :là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành
một nhóm, một loại theo những thuộc tính, những liên hệ , quan hệ chung nhất định.
Biểu hiện: Năng mưa thì giếng năng đầy.
Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương .
Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.
Mưa dầm thấm đất .
Đẹp trai không bằng chai mặt .
Ví dụ: Tình cảm của con cái đối với bố mẹ là cảm xúc thường xuyên xuất hiện do liên
tục được bố mẹ yêu thương,thõa mãn nhu cầu,dần dần được tổng hợp hóa, động
hình hóa và khái quát hóa mà thành.
Ứng dụng: Muốn hình thành tình cảm cho học sinh phải đi từ xúc cảm đồng loại.
Ví dụ: Xây dựng tình yêu Tổ quốc phải xuất phát từ tình yêu gia đình,mái nhà,làng
xóm.
Kết luận: Nếu không có các quy luật đời sống tình cảm thì sẽ khó hình thành nên tình
cảm hoặc gây ra hiện tượng “ đói tình cảm” làm cho toàn bộ hoạt động sống của con
người không thể phát triển bình thường.
Đời sống tình cảm rất phong phú,đa dạng và phức tạp chính vì vậy chúng ta phải nắm
bắt được tình cảm của bản thân.
Tham gia nhiều hoạt động để nắm bắt được đời sống tình cảm của mọi người.
Tạo môi trường thuận lợi để phát triển toàn diện về mặt tình cảm.

Câu 8:Nêu khái niệm và nhận định về nhân cách?

I)Đặt vấn đề:


​Khi nghiên cứu về phản ánh tâm lý thông qua hoạt động và giao tiếp, khoa học không
chỉ quan tâm dến quá trình đó mà còn quan tâm đến chủ thể của nó nữa, và đó chính
là nhân cách. Vậy nhân cách là gì? Vì sao nhân cách đóng vai trò quan trọng như
vây? Trươc hết, ta cần hiêu rõ khái niệm nhân cách. Là một con người ai cũng có
nhân cách riêng nhưng để hiểu một cách cụ thể, rõ ràng về khái niệm nhân cách lại là
một quá trình tư duy sâu sắc và tinh tế.
II)Nội dung:
1)Khái niệm nhân cách theo nghĩa thông thường:
10

​ ịch theo phương pháp chiết tự:


D
➢ Nhân là người,cách là tính cách.Nhân cách nghĩa là những gì thuộc về con người
thể hiện ra ngoài.
➢ Nhân là người, cách là phương thức. Nhân cách nghĩa là phẩm chất con người.
​Theo từ điển bách khoa toàn thư:
➢ Nhân cách là hệ thống những phẩm giá của một người được đánh giá từ quan hệ
qua lại của người đó với những người khác, với tập thể, với xã hội và cả với thế giới
tự nhiên xung quanh trong mọi cái nhìn xuyên suốt quá khứ, hiện tại và tương lai.
➢ Nhân cách là một thứ giá trị được xây dựng và hình thành trong toàn bộ thời gian
con người tồn tại trong xã hội, nó đặc trưng cho mỗi con người, thể hiện những
phẩm chất bên trong con người nhưng lại mang tính xã hội sâu sắc.
2)Khái niệm nhân cách trong tâm lý học:
Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định
bản sắc và giá trị xã hội của loài người.

Câu 9: Trình bày cấu trúc tâm lý của nhân cách?

Khái niệm về nhân cách


-Nhân cách là nói về con người với tư cách là một thành viên của xã hội nhất định,
là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có ý thức, là toàn bộ
những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã
hội của con người đó.
- Cá nhân: là cá thể đại diện cho loài người, là bất kỳ người nào.
-Cá tính: là đặc điểm độc đáo của cá nhân, không lặp lại giữa các cá nhân, để phân
biệt người này với người khác.
-Chủ thể: là khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định có ý thức, có mục đích,
nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó.
* Cấu trúc tâm lý của nhân cách
•Nhân cách có cấu trúc phức tạp, nhiều mặt và rất cơ động. Có nhiều quan niệm
khác nhau về cấu trúc nhân cách. Sau đây là một số quan niệm chủ yếu:
•Nhân cách bao gồm 3 lĩnh vực cơ bản là: nhận thức, rung cảm và hành động (trong
đó có cả hành động ý chí và những kỹ năng, kỹ xảo, thói quen).
+Nhân cách bao gồm 4 tiểu cấu trúc: xu hướng, kinh nghiệm (kể cả tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo, thói quen), đặc điểm các quá trình tâm lý (như ý chí, cảm xúc, hành động...) và
các thuộc tính sinh học của cá nhân (như khí chất, giới tính...)
+Nhân cách bao gồm các tầng khác nhau: tầng nổi (gồm các hiện tượng tâm lý được
ý thức và tự ý thức), tầng sâu (gồm các hiện tượng tâm lý vô thức và tiềm thức).
+Nhân cách bao gồm 4 khối: xu hướng, khả năng, phong cách hành vi (tính cách, khí
chất...) và khối các hệ thống điều khiển. Đây là quan niệm bao quát, đầy đủ và hợp lý
hơn cả.

Câu 10: Sự hình thành và phát triển của nhân cách?

Khái niệm về nhân cách


-Nhân cách là nói về con người với tư cách là một thành viên của xã hội nhất định,
11

là chủ thể của các mối quan hệ, của giao tiếp và của hoạt động có ý thức, là toàn bộ
những đặc điểm, phẩm chất tâm lý của cá nhân quy định giá trị xã hội và hành vi xã
hội của con người đó.
- Cá nhân: là cá thể đại diện cho loài người, là bất kỳ người nào.
-Cá tính: là đặc điểm độc đáo của cá nhân, không lặp lại giữa các cá nhân, để phân
biệt người này với người khác.
-Chủ thể: là khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định có ý thức, có mục đích,
nhận thức và cải tạo thế giới xung quanh trong quá trình hoạt động đó.
*Con đường hình thành nhân cách
-Khi bắt đầu bước vào cuộc sống của mình, con người mới chỉ là một cá nhân,
chưa phải là một nhân cách. Trong quá trình sống, nhân cách dần dần được hình
thành, phát triển và hoàn thiện. Tham gia vào việc hình thành và phát triển nhân cách
có các yếu tố cơ bản sau:
1.Yếu tố cơ thể
-Bao gồm các yếu tố bẩm sinh, di truyền, các đặc điểm giải phẫu, sinh lý của cơ thể
và nhất là của hệ thần kinh, nội tiết... Những yếu tố sinh vật này chính là tiền đề, là cơ
sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.
2.Yếu tố hoàn cảnh sống
-Bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất đai, sông núi, biển trời, khí hậu, chim thú, cỏ
cây... Và các yếu tố xã hội như dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, tình hình chính
trị,kinh tế xã hội... Các yếu tố này giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển
nhân cách.
-Trong số những yếu tố xã hội, chúng ta cho rằng yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ
đạo; yếu tố tập thể và yếu tố giao lưu đóng vai trò cơ bản quyết định sự hình thành và
hoàn thiện nhân cách.
3.Yếu tố tâm lý cá nhân:
-Nhất là ý thức và hoạt động của cá nhân, đóng vai trò trực tiếp quyết định sự hình
thành và phát triển của nhân cách.

Câu 11: Hãy nêu nhân cách bệnh?

-Bệnh tật và một số kiểu nhân cách


•Những kiểu người trí tuệ, có hệ thống tín hiệu thứ hai mạnh, hoạt động lý trí cao, có
tư duy trừu tượng, lô gíc và chủ động được cảm xúc... nên có thể ít chịu những tác
động củạ bệnh tật.
-Những người kiểu nghệ sỹ có hệ thống tín hiệu thứ nhất phát triển mạnh, tri giác
sinh động, sặc sỡ, tư duy nặng về hình tượng, nhạy cảm... nên dễ bị tổn thương tâm
lý khi mắc bệnh, nhất là những bệnh xảy ra đột ngột, cấp tính. Mặt khác, kiểu nhân
cách trí tuệ ít nhiều có khả năng chống đỡ với bệnh tật tốt hơn những người kiểu
nghệ sỹ và kiểu người trung gian - theo cách phân loại nhân cách của Pavlop.
-Theo cách phân loại của Jung, những người hướng nội có nét đặc trưng là trầm
lặng, điềm tĩnh, kín đáo, khó hiểu... Những người hướng ngoại thì hồn nhiên, cởi mở,
bộc trực, dễ tiếp xúc... Cho nên bệnh tật của người hướng nội có biểu hiện kín đáo và
các thầy thuốc khó khai thác tiền sử, bệnh sử để chẩn đoán và điều trị hơn ở người
có nhân cách hướng ngoại.
- Krechmer đã dựa vào thực tế lâm sàng các bệnh tâm thần để chia nhân cách thành
hai nhóm: Nhân cách kiểu phân liệt có đặc trưng kín đáo, lạnh nhạt, tư duy tự kỷ độc
12

đáo, ngại tiếp xúc, vóc người gầy, dong dỏng cao... Và nhân cách kiểu hưng trầm cảm
chu kỳ có đặc trưng cởi mở, sôi nổi, hay giao động khí sắc, vóc người lùn, béo mập...
-Về sau sự phân loại này được bổ sung thêm nhóm nhân cách kiểu động kinh với đặc
trưng bảo thủ, định kiến, độc ác, ích kỷ, nóng nảy, tư duy bầy nhầy, lai dai, hay yêu
sách...
-Như vậy, mỗi loại bệnh, không riêng gì bệnh tâm thần, tương ứng với một kiểu nhân
cách của Krechmer.
-Người có kiểu nhân cách động kinh, đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ, đến những chỉ
định điều trị và lời khuyên của thầy thuốc. Họ kể bệnh một cách dài dòng, cặn kẽ, hay
yêu sách, quấy rầy nhân viên y tế, dễ nổi khùng, phẫn nộ, hờn dỗi...
-Tuy các cách phân loại nhân cách trên đây đều phiếm diện, song phần nào cũng giúp
chúng ta hình dung được mối tương quan mật thiết giữa nhân cách người bệnh và
bệnh tật của họ.
Câu 12: Nêu cơ chế bảo vệ nhân cách?
-Mức thấp nhất, nhân cách được thể hiện dưới dạng cá tính, để phân biệt giữa người
này với người khác.
- Mức cao hơn, thể hiện trong các mối quan hệ của nhân cách, nhất là thể hiện trong
mối quan hệ giữa các nhân cách với nhau (nhân cách lệ thuộc, nhân cách kẻ cả, bề
trên...)
- Mức cao nhất, nhân cách thể hiện như là một chủ thể đang thực hiện một cách tích
cực những hoạt động gây biên đổi, cải tạo, ảnh hưởng đến người khác, đến hoàn
cảnh xã hội ở xung quanh. Đây còn gọi là nhân cách siêu cá nhân. Nhân cách này
như một tấm gương để người khác học tập và
nó có những tác động chủ động, có hiệu lực làm biến đổi thế giới xung quanh mình.
*Các đặc điểm cơ bản của nhân cách 1.Tính ổn định của nhân cách
-Những phẩm chất của nhân cách bao giờ cũng ổn định trong một thời gian, hoàn
cảnh nhất định. Nếu sự thay đổi của những phẩm chất này còn trong giới hạn cho
phép, thì nhân cách còn ổn định và tồn tại. Khi có những thay đổi lớn, các phẩm chất
nhân cách không còn như trước, thì sẽ dẫn đến sự biến đổi nhân cách rõ rệt, thậm
chí mất hẳn nhân cách vốn có hoặc tạo ra một nhân cách khác.
2.Tính thống nhất, trọn vẹn
-Các hiện tượng tâm lý trong nhân cách có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác
động qua lại với nhau. Chúng kết hợp hài hoà, tạo nên một nhân cách thống nhất,
trọn vẹn. Mặt khác, mỗi một nhân cách lại tạo dựng cho mình những quan hệ thống
nhất với hoàn cảnh, môi trường ở xung quanh. Sự thống nhất, trọn vẹn của nhân
cách thể.
3.Tính tích cực của nhân cách
-Thuộc tính này thể hiện ở khả năng con người chủ động, tích cực hoạt động cải tạo
thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.
4.Tính giao lưu
•Giữa các nhân cách có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Qua giao tiếp giữa các
nhân cách, qua hoạt động trong cộng đồng, từng nhân cách dần dần trưởng thành và
hoàn thiện: Qua tiếp thu nền văn hóa vật thể và phi vật thể của môi trường, nhân cách
con người sẽ không ngừng phát triển.

Câu 13: Nêu bản chất và đối tượng của tâm lý học xã hội?

*Bản chất:
13

-Cá nhân là một thực thể phức tạp của đời sống xã hội là một khâu, một mắt xích
trong quan hệ xã hội. Hoàn cảnh xã hội có ảnh hưởng quan trọng và quyết định sự
phát triển tâm lý cá nhân. Nếu con người không được tiếp xúc với xã hội, với những
người khác thì không thể phát triển thành người với đầy đủ ý nghĩa của nó - phát
triển cường tráng về thể chất và có đời sống tâm lý phong phú, cao đẹp. Cá nhân
chính là sản phẩm của sự phát triển xã hội - lịch sử.
-Quan hệ sản xuất quy định nội dung chủ yếu của nhiều nét tâm lý cơ bản của cá
nhân. Tâm lý cá nhân phụ thuộc vào quan hệ chính trị, luật pháp, nhu cầu, hệ tư
tưởng, lý tưởng, đạo đức, phong tục, tập quán... của xã hội, của dân tộc và của các
nhóm xã hội khác. Nhưng đồng thời, bằng trí tuệ, tài năng, sức lực... của mình, cá
nhân tích cực, chủ động tham gia vào việc cải tạo và phát triển xã hội.
-Hoàn cảnh tác động tới cá nhân khi cá nhân tác động lại hoàn cảnh. Hoàn cảnh tạo
ra con người và trong chừng mực nhất định, con người tạo ra hoàn cảnh. Vai trò của
cá nhân trong xã hội được tăng lên cùng với sự phát triển của các quan hệ xã hội. Sự
phong phú và hoàn thiện của đời sống tâm lý cá nhân thống nhất với sự phong phú
và hoàn thiện của hoàn cảnh xã hội.
-Căn cứ vào chiều sâu của mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, các thành viên
trong nhóm; căn cứ vào vào nguyên tắc, phương pháp hình thành nhóm... chúng ta
có thể nêu ra các hình thức nhóm xã hội sau đây:
*Đối tượng:
-Nhóm ước lệ và nhóm thực +Nhóm ước lệ:
Là nhóm được xếp theo các dấu hiệu “tự nhiên” như lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp... Có thể các thành viên của nhóm không quen biết nhau. Ví dụ như nhóm các
bác sỹ nữ biết 2 ngoại ngữ, nhóm những bệnh nhân mắc bệnh sốt rét...
-Nhóm thực:
+Là nhóm bao gồm những thành viên có mối liên hệ qua lại với nhau (ở những mức
độ khác nhau) trong một không gian, thời gian nhất định, theo những mục đích,
nhiệm vụ cụ thể - nghĩa là một nhóm có tổ chức. Ví dụ nhóm các bác sỹ trong một
khoa, nhóm các học sinh trong một lớp...
-Gia đình là một hình thức đặc biệt của nhóm thực mà trong đó các thành viên có
quan hệ ruột thịt, thân cận với nhau.
-Sự phân nhóm như vậy cũng chỉ là tương đối, bởi vì giữa nhóm ước lệ và nhóm
thực đôi khi không có ranh giới rõ ràng.
-Nhóm nhỏ:
+Đây là nhóm gồm ít thành viên (khoảng dưới 40 người).
-Nhóm cơ sở:
+Đây là một loại nhóm nhỏ, trong đó các thành viên trực tiếp quan hệ với nhau trên
cơ sở quan hệ riêng hoặc trên cơ sở cùng làm việc hàng ngày (thuộc phạm vi giao
tiếp đầu tiên).
-Nhóm chính thức:
+Loại nhóm này được xây dựng trên cơ sở quy định của tổ chức, có chương trình,
điều lệ hoạt động chặt chẽ. Các thành viên có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung
của nhóm.
-Nhóm không chính thức :
+Đây là những nhóm được tạo ra trên cơ sở các thành viên có cùng hứng thú, sở
thích, gần gũi với nhau về quan điểm, niềm tin, nghề nghiệp, hoàn cảnh sống... Nhóm
này không có chương trình, quy định cụ thể và dễ hợp thành, dễ giải tán. Ví dụ như
nhóm đi săn, phường đánh cá, hội chơi cá cảnh...
14

+Tập thể: là hình thức cao nhất của nhóm xã hội. Đây là nhóm mà mục đích của nó
thống nhất, phù hợp với mục đích phát triển xã hội và các thành viên có tính tổ chức,
tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết cao.
-Dư luận xã hội
+Đây không phải là phép cộng đơn thuần ý kiến của các thành viên trong nhóm, mà là
sự thống nhất đánh giá, dự đoán những sự kiện xã hội, cộng đồng và của cá nhân ít
nhiều liên quan đến quyền lợi chung. Dư luận xã hội là quá trình trí tuệ, là biểu hiện ý
chí của cả nhóm, cả tập thể. Khi dư luận xã hội được hình thành, nó sẽ điều chỉnh
cách xử sự của các thành viên đối với những biến cố xảy ra. Dư luận xã hội có sức
mạnh to lớn và sức mạnh, ý nghĩa của.
-Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tính chất và sự ảnh
hưởng của biến cố đối với nhóm xã hội; mức độ chuẩn bị của quần chúng để tiếp
nhận biến cố và tình trạng kinh tế, chính trị, nếp nghĩ, trạng thái xúc cảm... của quần
chúng khi biến cố xảy ra.
-Sự hình thành dư luận xã hội có thể diễn ra theo ba giai đoạn:
+Giai đoạn 1. khi mọi người đang chứng kiến sự kiện, bàn luận về nó và đang cố
gắng hình dung, đánh giá tính chất của nó.

+Giai đoạn 2: các thành viên trong nhóm trao đổi một cách sôi nổi về cảm nghĩ, biểu
tượng và quan điểm của mình đối với biến cố xảy ra.
+Giai đoạn 3: Các ý kiến được thống nhất lại
-Tâm trạng xã hội
+Trong nhóm xã hội thường duy trì một tâm trạng chung, một “bầu không khí” nhất
định như sự lạc quan, tin tưởng, hay sự chán nản, bi quan... của cả nhóm. Sức phấn
đấu chung của nhóm cũng như của mỗi thành viên trong nhóm phụ thuộc rất nhiều
vào tâm trạng chung này.
-Sự thi đua :
+Thi đua là nguyện vọng của cá nhân hay tập thể trong quá trình quan hệ qua lại với
nhau, muốn vượt kết quả hoạt động của nhau. Thi đua bao giờ cũng có mục đích rõ
ràng và mục đích này phải phù hợp với mục đích phát triển xã hội. Nếu mục đích của
nó không vì mục đích phát triển xã hội thì sẽ không tồn tại sự thi đua mà là sự ganh
đua.
-Gốc rễ của sự thi đua là tinh thần tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, chứ không phải là sự
kèn cựa, quyết giành phần thắng và loại bỏ lẫn nhau bằng mọi cách. Động cơ thi đua
phải đúng đắn và trong sáng. Trong thi đua, trí tuệ, tình cảm, sức lực của cá nhân,
tâm trạng và dư luận của nhóm dễ chuyển sang trạng thái tích cực nhất. Nhiều phẩm
chất tốt đẹp của cá nhân và của nhóm được phát triển mạnh mẽ trong thi đua.
-Sự bắt chước :
•Đây là sự khúc xạ tâm lý giữa các cá nhân. Sự bắt chước diễn ra trong mọi lĩnh vực
(trong học tập, lao động vui chơi...) và được hình thành một cách tự phát hoặc tự
giác, một cách có ý thức hoặc không có ý thức.
-Một điều chúng ta dễ thấy: những hiện tượng tâm lý xã hội không phải là số cộng
tâm lý của các thành viên trong nhóm. Giữa tâm lý xã hội và tâm lý, nhân cách của cá
nhân có mối quan hệ khăng khít với nhau, tác động lẫn nhau. Sự phong phú của tâm
lý nhóm phụ thuộc rất nhiều vào sự muôn màu, muôn vẻ của tâm lý các thành viên.
Và ngược lại, sự hoàn thiện của tâm lý cá nhân là dựa trên cơ sở sự phát triển của xã
hội và của tâm lý nhóm, tâm lý tập thể.
15

Câu 14: Mối liên quan bệnh tật và tâm lý bệnh nhân?

-Bệnh tật làm thay đổi tâm lý người bệnh, có khi chỉ làm thay đổi nhẹ về cảm xúc,
song cũng có khi làm biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc toàn bộ nhân cách của người bệnh.
Bệnh càng nặng, càng kéo dài thì sự biến đổi tâm lý càng trầm trọng. Bệnh tật có thể
làm cho người bệnh thay đổi từ điềm tĩnh, tự chủ, khiêm tốn thành cáu kỉnh, khó tính,
nóng nảy: từ người chu đáo, thích quan tâm đến người khác thành người ích kỷ, từ
người vui tính, hoạt bát thành người đăm chiêu, uể oải, nghi bệnh; từ ngưòi lạc quan
thành người bi quan, tàn nhẫn; từ người lịch sự, nhã nhặn thành ngươi khắt khe,
hoạnh hoẹ ngươi khác; từ người có bản lĩnh, độc lập thành người bị động, mê tín, tin
vào những lời bói toán, số mệnh... Song cũng có khi bệnh tật lại làm thay đổi tâm lý
người bệnh theo hướng tốt hơn, làm cho người ta thương yêu, quan tâm tới nhau
hơn; làm cho người bệnh có ý chí.
-Tâm lý người bệnh ảnh hưởng trở lại bênh tật đến mức nào là tùy thuộc rất nhiều
vào đời sống tâm lý vốn có của người bệnh. Mỗi người bệnh có những thái độ khác
nhau đối với bệnh tật. Có người cho bệnh tật là điều bất hạnh không thể tránh được,
đành cam chịu, mặc cho bệnh tật hoành hành. Có người kiên quyết đấu tranh, khắc
phục bệnh tật. Có người không sợ bệnh tật, không quan tâm tới bệnh tật. Ngược lại,
có người sợ hãi, lo lắng vì bệnh tật.
-Đôi khi chúng ta lại gặp những người thích thú với bệnh tật, dùng bệnh tật để tô vẽ
cho thế giới quan của mình. Bên cạnh những người giả vờ mắc bệnh, lại có người giả
vờ như không bị bệnh tật gì... Thái độ đối với bệnh tật nói riêng và đời sống tâm lý
của người bệnh nói chung có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động sinh lực
bản thân trong phòng và điều trị bệnh tật, cũng như trong khắc phục hậu quả bệnh tật
của người bệnh.
-Những diễn biến của bệnh tật và những biến đổi tâm lý của người bệnh tác động lẫn
nhau thành những vòng xoắn luân hồi. Khi một trong hai thành tố này mất đi (trường
hợp tốt nhất là bệnh tật không còn nữa và trường hợp xấu nhất là đời sống tâm lý
của người bệnh ngưng trệ) thì vòng luân hồi cũng ngừng hoạt động.
-Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học bệnh sinh (tâm lý học bệnh tật) chính là quy
luật vận hành của vòng xoắn luân hồi này, nghĩa là nghiên cứu quy luật tác động
tương hỗ giữa tâm lý người bệnh và bệnh tật. Nhiệm vụ của tâm lý học bệnh sinh là
nghiên cứu thế giới nội tâm của người bệnh và tâm lý người bệnh trong mối quan hệ
với bệnh tật.

Câu 15: Trình bày những khái niệm về tâm lý bệnh nhân?

-Khi bị bệnh, tâm lý người bệnh không thể không bị thay đổi. Những thay đổi tâm lý
người bệnh thường diễn ra trên hai bình diện:
+Bình diện thứ nhất: là mối quan hệ tương hỗ giữa các hiện tượng tâm lý với bệnh tật
(bao gồm cả bệnh thực thể và bệnh chức năng, tinh thần).
+Bình diện thứ hai: là mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh và môi trường xung quanh
(kể cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội).
-Có thể phân định một cách tương đối, mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh với bệnh
tật là mối quan hệ bên trong và mối quan hệ giữa tâm lý người bệnh với môi trường
là mối quan hệ bên ngoài của người bệnh.
-Phần tâm lý y học nghiên cứu tâm lý người bệnh trong hai mối quan hệ này được gọi
là tâm lý học người bệnh. Những vấn đề lý luận và thực tiễn của tâm lý học người
16

bệnh, trong chừng mực nhất định không những giúp cho các thầy thuốc đi sâu tìm
hiểu sự phát sinh, phát triển của bệnh, có những chẩn đoán và phương pháp điều trị
hợp lý, mà còn giúp cho người bệnh có nhận thức và thái độ đúng đắn về bệnh tật
của mình, tích cực hợp tác cùng thầy thuốc trong dự phòng và điều trị bệnh tật.
-Phần tâm lý học người bệnh nghiên cứu hệ thống mối quan hệ người bệnh và bệnh
tật là tâm lý học bệnh sinh, hay tâm lý học bệnh tật. Phần tâm lý học người bệnh
nghiên cứu mối quan hệ tương hỗ giữa người bệnh và môi trường xung quanh là tâm
lý học môi trường người bệnh.

Câu 16: Nêu Những biểu hiện tâm lý thường gặp của bệnh nhân?

Khi bị bệnh, người bệnh rất lo âu và mong muốn chóng khỏi bệnh để trở lại cuộc
sống gia đình và xã hội. Khi bị bệnh nặng, họ thường rất sợ bị biến chứng, sợ chết,
sợ tàn phế...có trường hợp suy nghĩ túng quẫn mà tự sát. Sau đây là một số dạng tâm
lý người bệnh để thầy thuốc - người bệnh hiểu nhau hơn, góp phần làm nên văn hóa
bệnh viện.
Người bệnh sẵn sàng trình bày bệnh tật
Tâm lý chung của người bệnh: là mong muốn được gặp bác sĩ, điều dưỡng để trình
bày cặn kẽ bệnh tật của mình sau 24 giờ qua để bác sĩ hiểu hết bệnh tật của mình, vì
vậy đôi khi dài dòng và chiếm nhiều thời gian.
Ứng xử chung của thầy thuốc: là phải kiên nhẫn lắng nghe, chọn lọc cái tinh, vừa
nghe vừa suy nghĩ để trở thành tài liệu cho chẩn đoán và điều trị, không nên cáu gắt,
ngắt lời người bệnh.
Người bệnh rụt rè, e thẹn
Tâm lý chung của người bệnh: Người bệnh thường rụt rè, e sợ, thiếu tự tin trước
thầy thuốc, đặc biệt là phụ nữ. Đối với nhân dân ta có phong cách Á Đông thường e
lệ kín đáo, không muốn nói rõ bệnh tật của mình nhất là bệnh ngoài da, bệnh lây,
bệnh đường sinh dục, vì vậy trong khám bệnh thường ngại cởi áo quần.
Ứng xử chung của thầy thuốc: Người thầy thuốc cần thông cảm, tế nhị. Luôn chuẩn
bị thật tốt tâm lý cho người bệnh khi khám cũng như khi làm thủ thuật điều trị để
người bệnh tin tưởng sự đứng đắn của thầy thuốc và sẵn sàng hưởng ứng các ý kiến
của thầy thuốc, của điều dưỡng. Khi cởi áo quần để khám, người thầy thuốc lưu ý
luôn có người điều dưỡng giúp việc, giúp đỡ, tiếp cận với người bệnh.
Người bệnh luôn luôn quan sát, nhận xét
Tâm lý chung của người bệnh: Người bệnh vào viện, thay đổi hẳn môi trường: khung
cảnh bệnh viện, đặc biệt là mối quan hệ giữa người và người thay đổi. Người bệnh bị
cách ly khỏi gia đình, làng xóm, bên cạnh thái độ rụt rè người bệnh luôn luôn quan
sát tinh thần thái độ, lời nói, tác phong của bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý... và cũng tìm
hiểu, lắng nghe ý kiến của người bệnh bên cạnh để có ấn tượng đầu tiên của mình về
những điều vừa ý và không vừa ý.
Ứng xử chung của thầy thuốc: Đối với những người bệnh đã vào viện hơn một lần
được điều trị khỏi bệnh, thường có tâm lý hy vọng tin tưởng, đối với những người
bệnh này, thầy thuốc cần tạo điều kiện để người bệnh giúp thầy thuốc nói chuyện với
người bệnh khác gây ảnh hưởng tốt cho điều trị.
Có người bệnh đã vào điều trị trước kia nhưng chưa tốt, chế độ chăm sóc còn thiếu
sót, quan hệ thầy thuốc người bệnh có điều chưa tốt cần hết sức quan tâm làm tốt
công tác tâm lý cho người bệnh, làm sao cho người bệnh thông cảm và tin tưởng
17

bệnh viện đã sửa chữa những mặt thiếu sót từ trước, không vì thế mà cán bộ y tế đối
xử lạnh lùng với họ, hậu quả sẽ rất tai hại đến kết quả điều trị.
Lòng tin của người bệnh
Tâm lý chung của người bệnh: Khi người bệnh vào viện, nhất là khi mới đến bệnh
viện lần đầu rất tin tưởng vào bệnh viện, có ấn tượng tốt với sự cao quý của ngành y
và sẵn sàng giao phó tính mạng mình cho y tế, cán bộ y tế càng phát huy tốt thuận lợi
đó phục vụ tốt người bệnh, điều trị khám bệnh có chất lượng để củng cố lòng tin của
người bệnh.
Khi có những cử chỉ và lời nói không tốt đẹp, phạm thiếu sót, thái độ phục vụ và chất
lượng điều trị không đảm bảo thì dễ mất lòng tin, sự mất lòng tin hay lây lan đến
người nhà và người bệnh khác, người bệnh giữ ấn tượng đó cho đến khi ra viện và
những lần ốm đau sau này phải đến điều trị ở bệnh viện cũ, thường thì người bệnh
không muốn đến bệnh viện.
Ứng xử chung của thầy thuốc: Vì vậy, trong thời gian điều trị ở bệnh viện chúng ta
luôn củng cố lòng tin về mọi mặt, đặc biệt khi ra viện cần giải quyết mọi tồn tại làm
cho người bệnh thông cảm và có ấn tượng tốt khi về nhà.

Câu 17 Nêu sơ lược những phản ứng tâm lý của bệnh nhân?

Có rất nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí khác nhau. Ở đây chúng tôi chỉ
giới thiệu một số cách phân loại thường thấy.
Ý thức và vô thức:
Ý thức:
Khái niệm: có nhiều lĩnh vực quan tâm đến ý thức: Triết học, Giáo dục học, Tâm thần
học, Tâm lí học…
Với Tâm thần học, ý thức chủ yếu giới hạn ở khả năng định hướng của con người:
định hướng thời gian, định hướng không gian và định hướng bản thân. Khái
niệm ý thức trong Tâm lí học được hiểu rộng hơn so với Tâm thần học. Như trên đã
đề cập, những hình ảnh mà chúng ta quan sát được, những ý nghĩ và nhận định mà
chúng ta có được trong quá trình tư duy… đều là những hiện tượng tâm lí. Khi
những hiện tượng tâm lí đó lại là đối tượng để chúng ta suy nghĩ: tại làm sao
chúng ta quan sát được? Liệu những suy nghĩ và quyết định của chúng ta có đúng
hay không?…Khi đó các hiện tượng tâm lí đã được nâng cấp lên bình diện mới: bình
diện ý thức. Nói một cách khác, ý thức chính là năng lực hiểu được các hiểu biết. Nói
một cách khác, nếu các hiện tượng tâm lí là sự phản ánh thế giới khách quan thì sự
phản ánh đó lại một lần nữa được phản ánh lại trong ta - đó chính là ý thức.
Ở động vật cũng có sự phản ánh tâm lí. Tuy nhiên sự phản ánh này chỉ dừng lại
ở đó mà không có sự phản ánh lại một lần nữa. Con vật cũng có những khả năng
nhận biết song chúng không nhận biết được rằng chúng đang nhận biết. Chúng
không có ý thức.
Trong ý thức của con người có một bộ phận đóng vai trò quan trọng: tự ý thức. Tự ý
thức là năng lực hiểu được chính mình, hiểu được những mong muốn, những xu
hướng của mình. Tự ý thức được xem là “bộ máy chỉ huy” cao nhất trong toàn bộ
ý thức của con người.
Vô thức:
Vô thức là những hiện tượng tâm lí không được ý thức. Nó bao gồm:
Những hành động hoặc những cảm giác diễn ra nhưng người ta không nhận biết
được nguyên nhân.
18

Thành phần tự động hóa trong các kĩ năng, kĩ xảo.


Trạng thái mất ý thức do nguyên nhân sinh lí tự nhiên (mơ ngủ) hoặc do bệnh lí
(chấn thương sọ não, sốt cao) hay nhân tạo (gây mê).
Trực giác.
Mặc dù đã có khá nhiều nghiên cứu tập trung vào vô thức song vẫn còn nhiều điều
chưa được sáng tỏ trong lĩnh vực này.
Tâm lí bao gồm các quá trình, trạng thái và thuộc tính:
Đây là cách chia dựa vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân
cách.
Các quá trình tâm lý: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong một khoảng thời gian
ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng. Các quá trình đều có sản
phẩm của mình. Đó có thể là các biểu tượng của nhận thức cảm tính, là khái
niệm, nhận định của tư duy, là rung cảm của cảm xúc…
Các trạng thái tâm lí: là những hiện tượng tâm lí diễn ra trong khoảng thời gian dài,
mở đầu và kết thúc không rõ ràng và luôn luôn đi kèm theo, làm nền cho các quá
trình tâm lí. Ví dụ như chú ý, tâm trạng…
Các thuộc tính tâm lí: là những hiện tượng tâm lí tương đối ổn định, hình thành
chậm song cũng khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Thuộc
tính tâm lí chính là sự khái quát phối hợp giữa một số quá trình tâm lí với trạng thái
tâm lí. Nét nhân cách có thể được xem xét một cách riêng biệt, ví dụ, tính cẩn thận,
song chúng cũng có thể kết hợp tạo thành nhóm. Ví dụ như xu hướng, tính cách,
năng lực, khí chất.
Tâm lí bao gồm ba mặt:
Nhận thức: là các quá trình tâm lí giúp cho con người nhận biết được sự vật,
hiện tượng, các mối quan hệ của những sự vật hiện tượng đó. Nhận thức gồm 2
nhóm chính là nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác) và nhận thức lí tính (chủ
yếu là tư duy).
Đời sống tình cảm: nếu như các quá trình nhận thức đem lại cho con người hiểu biết
về thế giới khách quan thì đời sống tình cảm lại thể hiện mối quan hệ của chủ thể
đối với các sự vật hiện tượng. Tuy nhiên không phải đối với mọi sự vật hiện
tượng mà chỉ là đối với những sự vật hiện tượng có liên quan đến sự thoả mãn
nhu cầu của chủ thể mà thôi. Gọi nó là đời sống hay lĩnh vực bởi nó mang tính tổng
thể (một cách tương đối) và bởi vì trong thành phần của nó có nhiều các thành tố
khác nhau, trải dài từ những màu sắc cảm xúc của cảm giác cho đến tình cảm.
Ngay trong lĩnh vực này, sự tách biệt đâu là quá trình, đâu là trạng thái, thuộc tính
cũng chỉ mang tính tương đối.
Ý chí: là mặt năng động của ý thức, biểu hiện ở năng lực thực hiện những hành
động có mục đích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. Ý chí là hình
thức tâm lí điều chỉnh hành vi tích cực nhất ở con người. Nhờ có ý chí, con người
chuyển được từ nhận thức và rung động sang hoạt động thực tiễn. Ý chí luôn đi
kèm với hành động do vậy lĩnh vực này còn được gọi là hành động ý chí.
Thế giới các hiện tượng tâm lí của con người là một chỉnh thể trọn vẹn, thống
nhất, không thể chia cắt được. Sự phân chia thành các lớp, loại, lĩnh vực trước hết
nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu sâu hơn thế giới trừu tượng này. Mỗi cách
phân loại đều có ưu điểm và nhược điểm nhất định. Ngay trong từng cách phân
loại cũng đã mang tính tương đối bởi lẽ không thể xác định được một cách chính
xác ranh giới của các hiện tượng, ví dụ giữa ý thức và vô thức hoặc không thể tách
biệt một cách máy móc đâu là trạng thái cảm xúc và đâu là quá trình cảm xúc.
19

Câu 18: Trình bày khai niệm về trấn thương tâm lý ( Stress)

• Trầm cảm là một dạng trong các chứng bệnh rối loạn tâm thần và gây ra cho con
người nhiều cảm giác buồn chán và suy nhược dai dẳng. Bệnh do hoạt động của não
bộ bị rối loạn gây nên do các yếu tố bất thường tâm lý cấu thành những biến đổi
trong tư duy, suy nghĩ, cảm xúc, hành động.
• Đây là một chứng bệnh khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên
không phải ai cũng hiểu rõ chúng đến từ đâu và điều trị dứt điểm bằng cách nào.
Nguyên nhân gây ra chứng trầm cảm mới là mấu chốt để điều trị dứt điểm căn bệnh
nguy hiểm này.

Câu 19: Nêu các yếu tố gây Stress và cách ứng xử, năng lực, các Stress chính phải
vượt qua trong các giai đoạn của cuộc đời?

• Ước tính mỗi năm trên thế giới có khoảng 850.000 người chết do hành vi tự sát có
liên quan đến chứng trầm cảm. Có thể thấy, chứng trầm cảm là căn bệnh phổ biến
trên toàn thế giới chứ không riêng quốc gia nào. Thế nhưng, số lượng người được
chẩn đoán và điều trị kịp thời lại chỉ chiếm 25% trong tổng số người mắc phải.
• Tác hại mà trầm cảm mang đến cho chúng ta thì vẫn ngày một nặng nề; nhưng
nguyên nhân gây bệnh lại chưa được xác định một cách chính xác và cụ thể.
• Theo thống kê, chứng trầm cảm đa phần đều xuất hiện do nhiều nguyên nhân riêng
lẻ và kết hợp bởi nhiều yếu tố khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh
mà nhiều người mắc phải như:
Trầm cảm do Gặp phải hoàn cảnh gây sang chấn tâm lý.
• Sang chấn tâm lý là hậu quả do một hoặc nhiều sự kiện xấu tác động, khiến cho tình
thần, thể chất và thậm chí là cả tính mạng bị đe dọa. Những yếu tố gây sang chấn tâm
lý thường sẽ bị tích lũy qua nhiều tuần, nhiều năm và thậm chí là từ ký ức thời thơ ấu
kéo dài đến hiện tại.
• Đồng thời, các yếu tố này sẽ có mối liên quan đến các phản ứng căng thẳng quá
mức, vượt qua khả năng chịu đựng của con người và kết hợp cùng nhiều cảm xúc
tiêu cực có liên quan.
• Sang chấn tâm lý là tình trạng có thể gặp ở nhiều độ tuổi và chúng thường diễn biến
trong thời gian khá dài Một số biến động tâm lý nhiều người bệnh mắc phải như:
• Mất đi người thân yêu và quan trọng nhất; thất bại trong chuyện tình cảm; bị lạm
dụng hoặc cưỡng bức; thất bại lớn trong công việc. Sau đó, người bệnh sẽ trở nên
khép kín, sợ hãi, không muốn giao tiếp với mọi thứ xung quanh… lâu dần sẽ sinh ra
chứng rối loạn tâm thần và đa số là chứng trầm cảm.
• Những vấn đề này rất khó có thể điều trị được bằng tây y mà cần được can thiệp
bằng các phương pháp trị liệu tâm lý.
Trầm cảm do Gặp phải những chấn thương não bộ.
• Hiện nay, các chấn thương não bộ có thể xuất hiện với rất nhiều nguyên nhân khác
nhau. Đa phần yếu tố gây ảnh hưởng nhiều nhất là do tai nạn giao thông hoặc các tai
nạn lao động. Một số trường hợp bệnh nhân sau khi chấn thương não bộ sẽ rơi vào
tình trạng như:
• Biến đổi tính cách
• Dễ bị kích động
• Thay đổi cảm xúc
20

• Bốc đồng và mất kiềm chế


• Suy giảm trí nhớ
• Tăng nguy cơ rối loạn tâm lý cao gấp 4 lần so với người bình thường Trong số đó,
có 59% những người gặp phải chấn thương não bộ sau đó mắc phải bệnh trầm cảm.
• Do chịu nhiều ảnh hưởng, cộng thêm những thay đổi về khả năng sinh hoạt, ngoại
hình hoặc khả năng làm việc nên một số người bệnh sẽ chuyển từ chứng trầm cảm
nhẹ sang trầm cảm nặng trong thời gian rất ngắn.
• Với những người mắc chứng trầm cảm có nguyên nhân do chấn thương não bộ
thường sẽ có tỷ lệ tái phát bệnh rất cao. Vì vậy, nếu không thể giải quyết được các
yếu tố gây bệnh cũng như tìm ra phương pháp điều trị phù hợp thì rất khó chữa lành
tận gốc bệnh lý
Trầm cảm Do các yếu tố về môi trường sống
• Không gian nơi ở, phòng ngủ, không gian sinh hoạt thường ngày, môi trường bị ô
nhiễm:
• Như tiếng ồn quá lớn, nước bị nhiễn tập chấp gây hại, không khí quá bụi, mùi hôi
thối, đất bị phóng ác xạ gây bệnh…là những nguyên nhân dẫn tới chứng stress kéo
dài ngày và sau đó là trầm cảm.
Trầm cảm do Yếu tố di truyền (adn).
• Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học ở Mỹ, ADN cũng là một trong số những
tác nhân lớn gây ra chứng bệnh trầm cảm hiện nay. Trong số các ca bệnh, có khoảng
40% người mắc chứng trầm cảm có nguyên nhân liên quan đến gen và trong đó có
46% là các cặp sinh đôi cùng trứng.
• Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, một gia đình có bố, mẹ hoặc người thân cận
huyết từng mắc chứng rối loạn trầm cảm thì các thế hệ con cháu trong gia đình sẽ có
nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường. Song, một đứa bé
khi được nuôi dưỡng bởi người mắc hội chứng trầm cảm cũng sẽ hình thành lối suy
nghĩ, cảm xúc, nhận thức và hành vi tiêu cực và dễ bị trầm cảm nặng.
• Môi trường sống cùng với ADN sẵn có sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, các gia đình cần chú ý để người bệnh hạn chế tiếp xúc với các bé, đặc
biệt là phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh
Trầm cảm do Lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần.
• Trước các vấn đề như mệt mỏi, mất ngủ và tâm lý căng thẳng… nhiều người thường
có xu hướng sử dụng các chất kích thích hoặc tìm đến thuốc ngủ với mong muốn
chấn an tâm lý.
• Đa phần chúng ta đều hiểu rõ, việc làm dụng hay sử dụng thuốc không đúng chỉ
định của bác sĩ thì đều gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Thế nhưng nhiều người
vẫn vì căng thẳng quá mức mà tự cho phép bản thân sử dụng.
• Việc làm dụng thuốc an thần, thuốc ngủ trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều ức chế
đến khả năng làm việc của hệ thần kinh và khiến người bệnh luôn rơi vào trạng thái
mất tỉnh táo. Song, sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ lâu sẽ dẫn tới việc nhờn thuốc
và gây ảnh hưởng đến não bộ, khiến chúng ta rơi vào tình trạng mất ngủ trầm trọng.
• Nguy hiểm hơn, nhiều người sẽ bị mãn cảm với thành phần của thuốc và gây ra
nhiều ảnh hưởng, hệ lụy khôn lường đến sức khỏe, tinh thần và đời sống. Không chỉ
có các loại thuốc an thần mà bất kỳ loại thuốc nào nếu sử dụng không đúng cách sẽ
đều để lại hậu quả.
Trầm cảm Căng thẳng thần kinh kéo dài.
21

• Cũng giống như các sự kiện gây sang chấn tâm lý, tuy nhiên việc căng thẳng thần
kinh thường sẽ còn bao gồm cả nhưng yếu tố như: áp lực thi cử; làm việc quá sức
trong thời gian dài; mất cân bằng về tài chính.
• Sự mất cân bằng tâm lý và áp lực từ nhiều phía trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất
nhiều đến cảm xúc, tinh thần và khả năng làm việc của chúng ta. Cũng từ đó, con
người rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm hoặc một số bệnh về rối loạn tâm thần khác.
Trầm cảm do Mất ngủ thường xuyên.
• Mất ngủ thường xuyên được sẽ khiến chúng ta mất dần khả năng kiểm soát cảm
xúc, hành vi và suy nghĩ. Cộng thêm những tác động tiêu cực từ đời sống gia đình, xã
hội, công việc… sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe trí não và tinh
thần.
• Theo thống kê hiện nay, đa số những bệnh nhân mắc chứng trầm cảm đều đã có
một khoảng thời gian bị mất ngủ kéo dài trước đó. Các nhà chuyên môn cũng nhận
định rằng, cứ ba người thì sẽ có một người phải đối mặt với chứng mất ngủ hoặc khó
ngủ.
• Vì vậy, bạn không nên quá chủ quan trước những thay đổi bất thường của cơ thể dù
là những triệu chứng cơ bản nhất. Hãy nhanh chóng can thiệp khám hoặc điều trị phù
hợp để có biện pháp phòng tránh bệnh tật cho chính mình.
Trầm cảm do Lạm dụng chất kích thích hoặc ma túy.
• Lạm dụng chất kích thích hoặc ma túy là một trong những nguyên nhân gây bệnh
trầm cảm đáng sợ và để lại nhiều hậu quả nguy hiểm nhất hiện nay.
• Thực tế cho thấy, bất kỳ bữa tiệc hay cuộc vui nào ở nước ta cũng đều có sự xuất
hiện của bia rượu hoặc thuốc lá. Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế, tỷ lệ
lạm dụng rượu bia tại Việt Nam đã và đang rơi vào tình trạng báo động, trong đó:
• 80,3% người lạm dụng bia rượu là nam giới và đa số trong độ tuổi từ 25 – 64 tuổi
• 11,2% là nữ giới và đa số trong độ tuổi từ 14 – 25 tuổi
• Các con số đang ngày một trẻ hóa và lan rộng trong mọi lứa tuổi khác nhau.
• Song, việc sử dụng bia rượu có thể để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc cho não bộ, đặc
biệt là sẽ gây suy giảm trí nhớ gấp 2 lần so với người bình thường.
• Ở mỗi độ tuổi, mỗi hoàn cảnh sống của mỗi người sẽ có mức ảnh hưởng từ bia
rượu khác nhau. Nhưng đa số, những người lạm dụng bia rượu thường sẽ có một số
biểu hiện trầm cảm, mất cân bằng tâm lý, dễ kích động và thường xuyên mất ngủ. Bia
rượu và ma túy là nguyên nhân lớn nhất gây ra chứng trầm cảm và các bệnh rối loạn
tâm thần hiện nay.
• Cũng tương tự như bia rượu, 90% những trường hợp sau khi sử dụng ma túy đá sẽ
đều rơi vào tình trạng trầm cảm nhẹ. Nếu những trường hợp này không ngưng sử
dụng ma túy và can thiệp điều trị trầm cảm thì chỉ trong vòng 2 – 3 tháng, tình trạng
bệnh lý sẽ diễn biến nặng và trở thành mối nguy hiểm của xã hội
Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và sau sinh con
• Sở dĩ mọi người thường thắc mắc bị trầm cảm nặng có nên mang thai hay không là
bởi nguy cơ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai và trầm cảm sau sinh là rất cao.
• Những thay đổi về nội tiết tố trong thời gian mang thai có thể gây ảnh hưởng đến
não bộ, khiến mẹ bầu luôn cảm thấy buồn phiền, lâu dần sẽ dẫn đến trầm cảm.
• Tuy nhiên, những biểu hiện của bệnh thường không rõ ràng nên thường bị nhầm lẫn
với những biến đổi trong thời gian mang thai
• Tuyệt đối không được dấu bệnh mà hãy chia sẻ với chồng và người thân để tiến
hành điều trị bệnh sớm hơn, tránh để ảnh hưởng đến chính bạn và em bé
22

• Khi bé có vấn đề về sức khỏe hoặc phải điều trị dài ngày trong bệnh viện, người mẹ
có thể trải qua những cảm xúc như buồn, rối loạn cảm xúc, giận, có lỗi
• Biến chứng thai kỳ: thai lưu, sẩy thai
• Cảm thấy vô cùng mệt mỏi sau khi sinh, khó hồi phục trở lại như trước
• Thiếu sự giúp đỡ của người thân
• Trải qua sự kiện căng thẳng như có người thân vừa qua đời, người thân trong gia
đình mắc bệnh, thay đổi nơi ở…
• Có khoảng 10 – 25% phụ nữ bị trầm cảm sau sinh, điều này có thể ảnh hưởng đến
sự phát triển của đứa trẻ.
• Tuy nhiên đứa trẻ vẫn sẽ bị ảnh hưởng trong những năm tháng tiếp theo nếu bệnh
trầm cảm của mẹ bầu vẫn tiếp diễn.
Trầm cảm không rõ nguyên nhân.
• Chứng trầm cảm nội sinh hay còn được gọi bởi cái tên khác là trầm cảm không rõ
nguyên nhân. Đây cũng là tình trạng khá phổ biến của bệnh trầm cảm và có thể tiến
triển từ vài tuần cho đến vài tháng.
• Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không thể kết luận được nguyên nhân gây bệnh
thật sự của họ là gì. Điều này cũng là yếu tố khá nguy hiểm vì chứng trầm cảm rất khó
điều trị dứt điểm nếu như không thể giải quyết tận gốc nguồn cơn.
• Theo quan điểm của phương pháp Tâm lý trị liệu – cách thức điều trị các chứng
bệnh về rối loạn tâm thần tốt nhất hiện nay, nguyên nhân gây ra các chứng bệnh về
tâm thần hiện nay còn có thể xuất phát từ sâu trong vô thức và tiềm thức.
• Chính bản thân người bệnh đôi khi cũng không thể nhớ hoặc biết đến sự tồn tại của
các yếu tố này. Vì thế, trong thời gian khám bệnh, các nhà tâm lý trị liệu sẽ áp dụng
các kỹ thuật chuyên môn để tác động tới các vùng sâu thẳm của tâm trí và tìm ra
được nguồn gốc căn bệnh.
Trầm cảm Do vướng mắc trong tâm linh, tâm bệnh:
• Do các nguyên nhân đến từ các vấn đề vướng mắc trong tâm linh. Đây là các yếu tố
gây khó khăn trong việc điều trị bằng đông y và tây y.
• Và có cả hàng vạn nguyên nhân để dẫn đến mắc chứng trầm cảm mà không rõ
nguyên nhân mặc dù đi thăm khám bênh viện và uống các loại thuốc vẫn không khỏi.
• Đa phần các chứng bệnh về trầm cảm thì phương pháp uống thuốc tây sẽ rất khó trị
được dứt điểm bởi là tâm bệnh cho nên sớm điều trị bẳng phương pháp tâm lý sẽ
giúp người bệnh mau khỏi và hạn chế tái phát.

Câu 20: Nêu dấu hiệu và triệu chứng của Stress?

Các dấu hiệu và mức độ nghiêm trọng chứng bệnh trầm cảm
Có thể chia làm 3 giai đoạn diễn biến chính của trầm cảm sau đây:

Giai đoạn 1 của trầm cảm


• Bản thân không muốn làm gì, cảm thấy buồn chán không lý do
• Cảm thấy cạn kiệt hết năng lượng, bỏ hết những đam mê, sở thích từ trước
• Bản thân không tự nhận thức được là mình có bệnh, dần tách biệt với gia đình, bạn
bè, đồng nghiệp, xã hội và thế giới xung quanh
• Tìm cách xa lánh mọi thứ và chỉ thích ở 1 mình trong phòng kín, nơi vắng lạng
Giai đoạn 2 của trầm cảm
• Luôn thấy sợ hãi, uể oải, thiếu sức sống và muốn buông xuôi mọi thứ
• Không muốn suy nghĩ, không muốn động chân tay làm việc
23

• Xuất hiện những nỗi sợ hãi, sợ người lạ, đám đông, sợ cả những người thân thiết
• Xuất hiện những nỗi sợ hãi rất bình thường như: sợ bóng đêm, sợ sâu, sợ ánh
sang, sợ ánh mắt, ảo tưởng
• Cau có, nổi giận vô cớ, cáu giận, Khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc
• Cảm thấy không ai hiểu và không có ai giúp được mình
• Mất niềm tin với người thân, bạn bè, đồng nghiệp, xã hội xung quanh.
• Không dám đối mặt với hiện tại.,
• Biết bản thân có bệnh nhưng không tin tưởng ai
Giai đoạn 3 của trầm cảm
• Thấy tuyệt vọng, mất hết niềm tin vào bản thân, con người, cuộc sống, xã hội.,
• Cảm thấy bản thân vô dụng, kém cỏi, không làm được gì.
• Có xu hướng làm hại bản thân – tự sát
• Xuất hiện hoang tưởng, cảm thấy không có lối thoát
• Không muốn nghĩ đến quá khứ, tương lai
• Tiêu cực, cảm thấy mặc cảm, tội lỗi và nghĩ đến cái chết
• Ngủ li bì hoặc khó ngủ hơn bình thường, mất ngủ kéo dài
• Cảm giác ám ảnh bởi bệnh tật
• Nghĩ đến cái chết nhiều lần trong tuần
Triệu chứng của bệnh Trầm cảm
Bệnh trầm cảm biểu hiện bằng các triệu chứng sau đây:

• Khí sắc trầm buồn: khí sắc trầm buồn được biểu hiện qua nét mặt của bệnh nhân:
buồn bã, rầu rĩ, ủ rũ nét mắt rất đơn điệu, giảm hoặc mất các nếp nhăn.
• Tình trạng khí sắc giảm rất bền vững do bệnh nhân buồn bã, chán nản, bi quan, mất
hết niềm tin trong cuộc sống.
• Mất hứng thú hoặc các sở thích trước đây: cảm giác nặng nề, mệt mỏi không muốn
làm việc, đi đứng chậm chạp, luôn luôn cảm thấy mình không có đủ sức khỏe để làm
việc dù là việc nhẹ, không quan tâm đến xung quanh kể cả con cái đang vui chơi
cũng không để ý quan tâm.
• Bệnh nhân tự cho rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có trước đây kể cả ham
muốn tình dục. Nam nữ có biểu hiện suy giảm tình dục như lãnh cảm ở nữ hoặc rối
loạn cương dương ở nam giới
• Rối loạn giấc ngủ: mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất chiếm 95% số trường hợp
bệnh nhân trầm cảm.
• Bệnh nhân cảm thấy trằn trọc khó đi vào giấc ngủ mặc dù đôi khi cảm thấy rất buồn
ngủ nhưng lại không thể ngủ, thức dậy sớm hơn bình thường.
• Bệnh nhân trầm cảm được coi là mất ngủ khi ngủ ít hơn 2 tiếng mỗi ngày so với
bình thường. Bệnh nhân có thể thức trắng cả ngày lẫn đêm trong nhiều ngày dẫn đến
suy nhược cơ thể.
• Mất cảm giác ngon miệng, gầy sút cân, một số ít có biểu hiện tăng cân: bệnh nhân
trầm cảm mất cảm giác ngon miệng, không muốn ăn thậm chí có trường hợp nhịn ăn
hoàn toàn dẫn đến gầy sút cân. Một số ít trường hợp có cảm giác thèm ăn, ăn nhiều
hơn bình thường dẫn đến tăng cân

Câu 21: Nêu hậu quả của Stress?

Trầm cảm kẻ sát thủ dấu mặt


24

• Trầm cảm là một vấn đề rất phổ biến, chiếm khoảng 15% dân số, bất kỳ ai cũng có
thể bị trầm cảm, và nó là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tự sát trên
toàn thế giới.
• Có rất nhiều những vụ đã sảy ra có thể trong số chúng ta cũng đã từng thấy về các
vụ việc rất thương tâm có liên quan đến chứng trầm cảm như: Mẹ giết con ruột của
mình, cháu giết bà, chồng giết vợ…
• Người mắc chứng trầm cảm sẽ tự sản sinh ra những tư duy tiêu cực dẫn tới nhiều
hành vi làm tổn thương cơ thể và gây nguy hiểm đến những người xung quanh. Việc
phòng tránh và cảnh giác với chứng trầm cảm là việc rất cần thiết để tránh hậu quả
xấu.
• Hãy liên hệ ngay Chuyên gia tâm lý để được hỗ trợ kịp thời – Nếu là bạn hay người
thân đang mắc phải các dấu hiệu trầm cảm.
Ảnh hưởng về thể chất:
Người bệnh nếu không phát hiện sớm và kịp thời điều trị sẽ dẫn đến mất khả năng ý
thức, gười bệnh không chăm sóc cho bản thân kể cả về về vệ sinh cá nhân cho chính
mình. Hệ miễn dịch bị suy giảm nhanh chóng và sẽ không thể đủ sức chống lại các
tác nhân gây hại dẫn đến bệnh lý như:

• Tiểu đường
• Đau đầu
• Mất ngủ
• Yếu sinh lý
• Không còn ham muốn
Ảnh hưởng về mặt tâm lý:
• Mất tập trung, hệ tư duy lệch lạc, rối loạn cả xúc
• không còn nghị lực và bệnh giảm trí nhớ ở giai đoạn sớm
• Dễ sử dụng các chất kích thích, gây nghiện để tìm sự thoải mái
• Thu hẹp các mối quan hệ xã hội, sợ giao tiếp
• Cô lập một mình
• Suy nghĩ đến cái chết
• Tìm đến tự sát.

Câu 22: Nêu các biện pháp đương đầu với Stress?

Giải pháp vàng cho người bị mắc chứng trầm cảm
• Tâm lý trị liệu hiện đang là xu hướng điều trị phổ phiến ở nhiều quốc gia phát triển
trên thế giới. Trước những khó khăn trong việc điều trị trầm cảm bằng thuốc hay các
biện pháp Tây y thì sự xuất hiện của Tâm lý trị liệu đã trở thành “phao cứu sinh” cho
rất nhiều trường hợp trầm cảm nặng hay không thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây
bệnh.
• Khác với cách điều trị truyền thống (Tây y hay Đông y), thay vì việc sử dụng thuốc
điều trị thì trong tâm lý trị liệu, các nhà chuyên môn sẽ sử dụng các kỹ thuật về ngôn
ngữ, cách giao tiếp… cùng nhiều hình thức can thiệp tương tự khác để tác động đến
sâu trong tâm trí, vô thức và tiềm thức của người bệnh để tìm ra nguyên nhân gây
chứng trầm cảm.
• Hiệu quả của tâm lý trị liệu với chứng trầm cảm. Xét về hiệu quả điều trị chứng trầm
cảm, phương pháp tâm lý trị liệu sẽ đem lại cho người bệnh những lợi ích vượt trội
sau:
25

Cách chữa bệnh trầm cảm


• Tìm hiểu được nguyên nhân gốc rễ gây bệnh từ trong tâm trí
• Giải quyết tận gốc yếu tố gây bệnh và giảm tối đa khả năng tái phát bệnh
• Hồi phục sức khỏe hoàn toàn tự nhiên và không cần sử dụng thuốc
• Không để lại bất kỳ biến chứng hay tác dụng phụ nào sau điều trị
• Phù hợp và an toàn đối với mọi độ tuổi (bao gồm cả phụ nữ có thai, đang cho con
bú và người già cao tuổi)
• Người bệnh hiểu rõ vấn đề và biết chủ động kiểm soát hành vi, suy nghĩ, cảm xúc
của bản thân.
• Biết cách hòa hợp các mối quan hệ của chính mình và với những người xung quanh
• Đã có nhiều cuộc khảo sát trên thế giới về tác dụng của tâm lý trị liệu với bệnh trầm
cảm; kết quả đều có thấy, người bệnh khi được can thiệp trị liệu tâm lý sẽ giúp các
các triệu chứng bệnh lý giảm nhanh hơn và người bệnh hợp tác với chỉ định từ nhà
chuyên môn hơn.
• Song, bên cạnh đó các bệnh nhân mắc chứng trầm cảm được can thiệp tâm lý trị
liệu đều đánh giá rằng, họ cảm thấy sức khỏe được hồi phục hoàn toàn tự nhiên và
tinh thần cũng trở nên hạnh phúc, yêu đời hơn trước rất nhiều.
• Sau khi can thiệp, người bệnh cũng chủ động được tâm lý, cảm xúc và hành vi của
mình trước những áp lực của đời sống

Câu 23: Trình bày lịch sử đạo đức y học của thế giới và Việt Nam?

• Lịch sử đạo đức y học thế giới


- Đạo đức xã hội tư bản chủ nghĩa nói chung tiến bộ nhiều so với thời kỳ trung cổ. Là
một cống hiến lớn khi chủ nghĩa tư bản làm cuộc cách mạng giải phóng con người,
đặt con người vào vị trí trung tâm, thì sau đó chính chủ nghĩa tư bản với chủ nghĩa cá
nhân của mình đã bước đầu phá hoại nghiêm trọng các giá trị đạo đức, xác lập quyền
sở hữu tư nhân là phá vỡ nguyên tắc đạo đức. ​- Các nhân vật có chiïnh kiến đạo đức
y học đáng chú ý:

+ Francis Bacon (TK 18) chú ý các điều kiện sinh sống của con người, các điều kiện
đó ảnh hưởng đến quá trình bệnh. Là người quan tâm các phương pháp cha bệnh
bằng dinh dưỡng.

+ Sydenham cho rằng thầy thuốc là công bộc của lòng từ thiện thiêng liêng. Người
thầy thuốc phải phục vụ tận tâm và tạo điều kiện cho người bệnh lạc quan tin tưởng
khi chữa bệnh.

+ Helvetius (1715-1771): “Con người đạo đức không phải con người hy sinh những
thói quen và những ham muốn mạnh mẽ nhất của mình vì lợi ích chung, không thể có
con người như thế được mà con người có sự ham mê nhất trí với lợi ích chung”... Từ
thế kỷ 19, tư bản công nghiệp phát triển mạnh, hình thành thấy thuốc TBCN thì khả
năng của thầy thuốc bị hạn chế, họ đã trải qua tấm bi kịch nghề nghiệp khi nghĩ rằng
lao động nghề nghiệp của mình không thể giúp ích được mấy cho quảng đại quần
chúng nhân dân.

• Lịch sử đạo đức y học Việt Nam


26

- Đạo đức y học Việt Nam từ lâu mang màu sắc từ bi, bác ái, các thầy thuốc thường
sống hoặc nương nhờ cửa phật làm điều thiện như nuôi trồng cây thuốc, bốc thuốc
chữa bệnh không lấy tiền cho người nghèo.

1.Thế kỷ 13 Phạm công Bân ,Chu văn An

2. Thế kỷ 14 có Tuệ Tĩnh (Tuệ Tĩnh 1330-1339)

+ Tuệ Tĩnh nêu cao tinh thần dân tộc “Nam dược trị Nam nhân”.

+ Cô đúc phương hướng phòng bệnh và chữa bệnh nhân đạo.

+ Có lý tưởng làm cho dân bớt đau khổ.

3. Thế kỷ 15 có bộ luật Hồng đức (triều lê) có quy định quy chế hành nghề y, trừng
phạt kẻ vụ lợi cố tình chữa bệnh dây dưa hoặc dùng thuốc mạnh gây chết người,...

4. Thế kỷ 18 có Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (1720-1791).Thời bấy giờ phần đông
sĩ phu đều có tư tưởng cầu danh lợi, ham quan trường mà xem nhẹ nghề y. Trái lại
Lãn Ông chỉ có một mơ ước “ Làm sao cho người đời không có bệnh” và chỉ có một
lý tưởng cao quý “Bảo vệ sức khỏe cho người nghèo”.

+ Quan điểm xử thế của Hải Thượng Lãn Ông:

1. Làm nghề thuốc là một nhân thuật (lo cái lo của mọi người, vui cái vui của moi
người, giúp người làm phận sự của mình mà không ham lợi kể công)

2. Chống tư tưởng vụ lợi.

3. Nêu gương sáng trong việc đối xử với bệnh nhân (bệnh gấp thì phục vụ trước,...).

4. Không xu nịnh kẻ giàu sang quyền thế (khi nhận quà của người khác thường nẩy
sinh ra nể nang, huống chi kẻ giàu sang quyền thế tính khí khác thường mà mình cầu
cạnh thường hay bị khinh rẻ; không được tâng bốc để cầu lợi).

+ Quan điểm xử thế của Hải Thượng Lãn Ông:

5. Hết lòng giúp đỡ người nghèo (vì người giàu thì không thiếu gì thầy thuốc, còn
người nghèo thì khó lòng kiếm được lương y,...)

6. Nêu cao đạo đức thầy thuốc, tận tụy phục vụ người bệnh.

7. Thận trọng tỷ mỹ trong kỹ thuật chữa bệnh vì tính mạng của con người.

+ Hải Thượng Lãn Ông nhắc thầy thuốc phải tránh tám tội:

1. Tội lười:”Có bệnh, xem xét đã rồi mới kê đơn, bốc thuốc, nếu ngại đêm mưa vất vả,
không chịu tới thăm mà đã cho phòng là tội lười”.
27

2. Tội bủn xỉn: “Có bệnh, nên uống thuốc thứ nào đó mới cứu được nhưng sợ con
bệnh nghèo túng không trả được tiền nên chỉ cho loại thuốc rẻ tiền, đó là tội bủn xỉn”.

3. Tội tham: “Khi thấy bệnh chết đã rõ, không báo thực lại nói lơ mơ để làm tiền, đó là
tội tham”.

+ Hải Thượng Lãn Ông nhắc thầy thuốc phải tránh tám tội:

4. Tội lừa dối: “Như thấy bệnh dễ chữa lại dối là khó, lè lưỡi, cau mày dọa cho người
ta sợ để lấy nhiều tiền, đó là tội lừa dối”.

5. Tội bất nhân: “Như thấy bệnh khó đáng lý bảo thật rồi hết sức cứu chữa nhưng lại
sợ mang tiếng, không biết thuốc chưa chắc đã thành công mà e rồi sẽ không được
hậu lợi nên cương quyết không chịu chữa để người ta bó tay chịu chết, đó là tội bất
nhân”.

6. Tội hẹp hòi:”Có trường hợp, người bệnh ngày thường bất bình với mình, khi mắc
bệnh phải đưa đến mình liền nghĩ ra ý nghĩ oán thù không chịu chữa hết lòng đó là tội
hẹp hòi”.
+ Hải Thượng Lãn Ông nhắc thầy thuốc phải tránh tám tội:
7. Tội thất đức:”Lại như thấy kẻ mồ côi, góa bụa người hiền con ốm mà nghèo đói,
ốm đau thì cho là chữa mất công vô ích, không chịu hết lòng cứu chữa, đó là tội thất
đức”.
8. Tội dốt:”Lại như xét bệnh còn lờ mờ, sức học còn nông mà đã cho thuốc chữa
bệnh, đó là tội dốt”.
• Thầy thuốc phải có 8 đức tính :
• 1. Thương người.
• 2. Sáng suốt.
• 3. Khôn ngoan.
• 4. Rộng lượng.
• 5. Thành thật.
• 6. Liêm khiết.
• 7. Siêng năng.
• 8. Khiêm tốn.
“Suy nghĩ cho cùng, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người,
sống chết trong một tay mình nắm, phúc họa trong một tay mình giữ; thế thì đâu có
thể kiến thức không đầy đủ, đạo đức không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành
vi không thận trọng mà dám học đòi làm cái nghề cao quý đó chăng”.

Từ năm 1945, đạo đức thầy thuốc Việt Nam là giữ vững truyền thống tốt đẹp cao quý
của y đức dân tộc, đặc biệt, được phát huy mạnh mẽ trên cơ sở đạo đức học
Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh nêu cao quan điểm “lương y như từ mẫu” Trong
những điều kiện khó khăn nhất của đất nước, các thầy thuốc Việt Nam đã nêu cao y
đức Việt Nam phấn đấu hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ sức khỏe nhân dân đạt nhiều
thắng lợi. Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự hình thành cơ chế thị
trường dưới sự điều khiển của nhà nước XHCN, đạo đức người thầy thuốc Việt Nam
đứng trước sự thách thức lớn đã nhanh chóng lựa chọn và xác định chỗ đứng của
28

mình, tiếp tục giữ vững đạo đức tốt đẹp của thầy thuốc Việt Nam thực hiện “lương y
như từ mẫu” hết lòng vì sự nghiệp sức khỏe nhân dân.

Các thầy thuốc Việt Nam XHCN nêu cao phẩm chất đạo đức thầy thuốc xứng đáng có
rất nhiều, trong số đó có:

• 1. Thầy thuốc Phạm Ngọc Thạch (1909-1968)


• 2. Thầy thuốc Đặng văn Ngữ (1910-1967)
• 3. Thầy thuốc Tôn Thất Tùng (1912-1982)

Câu 24: Nêu khái niệm của đạo đức xã hội?

- Đạo đức y học là một bộ phận của đạo đức nghề nghiệp, là yêu cầu đặc biệt có liên
quan đến việc tiến hành các hoạt động nhằm đem lại sức khỏe cho con người.

- Là các quy tắc, nguyên tắc chuẩn mực của ngành y tế, nhờ đó mà mọi thành viên y
tế (từ hộ lý đến bộ trưởng,..) phải tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù
hợp với lợi ích và tiến bộ của ngành y tế. - Là khoa học về lý luận, phẩm cách của
người cán bộ y tế và bản chất giai cấp của vấn đề ấy. Là học thuyết về nghĩa vụ người
thầy thuốc và cả trách nhiệm công dân của người ấy, không những trên bệnh nhân,
trên đồng nghiệp mà cả toàn thể nhân dân.

- Những quan hệ riêng biệt, cơ bản nói lên tính chất luân lý của đạo đức y học là:

Quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân

Quan hệ giữa thầy thuốc với công việc

Quan hệ giữa thầy thuốc với khoa học

Quan hệ giữa thầy thuốc với đồng nghiệp

- Lĩnh vực nghề nghiệp của ngành y có hai phạm vi nguyên tắc chuẩn mực: luật pháp
hành nghề y tế, và tiêu chuẩn đạo đức người thầy thuốc. Luật pháp và đạo đức có
mối quan hệ hữu cơ khăng khít, luật pháp bị vi phạm thì bầu không khí đạo đức bị
thoái hóa. Người thầy thuốc sẽ bị tước danh hiệu cao quý của mình nếu xâm phạm
luật pháp ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người, người thầy thuốc sẽ bị
lương tâm dày vò dằn vặt đau khổ vì chưa hết lòng vì nghề nghiệp vì hạnh phúc của
người bệnh. “Hàng trăm cuộc đời được cứu sống không làm dịu đi niềm cay đắng
của một tổn thất” (Cuprianob)...

Đạo đức hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Thông
qua sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội, nội dung đạo đức được hình thành
và phát triển từ đơn giản đến phức tạp và phong phú.

Đạo đức y học cũng vậy, đạo đức y học hình thành và phát triển cùng với lịch sử y
học. Nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã có nhiều công trình nghiên cứu về đạo đức, tuy
nhiên nghiên cứu về đạo đức y học còn chưa nhiều. Các nghiên cứu về đạo đức y
29

học hầu hết là do các nhà tư tưởng các triết gia và một phần rất ít là của các thầy
thuốc tiến hành. Chúng ta ghi nhận những nét lịch sử đạo đức cơ bản về y học bắt
đầu từ thời kỳ đạo đức xã hội phát triển. Từ thời kỳ chiếm hữu nô lệ, đó là thời kỳ mà
đạo đức xuất hiện và tồn tại thông qua đấu tranh giai cấp, còn trước đó, xã hội công
xã nguyên thủy mới chỉ là trạng thái mờ của đạo đức, tuy nhiên đã để lại nhiều dấu
hiệu có tác dụng cho tới ngày nay.

Câu 25: Trình bày phân biệt xúc cảm và tình cảm, các dạng thể hiện và phân loại tình
cảm?

Trả lời
1, Phân biệt giữa xúc cảm và tình cảm
- Những điểm khác nhau
​+ Xúc cảm xuất hiện trước, tình cảm xuất hiện sau.
​+ Xúc cảm thực hiện chức năng sinh vật (giúp cho việc định hướng và thích nghi với
môi trường bên ngoài của mỗi cá thể); còn tình cảm thực hiện chức năng xã hội (giúp
con người định hướng và thích nghi trong môi trường xã hội với tư cách là một nhân
cách).
+ Xúc cảm gắn liền với phản xạ không điều kiện và bản năng, còn tình cảm gắn liền
với phản xạ có điều kiện, với sự động hình hoá thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai.
+ Giữa xúc cảm và tình cảm có mối liên quan mật thiết với nhau. Những xúc cảm
đồng loại sẽ hình thành nên tình cảm. Xúc cảm là cơ sở và là phương tiện biểu hiện
của tình cảm. Tình cảm được thể hiện qua xúc cảm và tác động trở lại xúc cảm, chi
phối xúc cảm của con người.
-Các dạng thể hiện của tình cảm
​Tình cảm được biểu hiện qua xúc cảm. Xúc cảm là sự thể nghiệm trực tiếp của một
tình cảm nào đó. Tuỳ theo cường độ, tính ổn định và tính ý thức cao hay thấp mà có
thể chia xúc cảm thành các dạng sau:
1.1.Rung cảm
• Là những xúc cảm ban đầu, có cường độ thấp, chưa gây nên những biến đổi nào
trong hoạt động sinh lý, chưa biểu lộ thật cụ thể ra vẻ mặt, điệu bộ… ở bên ngoài.
Những rung cảm này thường nhẹ nhàng, thoáng qua,
không rõ nét và dễ mất đi, không để lại dấu vết gì. Ví dụ, sự thoáng buồn vu vơ, sự
bứt rứt trong người, một niềm vui thoáng qua…
1.2.Cảm xúc

• Là những xúc cảm có cường độ tương đối cao, rõ ràng và có đối tượng cụ thể (về
một cái gì đó). Nó được biểu hiện qua nét mặt, điệu bộ và khi mất đi, sẽ để lại những
dấu ấn nhất định, như sự vui mừng, buồn, giận…
1.3.Xúc động

• Là những cảm xúc có cường độ rất mạnh, xảy ra trong một thời gian tương đối
ngắn và khi xảy ra xúc động thì con người thường không làm chủ được bản thân
mình, không ý thức được hậu quả hành động của mình. Thông thường xúc động diễn
ra thành từng cơn (cơn giận, cơn ghen, cơn sợ hãi…).
1.4.Tâm trạng
30

• Đây là loại xúc cảm có cường độ vừa phải hoặc tương đối yếu, tồn tại trong một
thời gian tương đối dài (có khi hàng tháng, hàng năm) và con người không ý thức
được nguyên nhân gây ra nó.
1.5.Sự say mê

- là một dạng đặc biệt của tình cảm, có cường độ rất mạnh, thời gian tồn tại khá lâu
và được cá nhân ý thức rất rõ ràng. Có những say mê tích cực (say mê học tập, say
mê nghiên cứu khoa học…) và có những say mê tiêu cực, thường được gọi là đam
mê (đam mê cờ bạc, rượu chè…).

2, Các loại tình cảm

Tình cảm luôn luôn có đối tượng rõ ràng. Chúng ta căn cứ vào những lĩnh vực hoạt
động, những phạm vi mà sự vật, hiện tượng trở thành đối tượng đáp ứng cảm xúc
đặc biệt của cá nhân để chia tình cảm thành những loại tương ứng sau:

2.1.Tình cảm đạo đức

​ à tình cảm liên quan đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đạo đức của con
L
người. Tình cảm đạo đức biểu hiện thái độ, quan hệ của con người với những người
khác (cha mẹ, vợ chồng, bạn bè…), với tập thể và với xã hội (như lòng yêu nước, tình
cảm quốc tế…).

2.2.Tình cảm trí tuệ

Là tình cảm nảy sinh trong quá trình hoạt động trí tuệ. Nó liên quan đến những quá
trình nhận thức và sáng tạo, đến sự thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu nhận
thức của con người. Tình cảm trí tuệ biểu hiện thái độ của con người đối với các ý
nghĩ, tư tưởng, các quá trình và kết quả của hoạt động trí tuệ.
2.3.Tình cảm thẩm mỹ
- Là những tình cảm có liên quan tới nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu về cái đẹp. Tình cảm
thẩm mỹ biểu hiện thái độ thẩm mỹ của con người đối với hiện thực khách quan (tự
nhiên, xã hội, lao động, con người
- Nó được thể hiện trong sự đánh giá tương ứng, trong những thị hiếu thẩm mỹ và
được thể nghiệm trong những trạng thái khoái cảm nghệ thuật. Cũng như tình cảm
đạo đức, tình cảm thẩm mỹ được quy định bởi xã hội và phản ánh trình độ phát triển
của xã hội.
2.4.Tình cảm hoạt động
- Là sự thể hiện thái độ của con người đối với một hoạt động nhất định, liên quan đến
sự thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu thực hiện hoạt động đó. Bất cứ một lĩnh
vực thực tiễn nào của con người, bất cứ một hoạt động nào có mục đích cũng có thể
trở thành đối tượng của một thái độ nhất định của cá nhân đối với nó.
- Các loại tình cảm này quan hệ mật thiết với nhau tác động qua lại lẫn nhau và
chúng không tồn tại một cách riêng lẻ, tách rời nhau.

Câu 26: Trình bày vấn đề đạo đức trong nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng?

1. NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC


31

Dịch tễ học là môn học có xuất xứ từ dịch tễ học các bệnh truyền nhiễm, sau đó được
khái quát và sử dụng cho các nghiên cứu khác gồm những thiết kế nghiên cứu mô tả
(trả lời cho các câu hỏi sau: vấn đề gì, xảy ra trên đối tượng nào, ở đâu và khi nào);
phân tích (trả lời cho câu hỏi chung: vì sao); can thiệp (trả lời cho các câu hỏi: giải
quyết các vấn đề trong chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, tổ chức quản lý,
chính sách bằng cách nào, hiệu quả ra sao và các yếu tố nào liên quan đến kết quả
can thiệp). Dịch tễ học có đối tượng nghiên cứu là các quần thể, các cộng đồng
(người dân, nhân viên y tế, người quản lý….) và các yếu tố môi trường (tự nhiên, xã
hội). Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học cũng được áp dụng trong nghiên cứu thử
nghiệm lâm sàng trong bệnh viện (dịch tễ học lâm sàng) và trong cộng đồng. Trong
nghiên cứu dịch tễ học, khâu quan trọng là thu thập dữ liệu từ các đối tượng nghiên
cứu. Các số liệu thu thập trong cộng đồng có thể chỉ là phỏng vấn đối tượng, cũng có
thể qua thăm khám lâm sàng, làm các xét nghiệm, sàng lọc hay chẩn đoán liên quan
đến các thủ tục đảm bảo đạo đức trong nghiên cứu. Mặc dù các nghiên cứu chỉ sử
dụng phương pháp phỏng vấn như những nghiên cứu quan sát, thường không can
thiệp gây khó chịu cho các đối tượng, các nghiên cứu này vẫn làm mất thời gian và
sự bận tâm và có thể xâm phạm quyền riêng tư và thông tin nhạy cảm cần bảo mật
của đối tượng cũng như các nguy cơ về mặt xã hội cần được xem xét. Phần lớn
những người tham gia vào các nghiên cứu dịch tễ học sức khỏe cộng đồng không
được lợi cho cá nhân và thường ít khi có bệnh cần chữa trị. Mặc dù thường không
phải là nghiên cứu có xâm lấn, các nghiên cứu dịch tễ học quan sát dù sao cũng cần
có giá trị về mặt xã hội, giá trị khoa học, lựa chọn đối tượng nghiên cứu công bằng, tỉ
lệ nguy cơ - lợi ích hợp lý, đánh giá độc lập, cần có sự chấp thuận tình nguyện và tôn
trọng đối tượng tham gia nghiên cứu.

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 79

Xem xét bản chất của các nghiên cứu dịch tễ học mô tả, các nguyên tắc cần lưu ý
trong quy trình chấp thuận không cần phải chặt chẽ như những thiết kế nghiên cứu
can thiệp - thực nghiệm. Tuy nhiên, trong trường hợp nghiên cứu viên cần công bố
một số thông tin nhất định, khi đó IEC/IRB phải xem xét khi xét duyệt đề cương. Trong
trường hợp nghiên cứu dịch tễ học nhưng quy trình thu thập số liệu có khám lâm
sàng, làm xét nghiệm, IEC/IRB và các cơ quan khác có liên quan cần xem xét những
điều kiện trong việc cho phép lấy bệnh phẩm, sử dụng các vật liệu di truyền và mẫu
sinh học khác được thu thập để đảm bảo các nguyên tắc về đạo đức trong nghiên
cứu y sinh học như trường hợp nghiên cứu trong bệnh viện. Những hướng dẫn sau
đây yêu cầu hội đồng đạo đức xem xét nhằm bảo vệ đối tượng nghiên cứu là con
người trong các nghiên cứu dịch tễ học không can thiệp - không khám lâm sàng và
làm các xét nghiệm. Điểm khác biệt ở đây là về bản chất và phạm vi của quy trình lấy
chấp thuận tình nguyện. Hướng dẫn chung 1. Tất cả nghiên cứu trên đối tượng tham
gia là con người cần được tiến hành theo các nguyên tắc đạo đức trong Hướng dẫn
chung về đạo đức đối với nghiên cứu y sinh học. Công bằng 2. Các nhà nghiên cứu
cần đảm bảo rằng không có nhóm nào phải gánh chịu nguy cơ do nghiên cứu một
cách không công bằng. 3. Các nhà nghiên cứu sẽ tiến hành các nghiên cứu dịch tễ
học với sự quan tâm một cách thích hợp về quyền của đối tượng nghiên cứu được
tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền. 4. Các nhà nghiên cứu sẽ không tiến hành các
nghiên cứu dịch tễ học không có tính khoa học và không đạo đức; cần cung cấp đề
32

cương nghiên cứu rõ ràng, chi tiết với những nội dung hoàn toàn có thể giải thích
được và hướng tới những vấn đề này. 5. Các nhà nghiên cứu tiến hành các nghiên
cứu dịch tễ học phải tuân thủ các văn bản pháp lý. 6. Các nhà nghiên cứu cần tuyển
chọn người tham gia nghiên cứu bằng cách phù hợp và phương pháp chọn đối
tượng phải được nêu chi tiết trong đề cương.

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 80 7.

Các nhà nghiên cứu cần quản lý và bảo quản các dữ liệu cá nhân của tất cả đối
tượng tham gia nghiên cứu theo đúng qui định. Hướng dẫn cụ thể 8. Có thể cho phép
không tiết lộ tất cả các mục tiêu nghiên cứu nếu như việc tiết lộ đó có thể làm sai lệch
kết quả. Thông thường, trước khi phỏng vấn, nghiên cứu viên giới thiệu mục đích
của nghiên cứu, thông báo rằng mọi thông tin chỉ sử dụng cho nghiên cứu này và
thông tin cá nhân được bảo mật, không sử dụng cho bất cứ mục đích khác. Chỉ khi
đối tượng đồng ý mới được phép phỏng vấn. Đây có thể coi là thủ tục lấy chấp thuận
rút gọn. 9. Chỉ có IEC/IRB mới có thể quyết định đồng ý việc không cần lấy chấp
thuận của từng đối tượng nếu nghiên cứu viên đưa ra đề nghị và giải thích đầy đủ.
Kết luận đồng ý của hội đồng có thể được phổ biến tới những người có liên quan. 10.
Về nguyên tắc, các nhà nghiên cứu cần thu được bản chấp thuận tham gia nghiên
cứu từ tất cả mọi đối tượng trước khi tiến hành giống như bất kỳ nghiên cứu nào. 11.
Cần nêu rõ trong đề cương nghiên cứu: a) việc giải thích về nghiên cứu cho những
người tham gia như thế nào, b) cách thực hiện việc lấy chấp thuận tham gia nghiên
cứu như thế nào, c) những lưu ý khác liên quan đến việc lấy chấp thuận tham gia
nghiên cứu. 12. Việc lấy chấp thuận tham gia của từng đối tượng là không bắt buộc
đối với việc thu thập các thông tin trong nghiên cứu cộng đồng nếu IEC/IRB chấp
thuận. Các thông tin trong nghiên cứu sức khỏe cộng đồng có thể bao gồm: các dữ
liệu chung như địa chỉ, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, số con và những dữ
liệu khác. 13. Các dữ liệu thuộc về thu nhập, thói quen, sở thích, quan điểm cá nhân,
chính trị và tôn giáo cũng như một số vấn đề khác được coi là bí mật riêng tư và cần
được đối tượng chấp thuận cung cấp trước khi thu thập dữ liệu. 14. Không được lừa
dối đối tượng khi thu thập các dữ liệu bằng bộ câu hỏi phỏng vấn. 15. Các dữ liệu gắn
với mục đích hành chính (nếu thông tin không có tính nhạy cảm) không yêu cầu phải
lấy chấp thuận của đối tượng vì không thực tế hoặc quá tốn kém.

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 81 16.

Trong nghiên cứu hồi cứu, xem xét hồ sơ bệnh án có thể không cần chấp thuận nếu
có thể duy trì tình trạng ẩn danh và nếu thông tin được coi là không nhạy cảm. Tuy
nhiên, cần được sự đồng ý bằng văn bản của người chịu trách nhiệm quản lý các hồ
sơ, bệnh án. IEC/IRB sẽ quyết định có đồng ý với văn bản đồng ý này hay không nếu
kết quả sau đó có thể phân tích trên các mẫu ẩn danh. 17. Chi tiết của việc thu thập và
bảo quản các mẫu sinh học được đề cập trong phần Hướng dẫn đạo đức trong
nghiên cứu di truyền học. 18. Cơ quan đại diện có thẩm quyền trong cộng đồng có
thể chấp thuận bằng văn bản đối với việc thu thập dữ liệu trên những đối tượng
không có khả năng tự đưa ra chấp thuận tham gia nghiên cứu (trẻ em, người yếm thế
…) với điều kiện là nghiên cứu không gây ra những nguy cơ đáng kể nào cho người
tham gia trong cộng đồng của họ. Người đại diện hợp pháp của đối tượng sẽ cung
cấp thông tin cho nghiên cứu viên. 19. Nếu thu thập thông tin bằng bảng câu hỏi và
33

trong bộ câu hỏi ngay từ đầu đã giải thích cho các đối tượng nghiên cứu, không cần
thiết phải có bản chấp thuận, vì các câu trả lời sau khi nghiên cứu viên giải thích cũng
đã bao hàm ý chấp thuận tham gia. 20. Hướng dẫn về đạo đức đối với các Nghiên cứu
xã hội học có những phương pháp thay thế để có được bản chấp thuận tham gia (ví
dụ, chấp thuận bằng lời). 21. ác nhà nghiên cứu nên tránh chọn đối tượng nghiên cứu
là người đang bị điều tra mà khi để lộ thông tin về họ có thể khiến họ rơi vào khả
năng có hại hoặc kỳ thị xã hội, trừ khi pháp luật yêu cầu. Nếu bắt buộc phải nghiên
cứu trên nhóm đối tượng này (như những người trong các trung tâm 05 và 06 hoặc tù
nhân) thì phải giải thích rõ ràng rằng thông tin thu được không phục vụ cho điều tra
hay làm phương hại đến đối tượng. Tính riêng tư và bảo mật 22. Khi sử dụng các dữ
liệu cá nhân cần tuân thủ các nguyên tắc bảo mật nghiêm ngặt, đặc biệt trong tình
huống sử dụng các dữ liệu không có bản chấp thuận cá nhân. Cần thiết lập một quy
trình làm việc để bảo vệ dữ liệu, bảo đảm ít có nguy cơ bị tiết lộ nhất.

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 82 23.

Công bố thông tin là cần thiết đối với lợi ích y tế cộng đồng nếu họ hưởng lợi từ các
kết quả dùng cho cho việc dự phòng và kiểm soát bệnh tật trong cộng đồng kịp thời.
Ví dụ, khi phát hiện nguy cơ sức khỏe cho cộng đồng thì phải thông báo ngay cho họ
để có biện pháp phòng chống kịp thời. Bảo vệ quyền lợi của cộng đồng quan trọng
hơn là nhiệm vụ của nghiên cứu. 24. Trong trường hợp không cần bảo vệ thông tin
riêng tư, vẫn cần loại bỏ thông tin nhận dạng từng cá thể hoặc chỉ giữ lại các dữ liệu
nhận dạng cho cả nhóm để tránh nêu tên hoặc kỳ thị. Thông tin chia sẻ với đối tượng
nghiên cứu 25. Các phát hiện quan trọng từ nghiên cứu cần được thông báo, chia sẻ
với các đối tượng nghiên cứu dưới hình thức phù hợp. Bồi dưỡng cho người tham
gia 26. Khuyến khích bồi dưỡng một cách thỏa đáng cho các chi phí thời gian và
công sức của đối tượng tham gia, nhưng không ở mức thái quá.

2. NGHIÊN CỨU XÃ HỘI HỌC

Nghiên cứu xã hội học nhằm mục đích hiểu rõ về bản chất, nguyên nhân của các hiện
tượng xã hội đối với các cá thể, nhóm, các cơ quan trong địa phương, tổ chức hoặc
đoàn thể xã hội. Nghiên cứu xã hội học có sự tham gia của các cá nhân, tổ chức, cơ
quan, đoàn thể. Các nghiên cứu xã hội cũng được chia ra: nghiên cứu định lượng và
nghiên cứu định tính. Nhiều nghiên cứu xã hội học kết hợp cả hai phương pháp.
Trong khi hầu hết các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu xã hội học về cơ bản giống
như nghiên cứu dịch tễ và lâm sàng, có những vấn đề đạo đức riêng cho nghiên cứu
xã hội học. Hướng dẫn chung 1. Tất cả các nghiên cứu trên đối tượng nghiên cứu là
con người cần được tiến hành theo các nguyên tắc đạo đức được quy định trong
phần Hướng dẫn chung về đạo đức đối với các nghiên cứu y sinh học. 2. Mối quan hệ
giữa các nghiên cứu viên và đối tượng nghiên cứu đôi khi không bình đẳng, nghiên
cứu viên có thể chủ động hơn, ưu thế hơn. Nghiên cứu

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 83

viên thường được chuẩn bị tốt, chủ động nên ăn nói lưu loát hơn, hiểu biết hơn và
tiếp cận tốt hơn so với quần thể đối tượng nghiên cứu. Cần làm rõ trách nhiệm và
quyền để cân bằng quyền giữa nghiên cứu viên và đối tượng nghiên cứu. Ví dụ,
34

trước khi nghiên cứu cần làm cho đối tượng hiểu đúng để họ tham gia vào nghiên
cứu nhiều hơn nữa, trong đó có cả khâu chuẩn bị đề cương nghiên cứu cũng như
quyết định sử dụng các kết quả nghiên cứu. Công bằng 3. Các nghiên cứu viên cần
hành động để đảm bảo cho nghiên cứu không làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình
đẳng hiện có (ví dụ như bất bình đẳng giới) “Nhà tài trợ hoặc nghiên cứu viên nhìn
chung không chịu trách nhiệm đối với các bất bình đẳng đang có tại nơi tiến hành
nghiên cứu, nhưng phải kiềm chế các hành động làm xấu đi tình trạng bất bình đẳng
hiện có hoặc không góp phần làm xuất hiện những bất bình đẳng mới” (CIOMS, 2002,
trang 10) Chấp thuận tham gia nghiên cứu 4. Xem phần Hướng dẫn chung a) Cung
cấp thông tin Nghiên cứu viên cần cung cấp thông tin về nghiên cứu cho các đối
tượng nghiên cứu tiềm năng để giúp họ quyết định tham gia hay không tham gia.
Thông tin được công bố phải bao gồm số lượng buổi phỏng vấn và khoảng thời gian
tham gia. b) Chấp thuận tham gia đối với trẻ vị thành niên và người mất năng lực trí
tuệ: Trong trường hợp các đối tượng nghiên cứu là trẻ vị thành niên, bản chấp thuận
của cha mẹ hoặc người bảo trợ cũng như sự đồng ý của trẻ vị thành niên nếu trẻ đã
trên 6 tuổi. Sự đồng ý này phải được ghi lại đầy đủ bằng văn bản và có mặt người làm
chứng khách quan. Trong trường hợp đối tượng nghiên cứu là những người già,
người bị tâm thần, sa sút trí tuệ, cần thực hiện sàng lọc độc lập về khả năng đưa ra
quyết định tham gia vào nghiên cứu. HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG
NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 84

Hướng dẫn cụ thể Nghiên cứu liên quan đến các hoạt động bị cấm 5. IEC/IRB có thể
xác định liệu các nghiên cứu có thể có vấn đề về pháp lý, các rủi ro về luật pháp đối
với nghiên cứu viên hoặc đối tượng nghiên cứu hoặc cả hai hay không. 6. Trong
những trường hợp nghiên cứu có liên quan đến hoạt động bị cấm, IEC/IRB cần cân
nhắc thận trọng về lợi ích và nguy cơ của nghiên cứu và đưa ra lời tư vấn phù hợp. 7.
Cần thiết lập kế hoạch chi tiết cho các giải pháp đảm bảo quyền cho đối tượng trong
trường hợp tiếp cận các hành vi phạm tội bị tiết lộ hoặc được phát hiện thông qua
việc thu thập dữ liệu như phỏng vấn. Không ép buộc, dụ dỗ quá mức 8. Không được
ép buộc hoặc dụ dỗ quá mức đối tượng nghiên cứu trong quá trình lấy chấp thuận
tham gia. 9. Trong mọi trường hợp đảm bảo rằng mỗi cá nhân đối tượng nghiên cứu
được tôn trọng quyền tự quyết định việc tham gia nghiên cứu hay không. Khi nào
chấp thuận tham gia được miễn trừ 10. Các nghiên cứu hồi cứu hồ sơ lưu trữ hoặc
nghiên cứu có sử dụng kỹ thuật quan sát bí mật để thu thập dữ liệu có thể không cần
lấy chấp thuận. 11. Quan sát bí mật có thể chỉ áp dụng với nhưng hoạt động hoặc tình
huống mang tính chất công cộng mà người quan sát không vi phạm các nguyên tắc
bảo mật và quyền riêng tư. 12. Trước khi thu thập dữ liệu cần công khai với cộng
đồng trong quá trình tham vấn cộng đồng rằng các quan sát sẽ thực hiện vì không
thể có biện pháp nào khác. Nếu thiết kế nghiên cứu cần những tình huống và thời
điểm quan sát không thể tiết lộ, nghiên cứu viên cần giải thích cho cộng đồng các lý
do việc công khai không thể thực hiện được trước nghiên cứu. Trong bất cứ trường
hợp nào, nghiên cứu viên cũng không được phép thu thập dữ liệu qua quan sát bí
mật nếu cộng đồng và luật pháp cấm, không cho phép, bao gồm cả các điều cấm kỵ
về tập quán hay tín ngưỡng của cộng đồng. 13. IEC/IRB cần thật cẩn trọng trong việc
cho phép quan sát bí mật. Trong trường

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 85
35

hợp cần quan sát bí mật, nghiên cứu viên cần làm những việc sau đây: • Biện minh, lý
giải thật đầy đủ cho việc sử dụng cách quan sát bí mật; • Trình bày kế hoạch sẽ sử
dụng cho việc thu thập dữ liệu; • Đảm bảo bí mật và vô danh tính. Giấu thông tin 14.
Nghiên cứu viên cần tránh mưu mẹo gian dối. Nếu bắt buộc phải sử dụng mưu mẹo,
sau đó cần phải được giải trình. 15. Trong những trường hợp đặc biệt, việc che giấu
thông tin là cần thiết để biện minh cho lợi ích và giảm thiểu các nguy cơ của nghiên
cứu, việc giải trình bắt buộc phải thực hiện càng sớm càng tốt Quyền riêng tư và bảo
mật thông tin 16. Nghiên cứu viên phải tôn trọng quyền riêng tư của đối tượng nghiên
cứu. Việc bảo mật thông tin phải thực hiện trong toàn bộ quá trình quan sát, trừ khi
có yêu cầu của pháp luật. Các thông tin liên quan với một cá nhân cụ thể không được
công bố. Yêu cầu pháp lý nên có trong thông tin được công khai khi lấy chấp thuận
tham gia nghiên cứu. 17. Nghiên cứu viên cần tránh các nhóm hoặc cá nhân bị nhận
dạng khi công bố thông tin về họ có thể đưa họ vào tình huống có thể bị tổn hại hoặc
xã hội kỳ thị, trừ khi pháp luật yêu cầu. Yêu cầu pháp lý nên có trong thông tin được
công khai khi lấy chấp thuận tham gia nghiên cứu. 18. IEC/IRB cần dành sự lưu tâm
đặc biệt đối với các phương pháp sử dụng cho từng loại dữ liệu. Nên tư vấn cho
nghiên cứu viên về nguy cơ của một số phương pháp nhóm đối với các loại dữ liệu
nhất định. 19. Nghiên cứu viên có thể không đảm bảo được việc bảo mật thông tin
hoặc giấu tên đối tượng nghiên cứu trong các phương pháp nghiên cứu theo nhóm,
chẳng hạn như các thảo luận nhóm trọng tâm. 20. IEC/IRB cũng cần kiểm tra cẩn thận
các phương tiện của phương pháp nhóm như hướng dẫn thảo luận nhóm để không
tiết lộ các thông tin có thể gây hại nếu tính bảo mật hoặc giấu tên bị vi phạm. Kế
hoạch bảo vệ dữ liệu 21. Nghiên cứu viên cần mô tả kế hoạch bảo vệ dữ liệu. Ví dụ
như nghiên cứu

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 86

viên cần cung cấp hướng dẫn rõ ràng và phù hợp đối với việc gỡ băng ghi âm hoặc
phiên giải kết quả. Điều này nhằm đảm bảo rằng nghiên cứu viên nhận nhiệm vụ bảo
mật của dữ liệu và quyền riêng tư của đối tượng nghiên cứu. Tránh gây hại 22. Các
nghiên cứu viên phải đảm bảo rằng các nguy cơ có thể phương hại với đối tượng
nghiên cứu được giảm thiểu. 23. Khi nghiên cứu gây ra những căng thẳng tinh thần
cho đối tượng tham gia nghiên cứu, cần có phương pháp chăm sóc hoặc tư vấn. 24.
Nghiên cứu viên phải giải thích vấn đề kỳ thị xã hội được giảm thiểu như thế nào. Cần
mô tả các bước tiến hành cụ thể, không chỉ là công bố chung chung về việc bảo mật
lưu giữ hồ sơ. 25. IEC/IRB cần xem xét các bằng chứng về năng lực của nghiên cứu
viên thực hiện nghiên cứu (ví dụ như trình độ đào tạo hoặc hồ sơ ghi nhận việc sử
dụng phương pháp cụ thể và trên các đối tượng). Năng lực bao gồm tính nhạy cảm
văn hóa và trí tuệ đối với các vấn đề liên quan đến đạo đức. 26. Trong tình huống
không lường trước những nguy hại gì sẽ nảy sinh trong quá trình nghiên cứu cần
tạm ngừng hoặc ngừng hẳn nghiên cứu, nghiên cứu viên cần ngừng hoàn toàn việc
tiến hành nghiên cứu hoặc tiếp tục lại khi nguy cơ gây hại ở mức chấp nhận được.
Nghiên cứu viên cần tiến hành biện pháp phù hợp để chuẩn bị cho đối tượng hoặc
cộng đồng nghiên cứu ra khỏi nghiên cứu. 27. Hội đồng đạo đức cần được thông báo
càng sớm càng tốt bất kỳ biến cố bất lợi nghiêm trọng nào về mặt xã hội hoặc tăng
nguy cơ ở bất kỳ mức độ nào. Tiếp cận dịch vụ hoặc Lợi ích 28. Trong khi tiến hành
nghiên cứu thực nghiệm hoặc bán thực nghiệm, tiếp cận đối với dịch vụ hoặc lợi ích
cung cấp cho nhóm thử nghiệm cũng cần cung cấp cho cả nhóm đối chứng. Nếu can
36

thiệp là lợi ích đồng thời với phương tiện thực nghiệm, việc che giấu can thiệp của
nhóm đối chứng chỉ thực hiện trong quá trình thực nghiệm. 29. Trong các thử nghiệm
dự phòng hoặc nghiên cứu can thiệp cộng đồng, nghiên cứu viên cần tối đa hóa việc
sử dụng quy trình tham gia để nhóm đối

HƯỚNG DẪN QUỐC GIA VỀ ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU Y SINH HỌC 87

tượng hoặc cộng đồng có thể tham gia trong việc quyết định lợi ích có thể được tiếp
cận và chia sẻ như thế nào. 30. Trường hợp có thể thương mại hóa kết quả nghiên
cứu, cần nêu rõ việc chia sẻ lợi ích cho đối tượng tham gia trong quá trình lấy chấp
thuận nghiên cứu. Hội đồng đạo đức cần yêu cầu các nghiên cứu viên ghi rõ trong đề
cương phần mô tả về việc chia sẻ lợi ích cho quần thể nghiên cứu như thế nào. 31.
Nghiên cứu viên cần nỗ lực thông báo cho đối tượng hoặc cộng đồng nghiên cứu về
các kết quả phát hiện từ nghiên cứu. Những phát hiện nên được trình bày bằng ngôn
ngữ và hình thức mà các đối tượng có thể hiểu được (Tuyên ngôn Helsinki, 2008).
Công bằng 32. Nghiên cứu viên cần đảm bảo rằng không có nhóm nào bị tăng gánh
nặng về nguy cơ trong nghiên cứu.

Câu 27 : Trình bày đặc điểm cơ bản của nhân cách và con đường hình thành nhân
cách?

I Đặc điểm của nhân cách

- 1.Tính ổn định của nhân cách

Những phẩm chất của nhân cách bao giờ cũng ổn định trong một thời gian, hoàn
cảnh nhất định. Nếu sự thay đổi của những phẩm chất này còn trong giới hạn cho
phép, thì nhân cách còn ổn định và tồn tại. Khi có những thay đổi lớn, các phẩm chất
nhân cách không còn như trước, thì sẽ dẫn đến sự biến đổi nhân cách rõ rệt, thậm
chí mất hẳn nhân cách vốn có hoặc tạo ra một nhân cách khác.

- 2 .Tính thống nhất, trọn vẹn

Các hiện tượng tâm lý trong nhân cách có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động
qua lại với nhau. Chúng kết hợp hài hoà, tạo nên một nhân cách thống nhất, trọn vẹn.
Mặt khác, mỗi một nhân cách lại tạo dựng cho mình những quan hệ thống nhất với
hoàn cảnh, môi trường ở xung quanh. Sự thống nhất, trọn vẹn của nhân cách thể
hiện thành một hệ thống cân bằng động - một thể thống nhất, trọn vẹn trong sự vận
động và phát triển. Một khi hệ thông cân bằng động này bị phá vở, nhân cách sẽ bị
chia cắt, mất tính thống nhất, trọn vẹn và khi đó con người hoặc là “mất nhân cách”,
hoặc là nhân cách bị tổn thương, không bình thường…

- 3 .Tính tích cực của nhân cách

Thuộc tính này thể hiện ở khả năng con người chủ động, tích cực hoạt động cải tạo
thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.

- 4 .Tính giao lưu


37

Giữa các nhân cách có sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau. Qua giao tiếp giữa các
nhân cách, qua hoạt động trong cộng đồng, từng nhân cách dần dần trưởng thành và
hoàn thiện: Qua tiếp thu nền văn hóa vật thể và phi vật thể của môi trường, nhân cách
con người sẽ không ngừng phát triển.

II. Con đường hình thành nhân cách

* Khi bắt đầu bước vào cuộc sống của mình, con người mới chỉ là một cá nhân, chưa
phải là một nhân cách. Trong quá trình sống, nhân cách dần dần được hình thành,
phát triển và hoàn thiện. Tham gia vào việc hình thành và phát triển nhân cách có các
yếu tố cơ bản sau:

1.Yếu tố cơ thể

Bao gồm các yếu tố bẩm sinh, di truyền, các đặc điểm giải phẫu, sinh lý của cơ thể và
nhất là của hệ thần kinh, nội tiết… Những yếu tố sinh vật này chính là tiền đề, là cơ
sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách.

2. Yếu tố hoàn cảnh sống


- Bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất đai, sông núi, biển trời, khí hậu, chim thú, cỏ
cây… Và các yếu tố xã hội như dân tộc, tôn giáo, lịch sử, văn hóa, tình hình chính trị,
kinh tế xã hội… Các yếu tố này giữ vai trò quan trọng, quyết định sự phát triển nhân
cách.

- Trong số những yếu tố xã hội, chúng ta cho rằng yếu tố giáo dục đóng vai trò chủ
đạo; yếu tố tập thể và yếu tố giao lưu đóng vai trò cơ bản quyết định sự hình thành và
hoàn thiện nhân cách.

3.Yếu tố tâm lý cá nhân:

Nhất là ý thức và hoạt động của cá nhân, đóng vai trò trực tiếp quyết định sự hình
thành và phát triển của nhân cách.

Câu 28 Trình bày và phân tích 12 điều y đức của cán bộ y tế .

1- Chăm sóc sức khoẻ cho mọi người là nghề cao quý. Khi đã tự nguyện đứng trong
hàng ngũ y tế phải nghiêm túc thực hiện lời dạy của Bác Hồ. Phải có lương tâm và
trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức của
người thầy thuốc. Không ngừng học tập và tích cực nghiên cứu khoa học để nâng
cao trình độ chuyên môn. Sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì sự nghiệp
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
2- Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không
được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán,
điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của
người bệnh.
3- Tôn trọng quyền được khám bệnh chữa bệnh của nhân dân. Tôn trọng những bí
mật riêng tư của người bệnh; khi thăm khám, chăm sóc cần bảo đảm kín đáo và lịch
38

sự. Quan tâm đến những người bệnh trong diện chính sách ưu đãi xã hội. Không
được phân biệt đối xử người bệnh. Không được có thái độ ban ơn, lạm dụng nghề
nghiệp và gây phiền hà cho người bệnh. Phải trung thực khi thanh toán các chi phí
khám bệnh, chữa bệnh.
4- Khi tiếp xúc với người bệnh và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang
phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho người bệnh. Phải giải thích tình hình
bệnh tật cho người bệnh và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị; phổ biến cho
họ về chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ của người bệnh; động viên an ủi,
khuyến khích người bệnh điều trị, tập luyện để chóng hồi phục. Trong trường hợp
bệnh nặng hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng,
đồng thời thông báo cho gia đình người bệnh biết.
5- Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đun đẩy
người bệnh.
6- Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý, an toàn;
không vì lợi ích cá nhân mà giao cho người bệnh thuốc kém phẩm chất, thuốc không
đúng với yêu cầu và mức độ bệnh.
7- Không được rời bỏ vị trí trong khi làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn
biến của người bệnh.
8- Khi người bệnh ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
9- Khi người bệnh tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp
đỡ gia đình họ làm các thủ tục cần thiết.
10- Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy, sẵn sàng
truyền thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau.
11- Khi bản thân có thiếu sót, phải tự giác nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi
cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
12- Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch
bệnh cứu chữa người bị tai hạn, ốm đau tại cộng đồng; gương mẫu thực hiện nếp
sống vệ sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.

Câu 29: Trình bày nguyên tắc trong hành nghề khám chữa bệnh và các hành vi bị câm
khi hành nghề khám chữa bệnh?

* Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

- Bình đẳng, công bằng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh.

- Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe
và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8,
khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.

- Kịp thời và tuân thủ đúng quy định chuyên môn kỹ thuật

- Ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi,
người khuyết tật nặng, người từ đủ 80 tuổi trở lên, người có công với cách mạng,
phụ nữ có thai.

- Bảo đảm đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề.
39

- Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ.

* Các hành vi bị cấm

- Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh

- Khám bệnh, chữa bệnh không có chứng chỉ hành nghề hoặc đang trong thời
gian bị đình chỉ hành nghề, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh mà không có
giấy phép hoạt động hoặc đang trong thời gian bị đình chỉ hoạt động.

- Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh
vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy
phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.

- Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hoạt
động.

- Người hành nghề bán thuốc cho người bệnh dưới mọi hình thức, trừ bác sỹ
đông y, y sỹ đông y, lương y và người có bài thuốc gia truyền.

- Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử
dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Quảng cáo không đúng với khả năng, trình độ chuyên môn hoặc quá phạm vi
hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động;
lợi dụng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y khoa khác để quảng cáo gian dối
về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.

- Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.

- Người hành nghề sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc có nồng độ cồn trong máu,
hơi thở khi khám bệnh, chữa bệnh.

- Vi phạm quyền của người bệnh; không tuân thủ các quy định chuyên môn kỹ
thuật trong khám bệnh, chữa bệnh; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quá trình
khám bệnh, chữa bệnh; lạm dụng nghề nghiệp để xâm phạm danh dự, nhân phẩm,
thân thể người bệnh; tẩy xóa, sửa chữa hồ sơ bệnh án nhằm làm sai lệch thông tin về
khám bệnh, chữa bệnh.

- Gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người hành
nghề.
40

Câu 1: Phẩm chất nghề nghiệp của người thầy thuốc được hình thành với sự tác độ
của những yếu tố nào?
Câu 2: Cảm giác là gì?Trình bầy cách phân loại của cảm giác và những quy luật cơ
bản của cảm giác.
Câu 3: Tri giác là gì?Trình bày những quy luật cơ bản của tri giác
Câu 4: Phân loại các hiện tượng tâm lý? Phân tích sâu quá trình tâm lý loại I?
Câu 5: Trình bày nhận thức cảm tính và lý tính?
Câu 6: Trình bày quá trình tình cảm của hiện tượng tâm lý và những con đường biểu
hiện cảm xúc qua cơ thể?
Câu 7: Trình bày những quy luật của tình cảm?
Câu 8: Nêu khái niệm và nhận định về nhân cách?
Câu 9: Trình bày cấu trúc tâm lý của nhân cách?
Câu 10: Sự hình thành và phát triển của nhân cách?
Câu 11: Hãy nêu nhân cách bệnh?
Câu 12: Nêu cơ chế bảo vệ nhân cách?
Câu 13: Nêu bản chất và đối tượng của tâm lý học xã hội?
Câu 14: Mối liên quan bệnh tật và tâm lý bệnh nhân?
Câu 15: Trình bày những khái niệm về tâm lý bệnh nhân?
Câu 16: Nêu những biểu hiện tâm lý thường gặp ở bệnh nhân?
Câu 17: Nêu sơ lược những phản ứng tâm lý của bệnh nhận?
Câu 18: Trình bày khái niệm về chấn thương tâm lý (Stress)?
Câu 19: Nêu các yếu tố gây stress và cách ứng xử, năng lực, các stress chính phải
vượt qua trong các gian đoạn của cuộc đời?
Câu 20: Nêu dấu hiệu và triệu chứng của stress?
Câu 21: Nêu hậu quả của stress?
Câu 22: Nêu các biện pháp đương đầu với stress?
Câu 23: Trình bày lịch sử đạo đức y học của thế giới và Việt Nam?
Câu 24: Nêu khái niệm của đạo đức xã hội?
Câu 25: Trình bày phân biệt xúc cảm và tình cảm,các dạng thể hiện và phân loại tình
cảm.
Câu 26: Trình bày vấn đề đạo đức trong nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng?

Câu 27: Trình bày các đặc điểm cơ bản của nhân cách và con đường hình thành nhân
cách
Câu 28: Trình bày và phân tích 12 điều y đức của cán bộ y tế
Câu 29: Trình bày nguyên tắc trong hành nghề khám chữa bệnh và các hành vi bị câm
khi hành nghề khám chữa bệnh

You might also like