You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH




TÀI LIỆU HỌC PHẦN

(BẬC ĐẠI HỌC)

NHẬP MÔN

TÂM LÝ HỌC

GV phụ trách: PGS.TS NGUYỄN QUỐC ANH

TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2024


Lớp học phần: 24D1BUS50326446

Nhóm 1:
STT Họ và tên MSSV

1 Phạm Tuyết Trinh 31231025457

2 Lã An Hoà 31231024629

3 Nguyễn Hoàng Nhật Khang 31231021344

4 Đỗ Thảo Ly 31231025680

5 Nguyễn Thị Nguyệt 31231027935

6 Võ Thị Quỳnh Như 31231024642

7 Nguyễn Khắc Thành 31231027623

8 Lâm Thị Quỳnh Trang 31231027756

9 Nguyễn Lê Ngọc Tú 31231025596

1
Mục lục
Chương 1: Mở đầu............................................................................................................3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quá trình nhận thức............................................................3
1. Bản chất của tâm lý người................................................................................................3
1.1. Khái niệm “Tâm lý người”............................................................................................................3
1.2. Nguồn gốc và dấu ấn của tâm lý người..........................................................................................3
1.3. Phân loại hiện tượng tâm lý...........................................................................................................4

2. Cảm giác...........................................................................................................................4
2.1. Khái niệm “Cảm giác”...................................................................................................................4
2.2. Đặc điểm của cảm giác..................................................................................................................4
2.3. Phân loại cảm giác.........................................................................................................................4
2.4. Quy luật của cảm giác....................................................................................................................4

3. Tri giác..............................................................................................................................5
3.1. Khái niệm “ Tri giác”.....................................................................................................................5
3.2. Các quy luật của tri giác.................................................................................................................5

4. Học tập..............................................................................................................................5
4.1. Tính chất của học tập.....................................................................................................................5
4.2. Các lý thuyết tâm lý về học tập......................................................................................................5
4.3. Hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập.............................................................................................6

5. Trí nhớ..............................................................................................................................7
5.1. Khái niệm “ Trí nhớ”.....................................................................................................................7
5.2. Vai trò............................................................................................................................................7
5.3. Phân loại........................................................................................................................................7
5.4. Các giai đoạn của trí nhớ...............................................................................................................7
5.5. Sự quên..........................................................................................................................................7
5.6. Các phương pháp luyện trí nhớ......................................................................................................7

Chương 3: Phân tích và nhận định Tình huống................................................................7


Chương 4: Kết luận...........................................................................................................8

2
ĐỀ CƯƠNG THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI : HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ TÂM TRÍi

Chương 1: Mở đầu
- Nêu những ví dụ/ tình huống liên quan đến quá trình nhận thức
- Giới thiệu sơ về các phần của nội dung chính.

Đặt câu hỏi: “Điều gì khiến chúng ta nhận thức được thế giới xung quanh? Làm thế
nào mà một đứa trẻ sơ sinh, chỉ vài tháng tuổi, có thể nhận biết được khuôn mặt mẹ,
phân biệt được âm thanh của tiếng nói quen thuộc và bắt đầu khám phá thế giới xung
quanh?”

William James, một nhà tâm lý học người Mỹ, cho rằng: 'Quá trình nhận thức là một
quá trình chủ động, trong đó con người không chỉ tiếp nhận thông tin mà còn tích cực
giải thích và xây dựng ý nghĩa cho thông tin đó’

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về quá trình nhận thức


5 mục chính

1. Bản chất của tâm lý người


1.1. Khái niệm “Tâm lý người”
1.2. Nguồn gốc và dấu ấn của tâm lý người
- Nguồn gốc xã hội: Ví dụ : Câu chuyện về cô bé Genie – cô bé bị cha
mẹ của mình nhốt trong một căn phòng và hậu quả là 13 tuổi cô bé
vẫn không thể giao tiếp hay có hành vi bình thường như bạn cùng lứa
vì thoát ly khỏi các mối quan hệ xã hội.
- Tính lịch sử: Ví dụ liên quan đến kinh tế: Sự sụp đổ của Bức tường
Berlin đánh dấu một bước ngoặt lịch sử quan trọng tác động mạnh mẽ
đến tâm lý, hành vi tiêu dùng của người dân trên toàn cầu. Sự sụp đổ
của hệ thống kinh tế kế hoạch hóa tập trung ở các nước Đông Âu ->
Người dân tự do mua hàng hoá, háo hưc mua sắm những sản phẩm
mới mẻ. Tại Đông Đức, sau khi Bức tường Berlin sụp đổ, người dân
đổ xô mua sắm các mặt hàng tiêu dùng từ Tây Đức như xe hơi, tivi,
máy giặt,... ( Lý thuyết tâm lý tiêu dùng -Consumer Psychology
Theory)

1.3. Phân loại hiện tượng tâm lý


- Quá trình tâm lý: Nhận thức – Cảm xúc– Ý chí và Hành động ý chí.
- Trạng thái tâm lý
- Thuộc tính tâm lý

3
2. Cảm giác
2.1. Khái niệm “Cảm giác”
2.2. Đặc điểm của cảm giác
2.3. Phân loại cảm giác
2 nhóm:
- Cảm giác bên ngoài
- Cảm giác bên trong

2.4. Quy luật của cảm giác


- Quy luật về ngưỡng cảm giác. Ví dụ: Ngưỡng phía dưới của thị giác ở
người là sóng ánh sáng có bước sóng 390µm, còn ngưỡng phía trên là
780µm. Ngoài hai giới hạn trên là những tia cực tím (tử ngoại) và cực
đỏ (hồng ngoại) mà mắt người không nhìn thấy được.
- Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: Ví dụ : Từ chỗ sáng bước vào
chỗ tối (cường độ kích thích của ánh sáng giảm), nhờ có hiện tượng
tăng độ nhạy cảm của thị giác, nên mặc dù lúc đầu ta không thấy gì
nhưng dần dần thì thấy rõ (thích ứng). Ngược lại, từ chỗ tối bước ra
chỗ sáng (cường độ kích thích của ánh sáng tăng), nhờ có hiện tượng
giảm độ nhạy cảm của thị giác, nên mặc dù lúc đầu ta bị “lóa mắt”
không nhìn rõ, nhưng sau một lúc thì thấy rõ “thích ứng”
- Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác. Ví dụ: Tờ giấy
trắng đặt trên nền đen tạo cho ta cảm giác “trắng hơn” tờ giấy trắng
đặt trên nề xám (tương phản đồng thời). Hoặc sau một kích thích lạnh
thì một kích thích ấm sẽ có vẻ nóng hơn (tương phản nối tiếp).

3. Tri giác
3.1. Khái niệm “ Tri giác”
3.2. Các quy luật của tri giác
- Quy luật về tính đối tượng
- Quy luật về tính lựa chọn của tri giác . Ví dụ: Thí nghiệm
Stroop:người tham gia được yêu cầu đọc tên màu của các từ được viết
bằng màu khác như "XANH" được viết bằng màu đỏ. Kết quả cho
thấy là người tham gia thường gặp khó khăn hơn khi đọc tên màu khi
nó khác với màu mực in. Điều này là do não bộ có xu hướng tập trung
vào màu sắc của từ (mực in) hơn là tên của từ (màu sắc được chỉ
định).
- Quy luật về tính có ý nghĩa của tri giác. Ví dụ: Khi nhìn thấy một đám
mây, một người bình thường có thể chỉ đơn giản nhận ra đó là một
đám mây trắng. Tuy nhiên, một họa sĩ có thể nhìn thấy trong đám mây
đó hình ảnh một con vật, một khuôn mặt hoặc một cảnh quan nào đó
và mỗi người có thể nhìn thấy một hay nhiều hình ảnh khác nhau.

4
- Quy luật về tính ổn định của tri giác

- Quy luật tổng giác. Ví dụ: Khi nhìn vào một bức tranh/ nghe một bản
nhạc chúng ta không chỉ nhìn thấy các mảng màu riêng lẻ mà còn cảm
nhận được ý nghĩa và thông điệp mà bức tranh muốn truyền tải.
- Ảo giác . Ví dụ: Khi ở trong môi trường đơn điệu, thiếu kích thích thị
giác và thính giác, não bộ có thể bắt đầu tạo ra những ảo giác để giải
trí hoặc để bù đắp cho sự thiếu hụt thông tin, khi lái xe đường dài, bạn
có thể nhìn thấy những ảo ảnh trên mặt đường.

4. Học tập
4.1. Tính chất của học tập
4.2. Các lý thuyết tâm lý về học tập
- Thuyết hành vi
+ Sơ lược về các thuyết
 Thuyết phản xạ có điều kiện của Pavlov
 Thuyết liên hệ của Thorndike
 Thuyết hành vi cổ điển của Watson
 Thuyết hành vi tạo tác của Skinner
+ Ví dụ: Những khuyến nghị của Skinner: Sử dụng hiệu quả thời
gian giảng dạy và sắp xếp các hoạt động củng cố hợp lý

(1) Giáo viên trình bày tài liệu theo từng bước nhỏ;

(2) Học sinh tích cực phản hồi thay vì lắng nghe một cách thụ
động;

(3) Giáo viên đưa ra phản hồi một cách trung gian sau phản hồi
của học sinh;

(4) Học sinh chuyển qua tài liệu theo tốc độ của riêng họ.

- Thuyết phát triển nhận thức Jean Piaget (1896 – 1980)


Bốn giai đoạn phát triển nhận thức:
1. Cảm giác vận động: 0-2 tuổi
2. Tiền thao tác: 2-7 tuổi
3. Thao tác cụ thể: 7-11 tuổi
4. Thao tác chính thức: trên 11 tuổi
• Giản đồ tri giác/khuôn mẫu nhận thức (schema), đồng hóa
(assimilation),điều ứng (accomodation), cân bằng (equilibration).
- Thuyết học tập xã hội Albert Bandura(1925 – 2021) . Ví dụ: Thí
nghiệm búp bê Bobo của Bandura(1961,1963,1965).Năm 1963, thực
nghiệm đã chỉ ra rằng quan sát hành vi gây hấn bằng cách xem video

5
ảnh hưởng đến chủ thể ít hơn là quan sát hành vi gây hấn trực
tiếp.Trong một nghiên cứu tiếp theo, Bandura (1965) đã chỉ ra rằng
khi đứa trẻ quan sát hành vi gây hấn và sau đó thấy hành vi gây hấn đó
được thưởng thì đứa trẻ có xu hướng hành vi gây hấn giống với những
gì chúng nhìn thấy và ngược lại nếu hành vi gây hấn bị trừng phạt thì
những đứa trẻ đó sẽ ít có khả năng thể hiện những hành vi gây hấn.
Sau đó Bandura động viên khuyến khích cả ba nhóm trẻ em nhắc lại
những gì đã xảy ra ở băng video, và cả ba nhóm nhắc lại kiểu gây hấn
ở mức độ giống nhau và Ứng dụng thuyết nhận thức xã hội trong
học tập xã hội

4.3. Hiệu ứng tâm lý cản trở việc học tập


- Hiệu ứng Dunning-Kruger
- Hiệu ứng cái đầu tiên (Primacy effect) và Hiệu ứng cái mới xảy ra
(Recency effect). Giai giáp: Pomodoro là phương pháp quản lý thời
gian do Francesco Cirillo phát triển. Phương pháp này giúp nâng cao
hiệu suất bằng cách kết hợp giữa những khoảng làm việc tập trung liên
tục và các quãng nghỉ ngắn
- Hiệu ứng Định kiến xác nhân (Confirmation bias). Ví dụ: Khi bạn
thực hiện một nghiên cứu khoa học, cùng với một giả thuyết được đặt
ra, bạn dễ có xu hướng tìm kiếm và phân tích những thông tin ủng hộ
giả thuyết đó. Kết quả, bài nghiên cứu có thể không phản ánh được sự
thật khách quan.
- Hiệu ứng Ringelmann. Ví dụ: Khi làm việc nhóm, một số thành viên
sẽ phải “gánh team” vì có những thành viên không chịu bỏ sức vào
làm như khi làm bài một mình.

5. Trí nhớ
5.1. Khái niệm “ Trí nhớ”
5.2. Vai trò
5.3. Phân loại
- Trí nhớ tức thời. Ví dụ: nhớ biển số xe hoặc dãy số ngẫu nhiên
- Trí nhớ ngắn hạn ( Trí nhớ làm việc ). Ví dụ: Thông dịch viên phải
vừa nhớ thông tin bằng một ngôn ngữ và dịch nó ra một ngôn ngữ
khác.
- Trí nhớ dài hạn . Ví dụ: Trí nhớ có thể tường thuật: nhớ 1 sự kiện đặc
biệt xảy ra trong quá khứ. Trí nhớ tiềm ẩn: cách lái xe máy, khả năng
chơi một loại nhạc cụ…
5.4. Các giai đoạn của trí nhớ
3 giai đoạn:
- Mã hoá

6
- Lưu trữ
- Truy xuất – Nhớ lại

5.5. Sự quên
5.6. Các phương pháp luyện trí nhớ

Chương 3: Phân tích và nhận định Tình huống


Tình huống: Lạc lối trong rừng
Nhân vật:
A: Một học sinh trung học năng động, quyết đoán, ham học hỏi.
B: Một học sinh trung học nhút nhát, ít nói.
Chú H: Một người dân địa phương am hiểu rừng.

Bối cảnh:
A và B đều là thành viên mới của câu lạc bộ leo núi của nhà trường. Cuối tuần, câu lạc
bộ tổ chức một buổi dã ngoại để các bạn mới có thể làm quen với hoạt động của câu
lạc bộ. Trong lúc được cho phép hoạt động tự do, hai bạn tò mò khám phá hết nơi này
đến nơi khác. Đến khi nhận ra mặt trời sắp lặn, cả hai giật mình nhận thấy đã đi đến
sau vào khu rừng rậm rạp và hơn thế là các bạn ấy không biết cách để quay trở lại.

Diễn biến:
 Tâm lý: Sau khi nhận thức tính nghiêm trọng của việc cả hai bị lạc vào nơi
vắng vẻ thế này, A và B đều cảm thấy rất lo lắng và sợ hãi. Nhưng A lại ý thức
được rằng bản thân phải bình tĩnh để suy nghĩ nên làm cách nào để quay lại chỗ
cũ, vì thế A bắt đầu quan sát cảnh vật xung quanh; còn B thì sợ hãi đến mức
không thể bình tĩnh và không ngừng khóc.
( Tâm lý của A và B trải qua một Quá trình tâm lý: Nhận thức – Cảm xúc– Ý chí và
Hành động ý chí)

 Cảm giác: A bắt đầu cảm nhận được sự ẩm ướt của đất rừng, tiếng côn trùng rả
rích, và mùi hương thoang thoảng của hoa rừng. B thì cảm thấy lạnh lẽo, mùi
gỗ ẩm xộc vào mũi. ( Dùng ngũ giác để cảm nhận)
 Tri thức: A từ từ nhớ lại những kiến thức về sinh tồn đã học được trong lớp, ví
dụ như cách tìm kiếm nguồn nước, thức ăn và nơi trú ẩn. B hoàn toàn phụ
thuộc vào A. (Quy luật về tính đối tượng)
 Học tập: A vận dụng những kiến thức đã học để tìm cách sinh tồn trong rừng.
A lân tìm thấy một con suối nước ngọt (thông qua việc nhìn thấy một tổ ong
trên cao – Ong thường xây tổ ở gần nguồn nước) và hái một số quả rừng ăn. B
dần bình tĩnh hơn và bắt đầu giúp đỡ. (Thuyết hành vi tạo tác của Skinner -
Kích thích: Kiến thức - Phản ứng: Áp dụng kiến thức vào thực tiễn- Hệ
quả: Khi A áp dụng kiến thức vào thực tiễn thành công và nhận được phần
thưởng là nguồn nước và thức ăn)
 Trí nhớ: A nhớ ra lời dặn của các anh chị hướng dẫn leo núi về việc bám theo
dòng nước để tìm đường ra khỏi rừng. Hai bạn quyết định đi dọc theo con suối
và hy vọng sẽ tìm thấy lối ra. (Trong trường hợp này A đã dùng trí nhớ dài
hạn)
7
Kết thúc:
Sau nhiều giờ di chuyển, A và B cuối cùng cũng tìm thấy đường ra khỏi rừng. Hai bạn
gặp được chú H, người đã giúp đỡ hai bạn trở về với nhóm.

Bài học:
- Dù là cùng một vấn đề nhưng cách nhận thức và đối mặt của mỗi
người khác nhau là khác nhau.
- Quá trình nhận thức của mỗi người là độc đáo và riêng biệt, do ảnh
hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như yếu tố tâm lý, sinh học, môi
trường, kiến thức.v.v.
- Khi đối mặt với vấn đề nào đó, con người thường trải qua ‘Quá trình
nhận thức’ để nhận biết vấn đề và giải quyết.

Chương 4: Kết luận


- Tóm lược phần thuyết trình, củng cố kiến thức.
- Giải đáp những thắc mắc về bài thuyết trình. ( nếu có )

8
i
Tâm trí: có thể được hiểu là toàn bộ các hoạt động tinh thần của con người, bao gồm các quá trình nhận thức; trạng thái
cảm xúc; các ý thức về bản thân và thế giới xung quanh;khả năng suy nghĩ, cảm nhận và hành động một cách có chủ
đích.

You might also like