You are on page 1of 2

1. Vấn đề cơ bản của Triết học?

- Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại.
Ph. Ăngghen viết: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan
hệ giữa tư duy với tồn tại”.
- Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn:
+ Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? Nói cách
khác, khi tìm ra nguyên nhân cuối cùng của hiện tượng, sự vật, hay sự vận động đang cần phải giải thích, thì
nguyên nhân vật chất hay nguyên nhân tinh thần đóng vai trò là cái quyết định.
+ Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không? Nói cách khác, khi khám phá sự vật và
hiện tượng, con người có dám tin rằng mình sẽ nhận thức được sự vật và hiện tượng hay không.
- Cách trả lời hai câu hỏi trên quy định lập trường của nhà triết học và của trường phái triết học, xác định việc hình
thành các trường phái lớn của triết học.

2. Chủ nghĩa duy vật (CNDV), Chủ nghĩa duy tâm (CNDT)? Lấy những ví dụ, câu nói thể hiện quan điểm
duy vật hoặc quan điểm duy tâm?
- Chủ nghĩa duy vật: cho rằng bản chất thế giới là vật chất, vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất
có trước và quyết định ý thức. Có 3 hình thức cơ bản:
+ Chủ nghĩa duy vật chất phác
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng ( cao nhất )
Vd: Theo quan niệm của Heraclitus cho rằng, vũ trụ không do ai sáng tạo ra, luôn luôn là lửa, sống động, vĩnh cửu,
bùng cháy theo những quy luật của mình: “Thế giới này chỉ là một đối với mọi cái. Không do một thần thánh hay
một người nào đó sáng tạo ra nó, nhưng nó mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh cửu, như là độ đo của những
cái đang rực cháy, và mức độ của những cái đang lụi tàn”. Ngọn lửa của Heraclitus thể hiện tính cơ động và tính
tích cực của tồn tại, đồng thời cũng thể hiện bản chất ổn định và trật tự bất biến của thế giới, bản chất mang tính vật
chất
- Chủ nghĩa duy tâm: cho rằng bản chất thế giới là ý thức, ý thức là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai, ý thức
quyết định vật chất. Có 2 hình thức cơ bản:
+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn
do tính tích cực của chủ thể không quy định.
+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan: coi cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới
là những nguyên lý "khách quan", tồn tại độc lập với con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn
vận động và biến đổi được gọi là "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới"...
Vd: Theo quan niệm của Jonathan Edwards, Ông cho rằng vật chất tồn tại chỉ với vai trò một ý niệm trong một tâm
thức. Do lối tư duy thần học, ông khẳng định rằng không gian là Chúa trời, do không gian vô tận. Sau khi trưởng
thành, ông đã không tiếp tục hoàn thiện những ghi chép duy tâm sơ khai này.
Vd: Với câu ca dao Việt Nam: “Sống chết có mệnh, giàu sang do trời.” thể hiện quan điểm duy tâm vì sống chết có
mệnh, giàu sang do trời cho rằng người tính không bằng trời tính, sống chết có mệnh, giàu sang do trời và thể hiện
thế giới quan duy tâm, ý thức là cái có trước và là cái sản sinh ra giới tự nhiên.

3. Biện chứng? Siêu hình? Lấy một ví dụ nào đó trong cuộc sống để thể hiện quan điểm biện chứng hoặc siêu
hình. Từ đó, chúng ta có thể rút ra kết luận trong cuộc sống chúng ta nên theo quan điểm biện chứng hay
siêu hình? Vì sao?
- Nghĩa xuất phát của từ “biện chứng” là nghệ thuật tranh luận để tìm chân lý bằng cách phát hiện mâu thuẫn trong
cách lập luận
(Socrates dùng).
- Nghĩa ban đầu của từ “siêu hình” là dùng để chỉ triết học, với tư cách là khoa học siêu cảm tính, phi thực nghiệm
(Aristotle dùng).
- Trong triết học mácxít chúng được dùng để chỉ phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình.
Vd: Theo phương pháp luận biện chứng: Con người tiến hoá từ loài vượn là có cơ sở khoa học và đã được chứng
mình bởi nhiều thế hệ nhà khoa học khác nhau trên thế giới.
Theo phương pháp luận siêu hình: Con người là do chúa trời tạo ra
- Theo em, trong cuộc sống mỗi người sẽ có những quan niệm, tư tưởng khác nhau nên sẽ tùy thuộc vào đó mà
sống theo những quan điểm khác nhau.
+ Kết luận: Sự khác biệt căn bản giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng là ở chỗ, phương pháp
siêu hình nhìn nhận sự vật bằng một tư duy cứng nhắc, máy móc; còn phương pháp biện chứng nhìn nhận, xem xét
sự vật với một tư duy mềm dẻo, linh hoạt. Phương pháp biện chứng không chỉ nhìn thấy những sự vật cụ thể mà
còn thấy mối quan hệ qua lại giữa chúng; không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, sự diệt
vong của chúng; không chỉ thấy trạng thái tĩnh mà còn thấy cả trạng thái động của sự vật; không chỉ “thấy cây mà
còn thấy cả rừng”. Đối với phương pháp siêu hình thì, sự vật hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại; hoặc là thế này, hoặc
là thế khác; “hoặc là… hoặc là…”, chứ không thể vừa là thế này vừa là thế khác; “vừa là… vừa là…”. Đối với
phương pháp biện chứng thì, một sự vật vừa là thế này vừa là thế kia, “vừa là… vừa là…”. Phương pháp biện
chứng phản ánh hiện thực khách quan đúng như nó đang tồn tại. Vì vậy, phương pháp biện chứng trở thành công cụ
hữu hiệu giúp con người trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới.

4. Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Các Mác, Angghen, Lenin. Từ đó trả lời các câu hỏi:
- Chủ nghĩa Mác do ai sáng lập? Vì sao không có tên Angghen trong chủ nghĩa Mác?
+ Chủ nghĩa Marx–Lenin hay chủ nghĩa
Marx–Engels–Lenin là thuật ngữ chính trị để chỉ học thuyết do Karl Marx và Friedrich Engels sáng lập và
được Vladimir Ilyich Lenin phát triển kế thừa, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô từ giữa thập niên 1920.
+ Người Phương Tây rất chú trọng đến người đầu tiên đưa ra những tư tưởng mới, đó là
Mác, còn Ăngghen chỉ là người phát triển thêm. Cuối TK 19, đầu TK 20, do CNTB Phương Tây đã thay đổi quá
nhiều thời Mac chưa nhận ra được. Hiện thực mới phải có người phản ánh mới và CN Lênin ra đời. Chính Ăngghen
cũng bày tỏ "Phần đóng góp của tôi không kể có thể ngoại trừ một vài lĩnh vực chuyên môn thì không có tôi Mac
vẫn có thể làm được. Nhưng điều mà Mac đã làm thì tôi không thể làm được. Mac đứng cao hơn, nhìn xa hơn, rộng
hơn và nhanh hơn tất cả chúng tôi. Mac là một thiên tài còn chúng tôi may mắn lắm cũng chỉ là những tài năng thôi.
Nếu không có Mac thì lý luận thật khó mà được như ngày nay. Vì vậy lý luận đó mang tên Mac là chính đáng"
- Vì sao gọi là chủ nghĩa Mác – Lenin? Chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh?
+ Sau khi C.Mác và Ph.Ăngghen qua đời, V.I.Lênin là người bảo vệ, bổ sung, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác. Chủ nghĩa Lênin hình thành và phát triển trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, xét lại và giáo
điều, là sự tiếp tục và là giai đoạn mới trong lịch sử chủ nghĩa Mác để giải quyết những vấn đề cách mạng vô sản
trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+  Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống quan điểm và học thuyết khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản,
giải phóng nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột, tiến tới thực hiện sự nghiệp giải phóng con người; học
thuyết này được sáng lập bởi C. Mác, Ph. Ăngghen và được V.I. Lênin vận dụng và phát triển trong thực tiễn. Chủ
nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận lý luận cơ bản, đó là: Triết học Mác – Lênin, Kinh tế chính trị học
Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Chủ nghĩa Mác – Lênin được cấu thành từ ba bộ phận cơ bản, có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau, mà
thống nhất thành một hệ thống.
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm và tư tưởng của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng của
Người được Đảng Cộng sản Việt Nam tổng kết, hệ thống hóa. Hệ thống tư tưởng này bao gồm những quan điểm về
những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ
nghĩa; vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác-Leenin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

You might also like