You are on page 1of 14

Câu 1. Cảm giác là gì? Ví dụ cụ thể.

- Cảm giác là 1 quá trình tâm lí phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ của sự vật và
hiện tượng đang trực tiếp tác động vào giác quan của ta
- VD: Khi nhắm mắt và sờ vào vật nào đó, ta có thể cảm thấy được bề mặt
( nhắn nhụi, sần sùi, ghồ ghề,…) hay hình dạng ( tròn, vuông,…) của vật
Câu 2. Bản chất xã hội của cảm giác được thể hiện ở những điểm nào?
- Đối tượng phản ánh: con người không chỉ phán ánh những sự vật, hiện tượng
có sẵn trong tự nhiên mà con người phản ánh những sản phẩm do con người lao
động tạo
- Cảm giác của con người có thể phát triển phong phú, mạnh mẽ, nhờ đào tạo,
rèn luyện, kinh nghiệm
- Cảm giác ở con người còn chịu sự chi phối của các hiện tượng tâm lí cấp cao
- Chịu ảnh hưởng bởi ngôn ngữ
Câu 3. Ngưỡng cảm giác là gì? Ví dụ?
- Ngưởng cảm giác là khi kích thích đạt tới 1 giới hạn nhất định
- VD: Tai người bình thường có thể nghe được âm thanh ở tần số 16-20000 Hz
Câu 4. Ngưỡng dưới của cảm giác là:
- Là cường độ kích thích tối thiểu
Câu 5. Ngưỡng trên của cảm giác là:
- Là cường độ kích thích tối đa
Câu 6. Quy luật thích ứng của cảm giác được hiểu là:
- Quy luật thích ứng của cảm giác được hiểu là thay đổi độ nhạy cảm sao cho
phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích. Cường độ kích thích giảm /
tăng -> tăng độ nhạy cảm của cảm giác
Câu 7. AC lấy 1 số ví dụ cụ thể cho QL thích ứng của cảm giác?
- Khi đang ở chỗ sáng ( cường độ kích thích của ánh sáng mạnh ) vào chỗ tối
( cường độ kích thích ánh sáng yếu ) thì lúc đầu ta không thấy gì, dần dần thì
mới thấy rõ ( kích thích ). Trường hợp này đã xảy ra hiện tượng tăng độ nhạy
cảm cảm giác nhìn.
Câu 8. Ngưỡng dưới của cảm giác tỷ lệ nghịch hay tỷ lệ thuận với độ nhạy cảm
của cảm giác?
- Tỷ lệ nghịch
Câu 11. Lấy ví dụ cụ thể cho QL tác động lẫn nhau của cảm giác?
- Khi nghe nhạc, có ánh sáng màu + hiệu ứng kèm theo thì các bản nhạc cũng
được cảm nhận rõ nét hơn
Câu 12. Tại sao người ta xếp cảm giác, tri giác vào NTCT?
- Phản ánh đặc điểm bên ngoài
- Phản ánh trực tiếp
- Chỉ phản ảnh 1 tính cá lẻ
Câu 13. Nguyên vật liệu mà cảm giác, tri giác cung cấp cho NTLT là gì?
- Đặc điểm bên ngoài
Câu 14. Tìm ra điểm khác nhau giữa cảm giác và tri giác?
- Cảm giác phản ánh từng thuộc tính riêng lẻ các đặc điểm bên ngoài
- Tri giác phản ánh trọn vẹn các đặc điểm bên ngoài
Câu 15. Tri giác là gì?
- Tri giác là 1 quá trình tâm lí phản ánh trọn vẹn các đặc tính bên ngoài của sự
vật và mang tính trực tiếp
Câu 16. QL về tính lựa chọn của tri giác? Ví dụ?
- Tri giác là quá trình tách đối tượng ra khỏi nền . Vai trò của đối tượng và nền
có thể đổi chỗ cho nhau. Để quan sát tốt chúng ta cần có sự phối màu giữa đối
tượng và nền sao cho có sự tương phản
- VD: Khi học bài nên dùng bút khác màu để làm nổi bật nội dung đáng chú ý
Câu 17. QL về tính ổn định của tri giác? Ví dụ?
- VD: Khi chiếu đèn vàng vào tờ giấy trắng => giấy vàng
Câu 18. QL về tính tổng giác của tri giác? Ví dụ?
- Trong quá trình tri giác sẽ có nhiều yếu tố bên trong quy định và ảnh hưởng ->
quá trình tri giác
- VD: Khi chán, buồn thì nhìn cảnh vật cũng buồn
Câu 19. QL về tính ảo giác của tri giác? Ví dụ?
- Tri giác không đúng, tri giác sai lệch so với thực tế
- VD: Trong ăn mặc, người béo nên mặc áo tối màu, người gầy nên tránh mặc
đồ rộng
Câu 20. AC tìm ra những điểm giống nhau giữa cảm giác và tri giác?
- Là quá trình tâm lí
- Phán ảnh sự thật, hiện tượng bên ngoài
- Mang tính trực tiếp
- Phản ánh 1 cách cá lẻ
Câu 21. Tư duy là gì
- Tư duy là quá trình tâm lí phản ánh đặc điểm bản chất mang tính quy luật bên
trong của sự vật, hiện tượng phản ánh cái mới
Câu 22. Hãy nêu các đặc điểm của tư duy?
- Mang tính khái quát hóa, trừu tượng hóa
- Tính có vấn đề
- Mang tính gián tiếp
- Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
- Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính
Câu 23. Phương thức phản ánh của tư duy chủ yếu dưới dạng:
- Ngôn ngữ
Câu 24. Kết quả phản ánh của tư duy là gì?
- Là khái niệm, định lý, định luật, phán đoán
Câu 25. Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện ở những điểm nào?
- Nhờ trí nhớ
- Nhờ ngôn ngữ
- Nhờ kinh nghiệm, quy luật do thế hệ trước để lại
- Nhờ công cụ, phương tiện
Câu 26. Tính khái quát hóa và trừu tượng hóa trong tư duy?
- Trừu tượng hóa là quá trình dùng trí óc để gạt bỏ những mặt , những thuộc
tính, những liên hệ, quan hệ thứ yếu, không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố
cần thiết cho tư duy
- Khái quát hóa là quá trình dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác nhau
thành 1 nhóm, 1 loại theo những thuộc tính, những liên hệ, quan hệ chung nhất
định
Câu 27. Tưởng tượng là gì?
- Tưởng tượng là 1 quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những
hiện tượng đã có
Câu 28. Hãy nêu các đặc điểm của tưởng tượng?
- Tưởng tượng chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
- Lấy nguyên liệu từ nhận thức cảm tính
- Mang tính gián tiếp
- Mang tính khái quát
- KQ là 1 hình ảnh mới
- Là quá trình sáng tạo ra cái mới
Câu 29. Phương pháp thay đổi KT, SL trong tưởng tượng là gì? Ví dụ?
-VD: hình tượng Phật trăm mắt, trăm tay, người khổng lồ, người tí hon
Câu 30. Phương pháp chắp ghép trong tưởng tượng là gì? Ví dụ?
- Ghép 2 hay nhiều bộ phận của sự vật, hiện tượng khác nhau để tạo ra hình ảnh
mới
Câu 31. Phương pháp điển hình hóa trong tưởng tượng là gì? Ví dụ?
- Xây dựng 1 nhân vật đại diện cho 1 tầng lớp hoặc giai cấp trong xã hội
-VD: Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng hình tượng nhân
vật Mị điển hình cho người phụ nữ miền núi bị áp bức, bóc lột
Câu 32. Phương pháp nhấn mạnh trong tưởng tượng là gì? Ví dụ?
- Đây là cách tạo hình ảnh mới bằng việc nhấn mạnh đặc biệt hoặc đưa lên hàng
đầu 1 phẩm chất hay 1 quan hệ nào đó
- VD: Hình ảnh nhân vật Chí Phèo trong tá c sản phẩm có cùng tên với văn bản
khắc họa những đặc điểm đóợng ( “đầu thì trọc lóc, cái răng cày trắng hoan”,
hay “cái phanh, đầy rẫy ctiến phương pháp rồng với một ông tướng cầm quyền)
Câu 33. Phương pháp liên hợp trong tưởng tượng là gì? Ví dụ?
- Là cách tạo hình ảnh mới bằng việc liên kết các bộ phận của nhiều vật mới
cùng nhau làm vậy, có thể gây nhầm lẫn với phương pháp “tàn tích”. Tuy nhiên,
ở “liên kết”, các
-VD: Xe điện bánh hơi là kết quả của sự hợp nhất giữa ô tô và tàu điện
Câu 34. Tình huống có vấn đề của TD có gì khác so với TT?
- Tượng tượng: không chặt chẽ, không logic
- Tư duy: chặt chẽ, logic
Câu 35. Phương thức phản ánh của tưởng tượng chủ yếu là dưới dạng:
- Dưới dạng biểu tượng
Câu 36. Kết quả của TT là:
- 1 hình ảnh mới
- Biểu tượng của biểu tượng
- Biểu tượng cấp 2
Câu 37. AC tìm ra những điểm giống nhau giữa TD và TT?
- Đều là 1 quá trình tâm lí
- Đều nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề
- Đều phản ánh đặc điểm bên trong của sự vật, hiện tượng
- Đều lấy nguyên liệu của nhận thức cảm tính
- Quá trình phản ánh là quá trình gián tiếp
- Đều phản ánh cái mới- Đều mang tính khái quát hóa
Câu 38. TD khác ở TT ở những điểm nào?
Tư duy Tưởng tượng
TH có vấn đề Rõ ràng, tường minh Không rõ ràng, tường
minh
KQ phản ánh Khái niệm, định lý Biểu tượng mới
Phương thức phản ánh Ngôn ngữ Biểu tượng
Giải quyết vấn đề Quá khứ, hiện tại, tương Tương lai
lai

Câu 39. Tại sao TD và TT, người ta xếp vào mức độ nhận thức lý tính?
- Vì nó đều mang tính khái quát
- Đều phản ánh đặc điểm bên trong, mang tính gián tiếp

Chương 3
Câu 1.Trí nhớ là gì?
- Là quá trình tâm lí diễn ra 3 khâu: ghi nhớ ( quan trọng nhất), giữ gìn, tái hiện
Câu 2. Hãy nêu các đặc điểm cơ bản của trí nhớ?
- Chỉ phản ánh quá khứ
- Trung thành với những gì cá nhân đã trải qua
- Lưu giữ lại những gì ấn tượng, quan trọng hoặc đặc biệt với các cá nhân
- Mang tính khái quát
- KQ của trí nhớ là những hình ảnh và dấu vết đã qua ( biểu hiện cấp 1)
- Trí nhớ được sắp xếp vào giai đoạn quá độ chuyển từ nhận thức cảm tính sang
lí tính
- Trí nhớ vừa mang tính trực tiếp ( khâu ghi nhớ ), vừa mang tính gián tiếp ( lưu
giữ, tái hiện)
- Trí nhớ lưu giữ kết quả của nhận thức cảm tính cho nhận thức lí tính
Câu 3. Trí nhớ bao gồm những quá trình nào?
- Ghi nhớ -> lưu trữ -> tái hiện -> sự quên
Câu 4. Ghi nhớ là gì?
- Là quá trình đưa các tài liệu, đối tượng cần nhớ vào trong ý thức, gắn tài liệu
đó với những kiến thức hiện có, làm cơ sở cho quá trình giữ gìn về sau
- 2 biện pháp ghi nhớ: ghi nhớ máy móc, ghi nhớ ý nghĩa

Câu 5. Ghi nhớ ý nghĩa là:


- Dựa trên cơ sở hiểu bản chất vấn đề
Câu 6. Ghi nhớ máy móc là: lặp lại nhiều lần cho đến khi thuộc nội dung nhưng
không hiểu
Câu 7. Sau khi học thì ngày nào sẽ quên kiến thức nhiều nhất?
- Ngày đầu tiên sẽ quên nhanh nhất, sau đó chậm dần
Câu 8. Giữ gìn là:
-
Câu 9. Tái hiện là:
- Là làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ trước đây
- Hình thức: Nhớ lại
Nhắc lại
Hồi tưởng
Câu 10. Hãy nêu các biện pháp ghi nhớ ý nghĩa?
- Tập trung chú ý, ý thức tầm quan trọng của tài liệu, có hứng thú, say mê với
lĩnh vực nghiên cứu
- Phối hợp nhiều giác quan
- Sử dụng phương pháp ghi nhớ ý nghĩa
- Học ngay sau ngày đầu học sau đó ôn lại
- Học xen kẽ các môn khác nhau, tránh ức chế
Câu 12. Tại sao TN được xếp vào giai đoạn qúa độ chuyển từ NTCT sang
NTLT?
- Tính trực tiếp thể hiện ở khâu ghi nhớ, tính gián tiếp thể hiện ở khâu tái hiện,
lưu giữ
- Trí nhớ lưu giữ kết quả của nhận thức cảm tính cho nhận thức lí tính
Câu 13. Trong 3 khâu của TN thì khâu nào quan trọng nhất?
- Ghi nhớ
Câu 14. Nhớ lại là: hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác
Câu 15. Nhận lại là: hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại
Câu 16. Hồi tưởng là: hình thức tái hiện cần có sự cố gắng rất nhiều của trí tuệ.
Đây là 1 hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả phụ thuộc việc cá nhân ý thức rõ
ràng, chính xác đến mức não có thể tái hiện
Câu 17. Sự quên là gì?
- Là không làm sống lại được những nội dung đã ghi nhớ trước đây vào 1 thời
điểm cần thiết
Câu 18. Tính trực tiếp và tính gián tiếp của TN được thể hiện trong những khâu
nào của TN?
- Trực tiếp: khâu ghi nhớ
- Gián tiếp: giữ gìn và tái hiện
Câu 19. Kết quả của TN là gì?
- Biểu tượng cấp 1
Câu 20. Ghi nhớ được thực hiện bằng mấy biện pháp?
- Ghi nhớ ý nghĩa
- Ghi nhớ máy móc
Câu 21. Các yếu tố chi phối đến quá trình giữ gìn?

Câu 22. Nguyên nhân quên được xếp vào những nhóm nào?
- Về tâm lí
- Phương pháp học tập
- Về hoàn cảnh bên ngoài
- Về sinh lí
Câu 23. Hãy nêu vai trò của TN?
- Trí nhớ phản ánh quá khứ của cá nhân, nếu không có trí nhớ con người sẽ
không có nhân cách
Câu 24. Để khắc phục hiện tượng quên, anh (chị) cần làm gì?
- Tái hiện tài liệu nhiều lần dưới nhiều hình thức
- Gắn tài liệu với hoạt động hằng ngày
- Tổ chức dạy và học 1 cách khoa học
Câu 25. Lời khuyên “học đi đôi với hành” được dựa trên cơ sở nào
- Ta dễ quên những gì không được sử dụngthường xuyên trong hoạt động hằng
ngày

- CHƯƠNG 4 –
1. Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với
những vật chất, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của họ

2. Xét về mặt nội dung, tình cảm phản ánh đối tượng: mối quan hệ giữa sự
vật, hiện tượng với nhu cầu.

3. Các đặc điểm đặc trưng của tình cảm:


- Tính nhận thức
- Tính chân thực
- Tính ổn định
- Tính đối cực
- Tính xã hội
4. Tính nhận thức trọng tình cảm là: Khi có tình cảm nào đó, con người phải
nhận thức được đối tượng và nguyên nhân gây nên tâm lí, những biểu hiện tình
cảm. Ba yếu tố nhận thức, rung động và thể hiện cảm xúc tạo nên tình cảm.
VD: Điếc không sợ súng (mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, nhận thức là
cái có trước, là cái lý của tình cảm
Chầu sy là bởi vôi nồng, yêu em là bởi má hồng có duyên

5. Mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm:


- Nhận thức là cơ sở, là cái lý của tình cảm, nhận thức là cái có trước
- Tình cảm có sau, là động lực thúc đẩy hành động (Yêu nhau mấy núi cũng lội
mấy đèo cũng qua) hoặc kìm hãm hành động (Khi yêu thì của ấu cũng tròn)
6. Vai trò của tình cảm: Tình cảm là động lực thúc đẩy hành động
7. Trong tình cảm luônc có hai mặt vì: Tình cảm luôn luôn liên quan đến nhu
cầu.
8. Tình cảm được hình thành khi các xúc cảm cùng loại được củng cố nhiều
lần
10. Các quy luật của tình cảm:
- Quy luật thích ứng
- Quy luật tương phản
- Quy luật pha trộn
- Quy luật di chuyển
- Quy luật lây lan
- Quy luật hình thành
11. Quy luật lây lan trong tình cảm: Xúc cảm, tình cảm của con người có thể
lan truyền lây lan từ người này sang người kia.
VD: Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, Vui lây buồn lây
12. Quy luật thích ứng: Hiện tượng tình cảm lặp đi lặp lại nhiều lần một cách
đơn điệu khiến chai dạn tình cảm.
VD: Xa thương gần thường
13. Quy luật di chuyển: Tình cảm thể hiện quá linh động, có khi ta không làm
chủ được tình cảm của mình, tình cảm từ đối tượng này sang đối tượng khác có
liên quan với đối tượng gây nên tình cảm trước đó.
VD: Giận cá chém thớt
14. Quy luật về sự hình thành tình cảm: Xúc cảm là cơ sở của tình cảm. Tình
cảm được hình thành do quá trình tổng hợp và khái quát hóa những xúc cảm
cùng loại
VD: Mưa dầm thấm lâu, Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
15. Quy luật cảm ứng: Sự xuất hiện hay suy yếu đi của một tình cảm này có
thể làm tăng hoặc giảm một một tình cảm khác xảy ra đồng thời hoặc nối tiếp
với nó.
VD: Có mới nới cũ, Ngọt bùi nhớ lúc đắng cay – Qua sông nhớ núi có
ngày nhớ đêm.
16. Quy luật pha trộn: Hai tình cảm đối cực nhau có thể xảy ra cùng một lúc
nhưng không loại trừ nhau mà pha trộn vào nhau.
VD: Vừa giận vừa thương
17. Các mức độ của đời sống tình cảm:
- Màu sắc xúc cảm của cảm giác
VD: Cảm giác về màu xanh da trời gây cho ta xúc cảm nhè nhẹ, lâng
lâng, dễ chịu, màu đỏ gây cho ta cảm xúc rạo rực
- Xúc cảm
VD: Con người có 10 xúc cảm nền tảng: hứng thú, hồi hộp, vui sướng,
ngạc nhiên, đau khổ, căm giận, ghê tởm, khinh bỉ, khiếp sợ, xấu hổ, tội
lỗi.
- Xúc động
VD: Khi chúng ta quá áp lực trong công viêc hay học tập, con người
thường bị stress – căng thẳng về mặt cảm xúc và trí tuệ.
- Tình cảm: bao gồm tình cảm cấp thấp và tình cảm cấp cao
VD: Tình cảm cấp thấp: Khi em bé đói sẽ khóc và được bố mẹ cho ăn
Tình cảm cấp cao: Tính ham hiểu biết, rung cảm với cái đẹp, tình mẹ
con, tinh thần yêu nước.
18. Các loại tình cảm:
- Tình cảm đạo đức
VD: Tình cảm trách nhiệm, lòng yêu nước
- Tình cảm trí tuệ
VD: Lòng say mê với khoa học
- Tình cảm thẩm mĩ
VD: Tình yêu với cái đẹp
20. Phương thức phản ánh của tình cảm chủ yếu dưới dạng rung cảm
21. Tình cảm liên quan đến đối tượng:
- Đối tượng thỏa mãn nhu cầu
- Đối tượng không thỏa mãn nhu cầu
22. Đối tượng phản ánh của tình cảm là: các đối tượng liên quan đến nhu cầu.
27. Ý chí là một phẩm chất nhân cách, ý chí thể hiện năng lực thực hiện những
hành động có mục đích đòi hỏi phải có sự nỗ lực khắc phục khó khăn
28. Đặc điểm của ý chí:
- Ý chí là mặt năng động trong cấu trúc của ý thức
- Ý chí là sức mạnh tinh thần
- Chỉ thể hiện ở sự nỗ lực vượt khó
- Giá trị của ý chí chủ yếu nằm ở mục đích mà nó vươn tới
30. Giá trị chân chính của ý chí thể hiện chủ yếu ở yếu tố mục đích mà hành
động đó vươn đến
31. Ý chí được coi là mặt năng động trong cấu trúc của ý thức là vì:
- Luôn đặt ra mục đích, mục tiêu phấn đấu
- Có sự đấu tranh động cơ
- Lựa chọn phương pháp, biện pháp vượt khó
32. Là một hiện tượng tâm lý, ý chí phản ảnh năng lực thực hiện hành động
có mục đích
33. Các phẩm chất cơ bản của ý chí:
- Tính mục đích
- Tính độc lập
- Tính quyết đoán
- Tính kiên cường
- Tính dũng cảm
- Tính tự kiềm chế, tự chủ
34. Đặc điểm quan trọng nhất của ý chí là: đòi hỏi có sự nỗ lực vượt khó
khăn trở ngại
34. Đấu tranh động cơ là : hai động cơ xuất hiện cùng một thời điểm nhưng
không thể thực hiện cả hai và phải chọn một.
35. Ý chí có quan hệ mật thiết với những hiện tượng tâm lý nào: nhận thức
và tình cảm.
36. Ý chí chủ yếu là sức mạnh của: Tinh thần
Bài tập ví dụ:
a. Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua
- Thể hiện vai trò của tình cảm đối với hành động
b. Anh về để áo lại đây
Để khi em nhớ cầm tay đỡ buồn
- Thể hiện quy luật di chuyển
c. Áo nàng vàng anh về nhớ hoa cúc
Áo nàng xanh anh mến lá sân trường
- Thể hiện quy luật di chuyển
d. Cả giận mất khôn
- Xúc động
e. Có mới nới cũ
- Thể hiện quy luật cảm ứng
f. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén
- Thể hiện quy luật về sự hình thành tình cảm
g. Ngọt bùi nhứo lúc đắng cay
Qua sông nhớ núi, có ngày nhớ đem
- Thể hiện quy luật cảm ứng
h. Yêu nhau tâm trí hao mòn
Yêu nhau đến thác vẫn còn yêu nahu
- Thể hiện tính ổn định
i. Năng mưa thì giếng năng đầy
Anh ănng qua lại thù thầy mẹ thương
- Thể hiện quy luật về sự hình thành tình cảm
k. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
- Thể hiện quy luật lây lan
l. Ghen tuông
- Thể hiện quy luật pha trộn
m. Xa thương gần thường
- Thể hiện quy luật thích ứng
n. Yêu nhau yêu cả đường đi
Ghéc nhau ghét cả tông ti họ hàng
- Thể hiện quy luật di chuyển
z. Điếc không sợ súng
- Thể hiện mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm
w. Trầu cay là bởi vôi nồng
Yêu em là bởi má hồng có duyên
- Thể hiện tính nhận thức
v. Yêu là chết trong lòng một ít
- Thể hiện tính hai mặt
q.Bầm yêu con bầm yêu luôn đồng chí
- Thể hiện quy luật di chuyển

Chương 5
Câu 1. Nhân cách là khái niệm dùng để chỉ mặt tự nhiên hay mặt xã hội?
- Xã hội
Câu 2. Nhân cách được hình thành trong quá trình nào?
- Trong hoạt động và giao tiếp
Câu 3. Nêu các đặc điểm của bản của nhân cách?
- Tính thống nhất: Nhân cách là sự thống nhất của 2 thuộc tính cơ bản đức và tài
tạo nên nhân cách hoàn chỉnh
VD : Nói đi đôi với làm
Học đi đôi với hành
-Nhân cách mang tính ổn định:
Nhân cách là tổ hợp các thuộc tính tâm lí tương đối ổn định tiềm tàng trong
mỗi cá nhân
VD : một người có tính trung thực sẽ thể hiện nét nhân cách này một cách
thường xuyên trong công việc , các mối quan hệ …
" Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời"
" Cái nết đánh chết vẫn còn"
- Tính tích cực của nhân cách
- Tính giao lưu của nhân cách
Câu 33. Hãy kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển nhân
cách?
- Di truyền, giáo dục, hoạt động, giao tiếp, môi trường sống, tự giáo dục
Câu 35. Hay nêu vai trò của các nhân tố ảnh hưởng tới sự hình thành và phát
triển nhân cách?
- Di truyền – tiền đề vật chất
- Giáo dục – chủ đạo
- Hoạt động – con đường trực tiếp
- Giao tiếp – cơ bản
- Môi trường sống - ảnh hưởng lớn
- Tự giáo dục – yếu tố tích cực bên trong

You might also like