You are on page 1of 16

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

GIÁO ÁN

Học phần: Nhập môn tâm lý học

Chương VI: Trí nhớ


GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

BÀI: TRÍ NHỚ

Thời gian: 2 tiết (100 phút)

1. Mục tiêu bài học


1.1. Kiến thức: giúp người học hiểu được khái niệm, vai trò, các quá trình của trí nhớ,
phân loại trí nhớ, sự quên và cách để có trí nhớ tốt.
1.2. Kỹ năng: áp dụng kiến thức để rèn luyện trí nhớ phục vụ cho việc học và công
việc.
1.3. Thái độ: người học coi trọng việc nâng cao trí nhớ và tích cực rèn luyện để có trí
nhớ tốt.
2. Đồ dùng và phương tiện dạy học
Phấn, bảng, máy tính, máy chiếu, hình ảnh trực quan
3. Phương pháp
Thuyết trình, nêu vấn đề, đặt câu hỏi, thảo luận nhóm
4. Nội dung chính
4.1. Khái niệm chung về trí nhớ
4.2. Vai trò của trí nhớ
4.3. Phân loại trí nhớ
4.4. Các quá trình cơ bản của trí nhớ
4.5. Phương pháp rèn luyện trí nhớ
5. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Xuân Thức

- Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nguyễn Quang Uẩn

6. Tiến trình hoạt động

Nội dung chính Hoạt động của giáo viên và sinh viên Thời gian
Con người chúng ta luôn luôn nhận thức thế giới
khách quan và không ngừng cải tạo nó để phục vụ
cho cuộc sống của mình. Để làm được việc này thì
con người phải tích lũy hiểu biết và kinh nghiệm
trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình. Đương nhiên
sẽ có rất nhiều yếu tố để tích lũy những hiểu biết và
kinh nghiệm. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
một trong những yếu tố đó. Trước khi vào bài chúng
ta cùng đọc qua một câu chuyện về một nhân vật có 5 phút
thật trong lịch sử Việt Nam để biết được yếu tố cô
muốn nói đến ở đây là gì.
(Trình bày câu chuyện về cụ Huỳnh Thúc Kháng trên
màn hình)
(?) Vậy sau khi đọc câu chuyện, các bạn đã biết
yếu tố mà ở đầu buổi cô đã nhắc đến là gì chưa?

1
Mời một vài sinh viên trả lời
Giáo viên nhận xét, tổng kết:
 Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu là:
Trí nhớ (Trình bày bằng sơ đồ nội dung của
toàn bài)
- Giới thiệu mục đích, yêu cầu bài học
- Giới thiệu cấu trúc bài học

1. Khái niệm chung về trí


nhớ
1.1. Định nghĩa trí nhớ
(?) Hãy miêu tả một người bạn mà đã một thời
gian rất lâu hai bạn chưa gặp nhau?
Mời một vài sinh viên thực hiện yêu cầu
Giáo viên nhận xét, tổng kết
 Khi được yêu cầu miêu tả về một người bạn
đã lâu không gặp, người bạn ấy không xuất
hiện trực tiếp trước mặt bạn. Người bạn đó
cũng không trực tiếp tác động vào các giác
quan của bạn, những điều bạn đang nói để
miêu tả về người bạn đó chính là những hình
ảnh đã được lưu lại trong đầu. Khi được hỏi,
bạn lập tức huy động toàn bộ những kinh
nghiệm của mình về người bạn ấy và xây
dựng hình ảnh của họ.
Như vậy, để có thể miêu tả được hình ảnh của 20 phút
người bạn đó chính là nhờ trí nhớ.

Trí nhớ là quá trình tâm lí


phản ánh vốn kinh nghiệm
của cá nhân dưới hình thức
biểu tượng bằng cách ghi
nhớ, gìn giữ, nhận lại và nhớ
lại những điều mà con
người đã trải qua.
(?) Hãy lấy thêm một vài ví dụ khác?
Mời một số sinh viên thực hiện yêu cầu
1.2. Đặc điểm của trí nhớ

Trí nhớ có đặc điểm gì?


Trí nhớ có đặc điểm:
- Là một quá trình tâm lý
- Phản ánh kinh nghiệm của con người

2
- Sản phẩm của trí nhớ là biểu tượng

- Là một quá trình tâm lý vì Ví dụ: Bạn gặp một con mèo, quan sát và bắt đầu ghi
nó có sự ghi nhớ, giữ lại nhớ đặc điểm của nó sau đó giữ lại hình ảnh về chú
và tái hiện. mèo trong não bộ, một thời gian sau khi được yêu
cầu miêu tả con mèo bạn bắt đầu tái hiện hình ảnh về
con mèo và miêu tả.

- Phản ánh kinh nghiệm của


con người.
(?) Hãy nhắc lại đối tượng của cảm giác, tri giác,
tư duy và tưởng tượng?
Mời sinh viên trả lời câu hỏi?
Giáo viên nhận xét:
Cảm giác và tri giác phản ánh sự vật hiện tượng của
hiện thực khách quan khi chúng trực tiếp tác động
vào giác quan của ta. Tư duy và tưởng tượng thì phản
ánh cái mới dựa trên cái cũ hoặc chưa từng có. Còn
trí nhớ thì nó phản ánh những sự vật, hiện tượng đã
tác động vào ta ở quá khứ mà không cần có sự tác
động của chúng trong hiện tại. Hay nói cách khác, đó
là những kinh nghiệm của con người.
(?) Lấy một vài ví dụ minh họa cho việc trí nhớ
phản ánh kinh nghiệm của con người?
Mời một vài sinh viên thực hiện yêu câù
Giáo viên nhận xét:
 Nguồn cung cấp tài liệu cho trí nhờ là cảm
giác, tư duy và tưởng tượng
- Sản phẩm của trí nhớ là
biểu tượng.
*Biểu tượng là những hình
ảnh của sự vật, hiện tượng
nảy sinh trong óc chúng ta khi
không có sự tác động trực tiếp
của chúng vào các giác quan
của chúng ta. Biểu tượng
khác với hình ảnh của tri giác,
vì nó phản ánh sự vật hiện
tượng một cách khái quát
hơn. Biểu tượng sẽ không có
nếu không có tri giác.

3
Ví dụ: Khi đi dạo trên phố, chúng ta bắt gặp rất nhiều
ngôi nhà khác nhau, có ngôi nhà màu xanh, vàng,
trắng,… và các chi tiết khác nhau. Những đặc điểm
đó tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta.
Khi những hình ảnh về ngôi nhà đó không còn tác
động đến các giác quan của chúng ta nữa, thì khi
nhắc đến ngôi nhà chúng ta sẽ nhớ đến những đặc
điểm khái quát hơn chẳng hạn như nhà thì có mái,
cửa chính, cửa sổ,… Đó chính là biểu tượng về ngôi
nhà
1.3. Cơ sở sinh lý của trí
nhớ

(?) Hiểu biết của các bạn về việc não bộ chúng ta


có thể nhớ một vấn đề nào đó?
Mời sinh viên trả lời câu hỏi
Giáo viên nhận xét, tổng kết
Là một quá trình phức tạp:
- Học thuyết Paplov: phản
xạ có điều kiện là cơ sở
sinh lý của sự ghi nhớ. Sự
củng cố, bảo vệ đường
liên hệ thần kinh tạm thời
là cơ sở của sự giữ gìn và
tái hiện.
- Theo quan điểm vật lý:
những kích thích để lại
những dấu vết mang tính
chất vật lý. Sự diễn biến
có tính chất lặp lại của
kích thích được thực hiện
dễ dàng trên con đường đã
vạch ra.
- Quan điểm hiện nay:
những kích thích xuất phát
từ nơron hoặc được dẫn
vào những nhánh của
nơron hoặc quay trở lại
thân nơron. Bằng cách đó
những nơron này được nạp
thêm năng lượng => đây là
cơ sở của sự tích lũy dấu
vết.

2. Vai trò của trí nhớ


(?) Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể ghi 5 phút
nhớ? Hãy kể về một lần bạn không thể nhớ được
nội dung mà bạn cần phải nhớ ra tại thời điểm

4
đó?
Mời sinh viên trả lời câu hỏi
Giáo viên nhận xét:
 Qua đó có thể nhận thấy trí nhớ có vai trò vô
cùng quan trọng đối với hoạt động nhận thức,
đời sống, lao động sản suất và sự hình thành
và phát triển nhân cách của con người.
(?) Hãy lấy các ví dụ về vai trò của trí nhớ?
Sinh viên lần lượt trả lời
Giáo viên nhận xét, tổng kết:
 Qua các ví dụ của các bạn chúng ta sẽ khái
quát thành các nội dung như sau về vai trò
- Nhờ có trí nhớ, con người của trí nhớ:
tích lũy vốn kinh nghiệm
và đem những kinh
nghiệm đó vận dụng vào
cuộc sống.
 Giúp con người hoạt
động được, học tập
được và làm điều kiện
để phát triển tâm lý
bình thường.
- Đối với hoạt động nhận
thức, trí nhớ là công cụ
lưu giữ lại kết quả của quá
trình cảm giác và tri giác.
 Phân biệt được cái
mới và cái cũ để có
cách ứng xử thích
hợp.
- Là điều kiện quan trọng để
diễn ra quá trình nhận thức
lý tính (tư duy và tưởng
tượng), trí nhớ cung cấp
tài liệu thu được từ nhận
thức cảm tính cho nhận
thức lý tính một cách
trung thành và đầy đủ.
- Giúp con người tiết kiệm
thời gian và công sức, từ
đó giúp cho các hoạt động
có hiệu quả cao.

5
3. Phân loại trí nhớ
Trí nhớ được chia thành nhiều loại theo các tiêu chí
khác nhau, trong đó có các cách phân chia phổ biến
như sau:

+ Căn cứ vào nội dung phản ánh: trí nhớ vận


động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình ảnh, trí
nhớ từ ngữ - lôgíc.

+ Căn cứ vào tính mục đích của trí nhớ: trí nhớ
không chủ định và trí nhớ có chủ định.

+ Căn cứ theo thời gian củng cố và gìn giữ: trí


nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.

+ Căn cứ theo giác quan chủ đạo: Căn cứ theo


giác quan chủ đạo trong trí nhớ ta có: trí nhớ
bằng mắt, bằng tai, bằng tay...
(?)Để tìm hiểu nội dung của các loại trí nhớ, giáo
viên chia lớp tiến hành thảo luận nhóm.
Yêu cầu: Các nhóm tìm hiểu và trình bày đặc điểm
và ý nghĩa của các loại trí nhớ và cho ví dụ? (tiến
hành thảo luận trong 15 phút)

+ Nhóm 1: Căn cứ vào nội dung phản ánh: trí 25 phút


nhớ vận động, trí nhớ cảm xúc, trí nhớ hình
ảnh, trí nhớ từ ngữ - lôgíc.

+ Nhóm 2: Căn cứ vào tính mục đích của trí


nhớ: trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ
định và căn cứ theo thời gian củng cố và gìn
giữ: trí nhớ ngắn hạn và trí nhớ dài hạn.
Sinh viên tiến hành thảo luận nhóm và trình bày kết
quả
Giáo viên ghi nhận phần trình bày của sinh viên,
nhận xét và tổng kết
3.1. Căn cứ vào nội dung
phản ánh
❖ Trí nhớ vận động
- Phản ánh cử động và hệ
thống cử động.
- Ý nghĩa: cơ sở hình thành
kỹ xảo thực hành và lao
động.
Ví dụ: đánh đàn, tập thể dục dụng cụ, điều khiển máy
móc

❖ Trí nhớ xúc cảm

6
- Phản ánh những rung cảm,
trải nghiệm của con người.
Những rung cảm, trải
nghiệm được giữ lại trong
trí nhớ bộc lộ như là
những tín hiệu hoặc kích
thích hành động, hoặc kìm
hãm hành động mà trước
đây đã gây nên những
rung cảm dương tính hoặc
âm tính.
- Ý nghĩa: giúp con người
có khả năng đồng cảm với
người khác, với các nhân
vật trong tác phẩm văn
học nghệ thuật
Ví dụ: khi nhớ đến một kỉ niệm cảm thấy vui hoặc
thổn thức
❖ Trí nhớ hình ảnh
- Phản ánh những hình ảnh,
biểu tượng thị giác, thính
giác, khứu giác, vị giác
của các sự vật, hiện tượng
đã tác động vào ta trước
đây.
- Ý nghĩa: vai trò khác nhau
đối với mỗi người. Ví dụ
người làm nghề nấu ăn trí
nhớ mùi vị rất quan trọng;
nghệ sĩ thì trí nhớ nghe;
nhìn sẽ quan trọng hơn,
với người mù là một
trường hợp đặc biệt vì các
trí nhớ xúc giác, vị giác,
khứu giác rất quan trọng
vì nó bù trừ cho sự khiếm
thị của mình. Ví dụ: vào một căn phòng, sau đó đèn đột nhiên tắt đi
ta vẫn có thể biết được vị trí các món đồ được đặt ở
đâu
❖ Trí nhớ từ ngữ - logic
- Phản ánh những ý
nghĩ, tư tưởng của con
người. Ý nghĩ, tư
tưởng không thể tồn
tại bên ngoài ngôn
ngữ được vì vậy người
ta gọi loại trí nhớ này
là trí nhớ từ ngữ -
lôgic. Hệ thống tín
7
hiệu thứ hai có vai trò
chính trong loại trí
nhớ này.
- Ý nghĩa: giữ vai trò
chính trong sự lĩnh hội
tri thức của học học
trong quá trình dạy
học.
Ví dụ: Kiến thức về chủ nghĩa Mác – Lênin giúp ta
có thể phân tích được các hiện tượng xảy ra trong đời
sống xã hội
3.2. Căn cứ vào tính mục
đích
❖ Trí nhớ không chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong đó
việc ghi nhớ, gìn giữ và tái
hiện một cái gì đó được
thực hiện không theo mục
đích định trước.
- Ý nghĩa: thu thập những
kinh nghiệm sống trong
quá trình hoạt động
Ví dụ: vô tình học được cách làm bông hoa khi lướt
youtube
❖ Trí nhớ có chủ định
- Là loại trí nhớ mà trong đó
việc ghi nhớ, gìn giữ và tái
hiện một cái gì đó được
thực hiện theo mục đích
định trước.
- Ý nghĩa: đóng vai trò to
lớn trong quá trình tiếp thu
tri thức cũng như trong
các hoạt động của con
người.
Ví dụ: lập dàn ý cho bài học để nhớ lâu hơn
3.3. Căn cứ theo thời gian
củng cố và gìn giữ
❖ Trí nhớ ngắn hạn
- Là loại trí nhớ mà sự ghi
nhớ, giữ gìn và tái hiện
diễn ra ngắn ngủi
- Ý nghĩa: có nghĩa nghĩa
trong việc tiếp thu kinh
nghiệm, là cơ sở của trí
nhớ dài hạn. Ví dụ: người ta có thể dễ dàng nhớ 6 con số cần thiết
8
để quay máy điện thoại, nhưng sau khi gọi xong và
không có ý định sử dụng lại nữa, thì sau đó không
thể nào nhớ lại được con số đó.
❖ Trí nhớ dài hạn
- Là loại trí nhớ mà sự ghi
nhớ, giữ gìn, tái hiện được
kéo dài sau nhiều lần củng
cố, thông tin được giữ lại
dài lâu trong trí nhớ.
- Ý nghĩa: tích lũy tri thức.
Ví dụ: nhớ được thủ đô của Việt Nam là Hà Nội, nhớ
được các phím đàn chơi piano.
3.4. Trí nhớ bằng mắt,
bằng tai, bằng tay, bằng
mũi,…
Mỗi người chúng ta thường
thiên về việc sử dụng một loại
giác quan nào đó là chính
trong quá trình ghi nhớ, gìn
giữ và tái hiện (bằng mắt,
bằng tai, bằng tay...).

4. Các quá trình cơ bản


của trí nhớ
(?) Các bạn hãy chia sẻ về quá trình các bạn học
tài liệu ôn thi và lúc thi chính thức và sau khi thi?
Mời sinh viên thực hiện yêu cầu
Giáo viên nhận xét, tổng kết:
 Trí nhớ của con người là một hoạt động phức
tạp và bao gồm nhiều quá trình khác nhau,
giữa chúng có mối quan hệ qua lại, các quá
trình đó là:
- Quá trình ghi nhớ 30 phút
- Quá trình gìn giữ
- Quá trình tái hiện
- Sự quên

4.1. Quá trình ghi nhớ


Ví dụ:
- Giáo viên đưa ra một hình ảnh yêu cầu sinh
viên quan sát các hình ảnh xuất hiện trong
bức tranh.
 Như vậy, chúng ta đã có những ấn tượng về
9
bức hình chúng ta đang tri giác. Đây chính là
giai đoạn đầu tiên của trí nhớ.

- Ghi nhớ là quá trình hình


thành dấu vết "ấn tượng"
của đối tượng mà ta đang
tri giác. Ví dụ: Trong 2 trường hợp sau trường hợp nào có đặt
mục tiêu để ghi nhớ:

+ TH1: Bạn đi trên đường đến trường và nhìn thấy


một cửa hàng quần áo bày trí đẹp, bạn nhớ vị trí
của nó và lần sau ghé lại

+ TH2: Nghe thầy cô giảng bài ở lớp, bạn cố gắng


ghi nhớ những kiến thức đó.
Sinh viên trả lời câu hỏi
Giáo viên nhận xét, tổng kết:
 Từ ví dụ trên chúng ta thấy rằng, ghi nhớ có
hai loại và dựa trên mục đích để phân loại
chúng. Đó là ghi nhớ không chủ định và có
chủ định

- Căn cứ vào mục đích của


việc ghi nhớ có thể chia
thành hai loại là: ghi nhớ
không chủ định và ghi nhớ
có chủ định
a. Ghi nhớ không chủ định
- Không đặt ra mục đích khi
ghi nhớ
- Không đòi hỏi nỗ lực ý chí
- Không dùng một biện
pháp, thủ thuật nào để ghi
nhớ
- Tài liệu được ghi nhớ một
cách tự nhiên
b. Ghi nhớ có chủ định
- Phải đặt ra mục đích ghi
nhớ từ trước
- Đòi hỏi một sự nỗ lực ý
chí nhất định
- Có thủ thuật và các biện
pháp ghi nhớ.
Ví dụ: Giáo viên đưa ra một bức ảnh trên đó có hình

10
ảnh các con vật và vị trí của chúng. Yêu cầu sinh
viên quan sát bức tranh và trả lời câu hỏi:
(?) Bạn sẽ dùng cách nào để ghi nhớ vị trí của con
vật?
Sinh viên trả lời
Giáo viên nhận xét và tổng kết:
Chúng ta có nhiều cách để có thể ghi nhớ một sự vật
hiện tượng. Có người sẽ lặp đi lặp lại vị trí của các
con vật ví dụ A:1 là con chó,…. Cho đến hết. Nhưng
lại có người sẽ nhóm chúng lại theo môi trường sống
để ghi nhớ chẳng hạn. Vậy, chúng ta có 2 cách ghi
nhớ chủ định đó là máy móc và ý nghĩa.
- Có 2 cách ghi nhớ chủ
định:

+ Ghi nhớ máy móc: lặp


đi lặp lại tài liệu nhiều
lần một cách đơn giản,
học vẹt là một biểu hiện
điển hình

+ Ghi nhớ có ý nghĩa: ghi


nhớ dựa trên sự thông
hiểu bản chất của nó.
4.2. Quá trình giữ gìn
(?) Giữ gìn là gì?
Sinh viên trả lời
Giáo viên nhận xét và tổng kết:
Giữ gìn chính là giữ cho được lâu và để chống nó bị
tổn hại và quá trình giữ gìn trong trí nhớ cũng chính
là việc mà chúng ta bảo quản những kinh nghiệm
trong đầu được lâu và không bị khuyết đi. Hay nói
cách khác chính là thường xuyên củng cố nó để
những kinh nghiệm đó trở nên bền vững.

- Là quá trình củng cố vững


chắc những dấu vết hình
thành trên vỏ não trong
quá trình ghi nhớ.
- Có 2 hình thức giữ gìn:

+ Giữ gìn tiêu cực: giữ gìn


dựa trên sự lặp lại nhiều
lần một cách giản đơn tài Ví dụ: Cầm tài liệu đọc đi đọc lại để củng cố nội
liệu dung học

11
+ Giữ gìn tích cực: giữ gìn
bằng cách tái hiện trong
óc tài liệu đã ghi nhớ mà
không cần phải tri giác Ví dụ: Tái hiện lại hình ảnh thầy (cô) đang giảng bài
tài liệu đó. và nhớ được những nội dung kiến thức đã được
truyền đạt.

4.3. Quá trình tái hiện


Giáo viên cung cấp kiến thức

- Đây là kết quả của quá


trình ghi nhớ và gìn giữ.
Là quá trình làm sống lại
những nội dung đã ghi nhớ
và giữ gìn.
- Có 2 dạng tái hiện

+ Nhận lại: nhớ lại đối


tượng trong điều kiện
tri giác lại đối tượng.

+ Nhớ lại: là khả năng


làm sống lại những
hình ảnh của đối tượng
mà không cần sự tri
giác lại đối tượng đó.
(?) Sinh viên cho ví dụ?
Mời sinh viên cho ví dụ
(?) Theo các bạn, giữa nhận lại và nhớ lại thì cái
nào là biểu hiện cao của trí nhớ tốt? Vì sao?
Sinh viên trả lời
Giáo viên nhận xét và tổng kết:
 Nhớ lại là biểu hiện cao của trí nhớ tốt, là khả
năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật
hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây mà
không cần dựa vào sự tri giác lại những đối
tượng đã gây nên hình ảnh đó.
 Ngoài ra thì nhận lại và nhớ lại đều có thể
không chủ định hoặc chủ định. Khi nhớ lại có
chủ định đòi hỏi phải có sự khắc phục những
khó khăn nhất định, phải có sự nỗ lực ý chí
thì gọi là sự hồi tưởng. Khi nhớ lại các hình
ảnh cũ được khu trú trong không gian và thời
gian thì gọi là hồi ức.

12
4.4. Sự quên
Trí nhớ của chúng ta không lưu trữ mãi mãi và bền
vững như lúc đầu được mà chúng ta sẽ có lúc không
thể tái hiện nó trong thời điểm cần những cái thông
tin mà chúng ta đã ghi nhớ.
 Đó gọi là sự quên

- Quên là không tái hiện


được nội dung đã ghi nhớ
trước đây vào thời điểm
nhất định.
- Các mức độ: quên hoàn
toàn (không nhớ, không
nhận lại được), quên cục
bộ (không nhớ lại, nhưng
nhận lại được).
- Hiện tượng quên tạm thời:
trong thời gian dài không
thể nhớ nhưng trong một
lúc nào đó đột nhiên nó lại
=> sự nhớ.
- Nguyên nhân sự quên: do
các quy luật ức chế hoạt
động thần kinh trong quá
trình ghi nhớ, sự vật hiện
tượng cần ghi nhớ không
được gắn vào hoạt động
hằng ngày, không phù hợp
với nhu cầu, hứng thú, sở
thích cá nhân hoặc ít có ý
nghĩa thực tiễn với cá
nhân.
- Quy luật của sự quên:

+ Theo trình tự: quên chi


tiết trước ý chính quên
sau.

+ Diễn ra không đồng đều:


ở giai đoạn đầu tốc độ
lớn, sau đó giảm dần.

5. Rèn luyện trí nhớ tốt


(?) Hãy nêu các phương pháp giúp các bạn có trí
nhớ tốt? 10 phút

Yêu cầu: mỗi sinh viên nêu ít nhất một phương

13
pháp.
Sinh viên thực hiện yêu cầu
Giáo viên nhận xét, tổng kết:
 Có nhiều cách để có thể giúp chúng ta có trí
nhớ tốt, cùng khái quát lại một số phương
pháp:
5.1. Các phương pháp rèn
luyện trí nhớ
- Tập trung khi ghi nhớ, tạo
hứng thú với tài liệu ghi
nhớ, có ý thức được tầm
quan trọng của tài liệu và
xác định tâm thế ghi nhớ lâu
dài.
- Lựa chọn, phối hợp các loại
ghi nhớ hợp lý, phù hợp với
tính chất, nội dung của tài
liệu.
- Phát hiện những đơn vị
logic cấu tạo tài liệu bằng
cách lập dàn bài => điểm
tựa để củng cố.
- Phối hợp nhiều giác quan để
ghi nhớ, gắn tài liệu ghi nhớ
với vốn kinh nghiệm của
bản thân.
- Thuật lại cho ai đó nghe sẽ
giúp nhớ lâu hơn.
- Ôn ngay sau khi học được
một nội dung nào đó “học
bài nào xào bài đó”.
- Thời gian học tập và nghỉ
ngơi hợp lý
- Sắp xếp dữ liệu cần nhớ
thành nhóm theo kiến thức
hoặc kinh nghiệm cá nhân
=> phương pháp lập nhóm.
 Thực chất, trí nhớ là một quá trình lặp đi lặp
lại, việc rèn luyện khả năng nhớ là một điề
không khó, nó bắt nguồn từ những thói quen
hằng ngày của chúng ta. Chúng ta có thể bắt
đầu từ những cách đơn giản nhất như: khi đọc
xong một bài học ta gấp sách lại và thử xem
ta nhớ được bao nhiêu phần. Vài tiếng sau thử

14
diễn đạt lại xem còn được bao nhiêu. Cứ như
vậy, dần dần có thể cải thiện khả năng ghi
nhớ của mình.
5.2. Hồi tưởng cái đã
quên
- Quên không phải mất tất cả,
cố gắng sẽ hồi tưởng được.
- Cần kiên trì hồi tưởng, khi
hồi tưởng sai nên tìm ra
biện pháp hồi tưởng mới.
- Đối chiếu so sánh với hồi
ức có liên quan trực tiếp với
nội dung tài liệu cần nhớ
lại.
- Cần sử dụng sự kiểm tra của
tư duy, tưởng tượng về quá
trình hồi tưởng và kết quả
hồi tưởng.
- Có thể sự liên tưởng để hồi
tưởng.

Tổng kết củng cố - Giáo viên hệ thống lại kiến thức


5 phút
- Cho bài tập củng cố

 Kết luận sư phạm


Coi trọng tầm quan trọng của
việc nâng cao trí nhớ cho sinh
viên:
- Muốn nâng cao trí nhớ cần
gắn nội dung bài học với
thực tiễn cuộc sống.
- Thường xuyên gợi lại kiến
thức để sinh viên tái hiện lại
kiến thức.

15

You might also like