You are on page 1of 8

MỤC LỤC

I. MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1

II. NỘI DUNG .....................................................................................................1

1. Một số khái niệm .............................................................................................1

2. Các quy luật cơ bản của tri giác......................................................................1

2.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác .......................................................1

2.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác ........................................................2

2.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác ......................................................2

2.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác...........................................................3

2.5 Quy luật tổng giác........................................................................................4

2.6 Ảo giác..........................................................................................................4

III. KẾT LUẬN....................................................................................................6

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................6

0
I. MỞ ĐẦU.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn tương tác với những sự vật,
hiện tượng khác nhau. Mỗi sự vật, hiện tượng bằng các thuộc tính của mình như
màu sắc, âm thanh, hình dáng, khối lượng, tính chất…tác động vào nhận thức, từ đó
đầu óc của chúng ta có được hình ảnh về các thuộc tính của sự vật, hiện tượng. Quá
trình tổ chức sắp xếp, lý giải và xác định ý nghĩa của hình ảnh về sự vật hiện tượng
đó chính là tri giác. Tri giác ở người diễn ra theo những quy luật nhất định. Những
quy luật này đều có ứng dụng quan trọng đối với các hoạt động hằng ngày như sinh
hoạt và công tác, đặc biệt trong công tác giáo dục và dạy học. Để thấy rõ được bản
chất và ứng dụng của những quy luật đó, em xin chọn đề tài "Phân tích các quy luật
cơ bản của tri giác. Ví dụ minh họa cho mỗi quy luật.".
II. NỘI DUNG.
1. Một số khái niệm
– Quy luật là mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại giữa các sự vật,
hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc
tính của của các sự vật cũng như giữa các thuộc tính của cùng một sự vật, hiện
tượng.
– Tri giác là quá trình tâm lí phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài
của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động đến các giác quan của chúng ta.
2. Các quy luật cơ bản của tri giác
2.1 Quy luật về tính đối tượng của tri giác
– Tính đối tượng của tri giác là hình ảnh trực quan mà tri giác đem lại bao giờ cũng
thuộc về một sự vật, hiện tượng nhất định nào đó của thế giới bên ngoài.
– Tính đối tượng tri giác nói lên sự phản ánh hiện thực khách quan chân thực của tri
giác và nó được hình thành do sự tác động của sự vật hiện tượng xung quanh vào
giác quan con người trong hoạt động vì những nhiệm vụ thực tiễn.
– Hình ảnh trực quan của tri giác:
+ Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan.
+ Đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: Ta có thể tri giác được chiếc tàu hỏa nhờ nghe tiếng còi và tiếng đường ray
của nó.
– Tính đối tượng của tri giác có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho hành
vi và hoạt động của con người.

1
Ví dụ : Những người họa sĩ có thể tri giác bức tranh tốt hơn so với chúng ta, họ có
thể dễ dàng nhận biết thể loại tranh cũng như ý nghĩa của nó.
– Ứng dụng: .
+ Dựa trên những hình ảnh về đặc điểm mà sự vật hiện tượng thông qua các giác
quan khó có thể đem lại tri giác một cách đầy đủ, trọn vẹn.
+ Chỉ dựa trên hiểu biết vốn kinh nghiệm của bản thân mà vội vàng đưa ra kết luận
rất dễ dàng mắc sai lầm thiếu chính xác trong quyết định.
+ Cần xác định rõ tri giác mà hành động mình hướng tới.
+ Tìm ra phương án phản ánh nhiều nhất để phản ánh chân thật đối tượng.
2.2 Quy luật về tính lựa chọn của tri giác
– Tri giác của người ta không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật hiện tượng đa
dạng đang tác động, mà chỉ tách đối tượng ra khỏi bối cảnh ( tách vật nào đó ra khỏi
các vật xung quanh). Điều này nói lên tính tích cực của tri giác.
Ví dụ: Trong một sự kiện ca nhạc, khi ta tri giác vào người ca sĩ trên sân khấu thì
người ca sĩ trở thành đối tượng tri giác của chúng ta, tất cả những sự vật xung quanh
người ca sĩ ( đèn điện, dụng cụ trang trí, camera, ...) đều trở thành bối cảnh của sự
tri giác.
– Sự lựa chọn tri giác không có tính cất cố định, vai trò của đối tượng và bối cảnh
có thể thay đổi cho nhau.
– Tính lựa chọn của tri giác phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan (hứng thú,nhu cầu,
tâm thế... của cá nhân) và khách quan (đặc điểm của vật kích thích, ngôn ngữ của
người khác, đặc điểm của hoàn cảnh tri giác...).
Ví dụ: Những bức tranh sơn dầu của họa sĩ Oleg Shuplyak. Nếu chỉ nhìn thoáng
qua, tacó thể chỉ thấy những bức tranh của ông rất bình thường như bao bức tranh
khác, tuy nhiên nếu để ý kĩ, ta sẽ nhận thấy còn những lớp tranh khác ẩn chứa phía
sau.
– Ứng dụng :
+ Kiến trúc, trang trí.
+ Ngụy trang trong quân đội.
+ Trong giảng dạy.
Ví dụ: Trong sách giáo khoa, những định nghĩa hay quy luật thường được in
nghiêng và những công thức quan trọng thường được đóng khung.

2
– Trong cuộc sống thái độ của chúng ta đối với sự vật hiện tượng xung quanh bị chi
phối rất nhiều bởi sự lựa chọn của ta khi tri giác. Vì vậy, cần tập cho mình sự lựa
chọn đúng đắn để có thể nhận thức đầy đủ, chân thực và khách quan về thế giới.
2.3 Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác
– Khi tri giác một sự vật hiện tượng nào đó ta có khả năng gọi tên được sự vật
hiện tượng đó trong đầu, và xếp sự vật hiện tượng đó vào một nhóm, một lớp các
sự vật hiện tượng nhất định để tạo ra hình ảnh trọn vẹn về sự vật và hiện tượng.
Ví dụ: Khi tri giác thuốc , ta có thể gọi tên của nó là "thuốc" và những đặc điểm
như có nhiều hình dạng, màu sắc, có vị đắng hay ngọt và có tác dụng chữa bệnh.
– Ngay cả khi tri giác sự vật không quen thuộc, chúng ta cũng cố thu nhận trong
nó một sự giống nhau nào đó vơí những đối tượng mà mình đã biết, xếp nó vào một
nhóm phạm trù nào đó.
Ví dụ: Khi tri giác một con chim lạ, ta sẽ xếp chung nó vào nhóm các loài chim.
– Tính ý nghĩa của tri giác có quan hệ chặt chẽ với tính trọn vẹn vì tri giác càng đầy
đủ các thuộc tính, các bộ phận của sự vật, hiện tượng thì việc gọi tên hoặc chỉ ra
công dụng, ý nghĩa của sự vật, hiện tượng càng đầy đủ, cụ thể, chính xác.
– Tính ý nghĩa của tri giác phụ thuộc vào:
+ Vốn hiểu biết của chủ thể.
+ Kinh nghiệm của cá nhân.
+ Khả năng ngôn ngữ.
+ Khẳ năng tư duy của chủ thể.
– Ứng dụng:
+ Quảng cáo.
+ Nghệ thuật.
+ Tùy thuộc vào đặc điểm của nhóm khách hàng mà đưa những sản phẩm phù hợp.
2.4 Quy luật về tính ổn định của tri giác
– Tính ổn định của tri giác là khả năng phản ánh sự vật, hiện tượng một cách không
thay đổi khi điều kiện tri giác thay đổi.
– Tính ổn định của tri giác phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Cấu trúc của sự vật hiện tượng tương đối ổn định trong một thời gian, thời điểm
nhất định.
+ Khả năng bù trù của hệ thống tri giác hay cơ chế tự điều chỉnh của hệ thần kinh
dựa trên mỗi liên hệ ngược.
3
+ Vốn kinh nghiệm đã có về đối tượng.
Ví dụ: Ta đã tri giác con voi và con hươu , nhìn ra đã thấy con voi to hơn con hươu.
Dù sau đó, ta tri giác con voi ở đằng xa, ta thấy con voi nhỏ hơn con hươu đứng ở
trước mặt ta, ta vẫn biết con voi to hơn con hươu.
Ví dụ: Nhận ra người quen qua giọng nói hay ngoại hình, tính cách mà không cần
phải nhìn trực tiếp.
– Tính ổn định của tri giác không phải bẩm sinh mà được hình thành trong hoạt
động với đồ vật và là một điều kiện cần để định hướng trong đời sống và trong hoạt
động của con người giữa thế giới đa dạng và biến đổi vô tận này.
Ví dụ: Khi mất điện, ta vẫn có thể tìm được những đồ vật ta cần.
– Ứng dụng :
+ Trong cuộc sống thực tiễn, nhận dạng người thân quen qua ngoại hình, lời nói,
tính cách,...
+ Trong hoạt động quản lý, các nhà quản lý, lãnh đạo ít bị tác động bởi môi trường
xung quanh, có cái nhìn bao quát, toàn diện.
+ Trong dạy học, giáo viên cần truyền đạt kiến thức một cách chính xác và khoa
học để học sinh có thể nắm vững kiến thức và không bị bối rối khi tiếp thu những
cái mới.
2.5 Quy luật tổng giác
– Ngoài bản thân những kích thích gây ra nó, tri giác của con người còn bị quy
định bởi một loạt các nhân tố nằm trong bản thân chủ thể tri giác (thái độ, nhu cầu,
hứng thú, sở thích, tình cảm, mục đích, động cơ,…).
Ví dụ: Khi đang buồn bực, con người sẽ thấy mọi thứ trở nên khó chịu, kể cả
những thứ làm bản thân thích.
– Sự phụ thuộc của tri giác vào nội dung của đời sống tâm lý con người, vào đặc
điểm nhân cách của họ gọi là hiện thực tổng giác.Điều này chứng tỏ ta có thể điều
khiển được tri giác.
Ví dụ: "Thương nhau củ ấu cũng tròn,
Ghét nhau thì quả bồ hòn cũng vuông."
– Ứng dụng:
+ Trong dạy học và giáo dục cần phải tính đế hiểu biết và kinh nghiệm của học
sinh, xu hướng, hứng thú và tâm thế của họ ... đồng thời việc cung cấp tri thức,

4
kinh nghiệm, giáo dục niềm tin, nhu cầu cho các em tri giác hiện thực tinh tế, nhạy
bén hơn.
Ví dụ: Học sinh A không thích và không học tốt hóa. Mỗi khi học hóa học sinh A
lại thấy khó dù bài có thực sự khó hay không.
+ Trong giao tiếp: hình dáng, phong cách, nét mặt, ánh mắt, cách trang điểm, quần
áo, lời nói, nụ cười,... ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tri giác, những hiểu biết về trình
độ văn hóa, nhân cách, tình cảm cho nhau.
2.6 Ảo giác
– Ảo giác là tri giác không đúng, bị sai lệch. Những hiện tượng này tuy không
nhiều, song nó có tính quy luật.
– Nguyên nhân của ảo giác:
+ Nguyên nhân khách quan:
 Do thiếu sự tương phản và sự xóa nhòa giữa vật và nền.
Ví dụ : Trong chiến tranh xưa, để ngụy trang khỏi máy bay trinh sát của
địch, người lính đã dùng những cành lá buộc vào ba lô khoác trên vai để
quân địch khó phân biệt được khi hành quân trong rừng.
 Do hiệu ứng khuếch tán, nghĩa là vật sáng to hơn vật tối mặc dù chúng bằng
nhau.
+ Nguyên nhân chủ quan: không hiểu được ý nghĩa về hình ảnh mà mình cần tri
giác.
– Nếu kinh nghiệm, tri thức của con người hay cá nhân càng sâu rộng thì sự ảo ảnh
càng hạn chế.
– Bên cạnh đó, thì ảo giác còn gây ra hoang tưởng, mơ mộng về một việc mà biết
chắc không có thật, phản ánh không đúng, sai lệch về bản chất bên trong của sự
vật, hiện tượng.
Ví dụ: Khi ta đi ngoài trời nắng lâu, ta cảm thấy nóng và khát nước dẫn đến ảo ảnh
có một vũng nước xa xa phia trước.
– Ứng dụng:
+ Kiến trúc, hội họa, trang trí, thiết kế trang phục.
Ví dụ: Người thấp mặc áo kẻ dọc sẽ tạo cảm giác cao hơn; người cao, ốm thì nên
mặc áo kẻ ngang.

5
+ Trong giảng dạy, để tránh học sinh mơ hồ, nhầm lẫn về kiến thức mình được học,
giáo viên cần thiết kế bài giảng rõ ràng, dễ hiểu; giảng chuyên sâu, nhấn mạnh
những điểm quan trọng trong bài giảng.
III. KẾT LUẬN.
Tóm lại, tri giác có rất nhiều quy luật. Trong đó các quy luật đều có quan hệ
chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau và góp phần làm nguyên liệu cho các hoạt
động nhận thức cao hơn. Qua từng ứng dụng riêng mà ta thấy được tầm quan trọng
của các quy luật cơ bản của tri giác trong hoạt động cuộc sống hằng ngày, đặc biệt
kể trong công tác sư phạm. Vì vậy, trong quá trình dạy học và giáo dục chúng ta
cần vận dụng các quy luật cơ bản của tri giác một cách tích cực để nâng cao hiệu
quả dạy học và giáo dục.
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình Tâm lý học đại cương (2008), Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), NXB
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
2. Giáo trình Tâm lý học đại cương (2012), Đặng Thanh Nga (chủ biên), NXB
Công an nhân dân, Hà Nội.

6
7

You might also like