You are on page 1of 5

Nhóm 3 – Đề 6: “Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh nghiệm,

rốt cuộc đề bắt nguồn từ nó” (G.Lốccơ)


Dẫn dắt chủ đề: Tui định nhờ bạn làm PP cho 1 tấm ảnh mây đen sắp mưa ngay
đầu tiên, sau đó mình sẽ hỏi nhìn vào ảnh trên các bạn có suy đoán gì về thời tiết.
Sau đó tự 1 bạn nhóm mình (hoặc nhờ 1 bạn nào đó) trả lời rằng ta đoán trời sắp
mưa. Sau đó nói như này (Thấy hơi dài vậy chứ cũng nhanh lắm, do nhóm mình
không làm minigame nên tui định như thế này)
 Các bạn có thể nào nhận biết được vị “mặn” của muối chỉ qua việc đọc trên
sách vở hoặc nghe người khác nói về nó mà không cần nếm thử không? Hoặc làm
thế nào bạn có thể giải thích và mô tả hương vị của một quả dứa cho một người
chưa bao giờ nếm nó? Tất cả là dựa vào kinh nghiệm.
Kinh nghiệm không chỉ đơn thuần là trải nghiệm, mà kinh nghiệm còn là tri thức.
John Locke đã từng nói: “Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh
nghiệm, rốt cuộc đề bắt nguồn từ nó”.
Câu nói này liên quan gì đến những ví dụ mình vừa đưa ra? Ý nghĩa của nó là gì?
Chúng ta hãy cũng tìm hiểu sâu hơn về câu nói này dưới góc nhìn của triết học
nhé.
Đầu tiên, chúng ta hãy lướt qua đôi nét về chủ nhân của câu nói – John Locke
nào.
1. Giới thiệu tác giả
G.Lốccơ, hay còn gọi là John Locke (1632 –
1704) sinh ở Wrington - một làng nhỏ ở Somerset,
vào ngày 29 tháng 8 năm 1632. Ông sinh trưởng
trong gia đình Thanh giáo, là con trai của một chủ
đất nhỏ hành nghề luật sư tại nông thôn.
John Locke là một bác sĩ, nhà triết học, nhà hoạt
động chính trị người Anh. Ông là nhà triết học
theo trường phái chủ nghĩa kinh nghiệm Anh
trong lĩnh vực nhận thức luận. Ông cũng phát triển
lý thuyết về khế ước xã hội, vai trò của nó tới
chức năng và nguồn gốc nhà nước. Qua các tác
phẩm của mình, ông luôn đấu tranh chống lại chủ
nghĩa chuyên chế và đóng góp lớn đối với chủ
nghĩa tự do cả về mặt cá nhân và thể chế. Chính những khái niệm về quyền của tự
nhiên, khế ước xã hội và nhiều đóng góp khác đã khiến ông trở thành một nhà tư
tưởng lớn của phong trào Khai sáng và ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc Cách mạng
Mỹ và bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, hiến pháp của cuộc
cách mạng Pháp và qua đó các hiến pháp của phần lớn các nước theo chủ nghĩa tự
do.
Bên cạnh đó, ông được coi là “đứa con của cuộc cách mạng 1688” tại Anh (cuộc
cách mạng thể hiện sự điều chỉnh hợp lý giữa quá khứ và hiện tại trong đời sống
chính trị và phương thức tổ chức quyền lực). Từ Lốccơ đến phong trào Khai sáng
thế kỷ XVIII tại Pháp, vấn đề quyền con người và quyền công dân ngày càng được
cụ thể hóa, mang dấu ấn đậm nét của sự chuyển biến lịch sử, báo trước kỷ nguyên
giải phóng con người và sự thăng hoa của tự do trên thế giới trần tục, hiện thực,
bằng phương tiện hiện thực.
(Sau nếu nhóm mình chèn được cái vid giới thiệu về ông này vào bài thì mình
không cần thuyết trình đoạn này, chỉ nói 2 câu đầu về ổng rồi mở vid thôi. Còn nếu
không chèn được thì dùng đoạn này.)
2. Nội dung câu nói: “Tất cả tri thức của chúng ta đều căn cứ trên kinh
nghiệm, rốt cuộc đề bắt nguồn từ nó” (G.Lốccơ)
Trước khi giải thích nội dung câu nói, chúng ta hãy tìm hiểu thế nào là tri thức và
thế nào là kinh nghiệm trước nhé.
Tri thức bao gồm những kiến thức, thông tin, sự hiểu biết, kỹ năng có được nhờ
trải nghiệm, thông qua giáo dục hay tự học hỏi. Kinh nghiệm, là sự thông thạo về
một sự kiện hoặc một chủ đề nào đó, có được nhờ sự tham gia hay sự tiếp xúc trực
tiếp.
Qua hai khái niệm trên thì ta cũng đã có hiểu biết cơ bản về câu nói của tác giả và
nếu muốn làm rõ hơn thì chúng ta hãy cùng nhau tiến vào phần nội dung của nó.
Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của kinh nghiệm. Kinh nghiệm và tri thức được
kết nối bởi một sợi dây vô hình không thể tách rời. Bởi tri thức là kiến thức đã
được qua nhiều lần kiểm chứng và chứng minh nó là điều đúng đắn, mà để đạt
được như vậy thì phải trải qua một quá trình lâu dài quan sát và thực hành, tích lũy
nhiều kinh nghiệm thực tế. Theo đó, các khía cạnh của tri thức khoa học có quan
hệ chặt chẽ với trải nghiệm, đặc biệt được tạo ra qua các sắp đặt thử nghiệm có chủ
ý. Một yêu cầu căn bản của phương pháp khoa học là tất cả các giả thuyết và lý
thuyết đều phải được kiểm nghiệm bằng các quan sát về thế giới tự nhiên thay vì
chỉ dựa trên lập luận tiên nghiệm, trực giác hay mặc khải. Do đó, về bản chất, khoa
học được xem là theo lối kinh nghiệm một cách có phương pháp.
Theo quan điểm này, chúng ta chỉ nhận được tri thức qua trải nghiệm với thế giới
từ việc đi ra ngoài và có những trải nghiệm giác quan về mọi thứ như thế nào, sau
đó làm thế nào để chúng ta biết rõ mọi thứ. Vấn đề chỉ là đi ra ngoài và có những
trải nghiệm phù hợp nếu bạn không có kinh nghiệm về mọi thứ, bạn sẽ không biết
nó hoạt động như thế nào. Vì vậy, bức tranh về tâm trí mà Lốccơ có được, chính
ông ta gọi là một phiến đá trống hay một tờ giấy trắng, một cái gì đó giống như bạn
được sinh ra chỉ với một sự trống rỗng hoàn toàn.
3. Dùng triết học Mác – Lênin giải thích câu nói
Từ thuở sơ khai thì con người, sự vật hiện tượng con người đã tồn tại ngay đầu tiên
rồi mới đến hàng loạt các nhận thức cụ thể sau đó: Nhận thức thế giới là một nhu
cầu tự nhiên, khách quan của con người. Về mặt lịch sử, tư duy huyền thoại và tín
ngưỡng nguyên thủy là loại hình triết lý đầu tiên mà con người dùng để giải thích
thế giới bí ẩn xung quanh. Người nguyên thủy kết nối những hiểu biết rời rạc, mơ
hồ, phi lôgích... của mình trong các quan niệm đầy xúc cảm và hoang tưởng thành
những huyền thoại để giải thích mọi hiện tượng. Đỉnh cao của tư duy huyền thoại
và tín ngưỡng nguyên thủy là kho tàng những câu chuyện thần thoại và 9 những
tôn giáo sơ khai như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Saman giáo. Thời kỳ triết học ra
đời cũng là thời kỳ suy giảm và thu hẹp phạm vi của các loại hình tư duy huyền
thoại và tôn giáo nguyên thủy.
Trong quá trình sống và cải biến thế giới, con người từng bước có kinh nghiệm và
có tri thức về thế giới. Ban đầu là những tri thức cụ thể, riêng lẻ, cảm tính, sau đó
cùng với sự tiến bộ của sản xuất và đời sống, nhận thức của con người dần dần đạt
đến trình độ cao hơn trong việc giải thích thế giới một cách hệ thống, lôgích và
nhân quả...
Do nhu cầu của sự tồn tại, con người không thỏa mãn với các tri thức riêng lẻ, cục
bộ về thế giới, càng không thỏa mãn với cách giải thích của các tín điều và giáo lý
tôn giáo. Tư duy triết học bắt đầu từ các triết lý, từ sự khôn ngoan, từ tình yêu sự
thông thái dần hình thành các hệ thống những tri thức chung nhất về thế giới. Triết
học chỉ xuất hiện khi kho tàng tri thức của loài người đã hình thành được một vốn
hiểu biết nhất định và trên cơ sở đó, tư duy con người cũng đã đạt đến trình độ có
khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ.
Mọi tri thức của chúng ta đều dựa trên kinh nghiệm, và suy cho cùng đề đều xuất
phát từ nó. Sự quan sát của chúng ta hướng tới các sự vật bên ngoài hoặc là hướng
vào hoạt động của chính linh hồn… Đó là nguồn gốc chính mà từ đó xuất phát mọi
ý niệm. Coi kinh nghiệm là nguồn gốc duy nhất của mọi tri thức, nhà duy vật Anh
hiểu kinh nghiệm không chỉ là khả năng nhận thức cảm tính (tức kinh nghiệm bên
ngoài), mà cả bản thân lý tính (được coi là kinh nghiệm bên trong). Việc coi bản
thân lý tính cũng chỉ là một dạng kinh nghiệm cho thấy Lốccơ hoàn toàn đứng trên
lập trường duy cảm, với luận điểm nổi tiếng “không có cái gì trong lý tính, mà
trước đó lại không có trong cảm tính”.
Trong cuốn Luận về hiểu biết của con người (An Essay Concerning Human
Understanding) năm 1689, đã đề xuất một quan điểm mới mẻ và có tầm ảnh hưởng
rất lớn, trong đó nói rằng tri thức duy nhất mà con người có thể có là tri thức hậu
nghiệm, nghĩa là dựa trên các trải nghiệm. Người ta ghi nhận Locke với khẳng
định của ông rằng tâm thức con người là một tabula rasa, một "cái bảng trống
trơn", trong lời của Locke là "trang giấy trắng," mà viết trên đó là các trải nghiệm
rút ra từ các ấn tượng giác quan khi cuộc đời của một con người tiến triển. Có hai
nguồn cho các ý niệm của chúng ta: cảm giác và suy tưởng. Trong cả hai trường
hợp, ông phân biệt giữa các ý niệm đơn và các ý niệm phức. Các ý niệm đơn
không thể phân tích được, và được phân ra thành các tính chất sơ cấp và thứ cấp.
Các ý niệm phức là kết hợp của các ý niệm đơn giản hơn và được chia thành các
chất, các dạng thức và các quan hệ. Theo Locke, tri thức của ta về sự vật là một tri
giác về các ý niệm hợp nhau hay không hợp nhau.
4. Vận dụng trong đời sống thực tiễn
Chủ nghĩa kinh nghiệm thể hiện rõ nét trong giáo dục. Con người không phải từ
khi vừa sinh ra đã biết hết mọi điều mà cần phải có sự truyền đạt kinh nghiệm của
những thế hệ đi trước.
Hầu hết các phương pháp y khoa được tạo ra dựa trên sự thử nghiệm nhiều lần.
Các loại thuốc, vaccine cũng được tạo ra sau nhiều lần thí nghiệm, gọi là quy trình
thử nghiệm lâm sàng. Từ đó mới thấy được công dụng cũng như các phản ứng
không mong muốn để có thể kịp thời khắc phục và cải thiện, giúp ta đạt được
thành phẩm.
Khi tuyển dụng, người ta cũng áp dụng chủ nghĩa kinh nghiệm. Trong đó, đề cao
kinh nghiệm thực tế trong công việc của ứng viên, xem đó là một trong những điều
kiện quan trọng làm tiêu chí tuyển dụng.
Bất cứ khi nào bạn lên xe, bạn tin tưởng rằng chiếc xe đó sẽ hoạt động an toàn và
đưa bạn đến đích. Bởi bạn cũng biết nó đã qua một quá trình nghiên cứu, đúc kết
từ những kinh nghiệm để có thể hoàn thiện một cách tốt nhất
Như Lý Tiểu Long đã nói “Tôi không sợ người luyện tập 10.000 cú đá chỉ một lần
mà chỉ sợ người thực hành 1 cú đá 10.000 lần”
Bởi, nếu ai đó đã luyện tập chỉ 1 cú đá đến tận cả mười nghìn lần thì người đó đã
có quá nhiều kinh nghiệm trong việc ra đòn và dự đoán được những chiêu thức của
đối thủ. Những người như thế khó lòng mà đánh bại được. Còn những người chỉ
biết đến một cách sơ sài mà không thật sự tập luyện nhiều lần để lấy được kinh
nghiệm thì cũng chỉ vô ích mà thôi.
Theo Collin Powell - Ngoại trưởng thứ 65 của Hoa Kỳ “Không có bí mật nào tạo
nên thành công. Đó chỉ là kết quả của sự chuẩn bị, làm việc hết sức mình và rút
kinh nghiệm từ thất bại”
Bill Gates cũng từng nói: “Những khách hàng không hài lòng sẽ là bài học tuyệt
vời cho bạn.”
Qua những ví dụ cụ thể trên cho thấy kinh nghiệm là một trong những bí quyết
quan trọng nhất của sự thành công. Và sự không hài lòng của khách hàng cũng là
cái để ta nhìn thấy và rút được kinh nghiệm cho bản thân. Sự rút kinh nghiệm sau
những thất bại sẽ giúp cho con người ta hiểu sâu hơn về vấn đề mà mình đang gặp
phải, từ đó khắc phục những vấn đề ấy và đạt đến sự thành công.

You might also like