You are on page 1of 66

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM


KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Đề tài
VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM “BUỒN
NÔN” CỦA JEAN-PAUL SARTRE

Sinh viên thực hiện: Bùi Trần Huyền Trâm


Lớp :15SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Đình Tùng

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
------------------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài :

VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG TÁC PHẨM


“BUỒN NÔN” CỦA JEAN-PAUL SARTRE

Sinh viên thực hiện: Bùi Trần Huyền Trâm


Lớp : 15SGC
Giảng viên hướng dẫn: TS. Dương Đình Tùng

Đà Nẵng, tháng 01 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn khoa
học của TS. Dương Đình Tùng. Các nội dung nghiên cứu trong đề tài này là trung thực
và chưa được công bố bằng bất kì hình thức nào trước đây. Ngoài ra, khóa luận còn sử
dụng một số quan điểm, nhận xét của các tác giả khác đều có trích dẫn và chú thích
nguồn gốc. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của mình.

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài khóa luận và kết thúc chương trình học, với tình cảm chân
thành, tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy Dương Đình Tùng đã giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp này.
Đồng thời, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới thầy cô trong Khoa Giáo dục chính trị Trường
Đại học Sư phạm Đà Nẵng, bạn bè đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp lần này.
Em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết .......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................... 2
2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ....................................................................................... 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................ 2
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu: .......................................................... 2
5. Bố cục của đề tài:.................................................................................................... 2
6. Tổng quan tài liệu: ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC CỦA JEAN-PAUL SARTRE VÀ
TÁC PHẨM “BUỒN NÔN” ......................................................................................... 5
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Jean-Paul Sartre .............................. 5
1.2. Những nội dung cơ bản trong triết học của Jean-Paul Sartre ........................ 8
1.2.1. Những tiền đề cho sự ra đời của triết học Jean-Paul Sartre ....................... 8
1.2.2. Một số tư tưởng triết học của Jean-Paul Sartre ..................................... 11
1.3. Tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean Paul Sartre ................................................ 16
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Buồn Nôn ............................................ 16
1.3.2. Nội dung và bố cục của tác phẩm “Buồn Nôn” ..................................... 18
1.3.3. Ý nghĩa của tác phẩm “Buồn Nôn” ............................................................ 19
1.3.4. Tính chất của tác phẩm ........................................................................... 21
Kết luận chương I ........................................................................................................ 24
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA JEAN-PAUL SARTRE VỀ VẤN ĐỀ CON
NGƯỜI QUA TÁC PHẨM “BUỒN NÔN” .............................................................. 25
2.1. Nhân vật Roquentin và hình ảnh của tác giả qua nhân vật Roquentin trong
tác phẩm “Buồn Nôn”.............................................................................................. 25
2.1.1. Nhân vật Roquentin trong tác phẩm “Buồn Nôn” .................................... 25
2.1.2. Hình ảnh tác giả thông qua nhân vật Roquentin trong tác phẩm “Buồn
Nôn” ....................................................................................................................... 33
2.2. Con người trong tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul Sartre .................... 37
2.2.1. Con người cô đơn ........................................................................................ 37
2.2.2. Con người dự phóng .................................................................................... 40
2.2.3. Con người tha nhân..................................................................................... 42
2.2.4. Con người dấn thân ..................................................................................... 44
2.3. Giá trị của vấn đề con người trong tác phẩm Buồn Nôn của Jean-Paul
Sartre ......................................................................................................................... 45
2.3.1. Con người hướng đến đời sống là chính mình .......................................... 45
2.3.2. Con người trách nhiệm ............................................................................... 49
2.3.2.1. Con người trách nhiệm với chính bản thân ........................................... 49
2.3.2.1. Con người trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội ....................... 52
Kết luận chương II ...................................................................................................... 56
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Trong mỗi giai đoạn lịch sử của triết học, con người luôn là đối tượng được nghiên
cứu đầy đủ và trên nhiều phương diện nhất. Con người luôn gắn liền với thời đại, không
có con người trừu tượng, mà luôn tồn tại trong một xã hội nhất định, một giai cấp, một
hình thái kinh tế xã hội nhất định. Trong sự tồn tại, với những tác động mang tính xã hội
– lịch sử, đặc biệt từ vấn đề giai cấp và vấn đề kinh tế, đã làm cho bản chất con người
ngày càng bị tha hóa, và trong sứ mệnh của mình, triết học đi tìm lại cái bản nguyên của
con người, cái con người trong tính toàn vẹn của nó. Theo Husserl: “Hình thức tha hóa
chiếm ưu thế trong xã hội phương Tây chính là sự tha hóa về tinh thần”.
Xã hội càng giàu có về vật chất, con người càng bị cuốn vào lối sống thực dụng, thì
những giá trị tinh thần ngày bị xem nhẹ, đặc biệt mặt trái của các cuộc cách mạng khoa
học kỹ thuật đã làm cho tư duy con người ngày càng khô cứng hơn, sự riêng biệt, tính
cá nhân ngày càng bị lãng quên. Triết học hiện sinh ra đời với mục đích đi tìm sự hiện
tồn của con người, tìm lại những giá trị nhân bản mà thời đại công nghiệp con người đã
bỏ qua. Triết học hiện sinh tìm về đời sống nội tâm, ý thức tự quy và cách thức phản
ứng của con người không phải theo bản năng hay theo một cách thức nhất định mà phản
ứng một cách tự do. Người có tự do hiện sinh là người hành động vì cảm thấy phải hành
động, hành động để thể hiện sự hiện sinh của chính mình, hành động để làm sự hiện sinh
của mình thêm phong phú và sâu sắc chứ không phải hành động vì chiều theo số động
hay vì truyền thống hay vì cưỡng ép hay vì một bất kỳ một lý do nào khác mà không vì
sự hiện sinh của chính mình.
Jean-Paul Sartre là nhà triết học người Pháp, là một trong những đại diện hàng đầu
của triết học hiên sinh. Ông được biết đến với nhiều tác phẩm nổi tiếng như Buồn nôn
(1938), Bức tường (1938), Tồn tại và hư vô (1943), Những con đường của tự do (1945-
1949), Những người bị cầm tù ở Altona (1960),… Trong số các tác phẩm để lại tên tuổi
của ông với hậu thế chúng ta phải bàn đến cuốn tiểu thuyết “Buồn Nôn”. Bởi lẽ tác phẩm
đã làm nổi bật được cảm xúc nội tâm của con người, đồng thời cho chúng ta thấy cảm
xúc con người được lột tả thông qua nhân vật Roquentin. Ông đã mổ xẻ đến kiệt cùng
sự nhận thức của Roquentin về chính mình, về từng động tác, từng cảm giác, từng tri
giác của chính mình để dẫn dắt chúng ta đi đến nhận thức sâu sắc hơn về con người hiện
sinh. Để làm rõ được con người hiện sinh trong tác phẩm này tôi quyết định chọn đề tài:

1
“Vấn đề con người trong tác phẩm Buồn Nôn của Jean-Paul Sartre” góp phần nghiên
cứu giúp chúng ta nhận thức đúng về con người dưới góc nhìn hiện sinh.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Từ việc phân tích vấn đề con người trong tác phẩm, đề tài chỉ ra những giá trị những
vấn đề về con người đối với tính lịch sử và xã hội.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Khái quát về Jean-Paul Sartre, triết học của ông và tác phẩm “Buồn Nôn”.
- Phân tích vấn đề con người trong tác phẩm “Buồn Nôn”.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Vấn đề con người trong tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul Sartre.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul Sartre.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử là cơ sở
nghiên cứu của đề tài.
Phương pháp nghiên cứu: đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ đạo
sau: phân tích và tổng hợp, logic và lịch sử, đối chiếu, so sánh, khái quát hóa, trừu tượng
hóa.
5. Bố cục của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo bố cục đề tài gồm 2 chương:
- Chương I: Khái lược về Triết học của Jean-Paul Sartre và tác phẩm “Buồn Nôn”.
- Chương II: Vấn đề con người trong tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul Sartre.
6. Tổng quan tài liệu:
Buồn Nôn của Jean-Paul Sartre là một tác phẩm mang lại giá trị tinh thần rất lớn cho
nhân loại. Chính vì thế, nó luôn được quan tâm và được nhiều học giả đi sâu vào nghiên
cứu trên nhiều khía cạnh, đặc biệt là về góc độ con người, chủ nghĩa hiện sinh,… Bởi
Buồn Nôn chính là một làn sóng của chủ nghĩa hiện sinh nên nó đã khơi lên rất nhiều
dư luận trái chiều đối với các học giả. Họ quyết tâm đi nghiên cứu tác phẩm để có thể
hiểu rõ hơn về nội dung của nó, đồng thời họ cũng dành nhiều thời gian đi nghiên cứu
về tác giả Jean Paul Sartre. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam cũng đã có nhiều công

2
trình nghiên cứu về tác phẩm Buồn Nôn và tác giả Jean-Paul Sartre, bên cạnh đó, có một
số công trình được viết thành sách.
Trong thời kì kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam, có nhiều tác giả viết về
chủ nghĩa hiện sinh như: “Chủ nghĩa hiện sinh và thuyết cấu trúc” của Trần Thiện Đạo;
“Triết học hiện sinh” của Trần Thái Đỉnh; “Chủ nghĩa hiện sinh ở miền Nam Việt Nam
1954-1975” (trên bình diện lí thuyết) của Huỳnh Như Phương… Các tác giả này đã viết
nhiều về Sartre nhưng tiểu thuyết Buồn Nôn chỉ được trình bày một cách ngắn gọn, chưa
tác giả nào dành hẳn một mục nói về tác phẩm quan trọng này.
Mới đây, ở những trang tạp chí văn học, báo,… nhiều bài viết nghiên cứu về chủ
nghĩa hiện sinh, bài viết về Jean-Paul Sartre với Buồn Nôn được nghiên cứu và bàn luận
sôi nổi. Các công trình này đã trình bày một cách khái quát và có hệ thống quan niệm
của chủ nghĩa hiện sinh cũng như tư tưởng của Sartre. Đó là những tri thức gợi mở cho
những người nghiên cứu chủ nghĩa hiện sinh.
Francis Jeanson viết cuốn “Sartre” vào năm 1947, do chính Sartre tái bản dưới tựa
“Vấn đề luân lí và tư tưởng của Sartre”, cuốn sách đi giới thiệu, trình bày lại chính xác,
mạch lạc, dễ hiểu triết lí của Sartre và những vấn đề luân lí nó đặt ra. J.P. Sartre đặc biệt
nhấn mạnh yếu tố xã hội trong khi nghiên cứu một nhà văn. Điều đó thể hiện trước hết
qua sự nghiệp sáng tác của chính bản thân ông: “Tôi nghĩ rằng trong tôi đã có sự phát
triển liên tục từ tác phẩm Buồn Nôn đến Phê bình lí trí biện chứng. Sự phát hiện lớn của
tôi, đó là các vấn đề xã hội, trong chiến tranh, tôi đã là người lính trên chiến trận, đó
thực sự là nạn nhân của một xã hội mà anh thuộc về nó, nơi ấy anh không muốn có mặt
và là xã hội đem lại cho anh những luật lệ mà anh không muốn. Các vấn đề xã hội không
có trong tác phẩm Buồn Nôn, nhưng người ta có thể thấy thoáng qua”. Sartre quan tâm
đến việc hòa nhập con người và thời đại, thống nhất một cách hữu cơ việc nghiên cứu
lịch sử và phân tích tác phẩm của nhà văn.
Bài viết “Jean-Paul Sartre - Nỗi đam mê làm người trong thế kỉ XX” của tác giả
Phan Huy Đường. Nó đi vào nghiên cứu về hiện sinh của Jean-Paul Sartre cùng những
tác phẩm của ông. Với những nội dung như: Một con người quái đản; Một kiếp sống, tư
duy, hành động và sáng tác nghệ thuật phi thường. Cùng với đó là quan điểm của các
nhà hiện sinh lớn như Descartes, Kant, Hegel khi trả lời 3 câu hỏi: Thực-thể có thực hay
không có thực. Nếu có, bản chất của nó là gì?, Tinh-thần có thực hay không có thực.
Nếu có, bản chất của nó là gì?, Tinh-thần có thể hiểu thực-thể hay không? Vì sao? để từ
đó tác giả có thể đi sâu nghiên cứu vào tư tưởng và hành động của Sartre.

3
Các nhà nghiên cứu dành nhiều đánh giá cho chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul
Sartre như: “Từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh là con đường tất yếu của tư tưởng
thế kỉ 20, mà lịch sử đã chọn Jean-Paul Sartre là người phát ngôn của thời đại”. Tất cả
những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người, cụ thể là: “Hữu thể là
một thảm kịch, là phi lí, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện diện.
Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của mình
bằng những dự phóng”. Những tác phẩm văn học của Sartre đều bộc lộ tư tưởng triết
học của Sartre trong Tồn tại và Hư vô, đó là: Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh con
người trong thế giới, một thế giới mà trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi ở ta một ý nghĩa.
Bên cạnh đó còn có một số công trình nghiên cứu như: Jean-Paul Sartre là nhà văn
dấn thân và nhập cuộc trong cuốn “Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời đại chúng ta” của
Svetlana viết năm 2005; “Cửa sổ văn chương thế giới” (Ngô Tự Lập sưu tầm, tuyển
chọn) của Trần Thiện Đạo viết năm 2003; “Về tư tưởng và văn học hiện đại phương
Tây” của Phạm Văn Sĩ viết năm 1986.

4
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ TRIẾT HỌC CỦA JEAN-PAUL SARTRE
VÀ TÁC PHẨM “BUỒN NÔN”
1.1. Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Jean-Paul Sartre
Jean-Paul Sartre là nhà triết học hiện sinh, nhà soạn kịch, nhà biên kịch, tiểu thuyết
gia và là nhà hoạt động chính trị người Pháp. Ông là một trong những nhân vật nòng cốt
trong hệ thống triết học của chủ nghĩa hiện sinh, và một trong những nhân vật có ảnh
hưởng lớn trong nền triết học Pháp thế kỷ XX và chủ nghĩa Marx. Tác phẩm của ông
cũng đã ảnh hưởng đến xã hội học, lý thuyết phê bình, lý thuyết hậu thuộc địa, phê bình
văn học, và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng đến các ngành này. Sartre cũng có mối quan hệ
với nhà lý thuyết nữ quyền nổi tiếng là Simone de Beauvoir.
Ông sinh ngày 21 tháng 05 năm 1905 tại Paris, trong một gia đình gia giáo và giàu
có. Ông là người con duy nhất của Jean-Baptiste Sartre, một sĩ quan của Hải quân Pháp,
và Anne-Marie Schweitzer. Mẹ ông có nguyên quán là người vùng Grand Est, bà là chị
họ của Albert Schweitzer, người cũng từng đoạt giải Nobel (cha của Anne-Marie
Schweitzer - ông Charles Schweitzer - là anh ruột của Louis Théophile Schweitzer - cha
của Albert Schweitzer). Năm 1907, khi Satre mới có 2 tuổi thì cha của ông mất vì bị sốt.
Bà Anne và đã đưa ông về ở với ông bà ngoại ở Meudon. Tại đây, Satre được mẹ giáo
dưỡng với sự trợ giúp ông ngoại là một thầy giáo tiếng Đức. Ông ngoại của Satre đã dạy
ông toán học và văn học cổ điển từ khi ông còn ấu thơ. Vào năm 1917, khi Sartre 12
tuổi bà Anne Marie tái giá với ông Joseph Mancy, một kỹ sư và về sau được cử làm
giám đốc xưởng hải quân tại La Rochelle. Cậu Jean-Paul Sartre đã lớn lên trong một
khung cảnh tư sản thành thị, không hề cảm thấy hạnh phúc khi theo học tại trường trung
học La Rochelle và luôn cảm thấy cô độc. Về sau trong cuốn tự thuật, J.P. Sartre đã viết:
“Tôi lớn lên trong cảnh tối tăm, tôi trở thành một người lớn cô đơn, không cha và không
mẹ, không nhà và không cả trái tim, và hầu như không có cả tên gọi” và “cái hệ thống
này đã làm tôi kinh hoàng”.
Sartre sớm đã bộc lộ thiên hướng văn chương. Vào những năm 1920, khi còn là một
thiếu niên, Satre đã bị triết học thu hút khi ông đọc bài khảo luận “Các dữ liệu trực cảm
của ý thức” của Henri Bergson. Năm 1924, ông đã theo học và đạt được văn bằng triết
học tại Trường Sư Phạm nổi tiếng ở Paris (École normale supérieure), một trường alma
mater của nhiều nhà tư tưởng và trí thức nổi tiếng của Pháp. Trong thời gian này Sartre
đã gặp một cô bạn cùng lớp: Simone de Beauvoir – là người phụ nữ đầu tiên đậu thạc sĩ
ở Pháp, người mà sau này cũng trở nên một nhà tư tưởng danh tiếng, một nhà văn và

5
một phụ nữ vận động cho phong trào nam nữ bình quyền, sau này tác phẩm nổi tiếng
nhất của bà Beauvoir là cuốn “Giới Tính Thứ Hai” (The Second Sex). Sartre và Beauvoir
là đôi bạn thân, đôi tình nhân, trao đổi các mối tình lãnh mạn và cả hai đều không là
“những người một vợ một chồng”. Cả hai đều coi thường các quy ước văn hóa và xã
hội, họ coi đây là những điều thừa nhận mang tính tư sản (bourgeois), theo cả về tư
tưởng lẫn lối sống.
Sartre đã chịu ảnh hưởng từ nhiều khía cạnh của triết học phương Tây, kế thừa tư
tưởng của Immanuel Kant, Georg Wilhelm Friedrich Hegel, Søren Kierkegaard,
Edmund Husserl và Martin Heidegger. Có lẽ quyết định có ảnh hưởng lớn nhất đến sự
phát triển trong triết học của Sartre là ông đã tham dự hội thảo Alexandre Kojève hàng
tuần trong nhiều năm liền.
Vào những năm đầu học tại École Normale, Sartre là một trong những sinh viên quậy
nhất trường. Năm 1927, ông cùng Georges Canguilhem vẽ 1 bức biếm họa về chủ nghĩa
chống quân phiệt trên bản tin của trường, bức tranh này đặc biệt gây khó chịu cho hiệu
trưởng Gustave Lanson. Cũng trong năm này, Sartre cùng với các bạn thân của mình
gồm Nizan, Larroutis, Baillou and Herland đã dựng lên một trò chơi khăm giới truyền
thông. Nhân sự kiện chuyến bay New York - Paris thành công của Charles Lindbergh,
họ đã thông cáo với báo chí rằng Lindbergh sẽ được trao giải thưởng sinh viên danh dự
của École. Nhiều tờ báo, bao gồm cả tờ Le Petit Parisien, đồng loạt cho công bố tin này
vào ngày 25 tháng 5. Hàng ngàn độc giả, bao gồm các nhà báo và những khán giả tò mò
đến xem đều không biết rằng những gì họ đã được chứng kiến chỉ là một diễn viên đóng
thế nhìn giống như Lindbergh mà thôi. Sự việc bị phanh phui, và trước làn sóng phản
đối của công chúng đã buộc Lanson phải từ chức hiệu trưởng. Năm 1933-1934 J.P.
Sartre sang Đức dạy học, đồng thời chịu ảnh hưởng nhiều từ triết học Đức, nhất là Hiện
tượng học và những tư tưởng của Heiddeger.
Sau khi tiếp tục dạy ở Le Havre và ở Lyon, Sartre dạy ở trường trung học Pasteur ở
Paris trong thời gian 1937-1939. Cuối thập niên 1930 Sartre bắt đầu viết những tác phẩm
lớn của đời mình, trong đó có La Nausée (Buồn Nôn, 1938), Le Mur (Bức Tường, 1938),
là những cuốn sách tiêu biểu cho dòng văn học phi lý đã giúp Sartre trở thành một trong
những nhà văn hóa lớn nhất của nước Pháp thời kỳ này. Trong Thế chiến thứ hai, do
mắt kém ông không nhập ngũ nhưng vẫn tham gia kháng chiến, bị bắt làm tù binh ở
Padoux (Lorraine), sau đó bị nhốt vào trại tập trung. Đến tháng 5 năm 1941, ông được
phóng thích Sartre trở về Paris tiếp tục dạy học, viết văn, làm quen với Albert Camus.

6
Năm 1945, sáng lập và chủ trương tạp chí Les Temp Modernes (Thời mới). Sau khi Thế
chiến thứ hai kết thúc, ông thôi dạy học và chuyên tâm vào sáng tác văn học. Là nhà
triết học của Chủ nghĩa Hiện sinh, tác phẩm của ông nổi tiếng đến nỗi ông được mệnh
danh là “Nhà triết học best-sellers”. Ông đồng thời là nhà viết kịch, nhà tiểu thuyết và
nhà phê bình văn học nổi tiếng.
Năm 1964, ông lại càng nổi tiếng cùng với việc ông từ chối giải Nobel văn học. Ông
cho rằng giải Nobel không thật sự vô tư và ông không muốn gắn tên tuổi mình với sự
không vô tư ấy. Mặt khác, ông là một nhà văn độc lập, ông muốn giữ sự tự do của mình,
không muốn bị phụ thuộc vào vinh quang, vì chính nó sẽ ràng buộc lại mình. Vào năm
1970, J.P. Sartre đã bị nhà cầm quyền Pháp bắt giữ vì bán trên đường phố một tài liệu
Mao-ít bị cấm đoán, có tên là “Lý Do của dân tộc” (La cause du people). J.P. Sartre rất
hiểu rõ các tư tưởng của Mao Trạch Đông. Ông đã từng qua Trung Hoa với Simone de
Beauvoir vào năm 1955 và bà này đã quyết định viết một cuốn sách dày về nước này.
Tuy nhiên, vào đầu thập niên 1960, cuộc cách mạng kinh tế và xã hội tại xứ Cuba đã ám
ảnh ông J.P. Sartre nhiều hơn. Ông đã từng gặp ông Fidel Castro nhưng về sau đoạn
giao với nhà độc tài này.
Chủ nghĩa Hiện sinh của J.P. Sartre mang tính chất vô thần. Theo ông, sự tồn tại của
con người không phụ thuộc vào Chúa. Ông khẳng định: con người là tương lai của con
người, con người là chính những gì mình tự tạo nên. Đối với J.P. Sartre, Chúa đã chết,
chỉ còn con người tự cứu lấy mình, mỗi người tự làm cho mình trở thành con người
trong những hoàn cảnh khác nhau. J.P. Sartre coi cuộc đời là vô nghĩa, không có thế lực
nào bên ngoài có thể giải thoát được tình trạng đó của con người, kể cả Chúa.
Từ việc xác nhận tính chất vô thần trong hệ thống tư tưởng của mình, J.P. Sartre
nhấn mạnh trách nhiệm của con người trong cuộc đời. Trách nhiệm đó thể hiện ở sự tự
lựa chọn của con người trong từng tình huống cụ thể. Cho rằng “không có lý thuyết nào
có thể lạc quan hơn thuyết Hiện sinh bởi nó cho rằng số phận con người nằm trong bản
thân con người”, J.P. Sartre khẳng định “Thuyết Hiện sinh là một lý thuyết hành động
và của tinh thần dấn thân”. Cũng từ đây xuất hiện những quan niệm tích cực của J.P.
Sartre liên quan đến vấn đề người viết.
Chúng ta đã biết vấn đề người viết trong quá trình sáng tác, hay nói khác đi, vấn đề
tác giả là một trong những vấn đề thu hút sự chú ý của giới lý luận phê bình của nhiều
nước trên thế giới ở thế kỷ XX. Cũng từ vấn đề này mà nhiều cách tiếp cận, nhiều trào

7
lưu, trường phái phê bình khác nhau đã ra đời, đã tranh luận sôi nổi và nhiều khi chưa
thể đi đến những kết luận cuối cùng.
Vấn đề người viết đã được J.P. Sartre thể hiện cụ thể qua nhiều tác phẩm khác nhau
trong quá trình hoạt động trên lĩnh vực văn học của mình.
J.P. Sartre cũng được biết đến nhiều với tư cách một nhà viết kịch phi lí. Ông nổi
tiếng với các vở kịch Ruồi và Kín cửa. Ngoài ra, J.P. Sartre còn viết phê bình văn học
và các bài nghiên cứu về Baudelaire (1947), Jean Genet (1952). Cuốn sách viết về thời
niên thiếu của ông, Lời nói, được xuất bản năm 1964.
Ông đã để lại cho nhân loại nhiều tác phẩm như Đề cương lí thuyết tình cảm
(Esquisse d’une théorie des émotions, 1939), khảo cứu [Outline of a theory of the
emotions]; Cái tưởng tượng (L’Imaginaire, 1940), nghiên cứu tâm lí [Psychology of
imagination]; Buồn nôn (La nausée, 1938), tiểu thuyết [Nausea]; Bức tường (Le mur,
1938), truyện [Intimacy]; Tồn tại và hư vô (L’Etre et le néant, 1943), tác phẩm triết học
[Being and nothingness]; Ruồi (Les mouches, 1943), kịch [The flies]; Kín cửa (Huis
clos, 1944), kịch; Con đĩ biết lễ nghĩa (La putain respectueuse, 1946), kịch; Chết không
mai táng (Mort sans sépulture, 1947), tập kịch ngắn; Chủ nghĩa hiện sinh là chủ nghĩa
nhân đạo (L’Existentialisme est un humanisme, 1946), tiểu luận [Existentialism is a
humanism]; Sự đã rồi (Les jeux sont faits, 1947); Guồng máy (L’engrenage, 1948);
Những bàn tay bẩn (Les mains sales, 1948), kịch; Những con đường của tự do (Les
chemins de la liberté, 1945 - 1949), tiểu thuyết [The roads to freedom]; Phê phán lí trí
biện chứng (La Critique de la raison dialectique, 1960), khảo luận; Những người bị cầm
tù ở Altona (Les sequestres d’Altona, 1960), kịch; Lời nói (Les mots, 1964), hồi kí [The
words].
Tóm lại, ông là nhà văn, là một trong những nhân vật nòng cốt trong hệ thống triết
học của chủ nghĩa hiện sinh, cũng là một trong những nhân vật có ảnh hưởng lớn trong
nền triết học Pháp thế kỷ XX và chủ nghĩa Marx. Các tác phẩm phong phú cùng những
hoạt động sôi nổi trong cuộc đời ông đã có một tác động sâu rộng trong đời sống xã hội
Pháp thập niên 1950 – 1960, khiến ông trở thành thần tượng của thanh niên Pháp một
thời.
1.2. Những nội dung cơ bản trong triết học của Jean-Paul Sartre
1.2.1. Những tiền đề cho sự ra đời của triết học Jean-Paul Sartre
Tư tưởng Sartre nối tiếp và phát triển tư tưởng Heidegger. Điều này có thể do triết
luận của Heidegger trừu tượng trong khi cách trình bày của Sartre lại khá cụ thể. Một

8
vấn đề quan trọng là Sartre thể hiện tư tưởng ấy qua văn chương. Chính vì thế chủ nghĩa
hiện sinh nảy nở với tâm điểm là Sartre. Với Sartre, con người hiện sinh có hai đặc điểm
chính: một là, con người tự tạo nên mình; hai là, để tạo nên mình con người phải lựa
chọn tự do. Sartre đã khẳng định vai trò của chủ thể và con người tạo dựng cho thế giới
những giá trị của con người gán cho nó.
Dòng chảy xuyên suốt lịch sử triết học phương Tây thế kỉ XX, là hiện tượng học đến
chủ nghĩa hiện sinh. Heidegger là người đã tạo ra nét mới trong nghiên cứu về tâm thức
của con người, nếu Husserl nghiên cứu về các hiện tượng trong đời sống tâm lý người,
thì Heidegger nghiên cứu về nó như một hữu thể, nghĩa là như một sự hiện tồn để xác
định được bản thể của đối tượng. Có thể nói, nghiên cứu của Heidegger là một cách tiếp
cận mới về vấn đề con người, ông khác các nhà triết đó, là đặt con người trong tính toàn
diện của nó, song đó không phải là con người trong tính biệt lập, mà tồn tại trong một
trật tự xã hội. Và trong cái trật tự, con người sẽ ý, hướng, và tính như thế nào để tồn tại
với tư cách là một hữu thể, có thể nói, cách đặt vấn đề như vậy, là cơ sở, nền tảng lý
luận cho các nhà hiện sinh về sau nghiên cứu về vấn đề con người.
Có thể nói, sau Heidegger, không thể hiểu được triết học châu Âu thế kỉ XX mà
không biết tới Heidegger, không có Heidegger thì triết học hiện sinh của Jean-Paul Sartre
khó hình thành. Heidegger cũng là triết gia thế kỉ XX có cái nhìn mới mẻ về lịch sử triết
học; nhờ ông mà các tác giả cổ điển như Platon, Aristote, Kant, Hegel được đọc lại theo
kiểu mới.
Vậy có thể thấy rằng Husserl và Heidegger có vị trí quan trọng đối với sự ra đời của
triết học hiện sinh. Bên cạnh tiền đề tư tưởng, thì đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của
xã hội phương Tây sau thế chiến thứ 2 cũng là điều kiện cho sự ra đời của triết học hiện
sinh. Xã hội phương Tây sau thế chiến thứ 2 là một bãi chiến trường, con người về mặt
tinh thần bị hoảng loạn, sự cô đơn đang xâm chiếm tâm thần họ, những suy nghĩ về cuộc
đời con người, về các giá trị nhân sinh được đặt ra nhiều hơn, và người ta chú trọng hơn
vào nó, và đây là mảnh đất màu mỡ cho sự ra đời của triết học hiện sinh. Con đường từ
Heidegger đến Sartre là một biến thể đặc biệt: đó là quá trình biến đổi từ hiện tượng học
sang triết học hiện sinh mà Heidegger chỉ đóng vai trò bắc cầu. Nói cách khác, tư tưởng
Sartre nối tiếp và phát triển tư tưởng Heidegger về thân phận con người trong xã hội
đương đại. Điều này có thể do triết luận của Heidegger trừu tượng, trong khi cách trình
bày của Sartre lại khá cụ thể. Một vấn đề quan trọng nữa là Sartre thể hiện tư tưởng ấy
qua văn chương nên nó dễ đi vào đời sống nhân sinh hơn những triết luận có phần trừu

9
tượng và khó hiểu của Heidegger, chính vì thế chủ nghĩa hiện sinh nảy nở với tâm điểm
là Sartre. Với Sartre, con người hiện sinh có hai đặc điểm chính: Một là con người tự
tạo nên mình, làm mình thành người. Hai là để tạo nên mình con người lựa chọn tự do.
Như vậy, Husserl và Heidegger chỉ đặt ra một cái nhìn mới về chủ thể còn Sartre khẳng
định vai trò của chủ thể và con người tạo dựng cho thế giới những giá trị mà con người
gán cho nó.
Sartre khi nói về hiện tồn, ông cho rằng đó là chủ thể nhận thức về mình như một cá
thể đặc thù. Jean Paul Sartre thường đưa ra quan niệm nổi tiếng trong tác phẩm “Tồn tại
và Hư vô”: “Tôi chỉ hiện hữu khi tôi sẽ không hiện hữu nữa” [16]. Theo Sartre con người
luôn phải đối diện với cái chết bởi cuộc đời họ chính là những đường hầm không lối
thoát. Chính vì trách nhiệm của bản thân nên buộc con người phải đi vào trạng thái lo
âu. Bạn đồng hành trong suốt quá trình sinh tồn của con người là lo âu, và khi lo âu kéo
dài không có đường giải thoát thì con người rơi vào tuyệt vọng vì con đường trước mắt
là hư vô. Hành trình làm người là một quá trình mâu thuẫn, đau khổ vì không có một
thước đo, chuẩn mực để hướng tới. Trong cái vòng bắt buộc của thân phận người ta có
quyền lựa chọn để làm nên con người của mình. Vì vậy cuộc đời không phải là số phận
mà là những lựa chọn, những lựa chọn giúp ta trở thành con người. Chỉ khi hiện sinh,
đối mặt với mọi tình huống ta mới biết bản chất của mình.
Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm người, cụ thể là: hữu
thể là một thảm kịch, là phi lí, là hư vô; con người luôn cô đơn và cái chết luôn hiện
diện. Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm nên lịch sử của
mình bằng những dự phóng. Những sự nhập cuộc này đã làm cho con người tha hóa vì
tha nhân. Sartre bằng những quan điểm được đặt ra, đã mang đến cho văn chương một
luồng sinh khí mới. Ông chứng minh được rằng: “sáng tạo nghệ thuật không chỉ là con
đường giải thoát khỏi hư vô mà sáng tạo còn là cách thức cao nhất bộc lộ tự do cá nhân”.
Bên cạnh đó, khi con người phải tự làm nên mình thì sáng tạo còn là sự trải nghiệm
trong cuộc đời. Sartre còn vận dụng luận thuyết của mình trong sáng tạo nghệ thuật.
Những tác phẩm văn học của Sartre đều bộc lộ tư tưởng triết học của Sartre trong “Tồn
tại và Hư vô”, đó là: Hiện sinh từ thân phận và hoàn cảnh con người trong thế giới, một
thế giới mà trong đó ta bị đẩy vào và chờ đợi ở ta một ý nghĩa; trong “Buồn Nôn” con
người bằng những cảm xúc hiện thực, luôn sống trong sự ngờ vực và suy tư, từ đó quyết
tâm đi tìm con người hiện sinh của mình.

10
Từ cách tư duy của Husserl và Heidegger về ý thức, “Theo Hussel, tư duy chỉ thực
sự mang tính triết học khi nó hướng tới một suy tư tổng thể hoặc suy tư tuyệt đối. Suy
tư này được quan niệm như cái có thể làm hiện ra ý nghĩa cuối cùng của nhận thức và
các đối tượng của nhận thức” [5, tr.44]. Sartre đã nhận ra cái phi lí của cuộc đời con
người. Con đường từ hiện tượng học đến triết học hiện sinh là con đường đi từ phương
pháp luận của Husserl đến cách thức lí luận và suy nghiệm của Sartre. Trước những biến
động của lịch sử con người trở nên mong manh và họ cảm thấy rằng cái chết đang rình
rập ở khắp nơi, những vấn đề của Sartre đặt ra dần trở thành tâm thức của thời đại mở
ra cho nền văn học những bước ngoặt mới. Cái bí ẩn và không thể biết trước được trong
luận thuyết của Heidegger đã được Sartre cụ thể hóa. Cuộc khai chiến của Nietzche về
việc lật đổ các giá trị đã tạo tiền đề cho phương pháp tìm kiếm nhìn nhận lại các giá trị
của Husserl và cũng giúp cho Heidegger nhìn vào chính giá trị của cuộc tồn hữu. Sartre
đã tiến thêm một bước, ông chứng minh các giá trị. Tất cả những chiêm nghiệm, suy tư
của Heidegger về hiện hữu cũng như lí luận về triết học hiện sinh của Sartre đã được soi
chiếu vào văn học nhân loại một cách nhìn, một cách suy tưởng về thân phận con người
mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Vậy con đường từ hiện tượng học đến chủ nghĩa hiện
sinh cũng là con đường từ triết học đến văn học. Trên con đường ấy có rất nhiều ngã rẽ
nhưng cái đích đến cũng chỉ là một - cái đích cao cả nhất - là hướng tới con người.
1.2.2. Một số tư tưởng triết học của Jean-Paul Sartre
Vào thế kỉ XX, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc gây ra
hai cuộc chiến tranh thế giới tàn khốc, dẫn tới tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm
trọng là nguyên nhân trực tiếp nhất làm bộc phát hàng loạt những phong trào phản kháng,
phủ định trên bình diện văn hóa nghệ thuật. Chủ nghĩa hiện sinh ra đời trong bối cảnh
đó và là một trào lưu phát triển mạnh cả trong triết học và văn học mà Jean-Paul Sartre
là một trong những gương mặt tiêu biểu. Jean-Paul Sartre đã để lại sự ảnh hưởng vô
cùng rộng lớn không chỉ bao trùm đất nước và thời đại của mình mà còn lan tỏa ở nhiều
nơi trên thế giới cho đến ngày hôm nay.
Sartre là khuôn mặt mà nhà xã hội học Pháp Pierre Bourdieu gọi là trí thức toàn diện.
Tư tưởng của Sartre đi vào đời sống, ảnh hưởng lên toàn bộ tri thức của người Pháp
trong thế kỷ XX như một hiện hữu không thể tách rời. Sartre là người nói: Bên cạnh đứa
bé sắp chết đói, cuốn Buồn Nôn không có nghĩa lý gì. Đối với dân tộc Pháp, Sartre trở
thành lương tâm thời đại. Sartre - với những khúc mắc, những sai lầm, những ngõ quanh
lịch sử, những thất bại, những ngộ nhận, những gặp gỡ, và những đấu tranh không ngừng

11
- là nhà văn, nhà tư tưởng trường kỳ đứng về phía những thành phần yếu kém, suốt đời
bị đàn áp. Sartre đặt con người trước tự do và trách nhiệm của mình. Con người tự do
và nhân bản, là hai yếu tố chính trong triết học hiện sinh của Sartre. Ý thức về con người
tự do và nhân bản xuyên suốt các tác phẩm tiểu thuyết, kịch bản, truyện ngắn, tiểu luận
của Sartre, ảnh hưởng lớn đến tầng lớp thanh niên, và cũng là đường lối chính trong
trong phê bình văn học của Sartre.
Sartre đưa ra quan niệm: “Hiện sinh có trước bản chất” [15]. Bởi chủ nghĩa hiện sinh
cho rằng con người chỉ là “hư vô” vì thế sự tồn lại của họ ngay từ ban đầu đã là một sự
“phi lý”. Vì vậy, chính họ phải làm cho cuộc đời mình trở nên có ý nghĩa. Quan niệm
này, hoàn toàn đối lập với chủ nghĩa duy lý trong quan niệm của R.Decartes, con người
được xem là “tồn tại” và ngay từ đầu họ đã có lý trí. Theo Sartre mỗi người có thể làm
nên chính bản thân mình, để làm được điều đó họ hoàn toàn có sự lựa chọn tự do, theo
những dự phóng mà mình đặt ra. Trong quá trình tiến đến chứng minh sự tồn tại của bản
thân, con người luôn có sự lo âu siêu hình. Nhờ có sự lo âu đó mà con người cảm thấy
cái hư vô làm nơi xuất phát của họ và tính bấp bênh của sự lựa chọn tự do. Sartre chỉ ra
rằng những hướng tiếp cận mang tính tôn giáo khi nói về bản chất con người thường chỉ
dựa trên sự tương đồng với nghề thủ công của con người – bản chất con người trong
tinh thần của Chúa cũng giống như bản chất con dao rọc giấy trong tinh thần người thợ
làm ra nó. Sartre từng cho rằng nhưng học thuyết phi tôn giáo khi nói về bản chất con
người cũng được bắt nguồn từ sự tư duy mang tính tôn giáo, vì chúng chỉ tiếp tục nhất
quyết cho rằng bản chất có trước hiện sinh, hay nói cách khác chúng ta sinh ra là để thực
hiện một mục đích đặc biệt. Khi tuyên bố hiện sinh có trước bản chất, Sartre đang đưa
ra một quan điểm mà ông tin là nhất quán hơn với chủ nghĩa vô thần của ông. Ông cho
rằng: “Không có cái bản chất con người cố định phổ quát nào bởi vì không có Chúa Trời
nào tồn tại để mà quy định một bản chất như vậy”. Chính nhờ quan điểm hiện sinh có
trước bản chất mà con người, một khi đã biết giũ sạch mọi trói buộc giả tạo để được tự
do hoàn toàn, mới biện chứng đời mình bằng hành động có ý thức và trách nhiệm.
Ở đây Sartre đang dựa vào một thứ định nghĩa rất đặc biệt về bản chất con người,
kiểu xác định bản chất thứ gì đó dựa trên mục đích của nó. Ông bác bỏ khái niệm mà
các triết gia gọi là mục đích luận về bản chất con người – rằng nó là thứ gì đó mà ta có
thể suy ngẫm dựa theo mục đích của hiện sinh con người. Dù vậy, cũng có vẻ như Sartre
đang đề xuất một lý thuyết về bản chất con người bằng cách tuyên bố chúng ta là những

12
sinh vật bị buộc phải ấn định một mục đích cho cuộc đời ta. Vì không có sức mạnh thần
thánh nào tiên định mục đích đó, ta phải tự xác định cho mình.
Tuy nhiên định nghĩa bản thân không phải chỉ là để tuyên bố chúng ta là gì với tư
cách con người. Thay vào đó, nó là vấn đề về định hình bản thân vào bất cứ loại người
nào mà ta chọn để trở thành. Đây là gốc rễ khiến chúng ta khác với mọi loại sinh vật
khác trên thế giới – ta có thể trở thành bất kỳ ai mình chọn. Một hòn đá đơn giản là một
hòn đá; một bó súp lơ đơn giản là một bó súp lơ; và một con chuột thì đơn giản là một
con chuột. Nhưng con người sở hữu khả năng định hình bản thân một cách chủ động.
Vì triết học của Sartre giải phóng ta khỏi sự câu thúc đến từ cái bản chất tiền định của
con người, nên nó là thứ triết học của tự do. Chúng ta được tự do lựa chọn định hình bản
thân như thế nào, dù đúng là ta phải chấp nhận một số giới hạn. Ví dụ, dù ta có cố mọc
cánh (theo nghĩa đen) thế nào đi nữa thì điều đó cũng sẽ không xảy ra. Nhưng ngay cả
trong phạm vi những lựa chọn thực tế ta có, ta vẫn thường thấy mình bị bó buộc và đơn
thuần quyết định dựa theo thói quen, hoặc vì cách nhìn bản thân mà ta vốn quen.
“Sartre muốn ta phá vỡ những lối suy nghĩ theo thói quen, kêu gọi ta đối diện với ý
nghĩa của việc sống trong một thế giới mà không có gì là tiền định. Để tránh sa vào kiểu
hành vi vô định, ông tin chúng ta phải tiếp tục đối mặt những lựa chọn về cách thức
hành động.” [22]
Theo ông, con người là dự tính của mình, và tự mình tạo ra mình, thì tất nhiên phải
chịu trách nhiệm việc làm của mình và có trách nhiệm với người khác, vì lúc họ hành
động, họ hoàn toàn tự do và họ buộc phải hoàn toàn tự do. Dù muốn hay không, chúng
ta lúc nào cũng phải ở trong một hoàn cảnh hay một tình thế nào đó. Con người buộc
phải lựa chọn và tự do của con người cũng nằm trong sự lựa chọn này: vấn đề không
phải là tự chọn mình trong hoàn cảnh và tính thế đó. Ông luôn đặt ra câu hỏi lựa chọn
là gì nếu không phải là để hành động? Không thể có tự do trừu tượng cũng như không
thể có lựa chọn tiêu cực, con người thiết yếu là con người sống trong thực tại. Vì vậy,
đối với Sartre, hành động đích thực là hành động do con người gánh vác, sau khi đã đảm
nhiệm toàn diện hoàn cảnh và tình thế trong đó họ đang sống và nhất là sau khi họ vượt
lên hoàn cảnh và tình thế này bằng chính hành động đó. Mỗi hành động điều có hai khía
cạnh mà chúng ta buộc phải nhớ, đó là khía cạnh khách quan và khía cạnh chủ quan và
đặc biệt chỉ có khía cạnh khách quan của hành động mới đáng kể, hay ít ra chỉ nó mới
được trông thấy. Có thể hiểu rằng giá trị của chúng ta nằm trong hành động của chúng
ta và chỉ có hành động mới có thể đánh giá chúng ta. Bên cạnh đó con người cũng thường

13
hay xuất hiện thái độ ngụy tín, đó là sự biện minh cho thất bại của mình và nó không
ngừng bị ý thức tha nhân tố cáo triệt để và không buông tha. Bởi trong cuộc sống, không
phải có một mình chúng ta, chúng ta không sống cô độc, ý thức của chúng ta cũng không
hoàn toàn độc lập, chúng ta phải luôn sống trong sự dòm ngó của kẻ khác và phải chịu
sự dị nghị từ bên ngoài.
Như vậy, triết lý của Sartre là chủ nghĩa hiện sinh hành động. Để cho mình có được
những hành động đích thực, thì phải đặt ra những tiêu chuẩn để cho hành động. Đối với
Sartre hành động con người phải hướng thiện, trong một hoàn cảnh hiện thời và trong
chính tình thế mà mình đang sống. Còn những cái xấu, cái nạn mà con người trên thế
giới phải gánh chịu đó là nghèo đói, là bóc lột, là tư bản, là thực dân, là thái độ gian trá
của đạo đức tư bản.
Bằng cách đưa ra lựa chọn, ta cũng đang tạo ra một khuôn mẫu cho cách ta nghĩ về
những khả thể của một đời người. Điều này có nghĩa tự do chính là trách nhiệm lớn hơn
hết thảy. Chúng ta không chỉ chịu trách nhiệm cho tác động từ những lựa chọn của ta
lên bản thân, mà còn chịu trách nhiệm cho tác động của chúng lên toàn thể nhân loại.
Và vì không có nguyên tắc hay quy luật bên ngoài nào biện minh cho những hành động
của ta, ta không có lý do gì để nấp sau những lựa chọn của mình. Vì lý do này, Sartre
tuyên bố chúng ta bị “kết án tự do.”
Triết học gắn liền tự do với trách nhiệm của Sartre đã bị gắn mác là bi quan, nhưng
ông bác bỏ sự quy chụp đó. Thật ra ông còn nói rằng nó là thứ triết học lạc quan nhất có
thể, vì bất chấp việc phải chịu trách nhiệm cho tác động từ những hành động của ta lên
người khác, ta có thể lựa chọn thực hiện chỉ mỗi việc kiểm soát cách ta tạo nên bản thân
và thế giới của mình. Tư tưởng của Sartre đặc biệt ảnh hưởng lên sáng tác của người
bạn đời và đồng nghiệp của ông, triết gia Simone de Beauvoir, nhưng chúng cũng có tác
động rõ rệt lên văn hóa và đời sống thường ngày ở Pháp. Những người trẻ tuổi đặc biệt
xúc động trước lời kêu gọi sử dụng tự do họ có để tạo nên hiện sinh của họ. Ông truyền
cảm hứng cho họ thách thức những quan điểm truyền thống, độc đoán phổ biến ở Pháp
trong những năm 1950 và 1960. Sartre được liệt là nguồn ảnh hưởng chính tới những
cuộc biểu tình đường phố ở Paris tháng Năm 1968 giúp lật đổ chính phủ bảo thủ và tạo
ra một không khí tự do hơn khắp nước Pháp.
Tham gia các vấn đề chính trị là một phần quan trọng trong cuộc đời Sartre. Mối
quan hệ luôn thay đổi giữa ông với các đảng phái chính trị, cũng như những hoạt động
không ngừng xoay quanh chính trị, triết học và văn học của ông, bản thân chúng có lẽ

14
là minh chứng cho một cuộc đời sống theo ánh sáng tư tưởng hiện sinh có trước bản
chất.
Sartre cho rằng người ta chỉ sống chứ không phải là tồn tại, trong mỗi phút giây và
kinh nghiệm về cuộc sống của mỗi người luôn có tính chất độc đáo khác biệt hoàn toàn
với kinh nghiệm của mọi người, và chủ thể được hiểu thông qua sự dấn thân của anh ta
vào cuộc sống. Ông chối bỏ quan điểm về khuôn mẫu lí tưởng của “Con Người”, hoặc
của nhân loại, bởi trong đó mỗi người chỉ là một hình ảnh của con người phổ quát. Ông
đặt ra câu hỏi “Tôi là ai?” thay vì câu hỏi “Nhân loại là gì?” với sự gợi ý về tính độc đáo
và kì bí của mỗi thân phận và sự nhấn mạnh đến chủ thể tính, tức nhân vị, hơn là đến
khách thể tính, tức sự vật. Nếu xét về vẻ ngoài thì con người cũng chỉ giống như muôn
vàn những sinh linh khác, nhưng bên trong họ là cả một vũ trụ quan cần được khám phá,
họ chính là trung tâm của cái vô cùng. Khi đề cập đến chiều sâu trong đời sống con
người thì lí trí không thể nào giải thích hết được. Bởi những lý do: thứ nhất, lý trí của
con người thường mềm yếu, dễ giao động và bất toàn; thứ hai, Sâu thẳm trong đời sống
con người là những khoảng tối nó mang đặc tính “phi lý trí” mà lý trí không thể nào xâm
nhập được. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận một điều là lý trí và tư duy chúng
luôn đi cùng với nhau tạo thành một thể thống nhất. Con người cần phải được thừa nhận
là một thực thể thống nhất bao gồm cả cái tốt và cái xấu trong chính bản thân anh ta.
Chúng ta không thể thừa nhận một tình trạng phân chia nào đó và phải là một con người
trọn vẹn có cả tri thức, ước vọng, tội lỗi và cả những thứ lấn át lý trí đang tồn tại trong
bản thân con người. Con người được nhìn thấy dưới quan niệm này là một con người về
cơ bản, hết sức mơ hồ, huyền bí, đầy rẫy những vấn đề mâu thuẫn và căng thẳng tiềm
ẩn, những vấn đề không thể giải quyết một cách đơn giản chỉ bằng tư duy. Vì vậy sẽ dẫn
đến sự tuyệt vọng và tình trạng bất khả tự lực của con người khi đứng trước xã hội. Đây
là một trong những đề tài quan trọng của văn học phương Tây, và một lần nữa, mặc dù
hầu như không khám phá được sự nguy hiểm hay tiến hành một sự phản đối nào, nhưng
Sartre đã khôi phục sự phản kháng trước bất cứ khuôn mẫu hoặc thế lực nào manh nha
dập tắt tính độc đáo và sự tự tại trong đời sống cá nhân. Sự đông đúc nơi đô thị, sự chia
nhỏ lao động nhấn chìm con người trong chức năng kinh tế của anh ta, sự phát sinh
chính quyền trung ương tập quyền… đã xé nát con người bằng cách hủy diệt cá tính và
khiến họ phải sống trên bề mặt của cuộc đời, sẵn lòng giao du với “vật” hơn là với người.
Sartre là một tác giả hiếm hoi vừa làm chủ tư tưởng của mình vừa làm chủ ngòi bút
hành văn của mình, ông không bao giờ cho phép triết lí và văn chương chia lìa nhau.

15
Cho tới nay, chưa ai phát hiện được mâu thuẫn nào giữa triết lí, văn chương, hành động,
cuộc sống của ông. Từ ấy, ông theo đuổi cả hai hoài bão, tư tưởng luôn luôn thống nhất,
“văn chương nêu vấn đề cho triết lí, triết lí làm nền tảng cho văn chương, rồi văn chương
hiện sinh hoá.” [11] triết lí qua tác phẩm nghệ thuật và... giải quyết những bế tắc triết
học.
1.3. Tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean Paul Sartre
1.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Buồn Nôn
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, châu Âu bước vào tình trạng khủng hoảng về tất cả
mọi mặt như tư tưởng, chính trị, văn hóa, xã hội,… Chiến tranh thế giới thứ I nổ ra, hàng
triệu người trở thành nạn nhân của trò chơi chiến tranh của các tài phiệt chủ nghĩa đế
quốc. Tinh thần con người lúc này rơi vào tình trạng hoang mang tột độ, nhân tính giờ
đây được thay bằng thú tính, cơ cấu xã hội bị đảo lộn lung lay đến tận gốc rễ, pháp luật
dần trở thành trò chơi trong tay những người cầm quyền, mọi luân lý bị xem thường,
biết bao nhiêu nghịch cảnh xảy ra. Con người trong giai đoạn này dường như mất hết
niềm tin vào cuộc sống, nghi ngờ mọi giá trị, con người trở nên buồn chán, vô nghĩ phi
lý và nhân cách bị tha hóa theo hoàn cảnh sống.
Cuối thế kỉ XIX, trong lòng châu Âu bùng nổ cuộc khủng hoảng có cội nguồn sức
nặng từ thứ văn hóa chuyên chế bóp ngặt nhân cách cá nhân. Chúng soi xét cá nhân bằng
những giáo lý của Cơ Đốc giáo trong suốt gần 20 thế kỉ. Những giá trị, chuẩn mực và
nguyên tắc tuyệt đối đã giam hãm tồn tại người vốn tự do, đột biến và đầy sáng tạo. Tồn
tại người rạn nứt, nhiều tầng cảm xúc bị đè nén bừng tỉnh với câu hỏi: hiện sinh của tôi
là đích thực hay không đích thực? Chính những câu hỏi mang tính thức tỉnh này đã dấy
lên phong trào mạnh mẽ những tư tưởng triết học hiện sinh lấy tồn tại con người làm
cứu cảnh của mọi triết lý. Triết thuyết này dần trở nên có tác động mạnh mẽ đến đời
sống xã hội phương Tây lúc bấy giờ.
Cách mạng mạng khoa học kĩ thuật cùng với sự bành trướng của phương tiện truyền
thông khiến cho cuộc sống con người trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn. Nó tạo ra một
lượng của cải khổng lồ nhưng đời sống của mọi người lại không được ấm no, giai cấp
công nhân và nhân dân lao động phải sống một cuộc sống cơ cực trong những khu nhà
ổ chuột. Họ đang sống trong một xã hội tư bản đầy rẫy những bất công sự giàu có thì có
thừa nhưng họ lại không được hưởng thụ trong khi đó cũng chính là của cải do họ làm
ra. Kinh tế phát triển nhưng kết quả của sự phát triển kinh tế lại là chiến tranh xảy ra
liên miên, chỉ chưa đầy một phần tư thế kỉ mà lại xảy ra hai cuộc thế chiến lớn trên phạm

16
vi toàn thế giới. Chiến tranh đẩy nhân dân vào vòng lầm than, khổ ải. Những cuộc chiến
xảy ra không có một chút chính nghĩa nào mà chỉ là để chứng tỏ xem ai làm người đi ăn
cướp được nhiều nhất. Chiến tranh làm cho mọi thứ trên đời không có một nghĩa lý nào
cả.
Triết lý hiện sinh tất yếu phải xuất hiện. Cá nhân con người trong nhiều thế kỉ đã bị
đẩy vào hậu trường bởi những ý tưởng không mang tính độc đáo của con người, khinh
rẻ khát vọng sống và chủ nghĩa cá nhân. Triết học hiện sinh khẳng định tự do của con
người, từ chối việc ý thức cá nhân phụ thuộc vào những khái niệm trừu tượng hay các
cấu trúc xã hội bị phi nhân tính hóa. Nó là biểu tượng nổi loạn chống lại những tư tưởng
và định chế kìm hãm tự do cá nhân và biến cá nhân trở thành kẻ chối bỏ trách nhiệm với
chính bản thân mình.
Bối cảnh của xã hội lúc bấy giờ cũng chính là chủ đề mà các tác phẩm văn chương
hay triết học trong giai đoạn này đều mô tả và đề cập đến. Qua các tác phẩm các tác gia
đều trở thành những nhà hiện sinh, họ đều muốn tìm một nơi nào đó để chia sẻ sự chán
chường về cuộc sống thực tại đầy đau khổ, không lối thoát, mọi thức trên đời trở nên
phi lý buồn bã, sự đảo lộn trật tự xã hội, nhân sinh quan về cuộc sống của con người
trong giai đoạn này. Và những tác phẩm đó họ muốn lối thoát, muốn chứng minh sự tồn
tại của họ đối với xã hội.
Jean-Paul Sartre – một trong những nhà văn tiêu biểu trong thời kì này, đồng thời
cũng là một triết gia hiện sinh. Năm 1929-1930, Sartre đã đi quân dịch ở Tours, trong
ngành khí tượng. Quân dịch xong, ông được bổ nhiệm làm giáo dư triết học ở Le Havre,
J.P. Sartre dạy ở trường trung học ở thành phố này 3 năm liền (1931-1933). Với bối
cảnh xã hội của châu Âu, vào năm 1938 trước trận chiến tranh thế giới thứ II một năm,
ông đã cho ra đời tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée). Thành phố Le Harve được lấy làm
khung cảnh cho tiểu thuyết Buồn Nôn (La Nausée) nhưng trong sách được đổi thành
Bouville. Lúc đó Sartre chỉ mới 23 tuổi, tác phẩm đã để lại tên tuổi của ông cho đến thế
hệ ngày nay. Người đọc có thể cảm nhận được tính chất độc đáo của một thế giới mà
Sartre tạo ra. Đó là thế giới của một triết gia. Độc đáo hơn là ông đã lồng ghép chính
bản thân mình vào nhân vật trong quyển nhật kí, để có thể thỏa sức bộc lộ những cảm
xúc và tư tưởng của mình. Buồn Nôn (La Nausée) không chỉ là tiếng nói của tác giả mà
còn là nổi lòng của những con người khao khát tự do ở giai đoạn này. Họ luôn sống và
đi tìm sự tồn tại của bản thân trong xã hội. Đồng thời tác phẩm đã cho người đọc những
cảm nhận rõ nét hơn về hơi thở của thời đại ở những năm 90 của thế kỉ XX.

17
1.3.2. Nội dung và bố cục của tác phẩm “Buồn Nôn”
Dựa trên dụng ý của tác giả, tác phẩm “Buồn Nôn” có thể chia bố cục ra làm 3 phần
tương ứng với nội dung như sau:
Phần đầu: Lời thưa trước của người xuất bản (trang 9)
Đây là lời dẫn dắt cho toàn bộ nội dung phía sau. Người xuất bản nhấn mạnh những
tập vở này đã được tìm thấy trong các giấy tờ của Antone Roquentin (nhân vật chính
trong tác phẩm). Người xuất bản cũng chỉ ra những trang viết này được viết vào khoảng
đầu tháng Giêng, 1932 sau khi Antoine Roquentin đi du lịch ở Trung Âu, Bắc Phi và
Viễn Đông và đã đến định cư tại Bouville 3 năm để hoàn thành công trình nghiên cứu
lịch sử về hầu tước De Rollebon.
Phần 2: Tờ rơi không ngày tháng (trang 11 – 15)
Roquentin muốn ghi lại những biến cố từng ngày một. Anh cảm thấy mình đã sợ hãi
nhưng không biết mình sợ gì. Anh không nghĩ là mình điên nhưng lại nghĩ đó là một
cơn khủng hoảng thoáng qua của bệnh điên khi anh không dám ném hòn sỏi trên mặt
biển như lũ trẻ.
Phần 3: Nhật kí (trang 17 - 438)
Trong toàn bộ cuốn tiểu thuyết, 31 lần thứ tự thời gian được nhân vật Roquentin viết
trong cuốn nhật kí như: thứ ba, 30 tháng giêng; sáng thứ năm tại thư viện; xế trưa thứ
năm; thứ sáu, năm giờ rưỡi; thứ năm, 2 giờ rưỡi; ba giờ; thứ sáu; thứ sáu, 3 giờ; trưa thứ
bảy; chúa nhật; thứ hai; bảy giờ chiều; mười một giờ khuya; thứ tư; thứ năm; thứ sáu;
sáng thứ bảy; xế trưa; thứ hai; thứ ba; thứ tư; sáu giờ chiều; giữa đêm; thứ sáu; thứ bảy;
Bouville, thứ ba; thứ tư, ngày cuối cùng của tôi ở Bouville. Trình tự thời gian được nhân
vật kể lại không theo một trình tự định sẵn mà nó được viết theo cảm xúc riêng của nhân
vật. Trong đó chỉ có hai lần nhân vật nhắc đến Bouville trên bảng ghi thời gian, đó là
khi anh ta chuẩn bị rời khỏi nơi này.
Những bài viết trong tập truyện được xoáy quanh một chủ đề buồn nôn, nỗi chán
ngấy đó là thảm kịch mà Roquentin trực diện với cuộc đời đang sống, tất cả mọi tình
huống được ghi lại như chứng tích dưới dạng thức nhật ký.
Nhật kí ghi chép các sự kiện và tâm trạng của Roquentin trong 22 ngày. Antoine
Roquentin giới thiệu mình là một người sống một mình, hoàn toàn một mình, chẳng bao
giờ nói với ai, không cho gì và cũng không nhận gì. Hàng ngày, ông ăn ở các quán quen
và làm việc tại thư viện và nếu muốn thì ngủ với một cô chủ quán cà phê Francois ở gần
đó. Công việc của ông ở Bouville là để tìm kiếm các tư liệu về bá tước De Rollebon –

18
một người có bộ mặt xấu xí nhưng lại được rất nhiều cô gái yêu thích. Nhưng dần dà,
càng đi sâu vào cuộc đời bịp bợm của tên bá tước, Roquentin không còn hứng thú với
công việc giả tạo đó nữa. Sau khi làm đến chương VII thì chàng quyết định từ bỏ, bởi
vì “tôi mà đã không có đủ sức giữ lại quá khứ của tôi, thì tôi có thể nào hy vọng cứu vớt
quá khứ của người khác”. Và cứ thế, hàng ngày chàng lại ghi chép lại đầy đủ mọi ý nghĩ
cay đắng về những điều tai nghe mắt thấy. Trong những lần vào thư viên để tìm kiếm tư
liệu viết đề tài nghiên cứu chàng quen với Ogier.P, thường được gọi là “chàng Tự Học”
- ông này có tính kỉ luật cao, đã và dành hàng trăm giờ đọc tại thư viện tất cả các đầu
sách theo chữ cái ABC. Ông thường nói với Roquentin và tâm sự với chàng rằng ông là
cả một xã hội. Có một thời gian ông yêu và sống cùng một cô gái Anh tên là Anny,
nhưng giữa họ xảy ra cãi vã và chàng bỏ đi luôn, sau bốn năm gặp lại, lúc Anny ghé qua
Paris, và muốn gặp lại chàng, nhưng chàng cảm thấy nàng đã già và tình cảm cũng phai
nhạt, những khoảnh khắc tuyệt vời không còn nữa. Anny tiếp tục đi du lịch với một
người đàn ông Đức, đang chung sống với nàng. Trong suốt thời gian này, có một thứ
luôn theo và ám ảnh Roquentin đó chính là những cơn Buồn Nôn. Càng ngày Roquentin
càng nhận thức được sự phi lý của một vũ trụ vô cớ không được biện minh bởi một cái
gì cả. Cơn buồn nôn xuất hiện ở bất cứ đâu trong suy nghĩ của ông và càng ngày nó càng
trở nên mạnh mẽ: Buồn Nôn khi sắp ném hòn cuội, Buồn Nôn với dự án nghiên cứu của
mình, với chàng Tự Học, những kỉ niệm của ông về Anny, dáng bộ lố bịch của những
bức chân dung treo trong viện bảo tàng thành phố, những lời lẽ tự cao của một anh chàng
miệng lưỡi ba hoa tưởng rằng mình đang đem tài năng giúp ích đồng loại, ngay cả bàn
tay của mình và vẻ đẹp của thiên nhiên,… ông quyết định từ bỏ tất cả để đi đến Ba Lê
khi nhận ra mình đang sống thừa giống Anny. Những ngày cuối cùng ở Bouville, ông
đã bắt đầu quan tâm tới mọi người xung quanh, đặc biệt là khi chứng kiến chàng Tự Học
bị đánh. Và chính bản nhạc với những giai điệu nối tiếp nhau trong quán Rendez-vous
des Cheminots.

1.3.3. Ý nghĩa của tác phẩm “Buồn Nôn”


Tác giả đã biến câu chuyện thành một lý thuyết sâu xa với hình thức trình bày mới
lạ, đây cũng là một trong những cái hay của tác phẩm. Với một trạng thái tâm linh đa
dạng, tác giả đã làm cho người đọc ngạc nhiên với triết lý hiện sinh của tác phẩm. Truyện
là một tiểu thuyết nhật kí chứ không phải là hồi kí hay tự truyện, mỗi lần giở những

19
trang nhật kí tính cách nhân vật dần dần hiện lên, ta có thể bóc trần được những lí lẽ mà
ít nhiều qua đó chúng ta có thể thấy được nhân bản của nó. Từ đó có một cái nhìn hiện
sinh của một bản thể tự do, tự tại mà đôi lúc nó sẽ xảy ra trong đời người, vốn mang
thân phận xót xa và đau khổ.
Câu chuyện trong Buồn Nôn có vẻ như là một chuỗi tự sự tiêu cực và buồn chán của
nhân vật Roquentin, chứa đựng đầy nỗi ngờ vực và trĩu nặng suy tư về tồn tại, hư vô.
Sartre đã dùng phương pháp hiện tượng học để chứng minh rằng đời sống của con người
thì không có mục đích. Nhân vật chính trong tác phẩm đã phát hiện ra nhiều sự ghê tởm
của thế giới xung quanh. Anh ta và sự cô đơn của anh ta đã dẫn đến nhiều kinh nghiệm
về buồn nôn tâm lí. Dần dần anh ta nhận thức được rằng con người là một hiện tượng
ngẫu nhiên, không có ý nghĩa và không có giá trị gì cả, không cần thiết và không có cả
lí do để tồn tại. Trong sự nhập cuộc của mình, con người hiện sinh đã cố gắng đưa ra
một giải thoát cho tâm tư, bằng sự thể hiện vào trạng thái hiện sinh tuyệt đối. Nhưng
trên thực tế, con người hiện sinh vẫn chỉ là con người hữu hạn, bị giới hạn một cách tàn
nhẫn. Trong nhật kí, nhân vật luôn luôn buồn nôn với mọi thứ mà anh ta bắt gặp như
một thái độ phản kháng những gì thuộc về lí tính cứng nhắc siêu hình. Nhân vật chính
Roquentin đang trên con đường khám phá lí do tồn tại của con người là không có lí do
gì hết. Con người là một hiện thực ngẫu nhiên, không có lí do tồn tại.
Điểm mấu chốt của thuyết hiện sinh là con người phải hành động, là sự dấn thân, là
sự trải nghiệm với chính cuộc sống của mình. Và con người, trước hết chỉ là hư vô, vì
vậy con người không thể định nghĩa được. Con người phải hiện hữu, gặp gỡ, xuất hiện
trong thế giới đã, rồi mới được định nghĩa. Chính vì thế, con người chỉ tồn tại sau đó,
chỉ tồn tại như những gì mà nó được làm ra. Điều đó được thể hiện qua sự hành động,
sự dấn thân và sự trải nghiệm. Chính từ đây, có thể nói rằng thuyết hiện sinh định nghĩa
con người bằng hành động.
Buồn Nôn là một câu chuyện hư cấu nhưng có thực và sống thực qua nhân vật
Antoine Roquentin. Tư tưởng của Sartre đạt tới cực điểm và lan tỏa, vượt qua được sức
mạnh của cảm giác, tức nỗi đau khổ không cùng của con người đứng trước hiện hữu; tất
cả được thể hiện rộng rãi từ dưới thể tính bầy nhầy, nhão quẹt (vicous) trộn lẫn với loãng
chất (puddle) của cái thời đầy rẫy bóng tối vây quanh và lan trải như vết dầu loang;
những hiện tượng đó là cơ hội dành cho Sartre phát triển chủ nghĩa hiện sinh, mà nhân
tố hiện sinh chính là nhân bản, là yếu tố tâm lý và sinh lý giữa hiện thể và hiện vật xảy
ra cùng một lúc.

20
Truyện Buồn Nôn không phải là một truyện đầy đủ như mọi truyện, mà nó ghép lại
qua từng mảnh làm thành một. Mỗi bài có cái hay riêng, lan tỏa khắp nơi mà hầu như là
những bài bình luận. Buồn Nôn đã cho chúng ta thấy được sự sáng tạo, kỷ thuật hành
văn và nhất là sức trong sáng trong triết thuyết của Jean-Paul Sartre. Truyện đã đưa dẫn
chúng ta đến gần với con người trong cùng hoàn cảnh, nơi mà chúng ta đang chiếm cứ.
Allen Tate nói: “Đó là chức năng tối thượng của nghệ thuật”.
Như vậy, tác phẩm Buồn Nôn đã đưa đến cho chúng ta một triết thuyết về hiện sinh
được thể hiện vô cùng nổi bật qua nhân vật Roquentin, đây cũng là điểm thành công làm
nên tên tuổi của tác phẩm. Trong cuốn Buồn Nôn, Sartre có ý hướng chứng minh rằng
những thiên kiến, những truyền thống quen thuộc khiến cho con người quên rằng mình
vốn sống trong một vũ trụ thù nghịch và khôn lường, và khi nhận thức được sự kiện này,
con người nôn mửa vì tuyệt vọng, nhưng con người có thể thoát khỏi sự tuyệt vọng này
bằng nghệ thuật và bằng hành động. Theo đó, triết thuyết hiện sinh cho rằng chúng ta
đều là những thực thể tự do và vì vậy, đều có trách nhiệm với mọi sự lựa chọn và hành
động của bản thân mình, chúng ta là phải những tác giả của cuộc đời mình và kiến thiết
những gì chúng ta đeo đuổi. Buồn Nôn trở thành một luận cứ triết học của học thuyết
hiện sinh mà Jean-Paul Sartre là kẻ đưa đường. Tác phẩm Buồn Nôn của ông đã để lại
hậu thế những giá trị tuyệt đối, vượt thời gian qua những án văn chương bất hủ, một
phạm trù triết học đầy nhân tính trong thuyết hiện sinh của ông. Jean-Paul Sartre là nhân
vật thời thượng qua mọi thời đại của nền văn học sử hiện đại.
1.3.4. Tính chất của tác phẩm
Tác phẩm La Nausée (Buồn Nôn, 1938) là một trong những tác phẩm đáng chú ý
nhất của Jean-Paul Sartre. Tác phẩm được viết dưới hình thức một cuốnnhật kí của nhân
vật chính trong truyện tên Antoine Roquentin: “Điều tốt nhất là ghi lại những biến cố
trong từng ngày một. Tạo giữ một cuốn nhật kí để nhìn thấy rõ ở đấy. Đừng để vượt
thoát những sắc thái, những sự kiện nhỏ nhặt, ngay cả khi chúng không có vẻ gì cả, và
nhất là xếp hạng chúng”. [13]
Hình thức (nhật kí) là dạng thức rất quen thuộc đối với mỗi người. Song nội dung
của quyển nhật kí này lạ vô cùng lạ lẫm thu hút được sự tò mò của người đọc. Những
tưởng cuốn sách sẽ là những biến động xảy đến mỗi ngày đối với nhân vật, hay chăng
tâm trạng của người viết như thế nào. Sự thực lại là những câu chuyện được xuất phát
từ điểm nhìn người viết dưới một góc độ hoàn toàn khác, soi chiếu vào cái bên trong sâu
thẳm nhất của sự vật và con người mà trước nay ta dửng dưng, thờ ơ và đối xử với nó

21
một cách không công bằng. Đọc truyện, chúng ta phải giật mình vì chúng ta thấy mình
trong đó, soi chiếu tâm hồn mình trong cái gương soi mang tên “Buồn Nôn” cùng những
điều rất quen thuộc mà ta chưa ý thức được về mình. Hơn nữa, những tư tưởng lạ, đó là
tư tưởng mang đậm chủ nghĩa hiện sinh, hướng tới việc con người phải đi tìm chính
mình với những tầng thực siêu thực nhất.
Khi đi vào tìm hiểu câu trả lời từ nhan đề tác phẩm điều mà đọc giả gặp phải đầu tiên
đó là một câu chuyện rất khó hiểu. Có thể nói Buồn Nôn không phải là một tiểu thuyết
khó đọc, nhưng khó muốn đọc hết một lần nếu ta định biết cốt truyện. Nhiều đoạn mô
tả cận gần đến chân lông sợi tóc về thân xác, cặn kẽ như trên mặt hành tinh nguyệt cầu,
khiến ta không có ấn tượng đẹp (người nữ sà xuống quá gần để khêu gợi khiến người
nam buồn nôn); hoặc mô tả cử chỉ đồng tính luyến ái (bàn tay của hai người nam quyện
lấy nhau); hoặc nhiều đoạn dài dòng về lịch sử một nơi chốn; hoặc lai vãng khắp nơi
những “buồn nôn-phi lí” được lặp đi lặp lại như điệp khúc… Trong khi đó, có những
đoạn mô tả độc đáo về hiện hữu (không phải chỉ như từ ngữ trừu tượng) mà là trực quan
chỉ triết gia Sartre mới tiếp cận được như vậy, và với những ý tưởng về hiện sinh lạ lùng.
Buồn Nôn là một tác phẩm nghệ thuật có giá trị trong văn học Pháp, nó không chỉ độc
đáo ở tư tưởng mà còn ở bút pháp hiện sinh, mô tả hiện tượng luận, ở giá trị về phương
diện thẩm mỹ, chất men gợi dậy cơn buồn nôn qua cảm nhận dư thừa và phi lí, khai từ
thơ mộng cho thiên triết luận hữu thể và hư vô, hiện hữu phi lí nhưng ta có tự do lựa
chọn trách nhiệm. Nói tuần tự cho có sự sắp đặt, thật ra thì những ý tưởng hiện sinh như
hiện hữu, buồn nôn, dư thừa, phi lí, hư vô… trộn lẫn vào nhau, cùng hiện diện đôi khi
chỉ ở trong một câu. Sắp đặt theo tuần tự chỉ là theo những điều nào đề cập trước, đề cập
sau.
Nó không giống những câu chuyện thông thường với những chuỗi sự việc diễn ra
theo thời gian và không gian nhất định, cái này trước nói trước cái này sau nói sau, đằng
này lại khác hoàn toàn dường như khi đọc tác phẩm chúng ta khó lòng sắp xếp trình tự
giống như một câu chuyện theo lối kể thông thường, bởi cách kể giống như những mảnh
ghép của kí ức khó mà có thể sắp xếp ngay ngắn mạch lạc nội dung. Tác phẩm được viết
theo trình tự thời gian (sắp xếp theo từng ngày) nhưng sự thật lại không theo cái thời
gian hiển hiện ấy khiến cho người ta phải chăm chú mà đọc, mà xem, mà liên kết. Cho
nên, câu chuyện “Buồn Nôn” này thật sự rất khó hiểu, hơn nữa với độc giả phương Đông
không quen với lối viết phương Tây nên càng khó hiểu hơn. Thậm chí nếu chỉ đọc sơ
qua sẽ cho rằng tác phẩm này không có sức hấp dẫn, thậm chí nó không phù hợp với thể

22
loại tiểu thuyết. Thế nhưng chính điểm khó hiểu, khó tiếp thu ấy lại là một điểm đáng
thu hút của tác phẩm. Sở dĩ khi đọc một tác phẩm nghệ thuật ắt hẳn ai cũng muốn hướng
đến việc ta phải nắm được nội dung tác phẩm nói đến điều gì thì khi đọc “Buồn Nôn”
cũng không ngoại lệ. Nếu như nhan đề đã gây được ấn tượng mạnh mẽ, kích thích tính
tò mò của đọc giả thì khi nội dung khó hiểu sẽ khiến người ta hiếu kì hơn và băn khoăn
không biết tác phẩm này có điều gì hay để mà lại được nhiều bạn đọc yêu thích như vậy.
Từ điều đó những độc giả sẽ quyết tâm đọc hiểu cho bằng được mới thôi. Nội dung càng
khó hiểu sự hiếu kì càng tăng. Những mảng màu được pha trộn tưởng chừng rối rắm
song lại có sự liên quan chặt chẽ. Càng đi sâu vào mê cung của Buồn Nôn, người ta lại
càng nảy sinh cái ý chí ngộ ra nó và chính mình. Điều đó sẽ là động lực để người đọc
có quyết tâm đi vào tìm hiểu cho bằng được nội dung chứa đựng trong tác phẩm, và ắt
hẳn sẽ tin rằng bên trong cái sự khó hiểu đó sẽ chứa đựng một nội dung sâu xa chứ
không thông thường như những tác phẩm khác.
Tóm lại, Buồn Nôn được tác giả viết theo kiểu đóng, mở đầu là ở thị trấn Bouville,
kết thúc tác phẩm nhân vật cũng tìm ra được bản ngã của chính mình ở tại nơi này, dù
để có được điều đó anh ta đã phải trải qua rất nhiều tâm trạng khác nhau. Đây là kiểu
cấu trúc về cá nhân, bởi ngay từ cái tên của tiểu thuyết tác giả đã cho người đọc thấy sự
hình thành cá tính của nhân vật, cũng như hành trình và cả những khủng hoảng mà nhân
vật sẽ gặp phải. Bằng những thủ pháp của việc kể chuyện, như việc kể theo trục tuyến
tính của thời gian, theo đó là trật tự trước sau của các biến cố, trình bày nhân vật một
cách rõ ràng, các nơi chốn cụ thể của cuộc phiêu lưu mà nhân vật sẽ gặp phải để thông
qua đó nói lên quan điểm của tác giả, sự ghê tởm, thái độ lợm giọng, buồn nôn với chính
xã hội mà anh ta đang sống.

23
Kết luận chương I
Jean-Paul Sartre với những tư tưởng hiện sinh mới mẻ ẩn mình trong những tập tuyển
thuyết, kịch đã trở thành những khuynh hướng sáng tác văn học ở thế kỉ XX. Tác phẩm
hiện sinh Buồn Nôn xuất hiện như một sự cứu vớt linh hồn cho những con người đang
sống trong cảnh lầm than, cực khổ ở một xã hội vắng niềm tin. Chính vì thế nó đa gây
ra nhiều làn sóng bình luận và những ảnh hưởng đa chiều tích cực lẫn tiêu cực.
Thuyết hiện sinh của Sartre được xem là một học thuyết vô thần nhưng ảnh hưởng
của nó lại chẳng bộc lộ như vậy. Nó chứng minh rằng thượng đế không tồn tại nói một
cách chính xác hơn là cho dù thượng đế có tồn tại đi chăng nữa thì cũng chẳng có gì
thay đổi. Bởi con người cho dù có lạc vào lầm than, tăm tối thì chẳng có ai cứu vớt họ
và chỉ có họ mới có thể cứu vớt được bản thân mình ra khỏi đó. Họ phải tìm lại chính
mình bằng những sự lựa chọn sáng suốt chính vì vậy mà họ hiện hữu. Đối với Sartre,
con người lúc nào cũng ở ngoài bản thân mình và họ bị kết án tự do. Thuyết hiện sinh
của Sartre luôn cho rằng con người chỉ là hư vô sự tồn tại của họ ngay từ ban đầu đã phi
lý vì thế họ phải làm cho cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa thì mới hoàn thành được
mục đích tồn tại của mình.
Buồn Nôn là tác phẩm hư cấu mang tính siêu lý ở thế kỉ XX. Buồn Nôn là một tiểu
thuyết vừa đương đại vừa hiện thực cho một chủ nghĩa hiện sinh mà Sartre chủ xướng
một cách trung thực và đầy sáng tạo giữa đời này. Nhân vật Roquentin được Sartre tạo
ra đại diện cho tất cả mọi người với những cung bậc cảm xúc khác nhau khi đối diện với
hiện thực cuộc sống. Mặc dù chàng luôn cảm thấy buồn nôn, nhưng chàng vẫn phải đối
diện với nó để có thể tìm ra bản ngã của mình. Thấm thía được nội dung của tác phẩm
Buồn Nôn, ngày nay đã không còn ai đặt vấn đề hay bình phẩm về nó nữa, vì tất cả
những giá trị mà nó mang lại đã được khai thác và bộc lộ thực thụ.

24
CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA JEAN-PAUL SARTRE VỀ VẤN ĐỀ CON
NGƯỜI QUA TÁC PHẨM “BUỒN NÔN”
2.1. Nhân vật Roquentin và hình ảnh của tác giả qua nhân vật Roquentin trong tác
phẩm “Buồn Nôn”
2.1.1. Nhân vật Roquentin trong tác phẩm “Buồn Nôn”
Sự ra đời của tác phẩm “Buồn Nôn” đã đánh dấu bước phát triển của văn học hiện
sinh ở Pháp vào thế kỉ XX. Đây được xem là tác phẩm có giá trị và có ý nghĩa hết sức
quan trọng đối với thực tiễn xã hội ở Pháp lúc bấy giờ.
Truyện được viết thành một cuốn nhật ký của nhân vật Antoine Roquentin kể về
những câu chuyện xoay quanh chuyến đi Bouville từ ba năm, để anh chàng hoàn tất
công trình nghiên cứu của mình về người hầu tước De Rollebon. Tác phẩm được viết
dưới dạng một cuốn nhật kí, điều này cũng là một điểm mạnh đồng thời cũng là một
điểm yếu của tác phẩm. Một sự bất lợi không hề nhỏ cho tác phẩm đó là nó dễ khiến cho
người đọc cảm thấy khó hiểu vì nội dung được viết ra, đồng thời nó dễ làm cho người
đọc nhàm chán vì sự dài dòng trong miêu tả nội tâm nhân vật đan xen vào đó là một cốt
truyện không rõ ràng với nhiều tình tiết khó. “Tuy nhiên, người đọc vẫn cảm nhận được
những tính chất rất độc đáo của một thế giới mà ông đã tạo ra. Đó là thế giới của một
triết gia. Mà đó cũng là thế giới của một tiểu thuyết gia nữa: Một thế giới khép kín, bí
hiểm trong đó bao nhiêu tù nhân đang mù quáng quay cuồng với những hành động quyện
chặt vào nhau trong một chất keo nhầy nhụa.” [7, tr.221]
Tác phẩm mang trong mình những tư tưởng triết học hiện sinh theo quan điểm của
J.P. Sartre, chính vì thế nó được đánh giá rất cao và được cho là một tiểu thuyết thật sự
có giá trị về mặt triết học cũng như đời sống xã hội. Mở đầu tác phẩm là một lời tặng vô
cùng ấn tượng: “Tặng CASTOR “Đây là một thanh niên không có tầm quan trọng tập
thể, gã chính là một cá thể” L.F. CÉLINE L’Eglise [13, tr.7]. Lời tặng đã thể hiện rõ
quan điểm của chủ nghĩa hiện sinh, đề cao sự tự do của con người đồng thời nêu lên nổi
bật cá tính của nhân vật là một con người tự do cắt đứt mọi mối quan hệ với xã hội bên
ngoài. Đây cũng là một cách mở rất thú vị của tác giả, bởi trong toàn bộ tác phẩm, cuộc
sống Antoine Roquentin luôn bị bao vây trong một cuộc sống cô đơn.
Roquentin có thói quen lang thang đến những quán café, thư viện hay trên đường
phố để ngắm nhìn và suy nghĩ về những gì mình thấy được. Chàng bị giam hãm bởi hiện
tại, bởi với chàng quá khứ của chàng đã chết, và tương lai chàng cũng chẳng cần phải
quan tâm thêm. Chúng ta có thể lý giải sự cô độc của Roquentin bằng quan điểm triết

25
học của chủ nghĩa hiện sinh. Đó là con người hiện sinh độc đáo hay nói cách khác là
con người cô độc trong xã hội. Và chính anh cũng khẳng định rằng: “Tôi cô độc và tự
do.” [13]
Bên cạnh sự tự do sẽ không tránh khỏi những lo lắng và Antoine cũng vậy chàng đã
phải chịu một nỗi lo lắng vô hình luôn ám ảnh. Nỗi lo sợ ấy được chủ nghĩa hiện sinh lí
giải vì con người tự do nên con người tự lựa chọn tương lai của mình, mà tương lai thì
vô cùng bấp bênh vì vậy con người luôn cảm thấy một nỗi lo âu siêu hình. Sống trong
sự tự do mà mình lựa chọ nhưng chàng luôn cảm thấy có một nỗi lo âu luôn bám theo,
ám ảnh; và nỗi ám ảnh về sự bấp bênh của tự do đó đã khiến anh luôn cảm thấy cô độc,
chán nản. Để phản ứng lại nỗi lo âu ấy chàng luôn cảm thấy buồn nôn. Cơn buồn nôn
ấy tượng trưng cho nỗi ám ảnh về sự bấp bênh hư vô của sự tự do. “Nếu nghĩ đến việc
tự tử, thì anh lại thấy rằng sự tự tử này cũng vô nghĩa. Nó cảm thấy “dư thừa” trong một
thế giới “quá đầy” [7, tr.222]
Chính vì suy nghĩ đó nên chàng không hề chạy trốn nỗi buồn, mà ngược lại chàng
luôn đối mặt và suy nghĩ về nó. Ở mọi nơi mà chàng đi, những sự vật mà chàng thấy ở
đó Antoine luôn cảm nhận được sự cô đơn của bản thân. Nhưng chàng lại không quên
khẳng định sự tự do của mình vì chàng luôn ý thức được nó. Để có được sự tự do chàng
đã rời Pháp và đi đến rất nhiều nơi: Tây Ban Nha, Luân Đôn, Meknès, Đông Kinh,... ở
đây chàng đã trải qua rất nhiều những chuyến phiêu lưu. Điều này càng làm cho chúng
ta thấy rõ hơn về con người của chàng, chàng luôn có trách nhiệm với tương lai của bản
thân và biết tự do lựa chọn tương lai cho bản thân. Nhưng không có nghĩa những sự rời
đi để tìm tự do lại không mang theo những mối lo âu về sự bấp bênh vô định. Chính vì
thế, trong ba năm ra đi chàng vẫn phải luôn chung sống với cơn “buồn nôn” và chàng
buộc phải đối diện với nó như những mối lo âu siêu hình: Khi người ta sống, chẳng có
gì xảy đến. Những bối cảnh thay đổi, người người đi ra đi vào chỉ có thế. Không bao giờ
có những lúc khởi đầu. Ngày tháng nối tiếp ngày tháng, không tiết điệu, không lí do,
đấy là một con toán cộng bất tận và đơn điệu, buồn nản. Ngay cả công việc chép sử cũng
chẳng làm chàng thấy có ý nghĩa gì cả.
Tác giả đã rất khéo léo trong việc đề cao tính khách quan của chủ nghĩa hiện sinh,
đồng thời đề cao tính hiện hữu của sự vật. Cụ thể là ở “Lời thưa trước của người xuất
bản”: Những tập vở này đã được tìm thấy trong số các giấy tờ của Antoine Roquentin.
Chúng tôi cho xuất bản mà không thay đổi gì cả. Trang thứ nhất không ghi ngày tháng,
song chúng tôi có những lý lẽ vững chắc để nghĩ rằng nó có trước chừng vài tuần khi

26
khởi đầu cuốn nhật kí thật sự…; và “Tờ rơi không ngày tháng”: một chữ để trống, một
chữ bị xóa, bản văn của tờ rời không ngày tháng dừng ở đây…”. Đối với con người, nhà
hiện sinh chú ý mô tả con người như nó đang tồn tại (hiện sinh, hiện hữu). Để nói lên
quan điểm này của triết học hiện sinh, Sartre để cho nhân vật Antoine đã cảm nhận sự
hiện hữu của mình và lí giải nó. Chàng hoàn toàn có thể nhận biết được sự hiện hữu của
sự vật xung quanh vì vậy chàng luôn bị ám ảnh bởi chúng. Chẳng hạn như khi ở trên
biển, cầm lên cục đá nhỏ chàng lại thấy nó là nỗi kinh tởm “Thật khó chịu biết bao! Và
nỗi kinh tởm ấy đến từ viên đá, tôi chắc thế, nó chuyền từ viên đá sang tay tôi. Vâng
đúng nó, đúng là nó: một thứ buồn nôn nơi hai bàn tay” [13, tr.33]. Sartre lấy nỗi buồn
nôn của nhân vật Antoine để phản bác lại học thuyết của Descartes. Triết học duy lí
Descartes phân biệt hai thực thể: vật hữu tri và vật hữu hình. Thuộc tính chính của vật
hữu tri là tư duy, của vật hữu hình là quảng tính hay hậu lượng (étendue). Vì triết học
duy lí quá đề cao tính hữu tri (có thể nhận biết được) của sự vật, còn chủ nghĩa hiện sinh
cho rằng: thế giới hiện thực chỉ có thể là cái thế giới này, đang phơi mở ra đây với tất cả
mọi ý nghĩa nó có thể có cho tôi, trong khi tôi sống trong lòng nó.
Để phản ứng lại cũng như dập tắt cơn “buồn nôn” của bản thân Antoine đã nghe bản
nhạc “Some of these days” ở quán Rendez – Vous de Cheminots – một quán cà phê mà
ông hay ghé đến. Một điều ấn tượng nữa đó là tư tưởng đạo đức thực hiện những hành
vi cao quý được thể hiện thông qua nhân vật Lucie – người hầu gái. Nàng luôn tỏ ra cao
thượng, nhưng nó lại không thể tự an ủi cho sự đau khổ của nàng.
Trong và sau các cuộc chiến tranh thế giới của thế kỉ XX, khi Châu Âu tìm thấy mình
trong cơn khủng hoảng, đối mặt với cái chết, sự hủy diệt thì phong trào hiện sinh bắt
đầu thịnh hành. Chủ nghĩa hiện sinh như một khuynh hướng triết học cũng như một
phong trào văn hóa văn hóa được phổ biến rộng rãi nhất ở những thập niên 40 – 50 của
thế kỉ XX, là thời điểm Châu Âu đang chìm trong tâm trạng tuyệt vọng, có thể không
phải không có hy vọng về việc tái thiết xã hội nhưng tình trạng bi quan cũng đủ để chấp
nhận cái nhìn hiện sinh vô mục đích, sự buồn nôn, vô nghĩa của cuộc đời. Đối với họ,
tương lai như một đám sương mù dày đặc. Những lý tưởng mà họ đã đặt ra dường như
trở về con số không. Triết học hiện sinh mang trong nó cả những lo âu xen lẫn bất lực.
Những day dứt, hoang mang giày vò ấy được các nhà tư tưởng nâng lên thành khái niệm:
buồn nôn và phi lý, hư vô và thân phận con người. Một điều đáng nói là tại thời điểm
này các trào lưu văn học hiện sinh lại tồn tại song song với chủ nghĩa hiện sinh. Chưa
bao giờ văn học lại gắn bó mật thiết với triết học như vậy. Văn học với những đặc trưng

27
riêng của mình nó đã thuận lợi đi sâu vào đời sống nội tâm con người một cách dễ dàng.
Do đó nó trở thành mảnh đất màu mỡ để các nhà hiện sinh nói về con người ở chiều sâu.
Chứng kiến một Châu Âu đầy thương tích, Sartre đã dùng ngòi bút của mình để đề cao
cuộc sống lãnh đạm, thờ ơ trước mọi việc và bên cạnh đó cũng có dấn thân, nhập cuộc.
Điều này nằm ngay trong chính tác phẩm Buồn Nôn, tuyên ngôn về chủ nghĩa hiện sinh
của ông.
Jean-Paul Sartre viết Buồn Nôn dưới hình thức một cuốn nhật ký, cuốn nhật ký của
chàng Antoine Roquentin, một thanh niên trí thức hoàn toàn cô độc. Chàng không gia
đình, không bạn bè, không tình nhân và không cả công việc. Chàng đã đi du lịch khắp
châu Âu, châu Phi và châu Á, tham dự các đoàn khảo cổ tại Ấn Độ và Đông Dương,
nhưng vẫn chán nản tất cả. Có một thời gian, chàng sống cùng một cô gái tên là Anny,
nhưng giữa họ xảy ra cãi vã, và chàng bỏ đi luôn, rồi chàng cũng hiếm khi gợn một ý
nghĩ về nàng nữa. Chàng trọ tại một khách sạn nhỏ ở thị trấn Bouville để tìm kiếm các
tư liệu về bá tước De Rollebon, một nhà thám hiểm. Riêng về chuyện tình dục, chàng
đã có một cuộc thỏa thuận với cô nàng chủ quán cà phê ở gần đó và hầu như cô nàng
này chưa từng biết từ chối bao giờ, và mỗi ngày phải có ít nhất một người đàn ông. Lúc
đầu, cảm giác buồn nôn chỉ thoáng qua, và Roquentin không mấy chú ý. Mọi vật xung
quanh hình như có đời sống riêng, đi ngược với đời sống của chàng. Những vật bình
thường bỗng trở thành quái gở, xa lạ. Roquentin cảm thấy bất lực khi muốn nhặt một
hòn đá hay một mảnh giấy vụn.
“Đó là một nỗi kinh tởm dịu nhẹ. Thật khó chịu biết bao! Và nỗi kinh tởm ấy đến từ
viên đá, tôi chắc thế, nó chuyền từ viên đá sang tay tôi. Vâng, đúng nó, đúng là nó: một
thứ Buồn Nôn nơi hai bàn tay” [13, tr.33] hay “Đó cũng không phải là cái chi phi thường,
mà chỉ là một hạnh phúc nhỏ bé của sự Buồn Nôn: hạnh phúc ấu trải dài đến tận vũng
bia nhầy nhụ, tận đáy thời gian của chúng ta…” [13, tr.58]. Chàng chỉ có thể xua đi cảm
giác này trong chốc lát, bằng cách nghe một đĩa nhạc Jazz đã cũ. Buồn nôn. Cái cảm
giác ấy xâm chiếm khắp cơ thể chàng, buồn nôn, đến nỗi bàn tay cũng biến thành một
sinh vật kỳ dị có hơi thở riêng biệt. Buồn nôn. Chàng ngạt thở bởi ý nghĩ thân xác chàng
không phải là chỗ đứng cho một con người có toàn vẹn có lý trí, mà chỉ là một tâm điểm
ấm áp, nhầy nhụa và bất định của cuộc đời. Buồn nôn. Cuối cùng, chàng nhận ra rằng:
bất cứ ở đâu, mọi vật đều khoác lên mình một bản chất xa lạ, bất ổn, như thể chúng đã
từ bỏ tên gọi và những công dụng thông thường. Buồn nôn. Trong phút giây thể nghiệm
sự hiện sinh của mình, Roquentin đã quên tất cả những hành động ý thức của mình, quên

28
mọi ấn tượng thường dùng để chỉ sự vật của đời người, mà đồng nhất hóa với bản thể
vô thức.
Từ một cuốn tiểu thuyết Sartre đã biến tác phẩm của mình thành một lý thuyết mang
ý nghĩa sâu xa, với một hình thức trình diễn mới lạ, một trạng thái tâm linh đa dạng. Đây
không phải là một cuốn tự truyện và chẳng phải là hồi ký… mà là một cuốn tiểu thuyết
– nhật ký. Nghe thì có vẻ kỳ lạ nhưng nếu chúng ta đọc kỹ thì sẽ thấy những lý lẽ trong
truyện, ít nhiều cho ta thấy được tính nhân bản của nó, mà đôi khi chúng ta dường như
đã có một cái nhìn hiện sinh của một bản thể tự tại, mà đôi lúc xảy ra trong cuộc đời làm
người, vốn mang thân phận xót xa và đau khổ. Sartre đã đưa nhân vật Antoine Roquentin
vào tác phẩm Buồn Nôn (La Nausée/The Nausea) như một "người hùng"; đó được xem
là mẫu người đàn ông lý tưởng khi đứng trước mọi tình huống của cuộc đời. Nếu không
được nhìn nhận như một cách sống mới thì đó chỉ là hình thức mẫu mực chẳng có gì
khác hơn. Tuy nhiên những tác phẩm của Sartre vẫn được đời nhắc nhở đến cho tới ngày
nay; dù rằng tác phẩm Buồn Nôn được xây dựng vừa hư cấu vừa hiện thực chứa đựng
đường lối hiện sinh. Ở đây không nói đến nhân vật Roquentin như một con người hiện
sinh hoặc xem Buồn Nôn là một tiểu thuyết hiện sinh. Nhưng điều mà chúng ta muốn
khám phá chính là cái nguồn hiện sinh đó phát khởi từ đâu: Roquentin được dàn dựng
như một hiện thể của hiện hữu một con người sống thực với một tâm sinh lý rất phi
thường.
Những trang cuối của tập nhật ký, Sartre cố tình bỏ quên chúng ta mà quy về một
chiều sâu khác của nội tâm hơn là mô tả. Sartre tự xem như chính mình trong đó và đó
cũng là điều đem lại cho chúng ta một cái nhìn ý thức hợp lý và thích đáng. Tác giả coi
tác phẩm của mình như một trang “thiết bị” cần thiết cho văn hóa, một xác định cụ thể
đối với thái độ của chúng ta. Tuy không được trọn vẹn để nói lên được tính chất của một
nền văn chương đương đại hay một tâm sinh lý khác mà không tránh khỏi sự đụng chạm
về quan hệ những nhân vật trong truyện.
Roquentin chạm mặt với cây hạt dẻ, đó là một chạm trán mơ hồ tuy nhiên vẫn cho
ta thấy được hình ảnh sắc bén của sự vật một cách cụ thể nhưng không để lại cái nhìn
đích thực, mặc dù Roquentin đang ở trạng thái buồn chán. Vậy thì Roquentin đến với
nỗi đau đầy tuyệt vọng chăng? Chúng ta hãy xem Roquentin có chịu đựng nỗi với một
tâm thức như thế không, một tâm lý nội tại được diễn tả cách riêng... Chính vì thế mà
đem lại sự tranh luận của tác phẩm Buồn Nôn qua bao thập niên: Đó là sự biệt lập giữa
hiện hữu và hiện thực. Thí dụ: Nói về sự vật; chai thủy tinh Venetian (Ý) là một cái chai

29
có khác gì đâu nhưng nó là hình tượng của sự vật, tất nhiên cho ta nhận được hiện thực
của sự vật; tròn, nặng, trong bóng, sắc màu không hơn không kém của một hiện vật...
Cho nên hiện hữu của sự vật là một cái gì rất đơn thuần, tuy nhiên nhận ra được một
thực thể, là giới hạn của hiện hữu và tri nhận, đó là thể tính siêu việt của hiện sinh, biến
cách thức hiện hữu để trở thành đối tượng của hiện sinh. Một thí dụ khác; về giới hạn
cách biệt của Roquentin: nhân một ngày đi chơi trên biển, chàng nhặt lên trong tay viên
đá cuội, mân mê trên tay, đột nhiên chàng khám phá ra được những gì đang hiện hữu
xung quanh, đó là hiện hữu sự vật làm cho hắn thoát khỏi cái cảm giác buồn nôn kỳ quái
mà hắn phải đương đầu, đối diện với hiện hữu. Điều ấy không mong muốn đến với
Antoine Roquentin; thực thể của viên đá cuội đã biến mất trong thực tại và hắn nhận ra
một tâm thức trong suốt trong những điều xảy. Những tiến trình trong đời sống hằng
ngày từ từ sẽ khám phá, tất cả những tính chất đó sẽ “bốc hơi” không còn lại gì, chỉ còn
lại sự đương đầu, đối diện với hiện thực là cây hạt dẻ, viên đá cuội; đó là sự hiện diện
có thực và chính cái thực đó làm giảm đi cái nguyên lý của hiện hữu: giữa sự buồn chán
và nỗi sợ hãi. Chỉ còn lại một điều trong Antoine nỗi đau khổ là hiện hữu và chẳng phải
vướng tội, mọi sự được vượt qua, tương quan với hiện thể.
Chính vì quan điểm ấy; tác giả đã lập đi lập lại nhiều lần: Đó là sự ghê tởm của hiện
hữu. Jaspers viết: “Cái điều vô lý đã tìm thấy trong cái tối nghĩa nơi mà chúng ta đang
sống, trong thực tế của thực nghiệm hiện hữu vừa như có đó và vừa như không có đó”
Tại sao gọi là không-có-đó? Tại sao điều đó lại dành cho tất cả? Cái gì nhiều hơn? Không
có gì hơn và không có gì kém hơn. Không thể biết được và cũng chẳng thiết yếu để tránh
được. Tất cả là không, chúng ta vượt qua được chẳng bỏ một ai. Ấy thì có trở nên ngu
xuẩn hay là không hợp lý. Sartre cho rằng chỉ có trí tuệ trả lời điều ấy. Sartre không
buộc chúng ta phải trả lời hay đòi hỏi chúng ta một lý do nào hay một ý nghĩa nào khác.
Điều được xác định cụ thể là tìm thấy được phần nào gốc rễ của cái gọi là vô nghĩa của
hiện hữu. Tất cả điều đó chỉ mang lại kết quả chính là ngõ cụt và sự buồn nôn nơi con
người.
Trong nỗi đau đớn của Roquentin là không giảm được cái điều không có thật, ngay
cả ý thức buồn nôn cũng không có. Nó đã điền vào cái khoảng trống đó bằng một cái
nhìn đầy hỗn loạn. Có lẽ Sartre nhận ra được những kinh nghiệm mà Jaspers gọi là
“chuẩn bị cho một sức bung phá mãnh liệt”. Dẫu sao sự đau khổ là một nhu cầu cần thiết
cho sự khai mở và tái lập qua điều kiện của mình để chứng minh tâm lý học và triết
thuyết hiện sinh. Đó là chủ thuyết của thuyết nhân bản – tức một tư tưởng của chủ nghĩa

30
tự do, và trở thành đề tài chính của học thuyết Jean-Paul Sartre. Con người đi từ sự chán
ghét, ghê tởm, một sự trống vắng của hiện sinh, tạo nên cái thể chất chính, qua sự chọn
lựa mà Sartre cho đó là một cái gì phóng khoáng. Vì lẽ đó mà ông đã hiện hữu và không
bao giờ nhìn sự thể như một điều tuyệt đối. Sartre luôn hướng tới nó và triết thuyết của
ông sẽ không bao giờ thay đổi hay chấm dứt được, người ta gọi nó là triết thuyết hiện
sinh của Sartre. Tâm trạng buồn nôn do đâu mà có? Điều này còn tùy thuộc vào từng cá
tính của người đọc. Hiện hữu và hư vô được Sartre xem như một nỗi khổ và sự kinh tởm
của nó diễn ra để cho ta thấy một thứ gì đó mập mờ hết sức trừu tượng. Chúng ta biết
rằng Jean-Paul Sartre là một nhà tư tưởng triết học và cũng là một nhà văn tuyệt mỹ về
thể loại hư cấu hiện thực, một lối xây dựng đối thoại độc đáo, một chức năng đầy đủ
mới dàn dựng một sân khấu đầy sắc thái. Ông là một con người bình dị, nhưng ông cũng
không mấy hài lòng về những điều ông đã làm như những nhà triết học khác.
Buồn Nôn có cốt truyện được ghép lại từng mảnh nó hoàn toàn không giống với bất
kì tiểu thuyết nào. Tác phẩm toát lên sự sáng tạo từ cách hành văn cho đến sức thu hút
của cốt truyện dẫn dắt người đọc đến những tình tiết mới lạ để có thể cảm nhận được
chính bản thân mình trong tác phẩm. Đó chính là nghệ thuật.
“Tôi yên lặng, tôi mỉm cười miễn cưỡng. Người hầu gái đặt trước mặt tôi một chiếc
đĩa với miếng phó mát Camembert mốc trắng. Tôi nhìn khắp phòng và một nỗi ghê tởm
dữ dội xâm chiếm lấy tôi. Tôi đang làm gì ở đây? Tôi làm chi để phải tranh luận dài
dòng về chủ nghĩa nhân bản? Tại sao họ lại ăn? Quả thật là chính họ, không biết mình
đang hiện hữu. Tôi muốn cất bước, bỏ đi, đến bất cứ nơi nào mà tôi sẽ đứng vị trí của
tôi, nơi mà tôi sẽ ăn khớp với ngoại thể… Song chỗ đứng của tôi không ở nơi nào cả,
tôi là dư thừa” [13, tr.302]. Tôi chẳng thể nói gì nữa, tôi gục đầu. Khuôn mặt của chàng
Tự Học áp sát vào mặt tôi, y cười nhạt nhẽo, mặt vẫn áp sát vào mặt tôi, như trong những
cơn ác mộng. Tôi khó nhọc nhai một mẩu bánh mì mà tôi quyết định là không nuốt vào.
Những con người, phải yêu thương những con người. Những con người thì đáng thán
phục. Tôi muốn mửa quá – và đột nhiên nó đấy: cơn Buồn Nôn [13, tr.303]. “Đấy, đấy
chính là cơn Buồn Nôn: nỗi hiển nhiên mê muội đó? Đục rỗng đầu tôi! Tôi đã viết nên
điều đó! Giờ đây, tôi biết rõ: Tôi đang hiện hữu – thế giới đang hiện hữu – và tôi biết
rằng thế giới đang hiện hữu, chỉ có thế. Nhưng đối với tôi, chẳng quan hệ gì.” [13,
tr.305]. Antoine luôn cố gắng để xoáy sâu cái nhìn, xuyên thủng qua những lần vỏ ngoài
bao bọc để đạt đến tri kiến đích thực về bản chất của thực tại.

31
Đó không phải là lý do để chúng ta phải đi tìm một năng lực toàn vẹn mà hãy xem
nó như một điều hết sức tự nhiên, rõ ràng trong mọi dữ kiện tác phẩm tiểu thuyết của
Sartre Đây là một thông điệp hoàn chỉnh với những yếu tố chính đáng dưới một cái nhìn
tổng quan cho một tác phẩm được dựng lên trong thế giới ngày nay bởi Jean-Paul Sartre.
Sự buồn nôn được xoáy sâu khiến cho Antoine Roquentin cảm thấy chán ngấy, đó chính
là thực tại mà chàng phải đối mặt, tất cả những tình huống mà chàng gặp phải cũng đã
phần nào mô tả được cuộc sống mà tác giả đã trải qua. “Tác giả đã đưa ra một nhân vật
rất tầm thường: rụt rè, đầy manh tâm, bị đời sống của người khác đè nặng, và cũng như
chính đời sống của anh ta nữa, bao giờ cũng nhờm tởm khiến anh ta muốn tháo tung hết
nữa bộ mặt bề ngoài mà trong đó anh đang sống một cuộc sống vô vị lạt lẽo tầm thường
và vô cùng buồn bã.” [7, tr.222]. Nhưng đau khổ là hiện diện trực tiếp trong mọi hoàn
cảnh, không gian và thời gian, tư tưởng đó đem lại ý thức đau khổ. Chính vì thế mà
Sartre đã viết lên được phần nào chủ thuyết của mình, dù là giản đơn. Sartre nói: “Bên
cạnh cuộc đời như bắt đầu nỗi tuyệt vọng không cùng”. Jean-Paul Sartre tin vào ngày
mai hơn là hôm nay, ông cho rằng sự nghịch lý chính là niềm tin.
Roquentin trong Buồn Nôn là một thân phận trầm thống, một tệ nạn xã hội cũng như
chính bản thân của tác giả. Chúng ta không thể quả quyết mọi người sẽ hợp thông điều
đó hoặc phải suy tưởng những điều như Sartre suy tưởng. Đúng như thế! bởi chúng ta
không thể dựa vào những nguồn cơn đó để miêu tả một cái gì mơ hồ như một thứ siêu
hình mà chúng ta đã tìm thấy qua những từ ngữ, từng nhân vật trong tiểu thuyết của
Jean-Paul Sartre. Nhưng ở đây thực tế là làm sao cho ngôn từ được sáng tỏ và hiệu ứng
những gì đã chứa đựng cho dù rất ít chi tiết, hay bất luận nơi nào, khi mà chúng ta nhận
ra được Hiện hữu và Hư vô thì lúc đó chúng ta nhận thức được những gì Roquentin đã
thực hiện. Cái gì mà Antoine nhận thức được là có một đôi phần của bản thân mình
trong cuộc sống giữa người và vật. Buồn Nôn là khởi nguồn từ sự cảm nhận đích thực
giữa nội quan và ngoại quan mà không để lại một dấu hiệu hay kinh nghiệm nào khác
hơn. Đôi khi chúng ta phải tránh xa nỗi chán chường bởi những đắm chìm trong vật thể,
trong ao ước mà điều đó nằm trong dự tưởng. Nhưng nếu buồn nôn không còn lắng đọng
trong tâm tưởng thì chính là lúc chúng ta nhận thức cùng một lúc với thời gian hiện hữu;
bởi buồn nôn ở đây là do nhận thức từ chúng ta mà ra hoặc đúng hơn do từ bản thể của
ta mà ra, không có điều đó chắc chắn chúng ta không thể chìm đắm dưới bất cứ điều gì
khác hơn.

32
Ngoài những lý lẽ của thuyết hiện sinh, được nảy nở qua từng thế hệ, thiết tưởng
điều ấy dừng lại nơi đây, cái dừng hợp lý và đúng lúc, để người ta không rơi vào tuyệt
vọng, bởi những dòng chảy của thuyết hiện sinh đã làm cho nhiều người suy tưởng mà
làm lạc hướng chủ nghĩa hiện sinh, trong lúc những phân đoạn đó Sartre cố tình xây
dựng lại có hệ thống trong từng cá tính của con người đang đối diện với Hư Vô và những
cái gọi không thực chất. Sartre nhìn triết thuyết hiện sinh như triết thuyết nhân bản. Lý
thuyết này phải được sáng tỏ một cách cụ thể nghĩa là đương đầu và chấp nhận nỗi đau,
buồn chán, tuyệt vọng như một chấp nhận hiện hữu. Tóm lại triết thuyết hiện sinh được
thăng hoa và đưa nền văn học Âu châu vào một kỷ nguyên mới. Ấy là điều sâu sắc mà
chúng ta đang sống trong một xã hội rối loạn tâm thần, cần phải loại tận gốc rễ những
hoàn cảnh nghịch lý đó; đừng để nó trở thành một thứ bi quan chủ nghĩa, một ảo giác
mơ hồ, tràn ngập, chiếm cứ trong lúc chúng ta đang xây dựng một chủ thuyết hiện sinh.
Tiểu thuyết Buồn Nôn - bản tuyên ngôn về chủ nghĩa hiện sinh của Sartre, bên cạnh
đó là những tác phẩm như Tồn tại và Hư vô, Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân
bản,… tất cả đều nói lên tư tưởng hiện sinh của Sartre. Khi triết thuyết này xuất hiện, ấy
là điều như chúng ta tìm thấy được bản chất của nó từ những suy tư về sự vật dưới một
cái nhìn khác biệt. Biến mơ hồ trừu tượng đến một thực thể rõ ràng, cụ thể không thể
xóa mờ. Tự nó đã hiện hữu giữa thế giới hôm nay cũng như tất cả những điều mà ta
nhận ra được. Nhân vật Roquentin vẫn còn đó, có nghĩa là vẫn còn tranh luận, một cách
khá đặc biệt cho một tiểu thuyết hư cấu của Sartre. Đấy chính là sự khám phá những
siêu nhiên trong vũ trụ mà chúng ta đang sống và nắm giữ.
2.1.2. Hình ảnh tác giả thông qua nhân vật Roquentin trong tác phẩm “Buồn Nôn”
Jean-Paul Sartre là một triết gia, phê bình gia, tiểu thuyết gia và một kịch tác gia
nắm một vị trí cao cả, ít ai có trong thế giới văn chương Pháp. Các tác phẩm của ông đã
thu hút rất nhiều độc giả cũng như những nhà phê bình văn học. Trong đó, đặc biệt là
tác phẩm Buồn Nôn, hiếm có tác phẩm nào mà lại thu về một lượng lớn độc giả như
vậy. Tác phẩm đã nổi bật lên những triết thuyết hiện sinh bằng những tư tưởng mới
mang ý nghĩa quan trọng đối với đời sống xã hội. Buồn Nôn là một tác phẩm hư cấu
mang tính chất siêu lý làm nên những làn sóng ý kiến trái chiều nhưng cho đến ngày nay
không còn ai chất vấn hay đặt vấn đề bình phẩm cho tác phẩm nữa. Bởi ai cũng cảm
nhận được rằng nó mang tính hiện thực vừa đương đại vừa hiện thực cho một chủ nghĩa
hiện sinh mà Sartre chủ xướng một cách trung thực và đầy sáng tạo giữa đời này.

33
Buồn Nôn – một câu chuyện hư cấu nhưng ẩn sâu bên trong là thực, một đời sống
thực của J.P. Sartre được lồng ghép vào nhân vật Roquentin. Sartre đã dùng một thể
thức vô cùng ấn tượng là nhật kí để vừa đưa ra được triết thuyết hiện sinh của mình vừa
diễn tả được cái sâu sắc nội tâm của con người, cái ray rứt, cái tàn nhẫn trong sự cảm
nhận giữa thế giới với con người dường như xảy ra quanh đời ông. Tư tưởng của Sartre
đạt tới cực điểm và lan tỏa, vượt qua được sức mạnh của cảm giác, đó là nỗi đau khổ
cùng cực của con người khi đứng trước hiện hữu; tất cả được thể hiện rộng rãi từ dưới
thể tính bầy nhầy, nhão trộn lẫn với loãng chất của cái thời đầy rẫy bóng tối vây quanh
và lan trải như vết dầu loang. Chính vì thế mà Sartre đã có cơ hội thể hiện được chủ
nghĩa hiện sinh, mà nhân tố hiện sinh chính là nhân bản, là yếu tố tâm lý và sinh lý giữa
hiện thể và hiện vật xảy ra cùng một lúc.
J.P. Sartre đã trở thành kẻ đưa đường dẫn lối cho triết thuyết hiện sinh của mình.
Qua tác phẩm Buồn Nôn, ông đã để lại cho hậu thế những giá trị lớn lao về một phạm
trù triết học đầy nhân tính trong thuyết hiện sinh. Tác phẩm không những vượt qua
những giá trị về thời gian mà còn hơn hẳn những án văn chương bất hủ. Nó trở nên thời
thượng qua mọi thời đại mà qua đó những tư tưởng và hình ảnh của Sartre hiện lên rõ
nét, vô cùng ấn tượng và chân thật. Sartre luôn thể hiện mối quan tâm đối với bản chất
tồn tại của con người và tự do của ý chí. Con người là hư vô từ lúc sinh ra, bị kết án phải
tự do trong sự lựa chọn hành động và bị đọa đày phải gánh chịu trách nhiệm. Sartre cho
rằng: “không có tự do khi không có sự thật”. Nhưng Robbe-Grillet lại phủ nhận hoàn
toàn mệnh đề này khi tuyên bố: “Tôi không cần đến sự thật để có thể tự do” [1]. Theo
ông, tự do không phải là nơi chốn và càng không phải là điều kiện của sự thật và của
tính đích thực. Con người luôn lo lắng trở thành bản thể đích thực của mình và chính tự
do giúp họ thoát khỏi điều đó. Họ được giải phóng khỏi nỗi lo đó để trở thành một khả
thể có một cái tôi đích thực và duy nhất.
Sartre cho rằng con người đích thực chính là con người tự do. Bản thể của con người
trong tư cách là nó quyết định sự xuất hiện của hư vô, và bản thể này xuất hiện trước
chúng ta như là tự do. Điều kiện cần thiết đối với sự hư vô hoá của hư vô không phải là
một đặc tính trong số những đặc tính khác thuộc về bản chất của con người mà chính là
tự do. Tự do có trước bản chất của con người, nhờ có nó mà bản chất con người mới có
thể hình thành, và bản chất này ngưng lại trong tự do. “Con người không tồn tại trước
rồi tự do sau, mà không có sự khác biệt giữa bản thể của con người và “bản thể tự do”

34
của nó” [2]. Tự do có trước bản chất của con người vì thế chúng ta không thể phân biệt
tự do với sự tồn tại hiện thực của con người.
Tồn tại cũng giống như tự do, khi con người tồn tại họ không có một bản chất xác
định, bởi nó tự do tự tạo nên chính bản thân mình. Bản chất của một người đang sống
không được xác định bởi anh ta luôn có xu hướng thay đổi và thay đổi không ngừng.
Chỉ khi anh ta chết đi thì đó mới có thể xác định được bởi khi đó mọi thứ về anh ta điều
ngừng thay đổi. Đấy là lí do khiến cho con người đã đến với thế giới này thì “buộc phải
tự do”. Và sự tự do này lại được biểu hiện qua âu lo: “…âu lo là cách thức tồn tại của tự
do như là ý thức tồn tại, chính trong âu lo mà tự do tồn tạicho-mình trong sự tồn tại đang
được bàn đến của nó” [3]. Con người bị tách rời khỏi những gì thuộc về bản chất của
anh ta và từ đó sự âu lo sợ hãi xuất hiện. Khi con người ta chạy trốn khỏi nỗi sợ hãi thì
Sartre gọi nó là ngụy tín. Nguỵ tín và chân tín được xác định một cách rõ ràng rằng con
người thường sống trong ý thức mang tính hai mặt: ý thức về những sự thật mà anh ta
muốn che giấu, vì điều này anh ta nói dối chính mình; và ý thức về những sự thật mà
anh đủ can đảm thừa nhận. Sự khác nhau giữa cái tôi đích thực tự do và cái tôi thiếu
đích thực nguỵ tín được Sartre nhấn mạnh bởi khi rơi vào ngụy tín, sự tự do sẽ biến mất.
Sartre cho rằng: “Tôi chính là cái mà tôi muốn che giấu” [4] và rõ ràng ở đây chúng ta
có thể thấy được sự khác nhau giữa những cái con người muốn che giấu và cái mà họ
muốn trưng ra. “Ngụy tín tức là một cách để thoát khỏi tình cảnh tự do bi đát của sự hiện
sinh vô cớ của mình. Ngụy tín tức là để cho tiềm thức điều khiển hành động: đối với
một số người không ít, sống trong xã hội, không phải để làm một việc gì mà chính là để
như thế này hay như thế nọ trước mắt kẻ khác.” [7, tr.151]
Khi chúng ta tự do chúng ta có thể đi đến con đường mang tính đích thực, sự tìm
kiếm tính đích thực lại được hoàn thành bởi việc tự giải phóng. Đó là một cuộc tìm kiếm
vô tận nhờ nó con người tự định nghĩa trong tư cách là con người, với nghĩa đầy đủ nhất.
Sartre chứng minh ý muốn tìm kiếm tính đích thực ở các nhà văn đương đại như Proust,
Sartre, những người quan niệm viết là cuộc đấu tranh chống lại cái thiếu đích thực và
truy tìm cái đích thực. Sartre tỏ ra vừa giống vừa khác với Robbe-Grillet: tự do, và đặc
biệt là tự do lời nói, là điều kiện cho phép con người đi tới tận cùng bản thể để xây dựng
bản thể. Tuy nhiên ở Robbe-Grillet, đó không phải là một bản thể đích thực được hiểu
như những phương diện bị che giấu, đối lập với một bản thể hiển lộ, tức là cái bề ngoài
nhìn thấy được. Sự khác nhau giữa Sartre và Robbe-Grillet, liên quan đến quan hệ giữa
tự do và sự thật. Với Robbe-Grillet, ông luôn đánh giá cao Sartre, bởi Sartre của thời kỳ

35
đầu khi gắn với chủ nghĩa hiện sinh là một phát hiện có tính kích thích mạnh mẽ và gây
sốc. Buồn Nôn giúp ông nhận thức về việc cần đặt lại vấn đề về sự thật, và về sự đối lập
giữa tự do và sự thật. Nhưng Robbe lại không đồng tình cái cách mà Sartre khuếch đại
vai trò của sự thật và trách cứ ý tưởng cần phải có sự thật để được tự do. “Vấn đề của
tất cả các nhân vật của Sartre chính là ở công cuộc tìm kiếm tự do của họ, hoặc là cuộc
tìm kiếm ý thức về tự do, nhưng là tự do ở trong một lời nói luôn luôn là lời nói của sự
thật. Đối với tôi Sartre lúc nào cũng gắn bó một cách /thái quá với ý tưởng về sự thật.”
[6]
Buồn Nôn là một tác phẩm của tự do, vì nó có một cấu trúc thời gian tự do từ chối
tuyến tính thông thường của thời gian, từ chối tính nhân quả và chuỗi tiếp nối, tức là
những chuẩn mực thời gian của thế kỷ XIX mà Sartre đã chấp nhận trong những tiểu
thuyết khác; những chuẩn mực này phá huỷ không gian văn học như là không gian nơi
các sức mạnh tự do và sức mạnh sự thật đối đầu; chính trong không gian này diễn ra
cuộc đụng độ không thể hoà giải giữa tự do và sự thật mà cuốn tiểu thuyết muốn xây
dựng.
Tác phẩm được viết theo một kiểu văn học mâu thuẫn giữa các cực đối lập, như là
một kiểu thực hành tự do trong văn bản. Theo Sartre, tự do gắn với ý muốn sự thật. Tuy
nhiên sự thật lại gắn liền với tự do: con người chỉ tự do khi họ có thể khẳng định mình
như là người chuyên chở những sự thật mong manh, những sự thật mà nó vừa là kẻ xây
dựng, vừa là kẻ phá huỷ. Họ chỉ tự do khi họ có khả năng phá huỷ sự thật này để thiết
lập một sự thật khác. Và có rất nhiều sự thật khiến người ta dễ lầm tưởng; sự thật nói
dối, sự thật sai lầm…, hay nói cách khác là không sự thật. Chúng tương quan với một
sự thật nào đó được sắp đặt sẳn, một sự thật mà lực lượng nào đó muốn duy trì. Chính
vì thế, những sai lầm hay lừa dối dễ trở thành điều kiện của sự thật. “Ý niệm biết, khám
phá, chỉ có thể có ý nghĩa đối với tự do. Và ngược lại, cũng không thể có việc tự do xuất
hiện mà không bao hàm một sự hiểu biết giúp khám phá Tồn tại và không bao hàm dự
định khám phá. Tóm lại, không có tự do nếu không có sự thật, […] vì tự do đến với bản
thể vừa như là tấm màng che vừa như là sự khám phá”. [9]
Đối với Sartre tự do và sự thật không thể tách rời, tự do được biểu hiện bằng những
nổ lực cố gắng để tìm ra sự thật. Không - sự - thật được hiểu như là những gì bị che giấu
từ nguồn gốc. Tự do được biểu hiện trong những nỗ lực mà chúng ta đang khám phá ra
chúng để đạt tới sự thật. Như vậy tự do luôn đồng nhất với sự khám phá. Trong hành
động khám phá, vô tình chúng ta làm xuất hiện Tồn tại như nó vốn có. Tuy nhiên cần

36
nhấn mạnh rằng Sartre phân biệt những sự thật chết và những sự thật sống động. Đối
với ông, những sự thật vĩnh cửu, có thể kiểm tra và dành cho người khác, những sự thật
trở thành sự thật tự thân, là những sự thật chết; và những sự thật sống động là những sự
thật đang hình thành trong sự khám phá và bị vượt qua, chưa đông cứng lại thành những
sự thật tự thân, và có thể không được thừa nhận. Không sự thật, Sartre coi nó như là sự
không biết và nói dối, và đối lập nó với sự thật.
2.2. Con người trong tác phẩm “Buồn Nôn” của Jean-Paul Sartre
2.2.1. Con người cô đơn
Cảm giác sự cô đơn của Roquentin bắt nguồn từ sự tự ý thức của chính bản thân
chàng: Roquentin cho rằng con người luôn phải đối mặt với cảm giác cô đơn, trống rỗng,
sự vô nghĩa... nếu khi con người vượt được qua những cảm giác ấy thì sẽ được hạnh
phúc. Con người có cảm giác cô đơn là khi nhận thấy xung quanh mình không có ai để
làm điểm tựa, để mình có thể vượt qua được sự trống trải hụt hẫng trong suy nghĩ, hành
động của chính bản thân mình, để mình nhận thức được chính mình. Cảm giác cô đơn
giúp chúng ta cảm nhận được ý nghĩa của những người xung quanh đối với mình, giúp
ta cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống thực tại và ý nghĩa của sự tồn tại của chính
mình với cuộc sống để qua đó ta biết cách sống. Ở trong tác phẩm, để vượt qua được
cảm giác cô đơn thì nhân vật Roquentin đã luôn đấu tranh bằng nhiều cách để đẩy lùi
cảm giác này.
Roquentin luôn cảm thấy mình trống rỗng, có lúc lại không hiểu về những việc mình
đã làm “Tôi chịu không thể hiểu tại sao lại có mặt ở Đông Dương. Tôi đã làm gì ở đấy?
Tại sao tôi đã nói chuyện với những người kia? Tại sao tôi đã ăn mặc trang phục kì cục
như vậy” [13, tr.21]. Sự trống rỗng trong cảm nhận của Roquentin có lẽ xuất phát từ
chính cuộc sống của chàng: “Tôi, tôi sống một mình, hoàn toàn một mình. Tôi chẳng
bao giờ nói với ai; tôi không nhận gì, cũng không cho gì.” [13, tr.23]. Ta thấy rằng chính
chàng đã chọn cho mình một cách sống thu mình và khép kín với tất cả mọi người xung
quanh, lúc nào chàng cũng chỉ muốn ở một mình để ngẫm nghĩ về mọi thứ xung quanh.
Roquentin rất ít giao tiếp với mọi người xung quanh bởi lối sống khép kín của anh ta.
Bởi vậy ngôn ngữ khi càng sử dụng cũng bị hạn chế, chàng không biết cách kể chuyện
sao cho người ta hiểu về mình. Và có lẽ sự cô đơn cũng chính là lí do khiến chàng đi du
lịch rất nhiều nơi: từ Tây Ban Nha, Sankt Peterburg đến các nước Đông Dương, …Song
đó cũng chính là lí do anh cho rằng trong cuộc đời mình chưa hề có cuộc phiêu lưu nào.
Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng đó chính là hai mặt của một vấn đề xuất phát từ

37
điểm cô đơn. Và chính cách sống đó đã tác động đến những hành động của Roquentin
với mọi người xung quanh. Roquentin đã từng nghi ngờ chính bản thân mình và luôn
cho rằng có lẽ mình đã mắc bệnh điên “Một điều gì đó đã xảy ra đến cho tôi, không thể
nghi ngờ gì nữa. Nó đến như kiểu một con bệnh, chứ không như một sự chắc tâm thông
thường hay một sự hiển nhiên. Nó an trú trong tôi một cách âm hiển, dần dà tôi cảm thấy
mình hơi kì cục, hơi bực bội, chỉ có thế” [13, tr.17]. Và mỗi khi gặp tình huống ấy là
Roquentin “có thể tự thuyết phục mình rằng không có gì cả, đấy chỉ là một cuộc báo
động hoảng” [13, tr.17]. Như vậy, tất cả những điều đó cho chúng ta thấy rằng Roquentin
đang cô đơn và đang phải tự mình thoát khỏi nỗi cô đơn ấy bằng suy nghĩ: Cảm giác đó
chỉ là căn bệnh và phải tìm cách thoát khỏi nó. Cảm giác cô đơn đến với Roquentin và
luôn ngự trị trong anh, nếu khi anh ta không vượt qua được thì anh ta cảm thấy “Buồn
Nôn”. Mỗi khi lần cơn buồn nôn kéo đến anh ta lại tìm đến cô chủ quán cà phê Francoise
để ân ái và cô này thì không bao giờ từ chối đàn ông. Có lẽ chính sự cô đơn, cảm giác
cô đơn đã làm cho Roquentin tìm đến tình dục để chia sẻ để thấy mình đang tồn tại. Và
không chỉ Roquentin, cả nàng chủ quán cà phê kia hình như cũng cô đơn. Hai tâm hồn
cô đơn tìm đến nhau để an ủi, sẻ chia. Nhưng nếu khi cơn buồn nôn kéo đến mà sự thỏa
mãn nhu cầu tình dục không được, cô chủ xuống phố để mua hàng thì Roquentin rơi vào
cảm giác “Tôi cảm thấy một nỗi thất vọng mạnh mẽ ở cơ quan sinh dục, một cơn nhột
nhạt khó chịu” [13, tr.51]. Và cơn buồn nôn đã chiếm lấy con người anh ta đẩy anh ta
vào những trạng thái mơ hồ khó tả: “lúc bấy giờ cơn Buồn Nôn chiếm đoạt lấy tôi, tôi
thả người trên chiếc ghế băng nhỏ không biết mình đang ở đâu nữa; tôi nhìn thấy những
màu sắc xoay chầm chậm quanh mình, tôi muốn mửa” [13, tr.52]. Rồi Roquentin đã
nhận ra mình thoát khỏi cơn Buồn nôn khi nghe lời của bản nhạc với cái tên
“CAVALLERIA RUSTICANA”. Cơn Buồn nôn đã tiêu tan Roquentin cảm thấy dễ chịu
hơn rất nhiều “Tôi bắt đầu tự hâm nóng lại, tự cảm thấy mình hạnh phúc” [13, tr. 58].
Khi những hòa âm cuối cùng của bản nhạc kết thúc cũng là lúc Roquentin nhận ra “một
cái gì đó đã xảy ra” [13, tr.59]. Anh ta nhận thấy: “Điều vừa xảy ra là cơn Buồn nôn đã
biến mất” [13, tr.60].
Cảm giác cô đơn của nhân vật Roquentin còn xuất phát từ việc chàng ta thích sự tự
do, thích làm việc theo ý mình và cho rằng nếu không được như vậy thì mình không còn
tự do nữa.
Roquentin bộc bạch rằng: “Tôi thích nhặt những hạt dẻ, những mảnh vụn cũ kĩ, nhất
là những mảnh giấy. Tôi khoái chết được khi cầm nó lên, khi nắm lấy nó trong tay, chỉ

38
thiếu điều tôi sắp đưa nó lên miệng như những đứa trẻ thường làm.” [13, tr.31], “Tôi đã
khoái chết vì được sờ đến đống bột mềm mát lăn tròn dưới những ngón tay tôi thành
những cục nhỏ màu xám.” [13, tr.32]. Có vẻ như sở thích của Roquentin là những thứ
quái lạ, bẩn thỉu và chính chàng cũng ý thức được những điều đó và anh ta cảm thấy
“Đó là một nỗi kinh tởm dịu nhẹ. “một thứ Buồn nôn nơi bàn tay” [13, tr. 33]. Anh ta
thực hiện tất cả những sở thích đó với chỉ một mình chàng. Không những sở thích quái
lạ, Roquentin cũng có những điều ghét kì quặc Roquentin không thích mặt trời. Chàng
luôn cho rằng những ngày có ánh nắng mặt trời là những ngày vô nghĩa đối với mình,
anh ta không làm được gì cả. Anh ta cảm thấy khó chịu và chỉ giam mình trong phòng
chờ màn đêm buông xuống. Anh ta còn ghét cả màu sắc, đặc biệt là ghét màu xanh da
trời và có lần anh ta cảm thấy Buồn nôn vì màu sắc này. Cùng với hư vô, nỗi cô đơn
trong tâm trạng của con người là hai yếu tố cốt lõi trong quan niệm triết học hiện sinh
của Jean-Paul Sartre. Tất cả những vấn đề Sartre đặt ra để làm sáng tỏ thân phận làm
người, cụ thể là: Hữu thể là một thảm kịch, là phi lý, là hư vô; con người luôn cô đơn và
cái chết luôn hiện diện. Nhưng con người biết bất chấp cái chết để nhập cuộc tự do làm
nên lịch sử của mình bằng những dự phóng. Bên cạnh đó, chính cuộc hiện sinh lại làm
con người tha hóa vì tha nhân. Có thể lí giải nỗi cô độc của Antoine Roquentin bằng
triết học của chủ nghĩa Hiện sinh: Chủ nghĩa hiện sinh đề cao con người trong sự tự do
cắt đứt với mọi quan hệ xã hội. Con người trong chủ nghĩa hiện sinh là “con người hiện
sinh độc đáo”, nghĩa là con người cô độc trong xã hội. Chính vì vậy mà Antoine luôn
luôn thấy cô độc, và chính chàng đã khẳng định: “Tôi cô độc trong con đường trắng viền
quanh những khu vườn này. Cô độc và tự do”. Trong tác phẩm, Roquentin không chỉ
cảm thấy cô độc mà chàng còn bị ám ảnh bởi một nỗi lo sợ vô hình. Nỗi lo sợ ấy được
chủ nghĩa hiện sinh lí giải vì con người tự do nên con người tự lựa chọn tương lai của
mình, mà tương lai thì vô cùng bấp bênh vì vậy con người luôn cảm thấy một nỗi lo âu
siêu hình. Chính vì vậy nhiều lần chàng tự cật vấn mình: Tôi đang tự do, không còn một
lí do nào để sống, tất cả những lí do tôi đã thử đều lỏng lẻo và tôi không còn có thể tưởng
tựơng ra những lí do khác… Tôi đã toan nhờ Anny để thóat ra khỏi nỗi khủng khiếp
mãnh liệt nhất, cơn buồn nôn dữ dội nhất của tôi, giờ đây tôi mới hiểu rõ điều ấy. Sống
trong sự tự do mà mình lựa chọ nhưng chàng luôn cảm thấy có một nỗi lo âu luôn bám
theo, ám ảnh; và nỗi ám ảnh về sự bấp bênh của tự do đó đã khiến anh luôn cảm thấy cô
độc, chán nản. Để phản ứng lại nỗi lo âu ấy chàng luôn cảm thấy buồn nôn. Cơn buồn
nôn ấy tượng trưng cho nỗi ám ảnh về sự bấp bênh hư vô của sự tự do. Nhìn chung,

39
Roquentin trong Buồn Nôn là một thân phận trầm thống của xã hội cũng như chính bản
thân của tác giả. Suy cho cùng thì nỗi cô đơn ấy cũng không hẳn là tiêu cực, nó tồn tại
như một nhân tố khách quan tất yếu trong bản thân mỗi con người, trốn chạy hay đối
điện, đó là cách mà mỗi người lựa chọn. Roquentin đã bắt đầu đứng trên lập trường của
một con người tự thân nhìn nhận chính mình, trải nghiệm cảm giác cô đơn vốn có để
nhận ra mình và sự tồn tại của mình trên đời.
Cô đơn mà Roquentin đang đối diện cũng là cái mà các nhà hiện sinh đang trải qua,
trong hoạt động sống, thân phận con người ít được đề cập, cái nhân tính, cá tính của cá
nhân bị đẩy lùi thay vào đó là cái chung mà xã hội bắt mỗi cá nhân trong nó phải tuân
theo. Cảm giác cô đơn cũng khi mà cái tôi không được chia sẻ ra bên ngoài, bởi thực
chất nhân vị của mỗi người không được coi trọng, nên khi đứng trước tha nhân, nếu
nhân vị được thể hiện có xu hướng bị chiếm đoạt, bị tước bỏ, do vậy, các cá thể trong
xã hội, để giữ được nhân vị của mình, họ thường co mình lại, không muốn tiếp xúc,
không muốn thể hiện, đó là cảm giác và con đường mà Roquentin đang trải qua. Do vậy,
con người cô đơn ở đây không mang ý hướng tiêu cực, mà nó muốn giữ cái riêng của
bản thân, giữa cho cái bãn ngã được hiện tồn mà không bị chiếm đoạt.
2.2.2. Con người dự phóng
Sartre đã định nghĩa “con người là những dự phóng”. Chính nhờ có những dự phóng
này, con người mới thể hiện rõ được quyền tự do của mình, vì chính lúc ấy, con người
mới có quyền sáng tạo, được toàn quyền tự tạo ra bản tính và ý nghĩa cho đời của mình.
Và ông đã hoàn toàn đưa được những dự phóng này vào chính nhân vật Roquentin trong
tác phẩm Buồn Nôn.
Sartre cho rằng: con người có ba phạm trù dự phóng, phạm trù thứ nhất là: Làm,
phạm trù thứ hai là: Có, phạm trù thứ ba là: Là. Tính chất của dự phóng bao giờ cũng là
làm vì có làm mới đạt tới có được; có, ở đây mang một đặc tính chiếm hữu. Chiếm hữu
là một khát vọng của con người. Con người sinh ra vốn là một sự kiện thừa thãi phi lý
giữa dòng hiện sinh của vũ trụ vốn thừa thãi phi lý. Nhưng trong tất cả những cái thừa
đó, đối với ý thức của con người, đều trở thành thiếu, con người tự cảm thấy mình luôn
luôn thiếu, vì thiếu nên mới phải lựa chọn. Lựa chọn cho sự hoài bão vô cùng của lòng
tham con người, mà lòng tham con người vốn chỉ là những lỗ hổng hư vô thì có bao giờ
đầy được cho. Sau khi đã có rồi, tức là chiếm hữu được những gì mình ước muốn thì
lòng tham đó lại vượt lên một bước nữa, vượt lên để chiến thắng với cái hữu hạn của sự
có. Lúc này con người lại muốn mình là tất cả. Vì chỉ có khi nào đạt được tới trạng thái

40
là tất cả thì mới thoát khỏi giới hạn cuộc đời. Nhưng con người vốn không thể là tất cả
được. Ý thức người luôn luôn tách rời ra khỏi bản thể vô thức để thức giác sâu xa được
rằng: mình chỉ là một dòng hiện sinh cô độc trong một vũ trụ lầm lì tăm tối. Thâm cảm
như vậy, Sartre đã kết luận: “đời người là một đam mê vô ích”. Dù biết là vô ích, dù
sống với những sự kiện thừa thì con người vẫn phải sống và ý thức bao giờ cũng nằm
trong trạng thái thiếu thốn, thèm khát. Thiếu thốn vì sự chấp giữ cái bản ngã của mình.
Chẳng hạn như việc Roquentin nghiên cứu về hầu tước De Rollebon. Con người này
đã để lại trong suy nghĩ của Antoine Roquentin những trạng thái, cung bậc tình cảm
khác nhau. Ban đầu là sức hút quyến rũ “ông có vẻ quyến rũ tôi mãnh liệt và ngay tức
khắc, căn cứ trên dòng chữ nhỏ nhắt đó, tôi yêu ông xiết bao”, sau có lúc lại tỏ ra buồn
nản, chán ghét “nhưng bây giờ con người ấy làm tôi buồn nản”, có khi cảm thấy chán
ngấy như trong một cảm giác kinh tởm, ngay cả đến giấc ngủ cũng bị ám ảnh “dường
như tôi thấy khuôn mặt mình hay cảm nghiệm thân thể mình, bằng một thứ cảm giác
nặng nề và có tính cách cơ thể. Nhưng còn những người khác, như Rollebon chẳng hạn.
Khuôn mặt ông có được ngủ yên khi nhìn trong mắt kính hay không”. Và từ đó những
cơn buồn nôn bắt đầu kéo đến. Qua đó, ta có thể thấy rằng, quá trình nghiên cứu của
nhân vật Roquentin về nhân vật Rollebon là khởi đầu cho những cảm giác khác thường
trong chàng: cảm giác Buồn Nôn.
Dường như Antoine Roquentin chứa đựng những mâu thuẫn về sự hiện sinh của vị
hầu tước này, có lúc chàng coi De Rollebon là một người thú vị, tốt bụng, đơn giản và
ngây thơ, là tượng trưng cho sự biện chứng duy nhất trong cuộc đời anh ta, song anh ta
cũng cảm thấy mệt mỏi vì ông hầu tước, ghê tởm con người ấy. Mặc dù đã ngừng nghiên
cứu về Rollebon nhưng những hình ảnh về ông cũng không dễ dàng mất đi trong đầu
Roquentin, bởi lẽ hình ảnh đó đã hiện hữu trong chàng từ rất lâu giống như một cá thể
sống hiện hữu trong chính con người chàng. Có thể nói sự nghiệp nghiên cứu về hầu
tước Rollebon là niềm đam mê lớn của chàng, chính vì vậy khi quyết định từ bỏ thì niềm
đam mê ấy cũng đã kết thúc.
Ban đầu Roquentin đi nghiên cứu về ngài hầu tước Rollebon vì Rollebon chính là
một hiện thể để biểu tượng ra với cuộc đời Roquentin. Nhưng khi đang nghiên cứu thì
chàng muốn kết thúc sớm chuyện này để có thể đạt đến sự tự do cho bản thân. Với mong
muốn tìm kiếm khám phá bản thân nhưng càng suy nghĩ càng khám phá thì chàng lại
cảm thấy buồn nôn. Chàng có khát vọng vươn tới những thứ cao hơn là những nghiên
cứu chỉ để khám phá ra bản thân. Chàng muốn mình trở nên tự do và không vướn bận

41
với bất cứ một điều gì khác. Chính vì càng khám phá thì càng thấy rằng sự tồn tại của
con người chẳng có bất kì một lý do nào hết, và chúng ta phải làm có nó có ý nghĩa bằng
cách đạt đến sự tự do. Có cắm mình về phía trước theo đuổi những ý nghĩ xa xôi, những
giấc mộng chưa được thành hình rõ rệt, thì con người ấy không bao giờ có thể đạt được
một ước nguyện hoặc một giá trị nào cả.
Trong Buồn Nôn, Roquentin chỉ mới hoàn tất có một phần con đường đang đi, đó là
một phần của hành trình khước từ. Chàng khám phá thế giới và cũng ở trong một khía
cạnh nào đấy chàng khám phá luôn chính mình. Làm thế để cảm thấy tính cách xạ lạ,
tính cách bất thích nghi luôn hiện hữu trong con người của chàng đối với thế giới ấy, từ
đó chàng muốn tự tử, và lòng ham muốn được nuôi dưỡng từ một cảm thức về sự cô
đơn được diễn tả qua nhiều sắc thái tiểu dị của một nỗi chán chường hoàn toàn không
thuộc về con người.
Con người là một dự phóng, một dự tính, một dự trình. Nếu anh dự tính rằng mình
sẽ trở nên một cái gì, thì anh phải có trách nhiệm. Không những trách nhiệm đối với
mình mà còn có trách nhiệm với người khác, trách nhiệm với tất cả mọi người. Và nếu
anh đã biết trách nhiệm của mình, vậy khi anh chọn lựa làm cái này hay cái khác, thì:
thứ nhất, anh phải biết rõ cái giá trị mà anh lựa chọn và thứ nhì, anh phải chịu trách
nhiệm về cái mình sẽ chọn, cho nên anh không thể chọn làm điều ác. Cái mà anh chọn
phải là tốt, và nếu nó đã tốt cho anh thì tất nhiên nó không thể không tốt cho người, cho
mọi người.
2.2.3. Con người tha nhân
Tha nhân được Sartre mô tả qua ba giai đoạn. Ở giai đoạn đầu, con người không ý
thức về sự hiện diện của tha nhân nhưng chỉ ý thức về các sự vật trong thế giới của họ.
Thế giới ấy lại được thiết lập ngang qua những bận tâm và dự phóng riêng của mỗi cá
nhân. Chẳng hạn như tôi cần mua thức ăn nên người bán hàng trở nên thành phần trong
thế giới của tôi. Cũng vậy, khi tôi đi từ nhà đến cửa hàng, con người, sự vật, quang cảnh
phố xá tôi gặp trên đường là thành phần trong thế giới của tôi. Tôi là trung tâm của thế
giới đó. Khi tha nhân xuất hiện trong thế giới của tôi, nhưng vì tôi không ý thức về họ,
thế giới ấy vẫn thuộc về riêng tôi, theo nghĩa nó xuất hiện ra cho tôi, dưới đôi mắt của
tôi. Đến giai đoạn hai, con người đã ý thức về sự xuất hiện của tha nhân. Việc ý thức ấy
làm con người nhận ra tha nhân hoàn toàn khác với các sự vật. Tha nhân là một hữu thể
có ý thức như con người, vì thế, cũng có một dự phóng và là trung tâm của một thế giới.
Những gì đang xuất hiện trong thế giới của con người cũng xuất hiện trong thế giới của

42
tha nhân. Thế giới của mỗi cá nhân và tha nhân hòa trộn vào nhau. Tuy nhiên, cách nào
đó, thế giới hòa trộn ấy vẫn còn là thế giới của cá nhân đó. Họ vẫn là trung tâm của thế
giới, vì tha nhân chưa ý thức về sự có mặt của họ. Tha nhân vẫn là một đối thể để bản
thân chúng ta tri nhận. Đến giai đoạn ba, tha nhân ý thức về con người vì họ nhìn thấy
con người đó. Dần dần con người trở thành đối tượng cho nhận thức của tha nhân. Lúc
này tha nhân trở thành chủ thể và là trung tâm của một thế giới mà con người là đối
tượng trong đó.
Roquentin trong tác phẩm Buồn Nôn cũng vậy, chàng luôn quan sát về tha nhân.
Chẳng hạn như khi ở phòng của mình nhìn ra nhà ga ở hướng Đông Bắc “…tôi nhìn
thấy ngọn lửa đỏ trắng của quán Rendez-vous Cheminots, ở góc đại lộ Victor Noir,
chuyến xe lửa từ Ba Lê vừa đến. Người người túa ra từ nhà ga cũ và tản mác trên các
đường phố. Tôi nghe những tiếng bước chân và những giọng nói. Nhiều người đang tụ
tập chờ chuyến xe điện cuối cùng, …” [13, tr.14]. Hay những lần quan sát khi đi trên
đường hoặc những con người trong quán rượu mà chàng hay lui tới. Chàng chỉ tự cảm
nghiệm cảm thân thông qua mọi thứ xung quanh, mặc dù mọi thứ xung quanh chưa chắc
đã ý thức được về sự có mặt của chàng. Chàng luôn phân tích những nguyên nhân gây
ra căn bệnh của mình và phân tích luôn những bộ mặt đang đè nén bằng cách đối diện
với những thứ ấy.
Tác phẩm đã dựng nên một thế giới mà chắc hẳn chúng ta chưa từng nhìn thấy bao
giờ. Nổi bật lên là những kẻ ảo tưởng rằng mình đã tìm được chỗ đứng trong xã hội, hay
những kẻ luôn chấp nhận một trật tự có sẳn dù cho trật tự đó có nghiền nát họ như thế
nào đi nữa. Mỗi người đều phải giữ lấy vai trò của mình, kẻ vô sản và người tư sản đều
như nhau, tên nô lệ cũng giống như kẻ đi khai thác. Họ như những diễn viên mang trong
mình vỏ bọc rất dễ thương. Và chỉ cần một nhân vật như Roquentin nhảy bổ ra khỏi tấn
bi kịch đó thì bao nhiêu bộ mặt bên ngoài hết cả đều phơi bày ra bên ngoài sự bẩn thỉu
của một cuộc tranh chấp phi nhân tính đầy thú vị. Một đời sống đang dệt chằng chịt mà
lại phơi bày ra đầy những lổ hổng, vực sâu, hố thẳm những khoảng không trống rỗng
đến hãi hùng. Ngay cả những gì trang trí cho cuộc sống ấy cũng trở nên giả tạo so với
vẻ bề ngoài của nó.
Không thể chờ đợi một ai đến cứu vớt sự lầm than của con người, và không thể chờ
đợi ai đến giúp một điều gì cả. Cá nhân bị ném trả lại với chính mình, phải đối diện với
ý thức, con người bị kết án tự do, đảm nhận thân phận của mình. Bị ném vào một thế
giới bị ruồng bỏ, con người không còn sự trợ giúp nào ngoài sự ruồng bỏ đó. Họ chỉ còn

43
cách là quay ngược lại thám hiểm những giới hạn và ý thức xung quanh sự ruồng bỏ mà
thôi. Nếu trong tìm thấy trong cái thế giới ruồng bỏ ấy những nền tảng về phẩm giá của
con người thì dù sao ta cũng đã đạt đến được sự sáng suốt và trung thực rồi.
2.2.4. Con người dấn thân
Ở Buồn Nôn, ta có thể thấy rõ về sự “dấn thân” của nhân vật, Roquentin – một sự
hiện hữu của dấn thân. Chàng luôn muốn bỏ đi những khuôn phép chẳng hợp với bản
thân để được sống là chính mình. Và chính ngay trong tác phẩm không ai khác
Roquentin luôn muốn được tự do, cố tìm ra bản thể đích thực của mình.
Nôn mửa, của J.P. Sartre - đã bắt gặp nó lù lù đen ngòm sần sùi ở nơi công viên.
Trong phút giây thể nghiệm hiện sinh đó, Roquentin đã quên tất cả những hoạt động ý
thức của mình, quên mọi ấn tượng thường dùng để chỉ sự vật của người đời mà đồng
nhất hóa vơi bản thể vô thức dầy đặc lù lù sần sùi qua sự hiện sinh của khúc rễ cây. Cuộc
đồng nhất hóa này đã làm Roquentin phát sợ. Phản ứng “sợ” đó là phản ứng của thức
giác. Thức giác con người, theo Sartre, là những khoảng trống hư vô. Như thế thức giác
không thể đồng nhất với bản thể vô thức lâu được. Thức giác luôn luôn vượt khỏi các
cuộc đồng hóa vô thức đó để trở lại bản sắc của mình. Lúc thức giác trở lại bản sắc của
mình cũng là lúc Roquentin cảm thấy nghẹt thở và buồn nôn. Sự giằng xé đối kháng
giữa bản thể vô thức và tự thể ý thức đã sản ra tâm trạng phiền muộn, bao trùm lên thân
phận con người.
Sartre tuy đã từ chối tất cả để thể nhập với bản thể hiện sinh, nhưng sự thể nhập đó
không được bao lâu thì thức giác lại đã bừng sáng để lộn lại, lôi về trạng thái đích thực
của nó là hư vô, sai biệt với bản thể dầy đặc. Chính thức giác đã nhận được sự phi lý
toàn triệt của tất cả, nên con người phát sinh tâm trạng phiền muộn và tuyệt vọng. Trong
sự tuyệt vọng đó, con người không còn cách nào để vùng vẫy nữa, ngoài một phương
pháp cũng tối phi lý, tối giả tạo là sự tự do lựa chọn, tự do sáng tạo, tự do bịa ra chân lý
cho chính mình: tự do khám phá ra chính mình. Như vậy tính cách thiết yếu của tự do
là lựa chọn, lựa chọn và hăng say nhập cuộc. Sartre định nghĩa: “Tự do là môt điều bất
hạnh lớn lao mà cũng là nguồn vinh dự duy nhất cho thân phận con người”. Nhưng sự
tự do đây chỉ có thể tìm thấy trong việc nhập cuộc. Nhập cuộc mà chẳng cần tin tưởng
gì vào mục đích của mình cả. Điều này làm then chốt của lối sống hiện sinh hôm nay.
Con người luôn hướng tới sự tự quyết, luôn cố gắng vượt lên trên chính mình, song
con người lại không thể đạt tới lý tưởng đó và do vậy, nó luôn cảm thấy bất hạnh. Sở dĩ
như vậy là vì, khi thực hiện dự phóng của mình, con người đã đánh mất tự do và "tồn

44
tại cho mình" - tồn tại với tư cách là sự phủ định, là "hư vô". Con người luôn có sứ mệnh
sử dụng năng lực ý thức của mình để tự chất vấn mình, tìm kiếm những giá trị mới và
bộc lộ tự do sáng tạo của mình. Rằng, siêu vượt hoá là lối thoát của con người ra khỏi
giới hạn của cái hiện có và tự quy định mình thông qua cái vẫn chưa hiện diện. Do vậy,
phủ định là thành tố cấu trúc cơ bản của tồn tại người, mức độ phù hợp với nó là tiêu
chuẩn cơ bản về tính đích thực của tồn tại người. Song, việc thoát ra khỏi giới hạn của
mình cũng đồng thời là lối thoát dẫn đến những khả năng vô hạn, nhưng lại là bất định,
không có các tiêu chuẩn khách quan và lịch sử cũng không thể đưa ra được một sự chỉ
dẫn nào, tất cả đều phụ thuộc vào chính sự lựa chọn của con người. Điều đó không có
nghĩa là con người tự ý hành động mà không có nguyên nhân nào. Điều đó chỉ có nghĩa
là, mọi khả năng đều có cơ sở của nó và khi thực hiện một lựa chọn nào đó, con người
đều có thể chỉ ra cơ sở ấy và qua đó, giải thích được điều đã lựa chọn. Nhưng tất cả
những gì mà sau đó, chúng ta coi là nguyên nhân của hành vi này hay khác, theo Sartre,
đều là không quan trọng đối với cấu trúc của tồn tại người. Con người chỉ che giấu người
khác và che giấu chính mình rằng, hành vi lựa chọn là tuyệt đối tự do. Con người sống
vô nghĩa là con người chỉ biết đề cao hiện tại. Chỉ có trách nhiệm đối với tự do mới quy
định trách nhiệm đối với cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Xét về mặt triết học, tính nhất
thời, tính hữu hạn không nằm ở phía trước, mà nằm ở phía sau tự do và trách nhiệm.
2.3. Giá trị của vấn đề con người trong tác phẩm Buồn Nôn của Jean-Paul Sartre
Vấn đề con người được Sartre bàn trong tác phẩm Buồn Nôn đã mang đến hơi thở,
sức sống mới cho con người xã hội phương Tây giữa thế kỉ XX, và những khía cạnh
được ông bàn tới, vẫn còn giá trị cho đến ngày nay. Với xã hội Việt Nam hiện nay, đặc
biệt trong thời sống của thanh thiếu niên, dưới sự ảnh hưởng của văn hóa nước ngoài,
sự leo thang của đời sống thực dụng, dẫn đến sự mất phương hướng, chạy đua sống gấp,
v.v. thì những vấn đề về nhân vị, khai phóng, tự do, dấn thân được Sartre bàn tới thì vẫn
còn giá trị.
2.3.1. Con người hướng đến đời sống là chính mình
Con người hướng đến là chính mình, nghĩa là con người đang sống đúng với bản
chất của mình, là chính mình chứ không phải một ai khác. Sartre chỉ ra rằng, nếu con
người phải làm theo những điều từ phía bên ngoài, bị ràng buộc cản trở bởi những cái
bên ngoài anh ta, nghĩa là anh ta đang đánh mất mình, anh ta đang để bản thân mình
chạy theo những cái hư vọng tư bên ngoài. Theo ông, con người tồn tại với tư cách một
hữu thể, hữu thể đó có đặc ân là nhân vị hiện sinh, vì vậy, sự tồn tại đó là tồn tại vì, và

45
cho mình, nếu sự tồn tại đánh mất cái nhân vị hiện sinh trong bản chất người, thì tồn tại
mang tính hư vô, không giá trị. Do vậy, giữ được nhân vị hiện sinh là mục đích sống tối
thượng của con người hiện sinh. Xã hội Việt Nam hiện nay, giới trẻ dường như đang
đánh mất đi nhân vị hiện sinh của cá nhân, biểu hiện của nó là chạy đua theo các phòng
trào, những trào lưu thần tượng không ngừng được tiếp nối, sự đi theo đó không mang
một tâm thức hiện sinh mà đó là tâm lý đám đông. Nhân vị của các nhân đang bị/ chịu
sự chi phối từ tha nhân, sự đánh mất mình dẫn đến mất phương hướng trong hành động
và tư duy, con người ngày càng không xác định được giá trị thực sự trong cuộc sống mà
mình đang tồn tại là gì, Sartre gọi đó là sự đánh mất mình, đánh mất nhân vị hiện sinh
của bản thân.
Theo Sartre con người muốn là chính mình thì con người phải luôn đối diện với bản
thân mình, con người không bị ràng buộc vào những cái không thuộc về mình, thì sự
tồn tại đó của con người mới có giá trị. Theo chúng tôi, quan điểm này của Sartre có giá
trị lớn cho con người cá nhân của thanh thiếu niên hiện nay, khi chủ nghĩa duy vật chất,
lối sống thực dụng đang lên ngôi, nghĩa là con người đang đi tìm những giá trị bên ngoài
mình. Do thế, việc xét lại mình với tư cách một hữu thể với một nhân vị hiện sinh có giá
trị trong xác định cách sống và giá trị sống mà mỗi cá nhân hiện tồn. Xã hội là một chỉnh
thể mang tính phức hợp của sự đa dạng từ các cá nhân, vì vậy, đi tìm một mẫu số chung
để mọi người khuôn theo là điều vô lý, vì vậy, không thể có chuyện vì đám đông thích
cái này thì cá thể phải chạy theo, mặc dù việc theo đó không xuất phát từ bản chất hiện
sinh cá nhân. Nhìn nhận vào đời sống của thanh thiếu niên Việt Nam hiên nay, ta có thể
đi đến nhận định, là họ đang mất tự do, sự mất tự do này đến chính cá nhân của bản
thân, là không nhận diện được nhân vị của mình, dẫn đến nhân vị bị đánh mất nhưng
bản thân không biết. Đối với Sartre, con người là chính mình, chính là con người của tự
do, con người của hành động, mọi suy nghĩ và hành vi của anh, xuất phát từ chính bản
thân anh, chứ không phải sự lệ thuộc vào cái bên ngoài. Tự do theo quan điểm của triết
học hiện sinh không phải tự do của thế giới, mà đó là tự do hiện sinh, là tự do lựa chọn,
tự do quyết định và tự do dám là mình. Nếu con người không dám là mình, thì đời sống
con người mới chỉ mang tầm đời sống con vật, bởi cái anh khác biệt với loài vật, là anh
nhận diện được mình ai, và dám sống hiện hữu với cái bản thể đó.
Do vậy, cá nhân phải là chính mình, thì mới xứng đáng với đời sống con người; còn
nếu, anh sống mà phụ thuộc vào người khác, chịu sự sai bảo, và kiểm soát từ người khác
tức anh đang đánh mất đi nhân vị của mình. Cuộc sống đó chỉ là sinh tồn như cây cỏ, và

46
Sartre gọi là buồn nôn, Camus cho là phi lý, Heidegger gọi là tầm thường, và con người
muốn vượt khỏi cuộc sống tầm thường, buồn nôn, phi lý, thì phải vượt lên trên mình,
phải sống một cách độc đáo, phải là một chủ thể độc đáo. Độc đáo ở đây không có nghĩa
lập dị mà chỉ có nghĩa là tự do chọn lấy một lối sống riêng, là cái nhân vị hiện sinh của
mình.
Tác phẩm Buồn Nôn mang đến trong tâm thức mỗi người một suy nghĩ riêng với
mỗi một kiểu giải mã riêng. Buồn Nôn là sự thể hiện sâu sắc nhất những khía cạnh rất
đỗi bình thường, thậm chí là nhỏ nhặt, tầm thường trong đời sống. Đọc Buồn Nôn, mỗi
người bước đầu sẽ nhận ra được chút gì về sự tồn tại của chính mình trên thế giới này.
Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy rằng: Con người sinh ra từ hư vô và cái điểm đến
cuối cùng cũng là hư vô, trên con đường đi xuyên suốt cuộc đời, con người sẽ phải gặp
nhiều điều đau khổ, lo âu, trắc trở, mâu thuẫn,… nhưng con người phải học cách lựa
chọn để sự tồn tại của mỗi con người là có ý nghĩa (con người ở đây được hiểu là cá
nhân con người). Cá nhân con người ai cũng muốn lựa chọn cho mình một mục đích đó
là sống có ích cho bản thân, gia đình và xã hội.
Cuộc sống bao giờ cũng đầy rẫy những khó khăn, thử thách. Nhiều người tự hỏi bản
thân họ sẽ làm gì để vượt qua những khó khăn ấy và có thể hướng tới một cuộc sống
hạnh phúc, những điều tốt đẹp nhất, sống đúng là “người” nhất. Câu trả lời cho họ chính
là chúng ta hãy sống có ích từng ngày từng giờ để cuộc sống của chúng ta không phải
là một màu đen mà thay vào đó chúng ta có quyền lựa chọn cuộc sống, khát vọng mà ta
mong muốn.
Vấn đề con người được Sartre phân tích qua tác phẩm “Buồn nôn” có thể nói, nó vẫn
còn giá trị cho xã hội Việt Nam ngày nay. Giá trị đó được thể hiện qua các điểm, thứ
nhất, con người phải là chính mình, một trong những điểm nổi bật của chủ nghĩa hiện
sinh về con người là, con người sống thực với bản chất của mình, với nhân vị của mình,
nghĩa là, tư duy, hành động của anh phải xuất phát từ chính anh chứ không phải từ một
ai khác, không phải từ một quyền lực, áp lực nào. Nhìn về xã hội Việt Nam hiện nay,
khi xã hội vật chất ngày càng lên ngôi, con người đang chạy đua với cuộc sống, thì có
nghĩa, con người đang bị phụ thuộc vào chính những cái bên ngoài mình. Sự chạy đua
đó, theo Sartre sẽ nhanh chóng mang con người đến cô đơn.
Sống có ích không phải là điều dễ dàng cũng không thật sự là một điều khó khăn.
Mấu chốt của việc sống có ích chính là từ ý thức bản thân của mỗi người. Ắt hẳn sẽ có
nhiều người băn khoăn về việc sống có ích, sống có ích chính là lối sống tích cực phù

47
hợp với thời đại; làm đẹp cho cuộc sống bản thân, sống hòa hợp với mọi người xung
quanh, được nhiều người thừa nhận. Sống có ích còn phải có những hành động việc làm
(giá trị vật chất), những tình cảm tốt đẹp (giá trị tinh thần) đem lại hiệu quả thiết thực
cho cá nhân cũng như cho cộng đồng. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người
khác, biết hi sinh những cái nhỏ nhặt, từ bỏ những cám dỗ của xã hội và biết rộng mở
vòng tay để có chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh hơn chúng ta. Sống có ích là khi
chúng ta phạm phải những lỗi lầm và tự hứa với bản thân sẽ sửa đổi và coi đó một kinh
nghiệm quý giá trong cuộc sống. Sống có ích là khi chúng ta biết nghĩ đến người khác,
không ích kỉ, nhỏ nhen với mọi người.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng là một màu hồng, đôi khi sẽ những giọt nước
mắt, những đổ vỡ, những cuộc chia ly, những nỗi đau, vết thương không thể nào lành
được. Điều quan trọng hơn hết đó chính là ý chí kiên cường không được gục ngã. Mỗi
người phải cố gắng sống có ích mỗi ngày để tìm được giá trị thực sự của cuộc sống,
cuộc sống là như thế đôi khi khó khăn vấp ngã nhưng ta phải tìm ra trong nó những giá
trị tốt đẹp để được một chút hi vọng, một chút ý nghĩa để có thể biến một màu đen tăm
tối thành một màu hồng tươi thắm. Sống có ích có một sức mạnh mãnh liệt giống tâm
hồn ta thanh thản sau những vấp ngã, sau những khó khăn và thứ mà ta phải trải qua.
Sống có ích đến từ những hành động thiết thực nhất: sống thật với bản thân, biết cách
đối nhân xử thế với mọi người, giúp đỡ những người đang hoạn nạn, lắng nghe và chia
sẻ với những mảnh đời bất hạnh... Sẽ không gì là không làm được nếu chúng ta biết dẹp
qua cái tôi và lắng nghe tiếng nói từ bên trong lòng mình.
Ai cũng đều có thể sống có ích, nếu như thế thì xã hội này sẽ vô cùng tốt đẹp, sẽ
không còn những tệ nạn xã hội, sẽ không còn những mảng tối màu trong cuộc sống.
Cuộc sống luôn đầy rẫy những cám dỗ có thể quỵt ngã mỗi cá nhân chúng ta bất kì lúc
nào nhưng nếu chúng ta cố gắng nghĩ về những gì tích cực chúng ta sẽ tìm thấy được
mục đích sống có ích của mình.
Mỗi cá nhân phải biết làm nên sự khác biệt để thể hiện là chính mình, biết sống có
ích mỗi một ngày mới bắt đầu hãy nở một nụ cười và làm nên sự khác biệt để cả thế giới
này trở thành một nơi tốt đẹp hơn, những đứa trẻ sẽ có một tương lai sáng hơn vì việc
sống có ích của mỗi người, thế giới sẽ không còn chiến tranh không còn đói khát nếu
chúng ta biết sống có ích. Biết cách nắm bắt thời gian sống từng ngày từng giờ để hoàn
thành mục đích sống.

48
Chỉ những nổ lực liên tục, tập trung vào một hướng mới đem lại những kết quả rõ
ràng. Mỗi cá nhân đều có quyền được thay đổi mục tiêu, cân nhắc lại và bằng mọi cách
tìm ra một hướng đi khác mà mình thích. Bởi nếu mục đích của mỗi người không có
một định nghĩa nhất định thì chắc chắn nó sẽ gặp rất nhiều khó khăn khiến ta phải chán
nản. Phải sống mà không biết mình muốn gì thì có thể rất nguy hiểm. Một khi chúng ta
đã xác định được mục tiêu và những điều mình muốn làm, thì chúng ta sẽ chẳng ngại
khi gặp những lo âu hay khi phải tập trung vào những thứ quan trọng.
Việc đặt ra mục tiêu cho bản thân phải được làm sớm, mọi thứ sẽ trở nên rõ ràng
hơn. Một cuộc sống không có mục đích là một cuộc sống không có điểm đến. Tìm ra
một hướng đi đúng là một thực tại đối với cá nhân mỗi chúng ta. Đến một thời điểm nào
đó trong cuộc sống chúng ta phải dừng suy nghĩ đến những việc mà bản thân cần làm
và bắt đầu hành động. Cá nhân chính là những dự phóng, phải có lòng tham để đạt đến
những thứ tốt đẹp và không ngừng phấn đấu trở thành một con người có đầy đủ năng
lượng và sẳn sàng làm tất cả mọi thứ tốt đẹp. Bởi con người sống để “tồn tại”.
Bên cạnh đó, mỗi cá nhân tự do lựa chọn và quyết định cho mình cần phải sống và
hành động như thế nào. “Chúng ta còn biết tự ta quyết định chứ chúng ta không hề lệ
thuộc định luật thiên nhiên một cách máy móc, nghĩa là ta tự do hơn sinh vật. Nhưng tự
do đó không tự ta mà có, vì khi tự do, ta cảm thấy ta là một tặng vật cho chính ta…
Nhưng chúng ta tự do quyết định, và do quyết định ấy tất cả cuộc đời ta tràn trề ý nghĩa,
rồi ta mới sống cuộc sống ấy hoàn toàn. Khi ấy ta mới ý thức rằng: hữu của ta không
phải do ở ta mà thôi”. Có như vậy xã hội mới phát huy được vai trò sáng tạo của mọi cá
nhân. Đây là một đóng góp rất lớn trong tư tưởng về tự do mà chủ nghĩa hiện sinh của
Jean-Paul Sartre đã đặt ra trong tác phẩm.
2.3.2. Con người trách nhiệm
2.3.2.1. Con người trách nhiệm với chính bản thân
Theo J.P. Sartre, “Hiện hữu có trước bản chất” có nghĩa là con người trước hết phải
hiện hữu đã, phải gặp gỡ nhau và phải xuất hiện trong thế giới đã, sau đó mới định nghĩa
mình được, tức là xác định được bản chất của mình. Như vậy hiện sinh chỉ tồn tại ở con
người, chỉ có con người mới tìm được bản chất của mình thông qua sự hiện hữu. Chính
vì vậy, ngay từ đầu, con người, theo quan niệm của ông, là “không thể định nghĩa được”,
bởi “ngay từ lúc ban đầu con người không là gì cả, sau đó con người mới sẽ là thế nọ
hay thế kia và sẽ là cái mình tự tạo nên”. Con người chẳng lệ thuộc vào bất cứ cái gì,

49
ngoài sự đối diện với chính bản thân mình và thông qua sự hiện hữu của mình, con người
tự làm nên bản chất của mình với tư cách một cái rất cụ thể.
Vậy nên, trong cuộc sống, con người luôn phải chịu trách nhiệm về cái mình thông
qua sự hiện hữu, con người có quyền lựa chọn hành động để thể hiện cái hiện sinh của
mình. Tuy nhiên, sự lựa chọn của cá nhân không thể không liên quan đến mọi người và
chính điều này đã tạo nên sự lo âu ở con người. Cảm giác này chính là tâm trạng của
một cá nhân khi họ phải đối mặt với các tình huống buộc họ phải lựa chọn. Khi con
người bị ném vào thế giới, để tồn tại, con người phải chọn lựa, phải hành động, phải dấn
thân, con người không có bất cứ một “điểm tựa” nào cả, vì luôn bị bỏ rơi, đơn độc để
rồi phải tự đưa ra quyết định của chính mình. Đó là sự lo âu mang tính triết học, bởi lẽ,
khi con người cảm thấy lo âu họ sẽ không bất động mà ngược lại nó thúc đẩy con người
phải có trách nhiệm dám chịu trách nhiệm về những điều mình lựa chọn. Theo J.P.
Sartre, con người không có cách nào khác ngoài sự lựa chọn và bắt buộc phải lựa chọn,
phải dấn thân vào hành động. Chẳng bao giờ con người hết lo âu, lo âu này chồng chất
lo âu khác, nên rốt cục, lo âu đã trở thành động lực thúc đẩy con người hành động. Lo
âu không chỉ luôn đi liền với trách nhiệm, gắn với trách nhiệm, nhưng lo âu cũng không
ngăn cản và không tách rời con người ra khỏi hành động. Một khi hành động thì con
người không thể bào chữa cho hành động của mình. Thuyết hiện sinh không tin vào sức
mạnh của đam mê, không cho rằng đam mê là một dòng thác có sức mạnh tàn phá cuốn
con người theo và dẫn đến một số hành động nào đấy, không cho rằng đam mê là lý do
bào chữa cho hành động của con người. Thuyết hiện sinh cho rằng con người có trách
nhiệm đối với đam mê của mình. Thuyết hiện sinh cũng cho rằng con người không thể
chờ một dấu hiệu nào để chỉ đường cho anh ta, bởi mỗi người cần phải tự giải mã dấu
hiệu đó theo cách riêng của mình. Vì vậy mà con người, không có điểm tựa và không
có hy vọng được cứu giúp, bị bắt buộc phải luôn không ngừng tự sáng tạo ra bản thân
mình.
Trách nhiệm chính là khi con người làm chủ được bản thân mình, không bị ràng buộc
bởi bất kì điều gì. Theo J.P. Sartre, cái chỉ đạo, dẫn dắt sự lựa chọn của cá nhân chính
là yếu tố bản năng trong con người. Bản năng ấy thúc đẩy và dẫn dắt con người hành
động. Và cũng chỉ có hành động dựa vào bản năng, không dựa vào bất cứ sự duy lý nào
mới tạo nên sự tự do tuyệt đối cho con người. Nhưng con người luôn hướng tới sự tự
quyết, luôn cố gắng vượt lên trên chính mình, song con người lại không thể đạt tới lý
tưởng đó và do vậy, nó luôn cảm thấy bất hạnh. Sở dĩ như vậy là vì, khi thực hiện dự

50
phóng của mình, con người đã đánh mất tự do và “tồn tại cho mình” – tồn tại với tư cách
là sự phủ định. Coi phủ định là cấu trúc phát sinh của tồn tại người, đóng vai trò quan
trọng hàng đầu đối với sự siêu vượt hoá, Sartre cho rằng, tồn tại người bao giờ cũng là
vấn đề, là đặt vấn đề về tồn tại, là vạch trần, bác bỏ, hư vô hóa cái thực tại đang phong
toả nó và chính bản thân nó, tức là để có được tồn tại đích thực, phù hợp với bản chất –
tự do của mình. Do vậy, theo ông, con người luôn có sứ mệnh sử dụng năng lực ý thức
của mình để tự chất vấn mình, tìm kiếm những giá trị mới và bộc lộ tự do sáng tạo của
mình. Rằng, siêu vượt hoá là lối thoát của con người ra khỏi giới hạn của cái hiện có và
tự quy định mình thông qua cái vẫn chưa hiện diện. Do vậy, phủ định là thành tố cấu
trúc cơ bản của tồn tại người, mức độ phù hợp với nó là tiêu chuẩn cơ bản về tính đích
thực của tồn tại người. Song, việc thoát ra khỏi giới hạn của mình cũng đồng thời là lối
thoát dẫn đến những khả năng vô hạn, nhưng lại là bất định, không có các tiêu chuẩn
khách quan và lịch sử cũng không thể đưa ra được một sự chỉ dẫn nào, tất cả đều phụ
thuộc vào chính sự lựa chọn của con người.
Hơn nữa thay vì đi tìm lý do tồn tại của bản thân thì trước hết con người phải hiểu
được chính bản thân mình và biết mình là ai. Từ đó, con người thực hiện trách nhiệm
đối với chính mình, với tư cách là người sáng tạo ra thế giới. Con người bao giờ cũng
lựa chọn một cách có ý thức, biết lựa chọn cái gì mà nó cần và tự mình lựa chọn, không
có gì ở bên trong hay ở bên ngoài nó bảo đảm nó sẽ lựa chọn cái gì. Điều này không có
nghĩa là con người hành động mà không có bất cứ nguyên nhân nào. Mọi khả năng đều
có cơ sở của nó và khi thực hiện một lựa chọn nào đó, con người đều có thể chỉ ra cơ sở
ấy và qua đó, giải thích được điều đã lựa chọn. Nhưng tất cả những gì mà sau đó, chúng
ta coi là nguyên nhân của hành vi này hay khác, theo Sartre, đều là không quan trọng
đối với cấu trúc của tồn tại người. Con người chỉ che giấu người khác và che giấu chính
mình rằng, hành vi lựa chọn là tuyệt đối tự do. Và tồn tại người luôn mở rộng cho mọi
khả năng lựa chọn của con người; ở đây, toàn bộ kinh nghiệm quá khứ không có vai trò
quyết định.
Những tìm tòi bản thể luận này luôn dừng lại trước vấn đề siêu hình học và đạo đức
học; nhưng sau bản thể luận, dẫu sao vẫn cứ phải xác định thiện – ác là gì, bởi tự do và
trách nhiệm cá nhân là những đặc trưng quan trọng bậc nhất của tồn tại người, và chúng
cần phải được xác định dựa trên một quan niệm nào đó về thiện – ác.
Nhìn về Việt Nam, ta thấy quan điểm của Sartre về trách nhiệm cá nhân vấn còn giá
trị. Trong quá trình xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, một trong những yếu tố

51
quan trọng, đó là con người phải có trách nhiệm, trách nhiệm tiên quyết là với chính
mình, với người thân và với xã hội. Song, con người trách nhiệm không phải là con
người vong thân, mà nó phải luôn hiện hữu hiện sinh với tư cách là chính nó, chứ không
phải là hình ảnh của một ai khác. Trách nhiệm đầu tiên với thanh niên, là phải biết về
mình, song như đã thấy, một trong nguyên nhân dẫn đến tình trạng sinh viên không có
động lực học trong đại học, là họ không xác định được mình phù hợp với ngành nghề
gì, nên khi chọn ngành học nó thường đến từ cái bên ngoài như: thầy cô, gia đình, bạn
bè; mà không phải đi từ bên trong của cá nhân đó. Sartre gọi đó không trách nhiệm. Hay
trong cách sống của sinh viên hiện nay cũng vậy, từ lối sống, trang phục, giải trí, …đa
phần là hành động theo xu thế, theo xu hướng bên ngoài, Lebon gọi là sự chạy theo tâm
lý đám đông, là chạy theo quần chúng cô đơn chứ không phải là sự hiện hữu của nhân
vị hiện sinh. Khi hành động và tư duy của con người, không xuất phát từ bản chất cá
nhân, mà theo những khuynh hướng bên ngoài đã được lập trình sẵn, thì đó là con người
vong thân, con người đang đánh mất mình trong xã hội. Do vậy, giá trị mà Sartre mang
lại, là con người hãy hiểu về mình trước, và đây cũng là tuyên ngôn đã được xác lập
trong dòng chảy của triết học phương Tây từ thời Hy lạp cổ đại.
2.3.2.1. Con người trách nhiệm đối với sự phát triển của xã hội
Con người hiện sinh không phải là con người lập dị, con người tách mình khỏi quần
chúng, mà đó là con người tự do trong tính toàn thể của xã hội, mỗi cá nhân là một nhân
vị, mỗi xã hội cũng là một nhân vị tồn tại trong tính toàn thể. Để bảo tồn được nhân vị
của cá nhân, thì cá nhân cũng góp phần tham gia vào bảo tồn giá trị nhân vị của cộng
đồng.
Nói rằng con người có trách nhiệm với bản thân mình không có nghĩa là con người
chỉ có trách nhiệm đối với bản thân của anh ta, mà anh ta còn có trách nhiệm đối với
toàn thể loài người. Khi nói rằng con người tự lựa chọn, thì có nghĩa rằng mỗi người
trong chúng ta tự lựa chọn bản thân mình, nhưng đồng thời điều đó có nghĩa là trong khi
tự lựa chọn, mỗi cá nhân tự lựa chọn toàn thể loài người. Mỗi hành động vừa làm nên
người mà ta muốn trở thành, vừa tạo nên một hình ảnh của con người mà ta cho là lý
tưởng. Lựa chọn cũng có nghĩa là khẳng định giá trị của cái mà ta lựa chọn, bởi ta không
bao giờ có thể chọn điều ác; điều mà chúng ta chọn bao giờ cũng là điều thiện, và không
có điều nào tốt cho chúng ta mà lại không tốt cho tất cả mọi người. Mặt khác, nếu tồn
tại có trước bản chất và ta vừa muốn tồn tại vừa tạo nên hình ảnh của bản thân ta, hình
ảnh này có giá trị đối với thời đại của ta và với tất cả mọi người cùng sống trong thời

52
đại đó. Vì vậy mà trách nhiệm của chúng ta lớn hơn điều chúng ta có thể tưởng tượng
rất nhiều vì nó có liên quan đến toàn thể loài người.
Chẳng hạn tôi có thể muốn gia nhập một đảng phái, viết một cuốn sách, lập gia đình,
tất cả những điều đó chỉ là sự biểu hiện của một sự lựa chọn nguyên thủy hơn, tự khởi
hơn những gì mà người ta gọi là ý chí. Nhưng nếu đúng là sự hiện hữu đi trước bản chất,
thì con người chịu trách nhiệm về những gì nó đang tồn tại. Như vậy, bước đi đầu tiên
của thuyết Hiện sinh là đặt mọi người vào việc chiếm lĩnh những gì mình đang tồn tại,
và đặt lên con người toàn bộ trách nhiệm về sự hiện hữu của mình. Và khi chúng tôi nói
rằng con người chịu trách nhiệm về chính mình, thì chúng tôi không muốn nói rằng con
người chịu trách nhiệm về cái cá nhân chật hẹp của mình, mà muốn nói rằng con người
chịu trách nhiệm cho tất cả mọi người.
Chính bởi những điều này đã hình thành nên nỗi lo sợ hay lo âu của con người. Một
người dấn thân và hiểu rằng anh ta không chỉ là người anh ta tự chọn để trở thành, mà
sẽ đặt ra những quy định với bản thân vì khi chọn bản thân mình anh ta đã chọn cả một
kiểu nhân loại, anh ta sẽ không thể không thoát khỏi cảm tưởng về trách nhiệm lớn lao
và sâu sắc của bản thân mình. Tất nhiên là nhìn bên ngoài có một số người thường không
hay lo lắng và điều đó có nghĩa là họ đang chạy trốn nỗi lo sợ; tất nhiên là nhiều người
tin rằng hành động của họ chỉ ràng buộc bản thân họ. Nhưng thật ra bao giờ trong mỗi
người lúc nào cũng phải tự hỏi: nếu ai cũng làm như vậy thì sẽ ra sao? và ta chỉ có thể
từ bỏ ý nghĩ đáng lo ấy bằng cách cố tình tin vào nguỵ tín mà thôi.
Sự lo sợ mà thuyết hiện sinh miêu tả còn được lý giải bởi trách nhiệm trực tiếp đối
với những người có liên quan. Sự lo sợ này không phải là màn che chúng ta khỏi hành
động, mà nó chính là một phần của hành động. Trong sự hiện hữu của mình, con người
khám phá ra sự tồn tại của tha nhân và tha nhân là điều kiện cho sự hiện hữu của mình:
"Chúng ta tự mình đạt được mình khi đối diện với tha nhân và đối với chúng ta thì tha
nhân chắc chắn là có đó, cũng như chúng ta chắc chắn rằng chúng ta có vậy. Như thế
con người trực tiếp đạt được mình bằng "cái tôi tư duy” và đồng thời khám phá ra hết
mọi người khác, đàng khác, con người lại khám phá ra rằng tha nhân là điều kiện cho
sự hiện hữu của mình". Rằng, giữa tôi và tha nhân có mối liên hệ mật thiết, gắn bó với
nhau và mặc dù, tha nhân là kẻ cướp mất tự do của tôi, nhưng tha nhân là có, nó cùng
tồn tại song hành với sự tổn tại của tôi và tôi phải chấp nhận nó, sự tự do của tôi chỉ có
thể đạt được nếu tôi cũng tôn trọng tự do của tha nhân.

53
Trong triết học hiện sinh cụ thể là triết học của J.P. Sartre cho rằng con người phải
có trách nhiệm với toàn thể xã hội bởi họ là người sáng tạo ra thế giới. Trách nhiệm
thường được hiểu là khả năng của con người ý thức được những kết quả hoạt động của
mình, đồng thời, là khả năng thực hiện một cách tự giác những nghĩa vụ được đặt ra cho
mình. Cũng như tự do, trách nhiệm và sự phát triển năng lực trách nhiệm của con người
gắn liền và bị quy định bởi những nhu cầu phát triển của đời sống con người. Trách
nhiệm hình thành trong quá trình điều chỉnh lợi ích của cá nhân với tư cách thành viên
xã hội. Con người sống và thực hiện lợi ích của mình trong một cộng đồng, một xã hội
nhất định. Lợi ích của mỗi người chỉ có thể thực hiện được trong một tương quan nhất
định với lợi ích của người khác, của xã hội. Cụ thể hơn, để thực hiện lợi ích của mình,
mỗi người phải đáp ứng, ở một mức độ nào đó, lợi ích của người khác, lợi ích của xã
hội. Cũng như vậy, lợi ích của xã hội chỉ có thể được thực hiện khi xã hội có những bảo
đảm nhất định cho lợi ích của cá nhân với tư cách thành viên xã hội. Chính từ đây, vấn
đề nghĩa vụ trong hoạt động của con người nảy sinh. Nếu quyền là hình thức biểu hiện
tự do thì nghĩa vụ là hình thức biểu hiện của trách nhiệm. Như vậy, tự do là hành động
thực hiện trách nhiệm một cách tự giác, tự nguyện, còn trách nhiệm là hành động đáp
ứng và đảm bảo cho tự do của con người.
Xét về mặt chủ thể, có thể thấy, trách nhiệm bao hàm trách nhiệm cá nhân và trách
nhiệm xã hội. Con người với tính cách con người cá nhân có trách nhiệm với bản thân,
với người khác (người thân, đồng nghiệp, đồng bào...), với xã hội. Với bản thân, con
người có trách nhiệm chăm lo sự phát triển nhân cách để trở thành con người có ích cho
xã hội. Với người khác, con người có trách nhiệm hiểu và tôn trọng nhân cách của họ,
giúp đỡ họ khi cần thiết. Với xã hội, con người có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và phát
triển lợi ích xã hội. Sự phát triển của trách nhiệm cá nhân là một trong những nhân tố
quan trọng góp phần xác lập và bảo vệ lợi ích xã hội, đồng thời, góp phần vào sự phát
triển trách nhiệm cho cả cộng đồng, xã hội. Trong điều kiện hiện nay ở nước ta, với việc
thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự phát triển của dân chủ, vị
thế, tính tích cực xã hội của mỗi con người trong xã hội ngày càng gia tăng. Vì vậy,
trách nhiệm của họ đối với xã hội cũng gia tăng. Sự tham gia tích cực và rộng rãi của
mỗi người dân, mỗi cá nhân vào đời sống kinh tế, chính trị, xã hội không chỉ khẳng định
quyền (tự do) của họ, mà còn đòi hỏi một tinh thần phụ trách, tinh thần trách nhiệm cao
hơn. Tuy nhiên, dưới sự tác động từ mặt trái của kinh tế thị trường, của giao lưu, hội
nhập, trách nhiệm cá nhân của con người đối với xã hội cũng đang đứng trước những

54
thách thức nghiêm trọng. Nhiều biểu hiện thiếu trách nhiệm, vô trách nhiệm gây tổn hại
lợi ích xã hội đã và đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Chính vì vậy, Đảng và Nhà
nước Việt Nam, trong khi quan tâm đến sự thực hiện dân chủ, tức là quan tâm đến tự do
của con người, cũng đồng thời chú trọng và đòi hỏi cao đối với trách nhiệm cá nhân của
con người. Điều 11 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
khẳng định rằng, công dân “có trách nhiệm bảo vệ của công, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của công dân, giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, tổ chức đời
sống cộng đồng”.
Ngày nay, quá trình hiện đại hoá diễn ra trên quy mô toàn cầu đã và đang làm cho tự
do và trách nhiệm của con người được nâng cao và phong phú hơn bao giờ hết. Những
nhân tố cơ bản nhất quy định quá trình hiện đại hoá xã hội, như kinh tế thị trường, tiến
bộ công nghệ, dân chủ hoá, toàn cầu hoá... đang thúc đẩy mạnh mẽ, nhưng đồng thời
cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với sự phát triển tự do và trách nhiệm của con
người. Chính những nhân tố này đang tạo ra những điều kiện, những đảm bảo ngày một
tốt hơn cả về mặt vật chất lẫn về mặt tinh thần cho sự phát triển tự do và trách nhiệm
của con người. Sự phát triển kinh tế, công nghệ tạo điều kiện cho sự phát triển con người
thông qua việc đáp ứng ngày một đầy đủ hơn các nhu cầu về vật chất, chăm sóc sức
khỏe, giáo dục, giải trí... Sự phát triển của dân chủ tạo điều kiện mở rộng các quyền của
con người: quyền tự do kinh doanh, tự do cư trú, tự do hoạt động tôn giáo, tự do lập hiệp
hội, tự do tham gia rộng rãi vào đời sống chính trị, văn hóa, xã hội... Tất cả những điều
đó làm cho sự lựa chọn giá trị cũng như hoạt động của con người ngày càng tự do hơn,
được đảm bảo hơn. Đồng thời, thông qua những hoạt động tự do đó, trách nhiệm của
con người đối với cộng đồng, với xã hội và với nhân loại cũng ngày càng được mở rộng
và nâng cao. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, với sự xuất hiện và ngày
một gia tăng mức trầm trọng của những vấn đề toàn cầu thì tự do và trách nhiệm của
con người cũng đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng.
Những vấn đề đó và hàng loạt những vấn đề khác nữa đang đòi hỏi phải có sự nâng
cao trách nhiệm không chỉ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các dân tộc, mà còn
của toàn nhân loại. Và, cũng chính trong việc nâng cao trách nhiệm nhằm giải quyết
những vấn đề nảy sinh từ quá trình hiện đại hóa, toàn cầu hoá, tự do của mỗi người và
của loài người được nâng lên một tầm cao mới.

55
Kết luận chương II
Có thể nói Buồn Nôn là câu chuyện hay tiểu thuyết mang tính hư cấu nhưng có thực
và sống thực. Hình ảnh của Sartre được hòa quyện qua nhân vật Roquentin – một anh
chàng đam mê nghiên cứu và thích tự do. Mọi người đã vô cùng kinh ngạc bởi triết
thuyết hiện sinh dưới dạng một quyển tiểu thuyết đầy ấn tượng. Sartre đã diễn tả được
cái sâu sắc trong nội tâm con người, cái ray rứt, tàn nhẫn xảy ra quanh cuộc đời mình
trong sự cảm nhận giữa con người với thế giới. Cảm xúc của Roquentin được thể hiện
rộng rãi từ dưới thể tính bầy nhầy, nhão nhẹt trộn lẫn với loãng chất của cái thời đầy rẫy
bóng tối vây quanh và lan trải như vết dầu loang. Dường như tư tưởng của Sartre đã
vượt qua được sức mạnh của cảm giác hay nói cách khác đó là sự đau khổ khốn cùng
của con người khi đứng trước hiện hữu. Những hiện tượng cảm xúc đó chính là cơ hội
cho Sartre có thể phát huy được chủ nghĩa hiện sinh của mình. Qua yếu tố hiện sinh là
nhân bản, yếu tố tâm lý và sinh lý được xảy ra cùng một lúc giữa con người và sự vật.
Sartre trở thành kẻ đưa đường, để lại cho hậu thế một tác phẩm mang giá trị tuyệt
đối, vượt qua thời gian, vượt qua tất cả những án văn chương bất hũ bằng một phạm trù
triết học đầy nhân tính. Chủ nghĩa hiện sinh đã giúp Sartre vươn lên thành một con người
của mọi thời đại, luôn thời thượng, mới mẻ và hiện đại.
Tác phẩm Buồn Nôn đã mang lại giá trị không chỉ cho cá nhân và còn cho quốc gia
dân tộc. Đưa cá nhân đi đến một hướng sáng trong tương lai, biết lựa chọn mục đích, lí
tưởng sống và cách sống có ích. Nếu tất cả mọi người đều mang một lý tưởng sống cao
đẹp thì quốc gia dân tộc sẽ ngày càng phát triển. Bởi họ là những con người sống có
trách nhiệm với cuộc đời của chính bản thân và cuộc sống của toàn xã hội.

KẾT LUẬN

56
Jean-Paul Sartre – người thầy tư tưởng của lớp thanh niên Pháp và của tất cả nhân
loại. Trong một xã hội châu Âu đầy thương tích bởi chiến tranh thế giới thứ II, mọi
người vẫn còn đang bàng hoàng, ngơ ngác tìm lối thoát. Văn học của Sartre dường như
kéo họ ra khỏi bế tắc đó, ông là một nhà triết học luôn dấn thân và nhập cuộc, mang một
luồng gió mới về triết học hiện sinh vô thần trong những sáng tác văn học của mình.
Mỗi tác phẩm của ông như một tiếng gọi từ sâu trong tâm hồn, và hiển nhiên, một tác
phẩm nghệ thuật có giá trị là khi nó trở thành tiếng gọi. Nó thu hút được mọi người, đặc
biệt là giới trẻ, những tác phẩm của ông đã xâm nhập vào đời sống của họ làm cho họ
bị cuốn hút theo những tư tưởng mới mẻ của mình. Tiêu biểu là cuốn tiểu thuyết Buồn
Nôn. Quan điểm của ông được thể hiện rõ nét thông qua nhân vật Roquentin: con người
không có bản tính thiên phú, mỗi cá nhân được quyền phát triển tính cách của bản thân
thông qua những sự lựa chọn và quyết định của bản thân mình. Một con người hiện sinh
thường lo âu và phiền muộn, họ phải tự chọn lấy bản chất của mình. Con người luôn bị
ràng buộc bởi cuộc sống, phải tự đối mặt với những quyết định trong đời dù nó đúng
hay sai họ cũng không thể từ chối bằng cách khước từ hành động.
Buồn Nôn được bắt đầu bởi một nhân vật hư cấu có tên là Roquentin, tiểu thuyết cho
rằng nội dung được tìm thấy trong đống giấy tờ của Roquentin khi chàng đang nghiên
cứu về ngài bá tước De Rollebon. Tiếp theo là những cảm xúc được anh cho rằng nó
chính là căn bệnh cần phải được chữa trị bởi nó khiến chàng buồn nôn. Roquentin bắt
đầu mô tả những cảm xúc của mình qua những thời điểm, những nơi mà chàng đến và
những con người mà chàng gặp. Thông qua Buồn Nôn, Sartre đã đề cập đến hàng loạt
vấn đề của xã hội như: tình yêu, tôn giáo, sự sống, cái chết, …Đồng thờ thể hiện quan
niệm, triết lý của mình qua nhân vật trung tâm của tác phẩm – Antoine Roquentin. Con
người được nhìn nhận như một thể độc lập, họ phải chịu trách nhiệm trước hành động
của bản thân.
Jean-Paul Sartre là nhà văn được nhiều thế hệ người đọc yêu mến bởi những cống
hiến của ông cho chủ nghĩa hiện sinh ở Pháp vào thế kỉ XX. Và có lẽ khao khát làm con
người hiện sinh trong ông vô cùng to lớn đã thôi thúc ông làm nên những điều kì diệu
và vĩ đại. Ông cũng chính là người đầu tiên “dám” từ chối giải Nobel văn học do Học
viện hàn lâm Thụy Điển trao tặng năm 1964 với một bức thư tay do chính mình viết để
nói về lý do ông hành động như vậy. Một điều đơn giản ông chỉ muốn hoàn thành một
cách trọn vẹn cuộc đời mình với những đam mê, những tư tưởng mà ông đang theo đuổi.

57
Buồn Nôn một tác phẩm mang những giá trị to lớn đã làm cho cả một nhân loại phải
nhìn lại. Nhìn lại cách sống, nhìn lại sự lựa chọn của bản thân và bắt đầu hành động.
Tác phẩm hướng con người đến việc lựa chọn cách sống, sống là chính mình để chứng
minh rằng mình đang tồn tại và có trách nhiệm với mọi thứ xung quanh, đặc biệt là trách
nhiệm với gia đình, quê hương, đất nước trong xã hội hiện đại với nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa mà đất nước chúng ta đang theo đuổi.

58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
[2]. Mikhail Mikhailovich Bakhtin (2003), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh
Cư dịch), Nxb. Hội nhà văn, Hà Nội.
[3]. Henri Bénac (2005), Dẫn giải ý tưởng văn chương (Nguyễn Thế Công dịch), Nxb.
Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Albert Camus (1999), Dịch hạch, Nguyễn Trọng Định dịch, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[5]. Jacques Colette, Chủ nghĩa hiện sinh, người dịch Hoàng Thạch, NXB Thế Giới,
tr.44.
[6]. Nguyễn Văn Dân (2000), Văn học phi lí, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[7]. Trần Thiện Đạo, Từ chủ nghĩa hiện sinh tới thuyết cấu trúc, NXB tri thức.
[8]. Trần Thiện Đạo (2003), Cửa sổ văn chương thế giới (Ngô Tự Lập sưu tầm, tuyển
chọn), Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội
[9]. Phan Huy Đường, Jean-Paul Sartre - Nỗi đam mê làm người trong thế kỉ XX,
http://vanhoanghean.vn.
[10]. Đỗ Đức Hiểu (1978), Phê phán văn học hiện sinh chủ nghĩa, Nxb. Văn học, Hà
Nội.
[11]. Lê Huy Hoàng – Nguyễn Văn Bình (Biên soạn, 2002), Những bậc thầy văn
chương, Nxb. Văn học, Hà Nội.
[12]. PGS.TS. Huỳnh Như Phương, Chủ nghĩa Hiện sinh ở Miền Nam Việt Nam 1954-
1975 (trên bình diện lý thuyết), 2009.
[13]. Jean-Paul Sartre, Buồn Nôn, Người dịch Phùng Thăng, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
[14]. Jean-Paul Sartre (2010), Chủ nghĩa Hiện sinh là một Chủ nghĩa nhân bản
(L'Existentialisme est un humanisme), Đinh Hồng Phúc dịch, http://newvietart.com
[15]. Jean-Paul Sartre, Chủ nghĩa hiện sinh là một chủ nghĩa nhân bản (trong Quan niệm
văn chương Pháp thế kỉ XX). newvietart.com
[16]. Jean-Paul Sartre (1943), L'Être et le Néant (Tồn tại và Hư vô), NXB Gallimard,
Situation I đến X, 1973-1976.
[17]. Phạm Văn Sĩ (1986), Về tư tưởng và văn học hiện đại phương Tây, Nxb Đại học
và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
[18]. Svetlana (2005), Sứ mệnh của tiểu thuyết trong thời đại chúng ta, Tạp chí Văn học,
số 6, Hà Nội.
[19]. Tam Ích, Sartre và Heidegger trên thảm xanh (Khảo luận), Hồng Đức.

59
[20]. Lộc Phương Thủy (2005), J-P Sartre và phê bình hiện sinh, Tạp chí Nghiên cứu
văn học, số 8, Hà Nội.
[21]. Lê Thành Trị, Hiện tượng luận về hiện sinh (Lược khảo), Bộ Văn hóa Giáo dục và
Thanh niên – Trung tâm học liệu xuất bản, 1974.
[22]. Trích dịch từ The Philosophy Book: Big Ideas Simply Explained, nguồn tham
khảo: Câu lạc bộ sách Dostoevsky.
* Trang Web tham khảo:
[23]. http://lamhong.org/quan-niem-ve-chu-the-tu-do-theo-sartre-va-jaspers/
[24]. http://philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Phuong-Tay/Quan-
niem-cua-GI-P-Xactoro-ve-con-nguoi-trong-Hien-sinh-mot-nhan-ban-thuyet-110.html
[25]. http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p7/c98/n9914/Jean-Paul-Sartre-va-van-de-
nguoi-viet.html
[26]. https://dongten.net/2014/08/17/tha-nhan-duoi-cai-nhin-cua-jean-paul-sartre/
[27].https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/T%E1%BB%B1_do_v%C3%A0_h%C3
%A0nh_%C4%91%E1%BB%99ng_(Jean-Paul_Sartre)
[29]. http://thuykhue.free.fr/PBVH/Chuong13-Sartre.html
[30]. http://newvietart.com/index4.866.html

Ý KIẾN CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


(Ký và ghi rõ họ tên)

60

You might also like