You are on page 1of 20

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI (CSII)

KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN

MÔN TÂM LÝ HỌC DÂN TỘC

Tên đề tài:

QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA TRONG


CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC – VÍ DỤ QUÁ
TRÌNH XÃ HỘI HÓA Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC

Sinh viên thực hiện: Lê Nguyễn Khánh Vy


Lớp: Đ21TL1
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thoa

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 1 năm 2024


Điểm số Điểm chữ Chữ ký CBCT 1 Chữ ký CBCT 2

Thang điểm:

- Hình thức trình bày (tối đa 1.5 điểm):………………..


- Mở đầu, kết luận (tối đa 1.5 điểm):…………………...
- Nội dung (tối đa 7.0 điểm):…………………………….

Tổng điểm:…………………………………
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1

2. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................ 2

3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2

4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 2

CHƯƠNG 1 .................................................................................................................. 3

1.1. Khái niệm dân tộc ........................................................................................... 3

1.2. Xã hội hóa ........................................................................................................ 3

1.3. Xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc ....................................................... 4

1.3.1. Các hình thức xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc ............................4
1.3.2. Quá trình xã hội hóa ở các cộng đồng dân tộc ..........................................5
1.3.3. Tích cực và tiêu cực của xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc ............7
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................. 9

2.1. Sơ lược lịch sử Việt Nam trong thời kỳ Bắc Thuộc ........................................... 9

2.2. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc Thuộc ................ 9

2.3. Ảnh hưởng còn lại của quá trình xã hội hóa ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc
Thuộc ........................................................................................................................... 12

2.4. Bài học rút ra ....................................................................................................... 13

KẾT LUẬN ................................................................................................................. 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 17


PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Katherine – một nguời phụ nữ da màu hàng ngày phải mất 40 phút để đi
vệ sinh với quãng đường 800m vì tòa nhà cô làm không có nhà vệ sinh cho người
da màu mặc dù cô đang làm một công việc đóng góp lớn cho quốc gia nước mình
– Mỹ, một nhà toán học tính toán số liệu có công lớn trong việc đưa người Mỹ
đầu tiên bay vào vũ trụ ở NASA, đây là một trong ba người phụ nữ được xem là
khối óc sáng tạo của NASA nhưng lại bị lịch sử bỏ quên chỉ bởi họ là phái yếu và
không phải là người da trắng, một cuộc chiến khắc nghiệt bao hàm phân biệt giới
tính và chủng tộc, dựa trên những thành tích của mình và đóng góp mà năm 2015
cựu Tổng thống Mỹ Obama trao tặng Huân chương Tự do, là một trong hai huân
chương dân sự cao quý nhất ở Mỹ kèm lời tán dương: “Bà là người tiên phong
phá tan ranh giới của chủng tộc và giưới tính, và cho lớp trẻ thấy rằng ai cũng
có thể có thành tích cao trong khoa học tự nhiên và vươn tới các vì sao”, đồng
thời Mỹ là một quốc gia có mục đích tiến tới một dân tộc toàn cầu, một xã hội
văn hóa phong phú nhiều tính đa dạng trong dân tộc thông qua luật nhập cư đã
mang lại sự hiệu quả về mặt khoa học – công nghệ, sự đa dạng về chủng tộc đã
cho họ một nước bước phát triển, một quyết định và bài học mang tính lịch sử
kéo dài hàng trăm năm với những cuộc đấu tranh đa mặt, Hoe Henrich cũng từng
nói “Tiến hóa văn hóa hoạt động như tiến hóa sinh học, cần một môi trường giàu
tính biến đổi và phức tạp, nơi các nền văn hóa khác thời có thách thức cũng như
cạnh tranh, kết hợp với nhau tạo ra các ý tưởng mới đồng thời vứt bỏ thói quen
cũ và các truyền thống phản tác dụng” đây có thể nói là một quá trình xã hội hóa,
và mỗi một quá trình xã hội hóa nào cũng đến gắn liền với thời cuộc, hoàn cảnh
và sự kiện mang tính chất bài học kinh nghiệm về mặt lịch sử, và điều này khi
gắn liền với lịch sử Việt Nam đã có những điều gì hình thành nên tâm lý dân tộc
Việt Nam hiện nay, dựa trên điều đó vừa để học tập thêm lý luận về xã hội hóa ở
một cộng đồng, từ đó áp dụng bài học để đưa ra nhận định, phân tích dựa trên
kiến thức cá nhân được học và tự học, là một cách để tiến hành ôn tập và cho
mình thêm một lăng kính để phát triển nghề nghiệp trong tương lai, chính vì điều

1
đó em xin phép lựa chọn đề tài: “QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA TRONG CỘNG
ĐỒNG DÂN TỘC, VÍ DỤ VỀ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ BẮC THUỘC” làm
đề tài kết thúc học phần Tâm lý học Dân tộc.

2. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu chỉ ở đối tượng quá trình xã hội hóa trong cộng đồng dân
tộc ở phạm vi toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong thời kỳ Bắc Thuộc,
hiện đại những phạm vi nghiên cứu khác không thuộc đề tài.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Nghiên cứu lý luận về quá trình xã hội hóa trong cộng đồng dân tộc
- Nghiên cứu thực tiễn về quá trình, nguyên nhân thất bại và ảnh hưởng xã hội
hóa ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc Thuộc
4. Phương pháp nghiên cứu

Đây là một bài nghiên cứu dựa trên lý thuyết và có sự kết hợp với thực tiễn
chung theo sự đánh giá và đưa ra quan điểm cá nhân dựa trên phương pháp tham
khảo, sàng lọc, thống kê, phân tích tài liệu kết hợp cùng phương pháp quan sát của
cá nhân người làm.

2
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. Khái niệm dân tộc

Dân tộc là cộng đồng người ổn định mà những người đó ý thức rõ mình là
thành viên của cộng đồng trên cơ sở những dấu hiệu chung được tiếp cận như là
những đặc trung phân biệt dân tộc một cách hiển nhiên và bình vững, khái niệm
được dùng cho cả dân tộc là một quốc gia hay cả dân tộc với nghĩa là một tộc người
vì dụ như dân tộc Việt Nam và dân tộc Thái trong 54 dân tộc ở Việt Nam.

1.2. Xã hội hóa

Trong nhân loại học và xã hội học, xã hội hóa là một khái niệm được nhắc
đến trong quá trình nghiên cứu, được định nghĩa là một quá trình tương tác xã hội
kéo dài suốt đời mà qua đó cá nhân có thể phát triển khả năng con người của mình
và học hỏi các hình mẫu văn hóa của mình, đây chính là quá trình gắn liền suốt đời
của một đời người: quá trình học hỏi các giá trị, chuẩn mực, hành vi xã hội mà cá
nhân sinh sống.

Trong quá trình xã hội hóa truyền lại văn hóa cho mỗi cá nhân theo những
cách khác nhau và qua đó các cá nhân có thể học hỏi được nhiều nền văn hóa xã
hội, những cách này được gọi là cơ chế xã hội hóa gồm hai cơ chế xã hội hóa cơ
bản sau đây:

Cơ chế định chế, là cơ chế mà xã hội truyền lại những mẫu mực, khuôn mẫu
bắt buộc cho mỗi cá nhân, bắt buộc phải trải qua quá trình học hỏi, thực hành và
thực hiện nó trong cuộc sống của mình, ví dụ như học những tri thức, thành quả
khoa học, những kinh nghiệm của người đi trước để áp dụng vào trong hoạt động
sống của mình.

Cơ chế phi định chế là những cơ chế mà xã hội truyền lại bằng một cách tự
nhiên và cần thiết, được thông qua hai cách là bắt chước và lây lan.

Trong xã hội hóa thường chia thành các phân đoạn, nhìn chung các phân
đoạn được bao hàm gồm ba phân đoạn chính gắn liền với độ tuổi và trách nhiệm
của độ tuổi trong xã hội: Ở giai đoạn đầu tiên thường ở dưới độ tuổi 18 đây là độ

3
tuổi tiến hành tiếp xúc và tiếp thu các tri thức, kinh nghiệm xã hội để hình thành cái
tôi bản thân; giai đoạn thứ hai thường bắt đầu khi một cá nhân bắt đầu thực hành và
lao động thông qua đó thực hiện vai trò của mình, phát triển cái tôi và hòa nhập xã
hội và giai đoạn cuối cùng thường là bắt đầu sau lao động (nghỉ hưu) lúc này cá
nhân hoàn thành cống hiến cho xã hội và phát triển bản thân.

1.3. Xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc

1.3.1. Các hình thức xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc

Hiện nay, hầu hết quá trình xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc được
thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và đều mang đặc tính riêng của chúng,
tuy nhiên suốt hàng năm qua có ba loại xã hội hóa được biểu hiện rõ ràng nhất: hình
thức chiến tranh, thông qua giáo dục và truyền thông đại chúng để tuyên truyền văn
hóa và giao thoa văn hóa giữa nhiều nền văn hóa.

Xâm lược một quốc gia bằng sức mạnh quân sự thuần túy khó giữ được đất
đã chiếm đóng, nếu không khéo đều có khả năng dẫn đến sự diệt vong của chính kẻ
xâm lược và kẻ bị xâm lược, chính vì điều đó kẻ đi xâm lược không chỉ xâm lược
bằng sức mạnh quân sự mà còn kết hợp với đồng hóa văn hóa và đồng hóa dân số,
thôn tính một quốc gia mà không cần sức mạnh quân sự xâm chiếm đất đai, và yếu
tố quyết định kiểu xâm lược này phụ thuộc vào tỉ lệ đồng hóa về ngôn ngữ và rõ
ràng điều này phụ thuộc nhiều vào văn hóa và dân số của một quốc gia, chính vì
điều đó quá trình xã hội hóa được thể hiện sắc nét trong hình thức chiến tranh mềm:
khi một quốc gia bị đồng hóa về mặt ngôn ngữ và bị đồng hóa về mặt dân số bằng
cách đưa quân của bên xâm lược sang nước bị xâm lược sinh sống, cưới vợ người
bản địa, tiến hành thôn tính từng bước một, trong lịch sử, một trường hợp nổi tiếng
phải nói đến lịch sử nước Trung về nhà Mãn và nhà Hán, nhà Mãn tiến hành đồng
hóa người Hán bằng cách bắt buộc sử dụng ngôn ngữ nói – viết bằng tiếng Mãn, bắt
đàn ông phải cạo đầu và để đuôi sam nhưng sau khoảng 100 năm thì tiếng Mãn và
chữ Mãn đều biến mất, người Mãn lại dùng tiếng Hán và chữ Hán, chính người
Mãn đã bị đồng hóa ngược lại bởi chính nền văn hóa dân tộc mà họ cai trị hơn 200
năm, cho tới ngày nay dân tộc Hán và chữ Hán vẫn chiếm đa số ở đất nước Trung.

4
Giáo dục và Truyền thông, thông tin đại chúng cũng là một hình thức để quá
trình xã hội hóa được thuận lợi và đa dạng nhất, thông qua việc giáo dục, công nghệ
thông tin và phim ảnh đều có thể truyền đạt những tri thức từ đó học hỏi những giá
trị khác để phát triển bản thân cũng như hình thành nhân cách, hình mẫu bản thân
trong xã hội, ngoài ra thông qua đó nhiều người còn tìm được chỗ dựa tinh thần,
nhìn nhận ra vấn đề và hiểu rõ bản thân từ đó đưa ra cách ứng phó của chính mình
trong vấn đề, ví dụ như đồng cảm ở mặt cảm xúc vì cùng chung vấn đề. Đối với
phim ảnh, còn có một điều đặc biệt thông qua hoạt động chủ đạo ở trẻ mẫu giáo về
trò chơi sắm vai, đây được coi là một nguồn thông tin để trẻ tiếp xúc nhiều nghề
nghiệp trong xã hội cũng như vai trò, trách nhiệm, quyền lợi và mối quan hệ xã hội,
từ đó trẻ tiến hành sắm vai vào nhân vật mà mình yêu thích – đây cũng có thể coi là
ước mơ về nghề nghiệp đầu tiên diễn ra ở trẻ.

Thông qua quá trình trao đổi, tương tác và hòa nhập qua lại giữa các cá nhân
có nền văn hóa khác nhau tạo điều kiện tiếp cận các quan niệm, nghệ thuật, phong
tục, giá trị hay ngôn ngữ để học tập và tiếp thu các kiến thức mới cho ta có góc nhìn
đa chiều hơn về thế giới xung quanh cũng từ yếu tố này mà một cá nhân có thể tiếp
xúc với một bộ phận người có tính chất riêng biệt để phát triển cũng như phát huy
tư tưởng của mình trong công việc, giao tiếp các mối quan hệ xã hội, ví dụ như
trong nhà có người học ngành tâm lý học thì người trong nhà sẽ có thái độ thân
thiện hơn với những người có vấn đề tâm lý.

1.3.2. Quá trình xã hội hóa ở các cộng đồng dân tộc

Mỗi ngày đều có những thành viên tương lai của xã hội ra đời, trách nhiệm
của xã hội đều xoay quanh những thành viên này thông qua giao dục nhằm để thành
viên sẽ đóng góp và có trách nhiệm với xã hội khi đã chin muồi, do đó nói xã hội
hóa là quá trình hình thành và chuẩn bị cho một người sống và hòa nhập với xã hội
không sai.

Quá trình xã hội hóa chia làm ba giai đoạn chính:

Quá trình xã hội hóa sơ cấp bắt đầu từ khi còn nhỏ và chịu ảnh hưởng bởi
các thành viên trong gia đình, lúc mới sinh trẻ phụ thuộc và ảnh hưởng nhiều nhất ở
mẹ, lúc này trẻ chưa có ý thức và hành động theo bản năng phụ thuộc theo nhu cầu

5
của mình, đói sẽ khóc, khó chịu sẽ cựa quậy mình và phát ra tiếng đến thu hút sự
chú ý, càng lớn dần trẻ sẽ bắt đầu có ý thức lúc này trẻ sẽ có sự quan sát và tri giác
nhất định, thông qua hoạt động bắt chước để tiến hành bước đầu học tập trong quá
trình xã hội hóa của mình, các hành vi bắt chước đều do học tập được ở những
người lớn xung quanh thông qua các đồ chơi dành cho mình sẽ dần phát triển tư duy
nhất định, cũng trong khoảng thời gian này trẻ sẽ nghe hiểu được một số từ đơn
giản và tích cực phát triển ngôn ngữ của riêng mình, càng lớn trẻ sẽ có tư duy nhất
định như tính chất bắc – cầu, bảo toàn khối lượng,… Tuy nhiên đây vẫn là độ tuổi
trẻ ở chung với gia đình, đặc biệt là bố mẹ nên trẻ sẽ thụ động chịu ảnh hưởng bởi
gia đình như tính cách, cách nói chuyện, hành động và tiếp thu một số giáo dục sớm
của gia đình như: tự mặc quần áo, tự đi vệ sinh ở bô.

Quá trình xã hội hóa thứ cấp bị ảnh hưởng bởi trường học, các nhóm bạn bè
và các phương tiện truyền thông, đây là lúc một cá nhân bắt đầu chuyển giao hoạt
động chủ đạo là vui chơi sang học tập, hoạt động giao tiếp chủ yếu là từ bố mẹ sang
thầy/cô và bạn bè, bắt đầu mối quan hệ xã hội mới. Lúc này cá nhân sẽ thụ động
tiếp thu những kiến thức thông qua giáo dục ở trường học cũng như chủ động tìm
hiểu các kiến thức khác thông qua chương trình giáo dục ẩn của các bạn bè, thầy cô
của mình, trong độ tuổi này cá nhân có xu hướng định hình phong cách cá nhân
thông qua nhóm bạn bè của mình nhưng độ tuổi này tiếp thu giáo dục, chuẩn mực,
giá trị vẫn tập trung ở kiến thức trên trường và thông qua ba – mẹ của mình, tiến
hành quá trình xã hội hóa thứ hai để chuẩn bị cho những trách nhiệm ở tương lai,
bên cạnh đó các phương tiện truyền thông cũng đóng góp trong quá trình này thông
qua internet, truyền hình.

Quá trình xã hội hóa người lớn bị ảnh hưởng bởi vai trò làm cha mẹ, hôn
nhân và sự nghiệp, nếu ở hai giai đoạn trên là khoảng thời gian chuẩn bị cho một cá
nhân tiếp cận hoàn toàn với môi trường xã hội thì ở giai đoạn này cá nhân hoàn toàn
phải chủ động tìm kiếm nơi để thực hành và làm việc dựa trên những tri thức có
được ở hai giai đoạn trước, đây cũng là khoảng thời gian cá nhân sẽ thực hiện chức
năng sinh sản của mình thông qua cuộc hôn nhân, từ đó thực hiện các vai trò của
mình ở các môi trường xã hội (môi trường gia đình, môi trường công ty,...) để phát
triển bản thân cũng như cống hiến cho xã hội. Càng về sau, sẽ có sự thay đổi nhất

6
định đối với mong muốn và trách nhiệm của mỗi cá nhân về vai trò của mình, ví dụ
như ở độ tuổi trung niên, cá nhân có xu hướng muốn hướng đến sự nghiệp của mình
hơn hoặc cảm thấy sự nghiệp của mình đã an ổn, đối với tình yêu hôn nhân họ có xu
hướng hạnh phúc với các cử chỉ thân mật như cái hôn, cái ôm, cái chạm hơn.

1.3.3. Tích cực và tiêu cực của xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc

Quá trình xã hội hóa trong các cộng đồng dân tộc được đặc trưng rõ nét ở
việc giao tiếp với các mối quan hệ xã hội, chính vì điều đó có những ưu điểm nhất
định:

Trong việc phát triển các mối quan hệ: có được những bài học về cách ứng
xử, tiếp xúc với nhiều người càng có sự thấu hiểu với nhiều dạng người hơn, đôi lúc
sẽ có cách giao tiếp riêng biệt với nhiều người khác nhau.

Nguồn tiếp thu những kiến thức mới: để tiếp cận và để học một kiến thức
mới đều trải qua một cuộc giao tiếp

Hiểu biết thêm nhiều vấn đề và trở thành người có thể xử lý đến các vấn đề
đó thông qua câu chuyện của người khác

Nơi thử nghiệm và thực hành các nguồn tri thức mình đang có như: thuyết
phục, giải quyết một vấn đề mới, thực hành tư thế giao tiếp phù hợp

Liều thuốc tinh thần đối với những cá nhân cô đơn hoặc các vấn đề tâm lý
khác

Tuy nhiên cũng có những nhược điểm của quá trình xã hội hóa này mang lại
cho cá nhân:

Khó khăn trong việc chăm chút vẻ bề ngoài của mình trong thời gian dài –
duy trì một nhân cách khác không phải mình

Không có thời gian cho bản thân vì các hoạt động xã hội mang lại

Áp lực do trách nhiệm của xã hội mang lại tùy thuộc vào vai trò mà cá nhân
gánh vác,…

Tiếp xúc với những giá trị tiêu cực: bạo lực, hành vi phạm pháp luật,…

7
Nhìn chung quá trình xã hội hóa cộng đồng gắn liền với mỗi người trong xã
hội bắt đầu từ khi sinh ra cho đến khi già cỗi, gắn liền với hoạt động học tập và
cống hiến trong xã hội, các hoạt động học tập đều gắn liền với các giá trị bài học
thông qua những kinh nghiệm, quan niệm được kế thừa, những kết quả của một
cuộc cách mạng trong lịch sử được truyền lại thông qua cách chính thức là giáo dục
hoặc không chính thức như bắt chước hoặc lây lan, đồng thời mỗi giai đoạn trong
đời đều có nhiệm vụ và trách nhiệm nhất định để chuẩn bị cho tương lai hòa nhập
xã hội và thực hiện vai trò của mình không thể không nói một môi trường ổn định
sẽ cho ra một quá trình xã hội hóa cộng đồng dân tộc của một cá nhân sẽ tốt hơn
nhưng những vấn đề trong cuộc sống cũng là một phần bổ trợ cho việc phát triển
bản thân, “học, học nữa, học mãi” không chỉ là câu nói chân lí học tập của Lenin mà
còn là một câu có thể mô tả quá trình xã hội hóa trong một cộng đồng dân tộc.

8
CHƯƠNG 2
QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HÓA Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC

2.1. Sơ lược lịch sử Việt Nam trong thời kỳ Bắc Thuộc


Cuộc đô hộ suốt 11 thế kỷ được bắt đầu vào năm 207 trước Công Nguyên,
nước Âu Lạc bị xâm chiếm bởi Triệu Đà là vua của nước Nam Việt nay thuộc tỉnh
Quảng Châu – Trung Quốc ngày nay, sau đó vào năm 111 trước Công Nguyên,
nước Âu Lạc bị nhà Hán đô hộ, dẫn đến bị phân chia làm hai Quận: Giao Chỉ và
Cửu Chân, trong giai đoạn bị đô hộ có nhiều anh hùng dân tộc nổi dậy đấu tranh
giành độc lập như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu hay Lý Nam Đế cho đến năm
938, do Ngô Quyền lãnh đạo chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng là
một dấu chấm dứt 1000 năm đô hộ và giành lại chủ quyền cho Việt Nam.

2.2. Quá trình xã hội hóa diễn ra ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc Thuộc
Trong quá trình đô hộ ở nước ta, nhân dân ta phải đối mặt với nhiều vấn đề
trong đó, bị ảnh hưởng trong thời gian dài ở các chính sách bóc lột nặng nề gây ảnh
hưởng đến đời sống và ý chí của người dân ta, phương Bắc thúc đẩy những yếu tố
văn hóa vào nước ta nhằm đồng hóa dân tộc ta thành một phần của dân tộc nước
Nam Việt, liên tục du nhập yếu tố tôn giáo nhằm truyền bá mê tín dị đoan, những tư
tưởng trái với luân lý nhằm đánh gãy ý muốn đấu tranh giành lại độc lập của dân
tộc ta, liên tục suốt 1000 năm phải giữ vững phong tục, tập quán, giữa vững ngôn
ngữ của đất nước để không bị đồng hóa và giữ nguyên những đức tính, tâm lý của
người Việt truyền thống.

Một trong những đặc điểm rõ rệt nhất diễn ra trong quá trình xã hội hóa ở
nước ta trong thời kỳ Bắc Thuộc là sự phát triển ở các mặt kinh tế, chuyển biến về
xã hội – văn hóa do tác động của thời kỳ mang lại cũng như nhân dân ta nắm được
các tri thức mới áp dụng vào trong các hoạt động sống hàng ngày mà đến ngày nay,
thông qua sàng lọc mà một số điều đó vẫn còn lưu giữ, phát triển lên bậc cao hơn và
do bề trên truyền lại cho con cháu đến đời sau.

Trước hết về mặt kinh tế: ở nông nghiệp có sự chuyển biến rõ rệt, được học
hỏi và giao lưu với các nước mà kĩ thuật luyện sắt và chế tạo đồ sắt ngày càng phát
9
triển, tiến vào thời đại đồ sắt phát triển với nhiều công cụ do nhân dân rèn đúc phục
vụ cho nhu cầu sản xuất và cuộc sống, kỹ thuật dùng trâu bò làm sức kéo cũng ngày
càng phổ biến nhờ điều đó diện tích trồng trọt được mở rộng dần, các công trình
thủy lợi có điều kiện phát triển, các kênh, ngòi, được nạo vét hàng năm để làm phân
bón ruộng cũng được thực hiện trong nông nghiệp, góp phần tăng năng suất lúa, nếu
trồng lúa vào hai mùa: hè và đông thì ở Giao Chỉ lúa chín hai mùa, ngoài ra dựa trên
đặc điểm của mỗi vùng khí hậu, thổ nhưỡng mà tiến hành trồng các loại cây khác
nhau từ rau đến cây ăn quả; ở thủ công nghiệp, kỹ thuật rèn sắt, đồng và làm gốm
đều được phát triển, đồng thời trong quá trình giao lưu văn hóa, kinh tế với nước
ngoài nhân dân ta cũng tiếp thu một số kỹ thuật công nghệ ở các nước khác làm đa
dạng thêm nhiều ngành nghề ở nước nhà như nghề làm giấy, trong đó nổi tiếng nhất
là giấy trầm hương hay thông qua tiếp thu chế tạo thủy tinh ở Ấn Độ, nhân dân ta
cũng thổi được những bình, bát bằng thủy tinh, nhiều nghề khác cũng được phát
triển và người dân ta – những người thợ thủ công đều là những người có trình độ
mỹ thuật cao và khéo tay; ở thương nghiệp, dưới tác động của nông nghiệp và thủ
công nghiệp đã thúc đẩy sự phát triển thông qua con đường buôn bán, sự đa dạng về
tài nguyên và nhiều đặc sản của vùng nhiệt đới đã thu hút các lái buôn nước ngoài
dẫn đến nhu cầu vận chuyển vật cống, thuế khóa cũng được phát triển dẫn đến sự
thông thương giữa các quận trong nước và giữa nước ta và Trung Quốc.

Những biến chuyển về xã hội: nhà nước Việt cổ với thiết chế xã hội là chế độ
lạc tướng đã bị xóa bỏ, những chính sách đô hộ do đế chế phương Bắc được ban
hành gây chèn ép và bóc lột hết sức nặng nề, với mong muốn được đồng hóa dân
tộc nước ta tuy nhiên do sinh sống lâu dài, trải qua nhiều thế hệ không ít người Hán
ở nước ta bị Việt hóa, xuất hiện tầng lớp người Hán – Việt ngày càng nhiều. Bên
cạnh đó, do tác động lâu dài của bởi chính sách chi phối tổ chức xã hội của người
Việt thông qua tổ chức lại các đơn vị hành chính, cho kê khai sổ hộ, định thuế và
đổi lại phép lưỡng thuế, quyền đô hộ quản lý,… ảnh hưởng trực tiếp đến sự phân
hóa xã hội ở nước ta, xã hội Việt Nam đã có sự chuyển biến hình thành tầng lớp địa
chủ có thể lực ở địa phương thuộc nhiều nguồn gốc và có xu hướng chính trị khác
nhau.

10
Những biến chuyển về mặt văn hóa: nếu nói về văn hóa, dân tộc ta là một
nước có nền văn hóa bản địa vững chắc kết tinh từ bản lĩnh, cá tính, lối sống và
truyền thống với ý thức cốt lõi là ý thức độc lập, tự chủ và tinh thần gắn bó, yêu quê
hương, đất nước chính vì điều đó dù phương Bắc ra sức đồng hóa nước ta nhưng
không làm mất đi bản sắc dân tộc, dựa vào điều đó nhân dân ta còn phát huy tác
dụng những nét văn hóa ngoại nhằm làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống.
Giao lưu văn hóa ngày càng mở rộng với các nước quanh vùng, dẫn đến nhiều điều
du nhập vào nước ta, trở thành công cụ để đồng hóa nước ta của phương Bắc, trong
đó có sự xuất hiện Nho giáo và chữ Hán được phương Bắc sử dụng để đồng hóa về
mặt tư tưởng và tinh thần, qua các cách khác nhau như mở trường dạy chữ Hán, đào
tạo một số nho sĩ người bản địa, đưa nhiều người bản địa du nhập vào nước ta mang
theo phương thức sinh hoạt, văn hóa chữ Hán, tuy nhiên dù có đẩy mạnh đô hộ phổ
biến chữ Hán vào nước ta những chỉ có một bộ phận tầng lớp trên ở xã hội sử dụng,
những đại bộ phận nhân dân sống trong các làng xã cổ truyền ít có điều kiện tiếp
thu chữ Hán và đạo Nho nhờ vậy mà các phong tục, tập quán được hình thành từ
ngày đầu dựng nước và giữ nước đều được giữ gìn cho đến ngày nay. Đạo giáo và
Phật giáo cũng được sử dụng để đồng hóa nước ta, sử dụng Đạo giáo như một cách
cổ xúy cho mê tín dị đoan và phương thuật, sử dụng Phật giáo để đàn áp thống trị
nhân dân lao động, để ru ngủ nhân dân từ bỏ đấu tranh giành lại độc lập dân tộc,
nhưng dù nhân dân là theo đạo Phật, Nho giáo hay Đạo giáo vẫn tích cực tham gia
vào công cuộc đấu tranh lật đổ nền đô hộ phong kiến Trung Quốc.

Nhìn chung quá trình xã hội hóa ở nước ta trong thời kỳ Bắc Thuộc nêu rõ
lên hai điều: thúc đẩy sự phát triển của đất nước ta và làm rõ tâm lý dân tộc của
người Việt Nam thông qua cuộc đô hộ 1000 năm Bắc Thuộc, nhân dân ta có được
tri thức để cải thiện cuộc sống thông qua các kỹ thuật mới được học tập ở các nước
khác trực tiếp dẫn đến những chuyển biến trong xã hội về mặt đời sống, về bộ máy
nhà nước và văn hóa nhưng thông qua đó cũng thấy rõ tâm lý dân tộc của nước ta,
bắt nguồn ngay từ lập nước đã có tinh thần yêu nước, yêu quê thương, yêu người
của mình, nhiều lần đứng lên chống trả quân xâm lược, nhất quyết không dơ tay
chịu trói mà bị đồng hóa mất đi bản sắc dân tộc mà còn đồng hóa lại một bộ phận
lớn người Hán, xuất hiện tầng lớp người Hán – Việt mà sau này có đóng góp trong
bộ máy cai trị đất nước ta. Qua đó cũng thấy rõ tại sao lại gọi quá trình xã hội hóa
11
dân tộc ở Việt Nam ta trong thời kỳ Bắc Thuộc mà không phải đồng hóa dân tộc,
con người Việt dù có bị bóc lột đến đói kém nhưng vẫn không làm tay sai cho quân
đô hộ, sẵn sàng đứng dậy đấu tranh cũng như sẵn sàng học hỏi để phát triển đất
nước mình dù là cơ hội nào, cuộc sống có khó khăn nhưng vẫn giữ nguyên đức tính
tốt đẹp phù hợp với học thuyết đạo Phật như kêu gọi mọi người làm điều nghĩa, có
lòng nhân ái, thuyết nhân quả nghiệp báo cũng như đức tính giữ vững những truyền
thống dân tộc, quan trọng nhất là phải giữ vững ngôn ngữ của nước mình, đây cũng
là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của phương Bắc khi cố gắng đồng hóa
nước ta.

2.3. Ảnh hưởng còn lại của quá trình xã hội hóa ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc
Thuộc
Trải qua 1000 năm đô hộ về mặt chung vẫn có sự ảnh hưởng nhất định và sự
ảnh hưởng này kéo dài đến hiện tại, trong đó có mặt tích cực cũng có mặt tiêu cực:

Về mặt tôn giáo: nhân dân ta hiện nay đặc biệt ở miền Bắc vẫn còn một số
nơi giữ tư tưởng Nho giáo mà biểu hiện rõ ràng nhất là gắn chặt với tư tưởng trọng
nam khinh nữ và phụ quyền gia trưởng nhưng điều này đang phai nhạt đi theo thời
gian thông qua những cuộc cách mạng trong gia đình nhưng đồng thời cũng mang
những tính tích cực như đạo hiếu được nhắc đến, quan tâm hơn đến việc xây dựng
gia đình và giáo dục con cái, tình nghĩa vợ chồng được đạo Nho nhắc đến đều được
giữ lại và ngày càng phát triển theo chiều tích cực.

Về mặt chữ viết: dù chữ Hán được lưu truyền ở một phận nhỏ ở tầng lớp trên
ở Việt Nam nhưng dù sao cũng là người tri thức bị ảnh hưởng nên vẫn còn lưu giữ
lại nhiều sản phẩm văn học xuất hiện chữ Hán ở Việt Nam mà đồng thời khi Việt
Nam bước vào thời kỳ tự chủ thì tiếng Hán được được đọc theo cách đọc Hán –
Việt, dựa theo điều này có sự ảnh hưởng đến từ ngữ phong phú ở Việt Nam từ đó
xuất hiện chữ Nôm – một ngôn ngữ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, diễn tả
của phần lớn người dân, đến này Tiếng Việt hiện đại nước ta vẫn có 60% từ có
nguồn gốc từ tiếng Hán và hàng ngàn tác phẩm lưu lạc, còn lại trong các đình,
miếu,… bằng chữ Nôm. Có thể nói chữ Hán đã có sự thúc đẩy và ảnh hưởng đến sự
phát triển ngôn ngữ riêng của Việt Nam hiện nay, nhưng cũng do đó mà người Việt

12
ta cũng thích sử dụng những câu ca dao, tục ngữ trong giao tiếp hàng ngày, trong
việc viết văn.

Về mặt kinh tế, sau thời kỳ Bắc Thuộc 1000 năm đất nước ta có những
chuyển biến về mặt nông nghiệp, thương và thủ công nghiệp, đồng thời xuất hiện
những ngành nghề mới mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn lưu giữ, một số trở thành
những ngành nghề quen thuộc như sản xuất thủy tinh, đúc những sản phẩm bằng sắt
nhưng cũng có một số ngành nghề trở thành một trong những ngành nghề truyền
thống như làm gốm, đồng thời qua thời kỳ Bắc Thuộc cũng cho thấy tay nghề người
dân Việt Nam cũng có trình độ mỹ thuật cao và có sự khéo tay. Đây cũng là một
trong những đức tính tốt đẹp được thể hiện xuyên suốt thời kỳ đô hộ của người dân,
tình yêu lao động cần cù, chăm chỉ trong công việc để duy trì sự sống và tồn tại.

Về mặt tư tưởng chính trị: có một nét của dân tộc Việt Nam được lưu giữ
hàng năm cho đến ngày nay được thể hiện rõ trong thời kỳ Bắc Thuộc, tư tưởng yêu
nước, độc lập dân tộc, đoàn kết cộng đồng dân tộc, kiên quyết chống ngoại xâm,
dựng nước đi đôi với giữ nước được thể hiện qua một cách rõ ràng không bị đồng
hóa dân tộc và giữ vững phong tục, tập quán không chỉ vậy dựa vào giao lưu văn
hóa ở các nước khác người dân cũng làm phong phú thêm văn hóa nước mình, cũng
thể hiện tài trí của nhân dân ngày xưa khi mà họ giữ vững tư tưởng chính trị không
bị đồng hóa mà còn đồng hóa ngược lại, họ cũng cho thấy sự mềm dẻo của mình
trong cuộc sống bị đàn áp nhưng cũng có sự cứng rắn của mình khi quyết tâm giữ
vững ngôn ngữ dân tộc – phương thức để phát triển, cơ sở nhận diện một cộng đồng
dân tộc.

2.4. Bài học rút ra


Trong quá trình xã hội hóa, bất kể là trong tình huống nào miễn là có cơ hội
phải quan sát và tiếp cận những nguồn tri thức mới để học tập phát triển bản thân,
cũng như dù có tình huống khó khăn nào cũng cần kiên trì để hái được trái ngọt,
quá trình xã hội hóa trong cộng đồng dân tộc nào đó đều gắn liền với những điều
mới mẻ trong cuộc sống, có ý nghĩa nhất định trong việc phát triển tương lai, gắn
liền với hoàn cảnh xã hội, đây cũng là con đường để có thể hòa nhập xã hội và thực
hiện tốt các chức năng của mình.

13
Thuyết gắn bó Bowlby đã thể hiện rõ nhu cầu nguyên thủy nhất của con
người là nhu cầu giao tiếp, để học tập tốt, để có thể hòa nhập vào dòng người xã hội
nhu cầu giao tiếp được thể hiện xuyên suốt cuộc đời của một người, mà trong
khoảng thời gian đều có thể có những vấn đề tác động đến nhận thức của một
người, có thể là bài học để phát triển như việc đồng hóa dân tộc thất bại của vua
Triệu Đà ở Việt Nam nhưng cũng có thể là bài học gây ảnh hưởng tiêu cực, kiềm
hãm sự phát triển của một người như đồng hóa dân tộc thành công của người Hán
giành cho người Mãn, có thể được thể hiện một cách thầm lặng, chính vì điều đó
trong tương lai dù ít hay nhiều cũng sẽ chú ý được quá trình xã hội hóa của một cá
nhân – đặc biệt là người thân hay thân chủ của mình vì điều đó quyết định cách
chúng ta thấu hiểu một người, có thể có cảm xúc phù hợp cũng như cách đối đãi
đúng đắn mà không làm cho đối phương trải qua cảm giác khó chịu.

Khi còn thực tập tại Viện IAPE được tạo cơ hội để đi hỗ trợ ở phòng tham
vấn học đường tại một Trường Trung cấp nghề, một môi trường học tập nhiều học
sinh – sinh viên cá biệt, nhiều nạn bạo lực học đường xảy ra, nhiều học sinh – sinh
viên đơn phương nghỉ học do môi trường học tập không ổn định, kết quả khảo sát
DASS 21 tại trường cho thấy 84 học sinh – sinh viên có vấn đề về tâm lý, một ngày
tham vấn liên tục từ 8h30 sáng đến 16h chiều không nghỉ trưa gồm 4 – 6 bạn,
nhưng trong nữa số đó có nguyên nhân xuất phát từ bạo lực học đường và một số
nguyên nhân khác như áp lực học tập, hầu hết các học sinh – sinh viên đều có nhiều
nan đề, một môi trường làm việc gần như nhạy cảm và lo sợ về chính cảm xúc và
hành vi của mình. Vào buổi đầu tiên trực phòng tham vấn, một số thân chủ sẽ có xu
hướng đi tham vấn theo trường hợp bị cưỡng ép bởi nhà trường đều sẽ có biểu hiện
chống đối nhất định: trong phòng tham vấn khi có người ngoài chuyên viên tham
vấn sẽ có xu hướng không bộc lộ vấn đề bản thân, không chủ động xuống phòng
tham vấn hoặc xin phép dừng tham vấn, họ đều có những đặc điểm xuất phát từ
những nan đề khó giải quyết như trầm cảm hay trường hợp nặng nhất là bị cắm chốt
tại một thời điểm nào đó trong quá khứ, nhưng cũng sẽ có một số bạn biểu hiện cho
thấy phòng tham vấn là nơi mà các bạn ấy muốn được đi xuống nhiều, vì là nơi
mang lại cảm giác an tâm, nơi có thể được hiểu và được nói. Trong quá trình đi học
tập, chính bản thân mình được học cũng như chính bản thân được dạy học, chính
bản thân các bạn học sinh – sinh viên đó được thương mà cũng chính bản thân các
14
bạn ấy cũng được biểu hiện thương một ai đó lại, cho nên bài học đúc kết cho một
bản thân tương lai hãy tiếp tục cố gắng phấn đấu, trong quá trình học tập sẽ học
được nhiều điều mới, thực hiện tốt vai trò cũng như trao đi nhiều cái “thương”.

15
KẾT LUẬN
Xã hội hóa trong cộng đồng dân tộc được định nghĩa là quá trình tương tác
của một cá nhân với xã hội kéo dài cả cuộc đời mà thông qua quá trình tương tác đó
để học tập những giá trị, quan niệm, chuẩn mực, kinh nghiệm, bài học để có thể
phát triển bản thân cũng như thực hiện tốt vai trò của mình trong tương lai, để học
tập những điều đó có thể thông qua hai phương pháp: giáo dục và bản năng học tập
(bắt chước, lây lan) dựa trên những phương pháp học tập có thể biểu hiện đặc điểm
ở một số giai đoạn nhất định trong cuộc đời để học tập và thực hiện chức năng của
mình trong giai đoạn đó. Quá trình xã hội hóa trong cộng đồng dân tộc được chia
làm ba giai đoạn trong đời người: sơ cấp, thứ cấp và người lớn. Ở giai đoạn sơ cấp
và thứ cấp cá nhân vẫn đang trong quá trình tiếp thu những tri thức một cách thụ
động, hình thành nhân cách cơ bản, mong muốn hình ảnh cái “Tôi”, xây dựng cái
“Tôi”, nếu ở giai đoạn sơ cấp sẽ ảnh hưởng chủ yếu là gia đình, trong giai đoạn này
chủ yếu là học tập về các hoạt động sinh sống hàng ngày và các chuẩn mực, phép
tắc, nếu ở giai đoạn thứ cấp, lúc này cá nhân ảnh hưởng chủ yếu ở trường lớp và
bạn bè, lúc này có thể nảy sinh ra mâu thuẫn trong chính cái “Tôi” của mình, cái
“Tôi” được xây dựng khi còn bé dựa hoàn toàn những mong muốn bản năng và cái
“Tôi” sau khi tiếp xúc các nguồn tri thức, và môi trường xã hội khác với gia đình,
nhưng đồng thời đây là lúc tiếp thu nhiều tri thức nhất và định hình nhân cách dần
ổn định. Ở giai đoạn người lớn, đây cũng chính là lúc mà các cá nhân bắt đầu học
tập các nguồn kiến thức một cách chủ động và thực hiện vai trò của mình, chịu ảnh
hưởng khá nhiều về điều đó và hôn nhân, sự nghiệp, là lúc hoàn thiện cái “Tôi” của
bản thân thông qua đóng góp và hòa nhập xã hội. Trong quá trình xã hội hóa trong
cộng đồng dân tộc không bắt buộc những gì ta học đều mang tính tích cực hoàn
toàn hay tiêu cực hoàn toàn, chính vì điều ta cần có sự chắt lọc các nguồn tri thức
mà được tiếp cận như tư tưởng Nho giáo khi xâm nhập vào Việt Nam, cũng trong
quá trình xã hội hóa ta ít nhiều sẽ gặp khó khăn cũng như những thuận lợi sẽ tác
động đến quá trình ta hòa nhập xã hội, bị cản trở, chèn ép trong công ty, bị bạo lực
học đường nhưng đôi lúc cố gắng sẽ có thành quả và bị bạo lực học đường thì có
chuyên viên tâm lý bên cạnh để dạy bạn cách trở nên mạnh mẽ hơn, “Vô tình đánh
rơi chiếc gối lên mái tôn nhà bên có chăng trở thành tổ nhỏ của một chú mèo”.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đỗ Long (2004), Giáo trình Tâm lý học dân tộc, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia Hà Nội

[2]. Trương Thị Khánh Hà (2020), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội

[3]. Lê Thu Hằng (2008), Sự đồng hóa dân tộc và chủng tộc ở Mỹ, Số 4 Châu Mỹ
ngày nay

[4]. Kênh 14 (17/06/2019), “Chuyện về ba người phụ nữ giúp NASA lần đầu chinh
phục không gian thành công nhưng lại bị chính quyền Mỹ lãng quên”,
https://kenh14.vn/chuyen-ve-3-nguoi-phu-nu-giup-nasa-lan-dau-chinh-phuc-khong-
gian-thanh-cong-nhung-lai-bi-chinh-nuoc-my-lang-quen-20190617001759171.chn

[5]. Phạm Thị Phương Thanh (07/08/2023), “Xã hội hóa là gì? Khái niệm về cơ chế
xã hội hóa? Vai trò của xã hội hóa?”, https://luatminhkhue.vn/xa-hoi-hoa-la-gi-
khai-niem-ve-co-che-xa-hoi-hoa-vai-tro-cua-xa-hoi-hoa.aspx#1-xa-hoi-hoa-la-gi-

[6]. Đoàn Thị Hồng Điệp (12/11/2010), “Kinh tế, xã hội, văn hóa thời kỳ Bắc
Thuộc”, https://diepdoan.violet.vn/entry/kinh-te-xa-hoi-van-hoa-thoi-ky-bac-thuoc-
4330364.html

[7]. Ashton Jasper (21/11/2023), “Quá trình xã hội hóa, Tổng quan, các giai đoạn
và tiếp cận khóa học cuộc đời”, https://study.com/academy/lesson/socialization-
through-the-life-course.html

17

You might also like